Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh điện năng tại công ty điện lực nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.89 KB, 93 trang )

NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2014A
Hà Nội – 2016


NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ


KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2014A
Hà Nội – 2016


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tổng
hợp tài liệu để phân tích và đề xuất các giải pháp với sự nỗ lực của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực. Các đánh giá, giải
pháp đưa ra (ngoài những phần đã được trích dẫn) đều xuất phát từ thực tiễn và
kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi.
Tôi xin cam đoan nội dung của Luận văn này chưa từng được nộp cho bất kỳ
một chương trình cấp bằng thạc sĩ hay bất kỳ một chương trình đào tạo nào khác./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Phương

Nguyễn Thành Phương

-1–

Lớp: CH 2014AVH



Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu chương trình cao học
quản trị kinh doanh của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và quá trình cơng tác tại
Cơng ty Điện lực Nghệ An, thời gian nghiên cứu đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc
về cách thức, phương pháp và cách tiếp cận các đối tượng nghiên cứu để tổng hợp
số liệu, phân tích và đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho một vấn đề.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Xuân Hồi đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn
chu đáo và nhiệt tình trong quá trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn thạc
sĩ này;
Các Giảng viên, CBCNV Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học
và Thư viện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài và bảo vệ luận văn thạc sĩ;
Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của PCNA, đã giúp đỡ tác
giả thực hiện việc nghiên cứu, thu thập các số liệu để tác giả hoàn thành luận văn
thạc sĩ này;
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót,
tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo,
các bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cám ơn.

Nguyễn Thành Phương

-2–


Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ CÁC BẢNG ............................................................ 6
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 7
2. Mục đích nghiêm cứu .......................................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 9
6. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG ................................................................................ 10
1.1 Tổng quan về sản phẩm và quá trình kinh doanh điện năng .......................... 10
1.1.1 Sản phẩm điện năng .................................................................................. 10
1.1.2 Sản xuất, truyền tải điện năng................................................................... 11
1.1.3 Công tác kinh doanh điện năng ................................................................ 12
1.2 Nội dung công tác quản lý kinh doanh điện năng .......................................... 13
1.2.1 Lập kế hoạch kinh doanh điện năng ......................................................... 13
1.2.2 Quản lý triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh điện năng .................. 16

1.2.3 Quản lý đánh giá thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh .............. 26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý kinh doanh điện năng ............... 31
1.3.1 Yếu tố tự nhiên môi trường khí hậu ......................................................... 31
1.3.2 Yếu tố tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 32
1.3.3 Yếu tố chính sách và pháp luật của Nhà nước.......................................... 32
1.3.4 Yếu tố về kỹ thuật công nghệ ................................................................... 33
1.3.5 Yếu tố về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh ........................ 33
1.3.6 Yếu tố về khách hàng dùng điện............................................................... 34
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu thu thập cho khóa luận ......................... 34
1.4.1 Phương pháp so sánh ............................................................................... 34
1.4.2 Phương pháp phân tích chi tiết ................................................................. 35
1.4.3 Các dữ liệu thu thập phục vụ phân tích .................................................... 36
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH
DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NGHỆ AN ........................ 37
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Điện lực Nghệ An 37
2.1.1 Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc............................................................... 37
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 37
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ Công ty Điện lực Nghệ An ................................ 39
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Nghệ An ............ 40
2.2 Các kết quả chính về hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Nghệ An . 45
2.2.1 Sản lượng điện nhận và thương phẩm ...................................................... 45
2.2.2 Tỷ lệ tổn thất điện năng ............................................................................ 46
Nguyễn Thành Phương

-3–

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ


Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

2.2.3 Giá bán điện bình quân ............................................................................. 46
2.2.4 Doanh thu tiền điện và dư nợ tiền điện..................................................... 47
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh điện năng tại Công ty Điện
lực Nghệ An........................................................................................................... 47
2.3.1 Chỉ tiêu điện thương phẩm ....................................................................... 47
2.3.2 Chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất ................................................................................ 49
2.3.3 Chỉ tiêu giá bán điện bình quân ................................................................ 51
2.3.4 Chi tiêu dư nợ tiền điện ............................................................................ 52
2.4. Phân tích thực trạng các nội dung của công tác quản lý kinh doanh điện năng
tại Công ty Điện lực Nghệ An ............................................................................... 53
2.4.1 Công tác lập kế hoạch kinh doanh điện năng ........................................... 53
2.4.2 Công tác cấp điện, ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện ................. 57
2.4.3 Công tác áp giá bán điện ........................................................................... 61
2.4.4 Công tác ghi chỉ số cơng tơ, quản lý hóa đơn và thu nộp tiền điện .......... 63
2.4.5 Công tác lắp đặt và quản lý hệ thống đo đếm điện năng .......................... 66
2.4.6 Công tác giảm tổn thất điện năng ............................................................. 68
2.4.7 Công tác giao tiếp và dịch vụ khách hàng ................................................ 70
2.4.8 Công tác lập báo cáo kinh doanh điện năng ............................................. 72
2.5 Tổng hợp các kết quả phân tích ....................................................................... 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ KINH DOANH CHO CÔNG TY ĐIỆN LỰC NGHỆ AN ............... 78
3.1 Định hướng phát triển của Công ty Điện lực Nghệ An đến năm 2020 ........... 78
3.2 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý kinh doanh điện năng ............. 79
3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý cấp điện, ký kết và quản lý HĐMBĐ ...... 79
3.2.2 Giải pháp về công tác quản lý đọc, ghi chỉ số cơng tơ; quản lý hóa đơn và
thu nộp tiền điện ................................................................................................ 82
3.2.3 Giải pháp về công tác lắp đặt và quản lý hệ thống đo đếm điện năng ..... 84

