Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.97 KB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một tháng kiến tập tại phòng Nội vụ Ủy Ban Nhân Dân huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái với sự giúp đỡ của các bác, các cô chú trong phòng Nội vụ
cùng sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản trị nhân lực
Trường đại học Nội vụ Hà nội, em đã hoàn thành báo cáo kiến tập một cách
tốt đẹp.
Ba năm học tập tại Trường đại học Nội vụ Hà Nội, em đã được thầy cô
giáo truyền đạt những kiến thức lý luận cơ bản nhưng chưa có điều kiện được
tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Nhân đợt kiến tập này, em được
phòng Nội vụ huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái tiếp nhận về kiến tập, em đã có cơ
hội áp dụng những lý luận học tại trường vào thực tiễn.
Trong thời gian kiến tập, em đã quan sát và học hỏi được nhiều điều về
kỹ năng nghiệp vụ, tác phong, thái độ ứng xử nơi làm việc, trách nhiệm bản
thân cũng như sự tự tin với nghề nghiệp mình đã chọn.
Qua bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các
bác, các cô chú công tác trong phòng Nội vụ huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái,
cùng với các thầy cô khoa Quản Trị Nhân lực Trường đại học Nội vụ Hà Nội
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành được kì kiến tập này.
Do trình độ kiến thức còn hạn hẹp nên em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến từ phía thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài....................................................................................................................1
2.Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................................2
3.Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................................2


5.Ý nghĩa của báo cáo:...............................................................................................................2
6.Bố cục của báo cáo.................................................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC YÊN VÀ UỶ BAN NHÂN
DÂN HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI..................................................4
1.1 Đặc điểm tình hình chung của huyện Lục Yên.....................................................................4
1.2 Khái quát chung về ủy ban nhân dân huyện Lục Yên và Phòng Nội vụ huyện Lục Yên .......6
1.2.1. Khái quát chung về Ủy Ban Nhân Dân huyện Lục Yên......................................................6
1.2.2. Khái quát chung về phòng Nội Vụ huyện Lục Yên............................................................8

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI............14
2.1 Cơ sở lý luận về đào tạo bồi dưỡng công chức.................................................................14
2.1.1 Một số khái niệm............................................................................................................14
2.1.2 Mục tiêu, đối tượng và nội dung của công tác đào tạo bồi dưỡng công chức................14
2.2 Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại UBND huyện Lục Yên....................15
2.2.1 Sự cần thiết của công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại UBND huyện Lục Yên tỉnh
Yên Bái.....................................................................................................................................15
2.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của UBND huyện Lục Yên Tỉnh Yên Bái .................................16
2.2.3 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại UBND huyện Lục Yên
Tỉnh Yên Bái.............................................................................................................................18


2.2.3.1Chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức taị UBND huyện Lục Yên giai đoạn 2010 –
2015.........................................................................................................................................19
2.2.3.2Nhận xét thực trạng công tác ĐTBD công chức tại UBND huyện Lục Yên giai đoạn 2010
– 2015......................................................................................................................................24

Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI UBND
HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI...........................................................30
3.1.1Các yêu cầu đối với công chức ở UBND huyện Lục Yên..................................................30
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng công chức...............................30
3.2.1 Khảo sát lại đội ngũ công chức hiện có...........................................................................30
3.2.2 Bố trí sử dụng hợp lí đội ngũ công chức.........................................................................31
3.2.3.1Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng công chức là người dân tộc thiểu số............31
3.2.4 Đào tạo bồi dưỡng phải gắn với sử dụng. Lập kế hoạch ĐTBD quy mô, bài bản, khoa
học...........................................................................................................................................31
3.2.5.1Thực hiện chính sách tiền lương, xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ công chức.....32
3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đào tạo bồi dưỡng công
chức.........................................................................................................................................32
3.3 Khuyến nghị.......................................................................................................................32

KẾT LUẬN....................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................34


