Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hướng dẫn thi môn vấn đề quản lý hành chính nhà nước trung cấp chính trị Nga Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.83 KB, 13 trang )

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Yêu cầu: Nắm vững các ý sau:
Ý 1. Trình bày đầy đủ, chính xác nội dung, khái niệm quản lý hành chính nhà
nước:
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các
cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy
trì trật tự an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.
Ý 2. Giải thích rõ lý do quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc
a. Nhân dân lao động tham gia quản lý hành chính nhà nước. Vì:
+ Vì Nhà nước ta do nhân dân lao động tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng để
thực hiện quyền lực của nhân dân đến các quá trình xã hội.
+ Vì nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, có vai trò to lớn cho nên trong
quản lý hành chính nhà nước phải “không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt
của nhân dân lao động. (Điều 3, Hiến pháp 1992)
b. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
+ Vì Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa. (Điều 4, Hiến pháp 1992)
+ Vì Nhà nước đòi hỏi các tổ chức, cán bộ, công chức và hoạt động quản lý hành
chính nhà nước phải trên cơ sở luật để thi hành pháp luật. Không chủ quan, tuỳ tiện.
=> Không tuân thủ nguyên tắc pháp chế sẽ không tạo ra một trật tự xã hội kỷ
cương.
Ý 3. Trình bày khái quát nội dung của từng nguyên tắc.
a. Nội dung nguyên tắc nhân dân lao động tham gia quản lý hành chính nhà nước.
+ Nhân dân tham gia hoạt động của bộ máy nhà nước, sử dụng bộ máy Nhà nước
làm công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân; Điều 6, Hiến Pháp 1992.
1


Khẳng định “Nhân dân lao động sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội và


Hội Đồng Nhân Dân, là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, do nhân dân lao động bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
+ Nhân dân tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội để “tham gia xây dựng
và củng cố chính quyền nhân dân, giám sát hoạt động của các quan nhà nước, đại biểu
dân cử và cán bộ, công chức nhà nước. (Điều 9. Hiến Pháp 1992)
+ Nhân dân lao động tham gia các hoạt động tự quản ở cơ sở (NĐ 29/CP về dân
chủ)
+ Nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần
trực tiếp xây dựng đất nước: bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền và nghĩa
vụ lao động, xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
b. Nội dung nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
+ Trong công việc xây dựng pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước có thể
đơn phương ban hành những văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền được
trao, nhưng không được trái với Hiến Pháp và luật.
+ Trong thực hiện pháp luật phải triệt để tuân thủ cả về nội dung và hình thức của
luật hay các văn bản quy phạm pháp luật khác.
+ Trong tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước phải quy
định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan và công chức nhà
nước.
+ Mọi hành vi vi phạm trong quản lý hành chính nhà nước phải được phát hiện và
xử lý nghiêm minh.
Lưu ý: Học viên có thể lồng ghép giữa giải thích kết hợp với trình bày nội dung
của mỗi nguyên tắc.

2


Bài tập:
Tự thuật được một vấn đề cụ thể (hoặc một vụ việc cụ thể) phát sinh trong hoạt
động quản lý ở địa phương hoặc cơ quan đơn vị công tác.

Ý 1:
1. Chọn đúng hình thức văn bản của vấn đề nảy sinh cần đề nghị đảm bảo đúng
thể thức theo quy định của pháp luật.
2. Trình bày được bố cục của văn bản tờ trình (hoặc công văn đề nghị) gồm:
a. Đặt vấn đề
- Nêu lý do, mục đích của việc đề nghị xem xét giải quyết vấn đề thực tế nảy
sinh.
b. Giải quyết vấn đề
- Nêu thực trạng tình hình dẫn đến việc đề nghị giải quyết.
- Nội dung cụ thể của việc đề nghị (về thời gian, cách giải quyết đề nghị)
- Lợi ích khi được xem xét giải quyết.
c. Phần kết thúc
- Thể hiện sự mong mỏi được quan tâm, xem xét, đề nghị.
- Lời cam kết, khẳng định mối quan hệ.
- Lời cảm ơn.