3.2.4 Giải pháp về công tác giao tiếp và dịch vụ khách hàng ........................... 86
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

Nguyễn Thành Phương

-4–

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

CBCNV

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ, công nhân viên

CMND

Chứng minh nhân dân

CNTT

Công nghệ thông tin

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

CSPK

Công suất phản kháng

ĐLNA

Điện lực Nghệ An

DV

Dịch vụ

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GBĐBQ

Giá bán điện bình quân

GCS

Ghi chỉ số

GTGT

Giá trị gia tăng


GTKH

Giao tiếp khách hàng

HĐMBĐ

Hợp đồng mua bán điện

HĐTĐ

Hóa đơn tiền điện

HTĐĐ

Hệ thống đo đếm

KH

Kế hoạch

KV

Ki-lô-Vôn

KVA

Ki-lô-vôn-Ampe

MBA


Máy biến áp

NPC

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

QLKD

Quản lý kinh doanh

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TBA

Trạm biến áp

TP, TX

Thành phố, Thị xã

TTĐN

Tổn thất điện năng

TU, TI

Máy biến điện áp, máy biến dòng điện


UNT

Ủy nhiệm thu

XD

Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

Nguyễn Thành Phương

-5–

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ các khâu sản xuất, truyền tải, tiêu thụ điện năng .......................................... 11
Hình 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Nghệ An............................................ 40
Hình 3. Biểu đồ so sánh tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện và kế hoạch từ 2013-2015....... 46
Hình 4. Biểu đồ so sánh HĐMBĐ sinh hoạt và ngoài sinh hoạt ......................................... 59
Hình 5. Sơ đồ hồn thiện tiếp nhận u cầu cấp điện, ký kết hợp đồng mua bán điện ....... 80


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Số liệu điện nhận – Điện thương phẩm Công ty Điện lực Nghệ An từ 2013 – 2015......... 45
Bảng 2. Số liệu tỷ lệ tổn thất điện năng Công ty Điện lực Nghệ An từ 2013 – 2015......... 46
Bảng 3. Số liệu giá bán bình qn Cơng ty Điện lực Nghệ An từ 2013 – 2015 ................. 47
Bảng 4. Số liệu doanh thu và số thu tiền điện Công ty Điện lực Nghệ An từ 2013 – 2015 47
Bảng 5. Số liệu chỉ số tiếp cận điện năng trung bình Cơng ty Điện lực Nghệ An 2013-2015 ...... 48
Bảng 6. Thời gian phục hồi sau sự cố Công ty Điện lực Nghệ An năm 2013-2015 ........... 48
Bảng 7. Số liệu kiểm tra sử dụng điện Công ty Điện lực Nghệ An 2014-2015 .................. 50
Bảng 8. Số liệu điện năng truy thu giảm tổn thất ................................................................ 50
Bảng 9. Số liệu thương phẩm theo thành phần kinh tế Công ty Điện lực Nghệ An năm
2015 ..................................................................................................................................... 52
Bảng 10. Kế hoạch kinh doanh điện năng 2013-2015 ......................................................... 55
Bảng 11. So sánh các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện Công ty Điện lực Nghệ An trong các
năm 2014-2015 .................................................................................................................... 56
Bảng 12. Số liệu thực hiện chỉ tiêu kinh doanh điện năng năm 2015.................................. 57
Bảng 13. Bảng tổng hợp kết quả công tác cấp điện 2013-2015 .......................................... 58
Bảng 14. Thời gian cấp điện trung bình cho khách hàng .................................................... 59
Bảng 15. Giá bán điện bình quân các năm 2013-2015 ........................................................ 61
Bảng 16. Số liệu bán điện theo thành phần kinh tế Công ty Điện lực Nghệ An 2015 ........ 62
Bảng 17. Số lượng công tơ 3 pha 3 giá lắp đặt của Công ty Điện lực Nghệ An 2013-201562
Bảng 18. Bảng tổng hợp thu nộp tiền điện giai đoạn 2013-2015 ........................................ 65
Bảng 19. Số liệu lắp đặt công tơ Công ty Điện lực Nghệ An năm 2013-2015 .................... 67
Nguyễn Thành Phương