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ

Chữ cái viết tắt/ ký hiệu

Hội đồng nhân dân

HĐND

Ủy ban nhân dân

UBND


Đào tạo bồi dưỡng

ĐTBD


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi đất nước chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa, thì một vấn đề cấp bách đặt ra là phải đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ công chức cho phù hợp, đảm bảo đủ trình độ, năng lực phẩm chất.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng công
chức trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta đã chủ trương: “ Đẩy mạnh,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội dung sát hợp, chú
trọng đội ngũ cán bộ xã, phường...Có chương trình kế hoạch đào tạo, đào tạo
lại và bồi dương thường xuyên công chức nhà nước.”
Đào tạo bồi dưỡng công chức đóng góp vai trò quan trọng trong việc
nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức. Đảng ta coi
việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là việc làm thường xuyên, cần được
ưu tiên trong sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2000 –
2010 đề ra mục tiêu: đến năm 2010 đội ngũ công chức có số lượng cơ cấu hợp
lý, chuyên nghiệp hiện đại, có đủ phẩm chất, năng lực thi hành công vụ, tận
tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”. Trên những
thành tựu đã đạt được trong công cuộc Cải cách hành chính Nhà nước giai
đoạn 2001 – 2010, Đảng và Nhà nước xác định lấy đó lấy đó làm tiền đề tiếp
tục nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng công chức từ nay đến năm 2020 phải đảm
bảo trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ phù hợp với chuẩn
chức danh và ngành bậc công tác.

Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức của cả nước nói chung và của
huyện Lục Yên nói riêng trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã
đạt được còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu,
điều chỉnh về đối tượng, nội dung, chế độ chính sách, cơ cấu đào tạo,từ đó đề

1


xuất giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả. Bài báo cáo: “ Công tác đào tạo
bồi dưỡng công chức tại Ủy Ban Nhân Dân huyện Lục Yên Tỉnh Yên Bái” đã
phần nào đáp ứng được yêu câu trên.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại UBND huyện Lục Yên Tỉnh Yên Bái.
Nghiên cứu đi sâu công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại UBND
huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.
4. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát các chuyên viên thực hiện nhiệm vụ, quan sát môi
trường làm việc và cách thức làm việc thực tế.
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tìm kiếm tài liệu, phân tích, tổng hợp và đánh giá số liệu về đào tạo bồi
dưỡng công chức, về tuyển dụng công chức về số lượng công chức.
• Phương pháp thu thập thông tin:
Bài báo cáo có sử dụng một số tài liệu liên quan tới công tác đào tạo
bồi dưỡng công chức thu thập từ sách báo, intetnet, bài nghiên cứu cá nhân...
Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, của nhân viên nơi thực tập kết
hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung vaf nâng cao
5. Ý nghĩa của báo cáo:

Ý nghĩa lý luận:
Nội dung của bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót nhưng nghiên cứu đã
phần nào đóng góp thêm tài liệu cho công tác đào tạo bồi dưỡng công chức.
Ý nghĩa thực tiễn:
Trong bài nghiên cứu đã cung cấp thêm một số giải pháp và khuyến
nghị nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, có thể áp dụng
vào thực tiễn.
6. Bố cục của báo cáo

2


Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo có kết cấu gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC YÊN VÀ UỶ BAN
NHÂN DÂN HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI UBND
HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC YÊN VÀ UỶ BAN NHÂN
DÂN HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
1.1 Đặc điểm tình hình chung của huyện Lục Yên
Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Yên Bái,
đông giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), phía Tây giáp huyện Văn Yên,

phía nam giáp Hồ Thác Bà huyện Yên Bình, phía Bắc huyện Bắc Quang(Hà
Giang).Huyện lị là thị trấn Yên Thế nằm cách thành phố Yên Bái 93km và Hà
Nội 270km, có quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội-Việt Trì-Yên Bái-Phú Thọ.
Huyện có số dân trên 10 vạn người thuộc 18 dân tộc anh em sinh sống
trên địa bàn 24 xã và thị trấn, là 1 trong những vựa lúa của tỉnh Yên Bái.
Cùng dòng chảy lịch sử dân tộc, Lục Yên là một trong những điểm
sáng về lòng yêu nước của nhân dân miền núi, chính tinh thần yêu nước đã
tích tụ, đến khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã bùng lên
thành bão lửa bất diệt thiêu cháy ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân và phong
kiến, hun đúc lên truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, đoàn
kết các dân tộc, cần cù, sáng tạo trong lao động và truyền thống văn hoá giàu
giá trị thẩm mỹ và nhân văn.
Địa hình của huyện bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính, chạy dọc theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra các thung lũng bồn địa bằng phẳng là nơi
dân cư tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời. Phía hữu ngạn sông Chảy
là dãy núi Con Voi có độ cao trung bình 300 – 400m, đỉnh cao nhất 1,148m,
sườn thoải, độ dốc trung bình 40 0 chia cắt địa bàn thành những thung lũng
nhỏ và các khe suối. Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất
1.035m, có độ dốc lớn, đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 70 0 trở lên,
hầu hết vùng núi đá có rừng tự nhiên, độ che phủ rừng hiện tại là 42,6%.