3


ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
QLHC NHÀ NƯỚC
Yêu cầu: Nắm vững các ý sau:
Ý 1. Yêu cầu học viên chỉ ra được bốn điểm khác biệt của quản lý hành chính nhà
nước so với các dạng quản lý khác tồn tại trong xã hội
Có 4 điểm khác biệt sau:
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước gồm các cơ
quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Đối tượng quản lý của nhà nước là các tổ chức và hoạt động của dân cư sống và
làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế,

văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp
của nhân dân
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ
quản lý chủ yếu để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Ý 2. Làm rõ nội dung các phương pháp cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
gồm:
a. Phương pháp tuyên truyền giáo dục thuyết phục
- Là phương pháp tác động vào tư tưởng và tinh thần đối với con người để giác
ngộ ý thức pháp luật
- Có ý thức đúng để không vi phạm pháp luật, sống có trách nhiệm, có kỉ luật
- Giáo dục pháp luật không phải là hô hào khẩu hiệu động viên lòng nhiệt tình
chung chung mà là những công việc cụ thể có kế hoạch thực hiện rõ ràng
- Giáo dục pháp luật không chỉ với đối tượng bị quản lý mà cả với chủ thể quản
lý, nội dung giáo dục phải sâu sắc, gắn chặt với sản xuất, công tác và quản lý với
phương pháp và hình thức linh hoạt, phù hợp với đối tượng
b. Phương pháp tổ chức là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỉ luật, kỉ
cương vì vậy phải có qui chế, qui trình, nội qui hoạt động của cơ quan, bộ phận cá
4


nhân và cương quyết thực hiện nghiêm túc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra, làm tốt
thì thưởng, không tốt thì phạt
c. Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động vào lợi ích và thông qua lợi ích
làm cho đối tượng quản lý phải suy nghĩ đến lợi ích mà tự giác thực hiện bổn phận và
trách nhiệm.
Phương pháp này bao gồm:
- Các qui phạm thưởng, phạt về vật chất, kinh tế
- Các ưu tiên, ưu đãi trong đầu tư
- Điều kiện miễn, giảm và thuế suất qua các đạo luât, các chính sách thuế
- Thời hạn vay, trả lãi trong tín dụng….

- Phải kết hợp đúng đắn giữa 3 lợi ích
d. Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra các mệnh lệnh
hành chính đơn phương bắt buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh chỉ thị
của cấp trên đối với cấp dưới
- Phương pháp hành chính được thực hiện qua các nội dung:
+ Qui định những qui tắc xử sự chung trong quản lý hành chính
+ Qui định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho
các cơ quan đó
+ Thoả thuận đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân
+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới
Ý 3. Chỉ ra được những hạn chế của chính quyền địa phương nơi công tác trong
việc thực hiện: “phương pháp tổ chức”
- Chính quyền địa phương ít quan tâm đến xây dựng qui chế, qui định, nội qui
hoạt động của cơ quan, UBND-HĐND và các bộ phận trong UBND-HĐND
- Chưa nghiêm túc trong kiểm tra, xử lý kết quả sau kiểm tra
- Thưởng phạt không nghiêm túc, công bằng và dân chủ
- Tình trạng tuỳ tiện, cả nể diễn ra khá phổ biến do đặc thù họ hàng, dòng tộc,
huyết thống, làng xóm…
5


VẤN ĐỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Yêu cầu: Nắm vững các ý sau:
Ý1: Giải thích rõ lý do cải cách hành chính nhà nước ở nước ta giai đoạn hiện nay
là một tất yếu khách quan gồm các ý sau đây:
a. Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi phải cải cách nền hành chính nhà nước
trong đó có đổi mới hành chính nhà nước, cụ thể là:
- Nhân dân đòi hỏi phải có một nền hành chính yên ổn, dân chủ, không phiền hà
sách nhiễu
- Cơ chế quản lý thay đổi đòi hỏi nền hành chính phải đổi mới phù hợp

- Việc mở rộng quan hệ quốc tế liên quan đến đối ngoại phải phù hợp với tập quán
quốc tế, đồng thời phải giữ vững độc lập, tự do an ninh quốc gia
- Yêu cầu đổi mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải có một nền hành chính
mạnh
b. Thực trạng quản lý nhà nước hiện nay
- Bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, kém hiệu quả
- Tệ quan liêu tham nhũng chưa hạn chế
- Hoạt động quản lý còn kém, hiệu lực, hiệu quả, kỉ cương, trật tự quản lý chưa
nghiêm
- Đội ngũ cán bộ công chức hành chính chưa đủ năng lực, trình độ, đáp ứng công
cuộc đổi mới
Ý2: Yêu cầu trình bày khái quát được những nội dung cơ bản của quản lý hành
chính nhà nước, gồm:
a. Cải cách thể chế của nền hành chính:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản luật, văn bản dưới luật, phù hợp với hướng phát
triển mới
- Cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng tốt yêu cầu chính đáng của dân, các đơn vị
kinh tế, chống phiền hà và thắt chặt kỉ cương