-6–

Lớp: CH 2014AVH



Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh
tế quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và khó khăn
thách thức trong lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng, cạnh tranh bình
đẳng với các tập đồn kinh tế trên thế giới sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, điện năng đóng vai trị rất quan
trọng bởi nó cung cấp điện cho các ngàng nghề khác hoạt động sản xuất kinh doanh,
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, ngành điện lực đóng vai trị rất quan trọng nên phải đi trước
một bước mới có thể đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế.
Những năm gần đây, nhu cầu về sử dụng điện năng ngày càng tăng cao. Mặc
dù ngành điện lực đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy phát điện, đường dây truyền
tải điện, trạm biến áp phân phối nhưng có thời điểm vẫn chưa đáp ứng đủ điện trong
giờ cao điểm. Nhu cầu dùng điện, chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng tăng.
Nhà nước đã thực hiện thị trường hóa thị trường điện lực theo Quyết định số
63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 25/12/2013 gồm 3 cấp độ: thị trường phát
điện cạnh tranh (đến hết năm 2014); thị trường bán buôn điện cạnh tranh (20152021); thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau năm 2021).
Đến nay thị trường phát điện cạnh tranh đã đi vào hoạt động chính thức, các
nhà máy phát điện cạnh tranh để được lựa chọn phát điện vào lưới điện quốc gia
theo hướng chất lượng sản phẩm tốt nhất, giá cả phù hợp nhất. Đầu năm 2015 thực
hiện thị trường bán bn điện cạnh tranh và sau đó sẽ thực hiện thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh. Các tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động điện lực theo quy
định của pháp luật đều có quyền tham gia vào thị trường này.


Nguyễn Thành Phương

-7–

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

Việc hình thành và phát triển thị trường điện lực địi hỏi sự chỉ đạo nhất quán
của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị Điện lực, trong đó tập đồn
Điện lực Việt Nam (EVN) đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong q trình này.
Thực tế này địi hỏi Cơng ty Điện lực Nghệ An, là đơn vị có chức năng
nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện; bán buôn, bán lẻ điện trên địa bàn tỉnh Nghệ
An phải có những thay đổi về cơng tác quảnlý kinh doanh điện năng để nâng cao
hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của mình. Việc hồn thiện công tác
quản lý kinh doanh điện năng cần thiết phải có sự nghiên cứu, xây dựng các giải
pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại sự hài
long cho khách hàng sử dụng điện và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, là một CBCNV ngành Điện, với mong
muốn đóng góp cho doanh nghiệp của mình những giải pháp thiết thực, tác giả lựa
chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh
điện năng tại Công ty Điện lực Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ của mình. Luận
văn sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng các hoạt động trong công tác quản lý kinh
doanh điện năng đang được thực hiện tại Công ty Điện lực Nghệ An, từ đó đề ra
một số giải pháp để hồn thiện cơng tác này.
2. Mục đích nghiêm cứu

Mục đích nghiên cứu của để tài là xây dựng các giải pháp hồn thiện cơng
tác quản lý kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Nghệ An nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kinh doanh điện năng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Số liệu thu thập tại Công ty Điện lực Nghệ An.
+ Phạm vi về thời gian: Các năm trong giai đoạn 2013-2015.
+ Phạm vi về các vấn đề nghiên cứu: Công tác quản lý kinh doanh điện năng
ở Công ty Điện lực Nghệ An.

Nguyễn Thành Phương

-8–

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về sản phẩm điện năng, sản xuất điện
năng, truyền tải điện năng và kinh doanh điện năng, quan điểm lý luận về công tác
quản lý kinh doanh điện năng, một sản phẩm hàng hóa có tính chất đặc thù.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh điện năng tại Cơng ty Điện
lực Nghệ An, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý kinh
doanh điện năng áp dụng cho Công ty cũng như các Công ty Điện lực khác cùng
hoạt động kinh doanh điện năng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần hồn thiện lý luận về công tác quản lý kinh
doanh điện năng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, đồng thời xây dựng luận
cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh điện năng.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các biện pháp
được đề xuất khơng những chỉ đóng góp thiết thực cho cơng tác quản lý kinh doanh
điện năng tại Cơng ty Điện lực Nghệ An mà cịn là một tài liệu tham khảo hữu ích
cho các Cơng ty Điện lực khác cùng hoạt động kinh doanh điện năng trong Tập
đoàn Điện lực Việt Nam với xu thế hội nhập hiện nay.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao
gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý kinh doanh điện
năng tại Cơng ty Điện lực Nghệ An.
Chương 2: Phân tích hiện trạng công tác quản lý kinh doanh điện năng tại
Công ty Điện lực Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý kinh doanh
điện năng tại Công ty Điện lực Nghệ An.