4


Với diện tích là 808,98 km2. Huyện Lục Yên nằm trong vùng tiểu khí
hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 5 đến
tháng 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình từ
22 đến cao nhất từ 38-40°C, thấp nhất từ 2 đến 5°C, độ ẩm trung bình từ 68
đến 72 %. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500-2.200 mm, số ngày mưa

trong năm khoảng 130 ngày.
Dân số toàn huyện

103.587người(2010),mật độ dân số là

128người/km2. Nhìn chung trình độ lao động trong huyện còn thấp, lực lượng
lao động phân bố không đều do sự phát triển của các ngành kinh tế, chủ yếu
lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 90% còn lại 10% lao động thuộc
ngành nghề khác.
Lục Yên nổi tiếng với quần thể di tích khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại,
danh thắng hồ Thác Bà, vùng đất ngọc Lục Yên, hang Hùm, động Thủy Tiên,
Xuân Long, bình nguyên xanh Khai Trung, hang Chùa São…du khách khi
đến Lục yên còn được thưởng thức những đặc sản như cam sành, quýt sen,
hồng không hạt. Ngoài ra,một số tài nguyên nổi bật của huyện là: Tài nguyên
đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản... Nguồn tiềm năng thiên nhiên
ban tặng đã tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục
Yên.)
Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện đã chú trọng nâng cao
chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đẩy mạnh “học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (Khóa XI). Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán
bộ, công chức, viên chức từ huyện đến xã, thị trấn và các trường học… Hoạt
động của Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở có nhiều tiến
bộ, nhiều phong trào thi đua đã thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia
như phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua lao

5


động sản xuất kinh doanh giỏi trong các cấp hội nông dân, phong trào công

nhân giỏi, sáng kiến, sáng tạo của công đoàn.
Hiện nay, Huyện đang là một trong những thị trấn phát triển nhất tỉnh
Yên Bái. Là một trong những vùng thu hút được sự đầu tư của giới doanh
nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.
1.2 Khái quát chung về ủy ban nhân dân huyện Lục Yên và Phòng
Nội vụ huyện Lục Yên
1.2.1. Khái quát chung về Ủy Ban Nhân Dân huyện Lục Yên
• Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức UBND huyện
Lục Yên
- Vị trí chức năng:
- UBND huyện Lục Yên do HĐND huyện Lục Yên bầu ra, là cơ
quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước địa phương chịu
trách nhiệm trước HĐND huyện và cơ quan quản lí cấp trên. UBND chịu
trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương,
biện pháp kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện các chính
sách khác trên địa bàn.
- Nhiệm vụ, quyền hạn.
Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì UBND có
nhiệm
vụ và quyền hạn trên các lĩnh vực kinh tế, đất đai, công nghiệp, xây
dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế, văn hóa
thông tin, thể dục thế thao, khoa học cộng nghệ tài nguyên môi trường, an
ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, thực hiện các chính sách dân tộc tôn
giáo, xây dựng chính quyền và quản lí địa giới hành chính.

6


- Cơ cấu tổ chức và nhân sự UBND huyện Lục Yên.

Tổ chức bộ máy UBND huyện Lục Yên gồm:
- 01 Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của
UBND.
- 02 Phó chủ tịch UBND là người giúp chủ tịch được chủ tịch phân
công phụ trách, thực hiện những công việc nhất định và chịu trách nhiệm
trước chủ tịch UBND về phần việc được giao.
- 04 thành viên UBND được chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách
những ngành chuyên môn nhất định.
- 13 phòng ban chức năng:
+ Văn phòng HĐND – UBND
+ Phòng Nội vụ
+ Phòng tài chính kế hoạch
+ Phòng kinh tế - hạ tầng
+ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Phòng tài nguyên môi trường
+ Phòng dân tộc
+ Phòng giáo dục và đào tạo
+ Phòng văn hóa thông tin
+ Phòng y tế
+ Thanh tra huyện
+ Phòng tư pháp.
+ Phòng lao động thương binh và xã hội
- Và các đơn vị sự nghiệp khác.