6


- Cải cách qui trình quản lý nhà nước đảm bảo thông suốt giữa các cơ quan nhà
nước với nhau và với dân
- Tăng cường giải quyết khiếu nại tố cáo của dân, đảm bảo quyền được thông tin,
giám sát và góp ý của dân
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN
b. Chấn chỉnh hoạt động của bộ máy và qui chế hoạt động của hệ thống hành
chính nhà nước
- Từng bước điều chỉnh, tinh giảm cơ cấu tổ chức chính phủ trên cơ sở chấn chỉnh

tổ chức và quản lý các doanh nghiệp nhà nước; tăng cường chức năng quản lý nhà
nước của các bộ, nghành
- Cải cách, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương
theo hướng: đề cao trách nhiệm và kỉ luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
các cấp trong việc chấp hành luật pháp và các quyết định của Chính phủ, của Thủ
tướng chính phủ và các Bộ trưởng, của cơ quan hành chính cấp trên
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính
- Xây dựng và hoàn thiện chế độ công vụ, qui chế công chức, cải cách thủ tục
hành chính, nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án hành chính
+ Ban hành qui chế áp dụng chế độ tuyển dụng qua thi tuyển đối với công chức
hành chính
+ Kiên quyết sa thải công chức thái hoá biến chất. Xem xét những công chức
không đủ năng lực thực hiện công vụ để đào tạo và đào tạo lại
+ Từng bước hiện đại hoá công sở
- Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ công chức
+ Xác lập nhu cầu đào tạo, đào tạo lại và đào tạo mới bổ sung vào biên chế hằng
năm, từng bước đổi mới đội ngũ công chức
+ Đổi mới và từng bước hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng thiết thực
hiện đại
+ Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy
7


+ Sắp xếp hợp lý hệ thống các cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ công chức
- Đấu tranh kiên quyết và bền bỉ chống tham nhũng, lãng phí của công
+ Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chế độ công vụ và qui chế công chức,
chế độ quản lý vốn và tài sản công. Có biện pháp ngăn chặn từ gốc tệ lãng phí tham
nhũng
+ Tăng cường kỉ luật và thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm trong việc thi hành
công vụ

+ Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cơ quan bảo vệ pháp
luật, báo chí và dư luận xã hội vào cuộc đấu tranh chống vi phạm đạo đức công vụ,
thiếu tinh thần trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí

8


Bài Tập:
Ý 1: Tự thuật được một vấn đề cụ thể (hoặc một vụ việc cụ thể) phát sinh trong
hoạt động quản lý ở địa phương hoặc cơ quan đơn vị công tác.
Ý 2:
1. Chọn đúng hình thức văn bản của vấn đề nảy sinh cần đề nghị đảm bảo đúng
thể thức theo quy định của pháp luật.
2. Trình bày được bố cục của văn bản tờ trình (hoặc công văn đề nghị) gồm:
a. Đặt vấn đề
- Nêu lý do, mục đích của việc đề nghị xem xét giải quyết vấn đề thực tế nảy
sinh.
b. Giải quyết vấn đề
- Nêu thực trạng tình hình dẫn đến việc đề nghị giải quyết.
- Nội dung cụ thể của việc đề nghị (về thời gian, cách giải quyết đề nghị)
- Lợi ích khi được xem xét giải quyết.
c. Phần kết thúc
- Thể hiện sự mong mỏi được quan tâm, xem xét, đề nghị.
- Lời cam kết, khẳng định mối quan hệ.
- Lời cảm ơn.

9


VẤN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ


Yêu cầu: Nắm vững các ý sau:
Các bước trong quy trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định QLNN
Gồm 2 giai đoạn, chia làm 9 bước
Bước 1. Sáng kiến quyết định
- Là bước quan trọng nhất, khó nhất vì thực tiễn đật ra những công việc, những
vấn đề.những quan hệ xã hội cần phải có QĐQL để giải quyết, nhưng QĐQL không
tự nhiên mà có, QĐQL phải qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực
tiễn mới hình thành ý tưởng về một vấn đề gì đấy cần phải đưa vào quản lý
- Phải có thông tin đầy đủ, toàn diện về vấn đề chuẩn bị quyết định, kiểm tra
thông tin, phân tích thông tin khách quan để quyết định khách quan ( Căn cứ pháp lý,
yêu cầu thực tế, môi trường quyết định…)
- Dự đoán , dự báo xu hướng, thời cơ, khả năng quyết định, các phương án lựa
chọn, cách xử lý
Bước 2. Soạn thảo dự thảo
- Thành lập ban, tiểu ban hoặc chỉ định cơ quan, tổ chức, người soạn thảo xây
dựng đề cương đại cương, đề cương chi tiết; nói rõ lý do, mục đích, ý nghĩa và mong
muốn quyết định mang lại
- Mời đối tượng tham gia thảo luận cho ý kiến xây dựng và thống nhất đề cương
Bước 3.Thông qua quyêt định dự thảo để đảm bảo tính pháp lý ( thẩm quyền quản
lý, thẩm quyền chuyên môn), tính khả thi
- Hình thức thông qua:
+ thông qua theo chế độ tập thể lãnh đạo và nguyên tắc quá bán.
+ thông qua theo chế độ một Thủ trưởng.
- yêu cầu thông qua:
+ phải có hồ sơ giải trình; tờ trình, dự thảo, phụ lục, đề án,… làm cơ sở cho xem
xét, thông qua
+ thảo luận dân chủ, chống độc đoán, độc thoại
10