Nguyễn Thành Phương

-9–

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG
1.1
Tổng quan về sản phẩm và quá trình kinh doanh điện năng
1.1.1 Sản phẩm điện năng
Điện năng là một sản phẩm cơng nghiệp, nó là kết quả trực tiếp hữu ích của
hoạt động sản xuất công nghiệp được biểu hiện dưới dạng vật chất là một năng
lượng chính vì vậy điện năng có một số đặc trưng sau:
• Sản phẩm điện khơng được chia theo mức độ hồn thành, khơng có sản
phẩm dở dang mà chỉ được biểu hiện dưới một dạng duy nhất đó là thành phẩm.
Sản phẩm điện chỉ coi là hoàn thành khi đã trải qua đủ các quy trình sản xuất.
• Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời, nó địi hỏi có sự
cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng để tỷ lệ tổn thất là nhỏ nhất. Do đó, điện khơng
được lưu trữ ở bất kỳ khâu nào, không thể cất vào kho đệm như các hàng hố thơng
thường khác, khơng thể sử dụng các biện pháp đầu cơ tích trữ để thay đổi giá cả
trên thị trường mà phải căn cứ vào chi phí sản xuất, nhu cầu sử dụng điện để điều
chỉnh giá bán điện cho phù hợp, đảm bảo hết công suất và cân bằng thu, phát.
• Điện năng được phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thông qua hệ
thống dây tải điện, hệ thống các trạm biến áp cao thế, trung thế vầ hạ thế. Vì vậy,
trong q trình truyền tải điện ln ln có lượng điện năng bị hao hụt tự nhiên gọi
là tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có thể
phân làm hai loại là: tổn thất do các yếu tố kỹ thuật và tổn thất do các nguyên nhân
quản lý:
- Tổn thất kỹ thuật là do các yếu tố kỹ thuật gây ra như chất lượng dây dẫn,
chất lượng máy biến áp, cường độ dòng điện, cấp độ điện áp.
- Tổn thất thương mại là do các nguyên nhân quản lý gây ra như việc quản
lý khơng chặt chẽ dẫn tời tình trạng ăn cắp điện.
Nói tóm lại, điện năng là một loại sản phẩm, một loại hàng hoá đặc biệt và
thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân
nên hiện nay nó là sản phẩm độc quyền của nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản

lý và phân phối.

Nguyễn Thành Phương

- 10 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

1.1.2

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

Sản xuất, truyền tải điện năng
Công nghệ sản xuất, truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ được thể hiện ở sơ

đồ minh hoạ như sau:

NM
phát
điện

Đường
dây Cao
thế

TBA
500/

220/
110
KV

Đường
dây
trung

TBA
35/
22/
10
KV

Đường

Hộ

dây hạ

tiêu

thế

thụ

thế

Hình 1. Sơ đồ các khâu sản xuất, truyền tải, tiêu thụ điện năng
Đơn vị cung cấp điện năng là các nhà máy sản xuất ra nguồn điện từ các

dạng nguyên liệu truyền thống hoặc từ năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng
lượng mặt trời. Dòng điện được phát ra từ các nhà máy phát điện truyền tải qua các
hệ thống điện đến phụ tải các hộ tiêu dùng. Nhằm giảm tổn hao khi truyền tải trên
lưới điện, cũng như nhằm đảm bảo chất lượng điện ổn định khi truyền tải đi xa, cần
thiết phải truyền tải với các cấp điện áp cao.
Từ đó điện áp từ Nhà máy điện được nâng lên cấp điện áp 110/220/500KV
truyền tải bằng hệ thống đường dây cao thế 110/220/500KV và tiếp nhận tại các
trạm biến áp 110/220/500KV. Tại các trạm biến áp 110/220/500KV nguồn điện
được được hạ áp xuống mức 6/10/22/35KV thông qua hệ thống đường dây trung
thế cấp điện cho các trạm biến áp 6/10/22/35 kV hạ áp xuống 110/220/380V cấp
điện cho các phụ tải hộ tiêu dùng.
Như ở Việt Nam, điện được sản xuất từ nhà máy phát điện chủ yếu là các
nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện với nguồn nhiên liệu là than đá tự nhiên
khai thác tại các mỏ than trong nước. Từ đó điện được nâng áp lên các cấp điện áp
cao và truyền tải qua hệ thống đường dây cao áp được quản lý vận hành bởi các
Cơng ty Truyền tải điện khu vực, sau đó được hạ xuống các cấp trung áp để cung
Nguyễn Thành Phương

- 11 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

ứng cho các Công ty Điện lực Cấp tỉnh thành quản lý, phân phối, bán điện đến các
hộ tiêu thụ.
Công tác kinh doanh điện năng