7


Bộ máy UBND huyện được tổ chức theo sơ đồ sau:
UBND HUYỆN
(Chủ tịch)


PHÓ CHỦ TỊCH

Phòng
y tế;
Phòng
giáo
dục &
đào
tạo…

Phòng
Lao
động
thươn
g binh
và Xã
hội

PHÓ CHỦ TỊCH

Văn
phòng

Phòng
Nội vụ

Phòng
Thanh
tra;

Phòng
tư pháp

Phòng
kinh
tế hạ
tầng

Phòng
tài
chính
kế
hoạch

Phòng
Nông
nghiệp
và phát
triển
nông
thôn

1.2.2. Khái quát chung về phòng Nội Vụ huyện Lục Yên
Địa chỉ: Thị trấn Yên Thế - huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0293 848 654
Email:
- Căn cứ quyết định số 67/QĐ-UBND về việc quy định vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của phòng Nội vụ
huyện Lục Yên.
• Vị trí và chức năng

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) là cơ quan
tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

8


các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;
cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội,
tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua khen
thưởng.
. Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp
huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Nội vụ.
• Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên
địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

9


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG NỘI VỤ:

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ PHÒNG

Văn thư lưu
trữ; Tôn giáo

Cải cách
HCNN; XD
chính quyền

PHÓ PHÒNG

Thi đua khen
thưởng; Tổ
chức
BM,QLCB...

Hội và Tổ
chức phi
chính phủ

QLNN về
thanh niên

Địa giới
hành
chính

Cơ cấu tổ chức phòng nội vụ gồm:

+ Lãnh đạo phòng:
Phòng Nội vụ có 01 trưởng phòng và 02 phó phòng;
+ Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND huyện, chủ tịch
UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và bao quát
chung, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Phó trưởng phòng là người được trưởng phòng ủy nhiệm điều hành
các hoạt động của phòng khi trưởng phòng vắng mặt. Và là người giúp trưởng
phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng
và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Đối với việc điều động luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách đối
với trưởng phòng và phó phòng do Chủ tịch UBND quyết định theo quy định
của pháp luật và phân cấp tổ chức cán bộ của huyện.
• Các mặt hoạt động:

10


+ Công tác tổ chức bộ máy và quản lý CC các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện và khối hành chính sự nghiệp;
+ Công tác văn thư lưu trữ;
+ Công tác tôn giáo;
+ Công tác thi đua khen thưởng;
+ Công tác củng cố và xây dựng chính quyền;
+ Công tác cải cách hành chính nhà nước;
+ Công tác địa giới hành chính;
+ Công tác Hội và Tổ chức phi chính phủ;
+ Công tác quản lí nhà nước về thanh niên.
Mỗi công chức chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực được giao, đảm
bảo không chồng chéo, phù hợp với chuyên môn nhất định.

• Cơ cấu tổ chức biên chế
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất và đặc
điểm cụ thế về quản lí ngành lĩnh vực; Phòng Nội vụ huyện được UBND tỉnh,
Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái giao chỉ tiêu biên chế hàng năm.
- Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lí cán bộ công chức, viên chức của
phòng thực hiện theo quy định và phân cấp của tỉnh, sự điều hành của UBND
huyện.
- Tổng biên chế được giao: 09; Biên chế có mặt: 07 trong đó: Lãnh đạo
phòng 03 (gồm 01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng). Công chức
chuyên môn: 04.
Các mối quan hệ trong giải quyết công việc:
• Các mối quan hệ bên trong Phòng Nội vụ
- Trong nội bộ cơ quan:
+ Giữa trưởng phòng với nhân viên: quan hệ cấp trên-cấp dưới đảm bảo
tuân thủ mệnh lệnh, hoàn thành tốt công việc được giao; cấp trên lắng nghe ý
kiến phản hồi của cấp dưới.