Bước 4. Ra văn bản đúng hình thức, thể thức, khoa học trong trình bày, đảm bảo
lô gics, để đọc để hiểu
Bước 5 Phổ biến, tuyền đạt quyết định xuống đối tượng biết, nhận thức và thực
hiện bằng phương tiện thuận lợi nhất (có thể bí mật nhất)
Bước 6. Tổ chức lực lượng thực hiện
- Baỏ đảm đúng thời gian, mục đích, yêu cầu, đúng tiến độ,quy trình.
Quyết định đúng nhưng thực hiện không tốt, thực hiện sai dẫn tới hậu quả không
lường
- Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của từng quyết định mà tổ chức lực lượng
phù hợp, chọn cach làm điểm hay làm diện; tránh lãng phí hoặc không đảm bảo lực
lượng
- Bước 7. Xử lý thông tin phản hồi(thông tin từ đối tượng thi hành, chấp hành
quyết định), điều chỉnh phù hợp đối tượng, thục tế ( sửa đổi, bổ sung, hay hủy bỏ
quyết định). Chống sợ mất uy tín mà không sửa, bảo thủ
Bước 8. Kiểm tra thực hiện QĐ
Kiểm tra là là một trong những chức năng của quản lý, một quy trình bắt buộc
trong quản lý nhằm đánh giá QĐ, đánh giá việc thực hiện QĐ, xử lý QĐ, xử lý đối
tượng thực hiện QĐ( chấp hành tốt, chưa tốt, chống đối…)
Không kiểm tra, coi như không quản lý; kiểm tra mà không xử lý sẽ làm phức tạp
thêm tình hình
Bước 9. Tổng kết
Đánh giá đúng, sai của QĐ, của các bước trong quy trình, nguyên nhân, giải
pháp, biện pháp tiếp theo, kinh nghiệm hoặc bài học.

11


VẤN ĐỀ QLNN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Ở CƠ
SỞ.

1. Yêu cầu nắm vững nội dung quản lý văn hóa thông tin ở cơ sở với các ý sau(Trang 145, 146,
gióa trình TCLLCT-HC tập 2)
- Thực hiện xã hội hóa phong trào, ba dạng hóa về hình thức và hoạt động, thiết thực về nội
dung, khơi dậy tiềm năng, kích thich phong trào, tạo mọi điều kiện cho ND tham gia?
- Điều tra, đánh giá thực trạng, nắm vững nhu cầu, nguyện vọng ND và điều kiện địa phương, có
biện pháp giải quyết phù hợp?
- Tổ chức hoạt động thông tin với quy mô từ nhỏ đến lớn; xây dựng cơ sở, phong trào từ điểm
đến diện?
- Chủ động liên kết, phối hợp các tổ chức …trên địa bàn để huy động lực lượng và kinh phí?
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và dự trù kinh phí tổ chức thực hiện. Tham mưu
cho cấp ủy, HĐND về công tác văn hóa- thông tin ở cơ sở, trong đó xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở là trung tâm?
- Thực hiện kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế, vận động ND góp quỹ, làm kinh tế
để có kinh phí hoạt động?
- Bám sát các nhiệm vụ của cấp trên và địa phương để nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa,
đầu tư hợp lý, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, thiết chế?
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa?
2. Nắm các biện pháp tăng cường QL các hoạt động văn hóa ở cơ sở:
- Quản lý bằng pháp luật?
- QL bằng chính sách (chính sách Kttrong VH và VH trong KT)?
- QL bằng đầu tư?
- QL bằng tuyên truyền, giáo dục?
- QL bằng kiểm tra, giám sát?
3. Mục đích QL hoạt động VH-TT cơ sở
- Là làm cho hoạt động VH-TT ở cơ sở phát triển đúng hướng, các chương trình công tác được
thực hiện.
- Ngăn chặn các sản phẩm phi văn hóa, độc hại thẩm lậu vào đời sống của dân chúng để chia rẻ
đoàn kêt, xuyên tạc, gieo rắc mê tín, dị đoan

12



VẤN ĐỀ QLNN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VỀ GD-ĐT Ở CƠ SỞ
1. Yêu cầu nắm vững nội dung (Trang 165-166-167, Tập TL TCLLCT-HC)
2. Yêu cầu nắm biện pháp (Trang 168-169-170, TL nt)

13



×