Như đã trình bày, điện năng là một dạng hàng hố đặc biệt nên quy trình sản
xuất kinh doanh cũng có những đặc điểm riêng khác biệt. Tính chất kinh doanh
riêng biệt của nghành điện thể hiện trong dây truyền sản xuất: phát, truyền dẫn và
sử dụng xảy ra đồng thời liên tục. Với một lưới điện rộng khắp, ngành điện thực
hiện việc bán điện trực tiếp tới từng khách hàng sử dụng điện năng. Ngành điện
phải hàng ngày, hàng giờ vừa đảm bảo cung ứng điện năng, vừa theo dõi quản lý,
thu tiền từ sản phẩm của mình bán ra. Để phục vụ cho việc theo dõi và hạch toán,
ngành điện tiến hành lắp đặt hệ thống công tơ đo đếm theo các ranh giới được phân
cấp từ nhà máy tới các điện lực đặt tại các quận, huyện và sau đó đến từng khách
hàng sử dụng điện. Cùng với quá trình trên, mỗi cấp quản lý cịn phải tự hạch tốn
đầu vào và đầu ra giữa điện nhận đầu nguồn và điện năng phân phối hay điện năng
thương phẩm. Hiện nay, chu kỳ kinh doanh điện năng diễn ra đều đặn hàng tháng
theo thuộc tính khách hàng tiêu dùng trước, trả tiền sau.
Tính chất liên tục của hoạt động kinh doanh bán điện còn thể hiện ở chỗ các
chu kỳ kinh doanh bán điện phân biệt với nhau một cách tương đối vì việc cung
ứng và sử dụng điện năng không thể gián đoạn được, trong khi việc ghi chỉ số của
chu kỳ sau đã bắt đầu thì việc thu tiền điện của chu kỳ trước vẫn đang tiếp tục, thêm
vào đó chu kỳ của khu vực này có thể tính từ đầu tháng này đến đầu tháng sau thì ở
khu vực khác lại có thể bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng và tương đương kết thúc
vào giữa hay cuối thang sau. Từ đó ta thấy chu kỳ kinh doanh điện năng có tính liên
tục và tính phân đoạn tương đối làm cho quá trình kinh doanh của ngành có những
điểm khác biệt với các ngành khác.
Tính chất cung cầu trong hoạt động kinh doanh của ngành điện cũng mang
một đặc điểm khác biệt so với các ngành khác. Kinh doanh bán điện cần phải có khả
năng đáp ứng nhanh chóng những biến đổi của nhu cầu mọi thời điểm. Nhu cầu về
cung phải bằng cầu ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, để đáp ứng điều này cịn gặp nhiều
khó khăn vì việc cung cấp sản phẩm điện năng không thể linh hoạt trong thời gian
ngắn do những thay đổi về sản lượng cung phụ thuộc vào các nhà máy điện cũng
như trên toàn hệ thống điện. Do đó, kinh doanh bán điện cần dự báo nhu cầu về điện
một cách chính xác để không thiếu hụt cung.

1.1.3

Nguyễn Thành Phương

- 12 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

Điện năng là một sản phẩm không thể dự trữ được dưới dạng thành phẩm
hay sản phẩm dở dang. Sản phẩm điện năng sản xuất và tiêu dùng một cách đồng
thời. Do đó, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng điện cần có kế hoạch đầu tư đồng
bộ hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối điện có lộ trình, chính xác phù hợp với
điều kiện kinh tế của quốc gia.
Sự khác nhau về phương tiện sản xuất điện dẫn đến chi phí cho 1kWh khác
nhau và phụ thuộc vào thời điểm cung cấp điện. Hiện nay, sản xuất điện có thể dựa
vào các nguồn năng lượng tự nhiên như thủy năng, phong năng. Đây là các nguồn
năng lượng rẻ, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên tính ổn định khơng
cao. Ngồi ra có thể sản xuất dựa vào nhiệt năng thông qua các nhiên liệu đốt, năng
lượng hạt nhân dẫn đến chi phí giá thành cao hơn. Do đó, kinh doanh điện năng cần
dựa trên nhiều dự báo về các khó khăn sản xuất điện, cũng như dự báo nhu cầu sử
dụng điện để đề ra phương án sản xuất điện với chi phí rẻ nhất.
Nhu cầu sử dụng điện thông thường không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố thời tiết, sự phát triển của các ngành nghề khác cũng như thời điểm sử dụng
của khách hàng. Để đảm bảo nhu cầu cấp điện cũng như vận hành hệ thống điện,
cần tính tốn dựa trên thống kê nhu cầu sử dụng điện tại các thời điểm theo ngày,

tháng, năm để đưa ra các cơng suất đặt phù hợp.
Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính
riêng của hoạt động kinh doanh bán điện. Ở đây cần phân biệt việc kinh doanh bán
điện của ngành điện với việc bán hàng trả chậm ở một số ngành kinh doanh khác,
bởi dù có bán hàng trước trả tiền sau thì doanh nghiệp ở một số ngành kinh doanh
nào đó vẫn xác định được doanh thu của mình từ khi xuất bán. Cịn ở ngành điện thì
phải sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên cơng
tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu của mình và từ đó
mới tiến hành cơng tác thu tiền bán điện.
1.2
Nội dung công tác quản lý kinh doanh điện năng
1.2.1 Lập kế hoạch kinh doanh điện năng
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc xây dựng một kế hoạch thể hiện được
mục tiêu của doanh nghiệp nhưng đồng thời phải đảm bảo được tính khả thi ln là
đích đến của hoạt động lập kế hoạch. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần rất
nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là hệ thống các căn cứ xây dựng kế
hoạch. Một hệ thống các căn cứ với các số liệu chính xác, sát với tình hình thực tế
của thị trường, phản ánh đúng hiện trạng của doanh nghiệp sẽ giúp cán bộ làm kế
Nguyễn Thành Phương