11


+ Giữa nhân viên với nhân viên: quan hệ đồng nghiệp hòa thuận, tương
tác giúp đỡ lẫn nhau trong giải quyết công việc.
- Các mối quan hệ bên ngoài
Trưởng phòng, phó phòng là người làm việc trực tiếp với UBND xã, thị
trấn, các cơ quan ban ngành đoàn thể của huyện. Quản lí chỉ đạo các mặt công
tác chuyên môn của cơ quan, định kì tháng, quý ,năm.
Đối với các công việc có tính chất phức tạp vượt qua khả năng và trách
nhiệm của phòng hoặc có liên quan đến nhiều ngành lĩnh vực thì chủ động
báo cáo đề xuất xin chỉ đạo của cấp trên để mời các phòng, cơ quan chức
năng phối hợp thực hiện.

• Giữa phòng Nội vụ với sở Nội vụ:
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của sở Nội vụ nhằm thống nhất việc chỉ đạo, quản lí tốt các hoạt
động đã được pháp luật quy định. Cũng như cung cấp thông tin, báo cáo công
tác theo yêu cầu của Sở Nội vụ; đề xuất kiến nghị với Sở về những vấn đề
thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.
• Giữa phòng Nội vụ với UBND huyện.
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND, Chủ tịch UBND
huyện; có trách nhiệm chấp hành và triển khai, tổ chức thực hiện các quyết
định, chỉ thị và chỉ đạo của UBND huyện Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
với UBND huyện về các lĩnh vực hoạt động của phòng theo quy chế làm việc
của phòng Nội vụ huyện. Đồng thời là cơ quan tham mưu cho UBND huyện
quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực trên địa bàn.
• Giữa phòng Nội vụ với UBND xã, thị trấn.
Phòng Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ,
giúp UBND các xã, thị trấn thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của
nhà nước.Và trực tiếp hỉ đạo về chuyên môn đối với cán bộ quản lí ngành ở

12


địa phương.
• Giữa phòng Nội vụ với cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thế trong
huyện.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong
huyện, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chương trình kế hoạch của huyện đề ra
và giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền phòng.

13



Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI
2.1 Cơ sở lý luận về đào tạo bồi dưỡng công chức.
2.1.1 Một số khái niệm
- Theo điều 4 Luật cán bộ công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008,
Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào nghạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vịu sự nghiệp công lập của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; Đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng quy định:
+ Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức,
kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.
+ Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm việc.
- Đào tạo bồi dưỡng công chức là một quá trình nhằm trang bị cho đội
ngũ công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt
nhất nhiệm vụ được giao.
2.1.2 Mục tiêu, đối tượng và nội dung của công tác đào tạo bồi
dưỡng công chức.
 Mục tiêu của công tác đào tạo bồi dưỡng công chức: là nhằm xây
dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm

14



chất, đạo đức và kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công việc, cụ thể:
- ĐTBD nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chức danh công chức đã
được quy định
- ĐTBD giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn
- ĐTBD nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu
cầu trong tương lai của tổ chức.
 Đối tượng của công tác đào tạo bồi dưỡng công chức: là những
người hiện đang làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước mà đa phần ở đây
là các công chức. Hoạt động đào tạo bồi dưỡng thường được tiến hành tại các
trường lớp, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng và được xác nhận bằng văn bằng,
chứng chỉ.
 Nội dung của công tác đào tạo bồi dưỡng công chức:
- ĐTBD về lý luận chính trị
- ĐTBD về chuyên môn nghiệp vụ
- ĐTBD về kiến thức hội nhập
2.2 Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại UBND
huyện Lục Yên.
2.2.1 Sự cần thiết của công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại
UBND huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái
Trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, toàn bộ đội
ngũ công chức trong bộ máy hành chính tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ
cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. Quán triệt chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước, theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày
15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch ĐTBD công chức
giai đoạn 2006 – 2010; cùng với thực trạng đội ngũ công chức vẫn còn tồn tại
một số hạn chế, huyện Lục Yên luôn xác định ĐTBD là yếu tố cơ bản cần
thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, luôn gắn công tác ĐTBD với
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội,và từng bước khắc
phục những tồn tại về chất lượng đội ngũ công chức.