- 13 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

hoạch có những cơ sở khoa học để xây dựng các bản kế hoạch mang tính khả thi và

hiệu quả. Để có thể xây dựng được các bản kế hoạch kinh doanh điện năng mang
tính khả thi, doanh nghiệp kinh doanh điện năng xây dựng cho mình một hệ thống
các căn cứ gồm:
a. Nhiệm vụ kế hoạch và chiến lược phát triển của ngành điện:
Đây là căn cứ tương đối quan trọng, Doanh nghiệp kinh doanh điện năng là
các đơn vị nhà nước nên các kế hoạch và chiến lược phát triển phải phù hợp và
đồng bộ với phát triển nền kinh tế - văn hoán – xã hội của quốc gia.
Kinh doanh điện năng phải có kế hoạch đi trước một bước để đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân;
đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hóa nơng thơn, vùng sâu,
vùng xa, miền núi, hải đảo.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cần xây dựng các kế hoạch nhằm bảo đảm
chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao, giá
cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng, giảm tổn hao điện năng từ khâu
phát, truyền tải đến khâu sử dụng.
Như hoạt động của Công ty Điện lực Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc Tổng Cơng ty Điện Lực Miền Bắc - Tập đồn Điện Lực Việt Nam nên
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải theo quy định của
Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Phạm vi hoạt
động kinh doanh điện năng của doanh nghiệp là trên địa bàn tỉnh Nghệ An và kế
hoạch kinh doanh điện năng phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của Tổng
Công ty Điện lực Miền Bắc và của cả toàn ngành điện.
b. Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm trước:
Đây được coi là căn cứ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng kế
hoạch của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu thực hiện được qua các năm trước,
bằng phương pháp dự báo như ngoại suy xu thế, phương pháp tuyến tính doanh
nghiệp có thể dự báo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, thơng qua báo cáo kinh
doanh điện năng của doanh nghiệp qua các năm, đặc biệt là báo cáo trước năm kế
hoạch, người làm kế hoạch của doanh nghiệp có thể biết được thực tế hoạt động

kinh doanh điện năng của doanh nghiệp thời gian gần nhất, các nhân tố ảnh hưởng
ngắn hạn hay dài hạn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Căn cứ này có
Nguyễn Thành Phương

- 14 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

được thơng qua các số liệu thống kê do phịng kinh doanh, phòng kế hoạch cung
cấp và qua các bản báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tiễn tại Công ty Điện lực Nghệ An, ngoài kế hoạch giao từ Tổng Công
ty Điện lực Miền Bắc cũng như kế hoạch phát triển của tồn ngành điện thì căn cứ
vào kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm trước để xây dựng kế hoạch các
công việc sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tạo nhằm đạt được các mục tiêu.
Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh của năm trước là số liệu quan trọng
nhằm đánh giá mức độ hoàn thành của năm trước, các tồn tại yếu kém cần khắc
phục nhằm hoàn thiện và phát triển. Hơn nữa, đây là cơ sở quan trọng nhằm dự báo
nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, cách thức thực hiện cũng như cách thức
hoàn thiện khắc phục yếu kém nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển đó.
c. Dự báo nhu cầu thị trường:
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, căn cứ về thị
trường luôn là một trong những căn cứ quan trọng nhất trong hoạt động xây dựng
kế hoạch. Thông qua căn cứ này, doanh nghiệp có thể nhận biết được nhu cầu của
thị trường để có kế hoạch phù hợp, tận dụng khả năng của mình để phát triển.
Đối với kinh doanh điện năng, dự báo nhu cầu thị trường cơ bản là dự báo

nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Đây không chỉ là một trong những bài toán
quan trọng trong quy hoạch phát triển hệ thống điện mà còn là bài tốn về hiệu quả
kinh doanh bán điện của tồn ngành. Căn cứ vào dự báo về sự phát triển phụ tải
điện cần tính tốn xây dựng hệ thống điện, cũng như hồn thiện các cơng tác quản
lý kinh doanh bán điện, quản lý nhân lực, kế hoạch thực hiện phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý kinh doanh bán điện.
Thực tiễn tại Công ty Điện lực Nghệ An, trên cơ sở các căn cứ đó, doanh
nghiệp kinh doanh điện năng thực hiện lập kế hoạch kinh doanh điện năng với các
chỉ tiêu như:
+ Sản lượng điện thương phẩm
+ Tỷ lệ tổn thất điện năng
+ Giá bán điện bình quân
+ Doanh thu tiền điện
+ Tỷ lệ tiết kiệm điện
+ Chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện
+ Chỉ số tiếp cận điện năng
+ Phát triển khách hàng mới
Nguyễn Thành Phương

- 15 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã đề ra, thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết và
triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đó.

1.2.2 Quản lý triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh điện năng
Công tác quản lý việc triển khai thực hiện kế hoạch là một trong những công
tác quan trọng nhằm liên tục kiểm tra, giám sát, quản lý việc thực hiện các cơng tác
quản lý nhằm đảm bảo hồn thành kế hoạch đặt ra. Quản lý công tác triển khai thực
hiện kế hoạch là quản lý nhiều nhóm cơng việc đã phân định cụ thể, vận dụng linh
hoạt tất cả các nguồn lực để hướng đến kết quả tốt nhất.
Trong các doanh nghiệp kinh doanh điện năng việc quản lý thực hiện các kế
hoạch đã lập chủ yếu là quản lý các công tác mua bán điện, quản lý tiền điện, quản
lý tổn thất điện năng, quản lý chăm sóc khách hàng nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất
cũng như thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp. Thực hiện các công tác quản lý
kinh doanh điện năng bao gồm:
1.2.2.1 Công tác cấp điện, ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện
a. Công tác cấp điện:
Công tác này thực hiện việc giải quyết các thủ tục cấp điện cho khách hàng
mua điện trực tiếp với các đơn vị Điện lực, bao gồm: cấp điện mới, tách hộ sử dụng
điện chung và thay đổi công suất đã đăng ký sử dụng.
Các đơn vị Điện lực thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế một cửa
để giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm các thủ tục từ khâu tiếp
nhận yêu cầu mua điện, khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ),
thi cơng, lắp đặt cơng tơ đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng.
Các đơn vị Điện lực có trách nhiệm tổ chức thực hiện:
- Niêm yết công khai tại phòng Giao tiếp khách hàng (GTKH) các mẫu Giấy
đề nghị mua điện, thủ tục ký HĐMBĐ, thời hạn giải quyết; công khai các tài liệu,
sách hướng dẫn, các hồ sơ thủ tục cần thiết để ký HĐMBĐ;
- Thường xuyên thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang
web của đơn vị trên Internet về trình tự, thủ tục và các giao dịch khác cho khách
hàng biết;
- Công khai các thủ tục cấp điện thay đổi để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
của khách hàng trên cơ sở điều kiện thực tế đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an
tồn cho phép và khơng trái với các quy định của Nhà nước.

Về phân cấp thỏa thuận đấu nối các cơng trình điện:
Nguyễn Thành Phương

- 16 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam thỏa thuận đấu nối cơng trình điện với cấp
điện áp từ 220kV trở lên;
- Tổng Công ty Điện lực thỏa thuận đấu nối công trình điện khách hàng mua
điện cấp với điện áp từ 110kV trở xuống; có cơng suất trạm biến áp từ 10,000kVA
trở lên.
Về thời gian giải quyết cấp điện cho các khách hàng mua điện sau TBA cơng
cộng (cho mục đích sinh hoạt và ngoài sinh hoạt) và qua TBA chuyên dùng:
- Đối với khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt sau TBA cơng
cộng, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo
quy định, đơn vị Điện lực phải hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng.
- Đối với khách hàng mua điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt sau TBA
cơng cộng, khi điều kiện lưới điện hạ áp không quá tải, trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định, đơn vị Điện lực phải
hoàn tất các thủ tục, cấp điện cho khách hàng.
- Đối với khách hàng mua điện qua TBA chuyên dùng: trong thời hạn 22
ngày làm việc kể từ khi khách hàng đã đủ các điều kiện theo quy định, đơn vị Điện
lực phải thực hiện xong việc đàm phán và ký Thỏa thuận đấu nối. Trong đó: xem
xét hồ sơ đề nghị đấu nối: 7 ngày làm việc; chuẩn bị dự thảo thỏa thuận đấu nối: 5

ngày làm việc; thực hiện đàm phán và ký Thỏa thuận đấu nối 10 ngày làm việc.
Sau khi xây dựng xong cơng trình đường dây và TBA, đơn vị Điện lực tổ
chức nghiệm thu, hoàn tất các thủ tục và đóng điện cho khách hàng.
b. Công tác ký kết và quản lý HĐMBĐ
HĐMBĐ được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về
hợp đồng và các nội dung mà hai bên mua, bán điện thỏa thuận và cam kết thực
hiện. HĐMBĐ được hai bên mua, bán điện thỏa thuận ký kết và là văn bản pháp lý
xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa bên bán và bên mua điện
trong quá trình thực hiện các điều khoàn về mua, bán điện theo quy định của pháp
luật. HĐMBĐ là hợp đồng có thời hạn, gồm 2 loại:
- HĐMBĐ phục vụ mục đích sinh hoạt: là hợp đồng bán lẻ điện áp dụng cho
việc mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt.
- HĐMBĐ ngồi mục đích sinh hoạt: là hợp đồng áp dụng cho việc mua bán
điện với mục đích: sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán
bn điện nơng thôn…
Phân cấp ký HĐMBĐ như sau:
Nguyễn Thành Phương

- 17 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

- Đối với Công ty Điện lực ký HĐMBĐ với các khách hàng mua điện qua
các TBA chuyên dùng điện áp dưới 110kV có tổng dung lượng của các trạm:
+ Từ 1,000kVA trở lên trên địa bàn quản lý của Điện lực thành phố, thị xã.