Trong những năm qua UBND huyện Lục Yên đã đạt được nhiều thành

15


tựu kinh tế xã hội, hệ thống chính trị quốc phòng an ninh được củng cố, đời
sống vật chất của người dân được cải thiện. Đạt được kết quả trên là do nhiều
nguyên nhân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ công chức giỏi.
Thực tế cho thấy UBND huyện Lục Yên cũng đã quan tâm đến việc
ĐTBD công chức tuy nhiên, việc tổ chức ĐTBD còn tồn tại nhiều hạn chế,
chưa phù hợp với yêu cầu chức năng công việc. Vì vậy, công tác ĐTBD công
chức là rất cần thiết đối với UBND huyện Lục Yên cung như các cơ quan
quản lý nhà nước khác.
2.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của UBND huyện Lục Yên Tỉnh
Yên Bái
 Về số lượng:
Số lượng công chức tại UBND huyện có tổng số biên chế là 85 người,
hợp đồng lao động theo nghị định 68 của Chính phủ là 6. Ngoài ra biên chế
các đơn vị sự nghiệp tổng số là 1725 người.
• Bảng tổng hợp số lượng công chức
( tính đến ngày 30/6/2012)
STT

TÊN CƠ QUAN

SỐ LƯỢNG
CÔNG CHỨC
85

I


QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

1

Văn phòng HĐND-UBND

15

2

Phòng lao động thương binh xã hội

7

3

Phòng nội vụ

8

4

Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn

8

5

Phòng tài nguyên môi trường


5

6

Phòng tài chính kế hoạch

12

7

Phòng tư pháp

2

8

Phòng thanh tra

4

16


9

Phòng giáo dục đào tạo

9


10

Phòng văn hóa thông tin

5

11

Phòng y tế

1

12

Phòng kinh tế hạ tầng

6

13

Phòng dân tộc

3

II

Hợp đồng theo nghị định 68/CP

6


• CC của huyện được nhìn nhận qua các mặt như:
Tuổi
Dưới 30
Từ 30 – 50
Từ 50 – 60
Tổng

Số lượng
18
53
14
85

Tỷ lệ (%)
21
62,4
16,5
100

Giới tính
Nam
Nữ

Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ

50
35
58,8

41,2
Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng công chức tại UBND huyện vẫn

chưa có sự cân đối và chuyển tiếp liên tục qua các thế hệ. Có 53 số công chức
có độ tuổi từ 30 – 50, tuy nhiên chỉ có 18 số công chức có độ tuổi dưới 30,
như vậy vẫn chưa có sự chuyển tiếp giữa công chức cao tuổi và lớp trẻ.
Về cơ cấu giới tính: Số công chức là nam chiếm 58,8%, số công chức
là nữ chiếm 41,25. Nhìn chung cơ cấu giới tính công chức tại UBND huyện
tương đối đồng đều.
 Về chất lượng
- Về trình độ đào tạo chuyên môn:
Trình độ
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Còn lại
Tổng

Số lượng
01
67
10
06
01
85

17

Tỷ lệ (%)

1,18
78,79
11,8
7,05
1,18
100


- Về trình độ lý luận chính trị:
Cao cấp: 09
Cử nhân: 03
Trung cấp: 23
- Về trình độ tin học:
Đại học: 0
Cao đẳng: 03
Chứng chỉ: 41
- Về trình độ ngoại ngữ:
Anh văn:
Đại học: 0
Cao đẳng: 0
Chứng chỉ: 06
Ngoại ngữ khác:
Chứng chỉ: 01
• Công chức là người dân tộc ít người
Huyện Lục Yên có 16 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó số
lượng công chức của UBND huyện là người dân tộc kinh 52 người chiếm
61,2%. Là người dân tộc ít người: 33 người chiếm 38,8%.
 Đánh giá về chất lượng
Nhìn chung đội ngũ công chức có bằng cấp,trình độ chuyên môn từ
cao đẳng trở lên, nhưng tỉ lệ công chức tốt nghiệp trung cấp vẫn tồn tại mà

trình độ trên đại học lại hạn chế.Vì vậy, đối với một huyện miền núi như Lục
yên việc đáp ứng nhu cầu về công việc đối với người dân, tổ chức vẫn chưa
thực sự tốt, vấn đề năng lực, khả năng, trình độ chuyên môn của đội ngũ công
chức là điều rất cần thiết. Để đáp ứng ngày một tốt hơn nền hành chính đòi
hỏi phải nâng cao hơn nữa trình độ cả về mọi mặt như chuyên môn, chính trị,
ngoại ngữ, tin học cũng như năng lực của công chức. Các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng của huyện, tỉnh góp phần củng cố thêm trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho các công chức này.
2.2.3 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại

18


UBND huyện Lục Yên Tỉnh Yên Bái
2.2.3.1 Chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức taị UBND
huyện Lục Yên giai đoạn 2010 – 2015
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm Phòng Nội vụ
huyện Lục Yên đã tham mưu cho UBND huyện rà soát toàn bộ số lượng,
chất lượng như: về trình độ đào tạo, văn bằng chứng chỉ về chuyên môn,
quản lý nhà nước, lý luận chính trị hành chính. Đồng thời, xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt
để thực hiện hoặc tham mưu cho UBND huyện cử công chức đi đào tạo bồi
dưỡng theo kế hoạch của UBND tỉnh Yên Bái. Kết quả đạt được trong
những năm vừa qua như sau:

19


 Công tác đào tạo từ 2010-2015
TT


1

Trung cấp -

Cao

Đại học

Đại học

đẳng –

– Thạc

Đại học

sỹ

10

02

Đào tạo
Cấp huyện

2

Cấp xã


08

Ghi chú

60

Riêng năm 2010, Phòng Nội vụ đã phối hợp với cơ sở đào tạo tổ
chức mở 01 lớp trung cấp nông lâm với số lượng 46 học viên.
 Bồi dưỡng
Phòng Nội vụ huyện Lục Yên đã rà soát toàn bộ số lượng, chất lượng
công chức như: về trình độ đào tạo, văn bằng chứng chỉ về chuyên môn,
quản lý nhà nước, lý luận chính trị hành chính.
Trên cơ sở đó, Phòng Nội vụ huyện đã tham mưu cho Thường trực
UBND huyện lập danh sách cử công chức đi bồi dưỡng 2010-2015, cụ thể
như sau:
Năm 2010:
- Mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 130 trưởng thôn
bản, tổ trưởng tổ dân phố;
- Nâng cao năng lực công chức cấp xã cho 02 lớp = 220 học viên
Năm 2011:
- Phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện mở 01 lớp tin học bồi
dưỡng kiến thức cho công chứ xã, thị trấn;
- Mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 180 trưởng thôn
bản, tổ trưởng tổ dân phố; 03 lớp bồi dưỡng hoạt động kỹ năng năm 2011 với

20


270 học viên tham gia.
Năm 2012:

- Tham mưu cho Thường trực UBND huyện quyết định cử công chức
tham gia học lớp bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên tại tỉnh;
- Lập danh sách và gửi đi bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình
chuyên viên và chuyên viên chính cho 5 công chức
- Tham mưu cho Thường trực UBND huyện tập huấn cho đại biểu
HĐND xã, thị trấn xong trước tháng 5 năm 2012; mở hội nghị tập huấn công
tác văn thư lưu trữ cho công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các phòng
ban, các xã, thị trấn và tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục
hành chính năm 2012;
Năm 2013:
Tham mưu cho Thường trực UBND huyện quyết định cử 23 công chức
kế toán - tài chính xã đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do Sở Nội vụ tỉnh
Yên Bái tổ chức; Phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy rà soát nhu cầu học
tiếng mông làm cơ sở để thi chuyên viên chính. Tham mưu cho UBND huyện
ban hành công văn rà soát nhu cầu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
ngạch chuyên viên năm 2013. Tham mưu cho Thường trực UBND huyện xây
dựng kế hoạch mở lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên tại huyện và xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2014 theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
tỉnh Yên Bái. Phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện chuẩn bị các
điều kiện cần thiết để tổ chức mở lớp quản lý nhà nước, kỹ năng hoạt động
cho 100 học viên là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Tham mưu cho UBND huyện phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái và
Trường bồi dưỡng công chức Bộ Nội vụ tổ chức lớp bồi dưỡng cho các học
viên.
Năm 2014:

21



×