+ Từ 500kVA trở lên trên địa bàn quản lý của Điện lực huyện.
Bộ phận quản lý HĐMBĐ có trách nhiệm: Lưu trữ và quản lý các thơng tin
về khách hàng trên máy tính theo quy định. Trực tiếp cấp nhật và sửa đổi kịp thời
các thơng tin liên quan đến HĐMBĐ trên máy tính và trong “Sổ quản lý thông tin
khách hàng”. Bảo mật và đảm bảo độ tin cậy, an toàn của dữ liệu.
1.2.2.2 Công tác áp giá bán điện
Thực hiện theo quy định Chính sách giá điện của Chính phủ nhằm tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển Điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết
kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây
ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo. Hơn nữa, nhằm khuyến khích sử
dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị
điện lực và khách hàng sử dụng điện cần thực hiện chính xác cơng tác áp giá bán
điện.
Giá bán điện được áp dụng theo quy định của Nhà nước, do Bộ Cơng thương
xây dựng trình Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ, thời gian cụ thể phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Giá bán điện quy đinh chi tiết giá điện cho
các nhóm khách hàng sử dụng điện và quy định giá cho từng thời gian sử dụng điện
vào thời gian cao điểm (9h30-11h30 và 17h-20h hàng ngày, trừ ngày chủ nhật), thấp
điểm (22h-4h hàng ngày), hay bình thường (vào các thời gian còn lại).
Việc áp dụng giá bán điện phải được thực hiện theo đúng biểu giá bán điện
đã được ban hành cho từng đối tượng và mục đích sử dụng điện. Các đơn vị Điện
lực có trách nhiệm thông báo công khai trên thông tin đại chúng, niêm yết mức giá
đã được quy định hiện hành, đưa vào HĐMBĐ để thực hiện thanh toán tiền điện
giữa bên bán và bên mua điện.
1.2.2.3. Công tác ghi chỉ số công tơ, quản lý hóa đơn và thu nộp tiền điện
a. Công tác ghi chỉ số (GCS) công tơ:
Chỉ số công tơ làm cơ sở để tính tốn điện năng giao nhận, mua bán. Căn cứ
kết quả GCS để lập hóa đơn tiền điện, tổng hợp sản lượng điện giao nhận, sản lượng
điện thương phẩm và sản lượng điện của các thành phần phụ tải; sản lượng điện tổn
Nguyễn Thành Phương


- 18 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

thất. Từ đó phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị; tính tốn tỷ lệ tổn
thất điện năng; quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải.
Yêu cầu của việc GCS công tơ là phải ghi đủ, ghi đúng chu kỳ, ghi chính
xác, ghi rõ ràng. Các đơn vị Điện lực có kế hốch sắp xếp tổ chức các bộ phận
nghiệp vụ và đầu tư trang thiết bị công nghệ mới vào công việc GCS công tơ. Chỉ
cho phép dịch chuyển thời điểm GCS công tơ trước hoặc sau một ngày, trừ trường
hợp bất khả kháng.
Bộ phận điều hành GCS thông báo lịch GCS cho các bộ phận liên quan để
thực hiện và thông báo cho khách hàng biết ngày GCS (khi có thay đổi) để khách
hàng tiện theo dõi chỉ số công tơ và lượng điện năng tiêu thụ trong kỳ GCS.
Sau khi kiểm tra kết quả GCS, bộ phận điều hành GCS chuyển sổ GCS cho
bộ phận lập hóa đơn tiền đện theo lịch quy định. Khi hồn thành cơng việc, bộ phận
này chuyển trả lại sổ cho bộ phận Điều hành GCS để quản lý và lưu trữ.
b. Cơng tác quản lý hóa đơn tiền điện:
Hóa đơn tiền điện năng tác dụng và hóa đơn mua cơng suất phản kháng (gọi
chung là hóa đơn tiền điện) là chứng từ pháp lý do bên bán lập, ghi nhận thông tin
bán điện theo quy định của pháp luật, là cơ sở để bên mua điện thanh toán tiền mua
điện năng tác dụng và tiền mua công suất phản kháng với bên bán điện và bên bán
điện thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Việc lập hóa đơn tiền điện (HĐTĐ) phải căn cứ vào: HĐMBĐ, biên bản treo

tháo các thiết bị đo đếm điện (công tơ, TU, TI,…), sổ GCS hoặc file dữ liệu GCS
công tơ, biểu giá bán điện, biểu thuế suất GTGT và các thơng tư hướng dẫn của Nhà
nước có thẩm quyền.
Tiền điện năng tác dụng tính riêng cho từng cơng tơ, bao gồm tiền điện theo
từng loại giá và tiền thuế GTGT. Điện năng và tiền điện tính tốn được phân tích
theo đối tượng của biểu giá điện và theo 5 thành phần phụ tải.
Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có cơng suất sử dụng cực đại
từ 80kW hoặc máy biến áp có dung lượng từ 100kVA trở lên và có hệ số cơng suất
cos < 0.85 phải mua cơng suất phản kháng. HĐTĐ được tính tốn và in bằng
chương trình CMIS trên máy tính có mẫu thống nhất thei quy định của Bộ Tài
chính. Thực hiện in liên 2 hóa đơn và lập bảng kê chi tiết hóa đơn thay thế liên 1.
Các hóa đơn và bảng kê sau khi in phải được kiểm tra kỹ số liệu và so sánh với số
liệu gốc mới được phát hành.
Nguyễn Thành Phương

- 19 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

c. Công tác thu nộp tiền điện:
Công tác thu và theo dõi nợ đối với các khoản tiền bào gồm: tiền điện năng
tác dụng, tiền công suất phản kháng, tiền thuế GTGT; tiền lãi do chậm tra hoặc do
thu thưa tiền điện, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ, được
gọi chung là công tác thu và theo dõi nợ tiền điện.
Yêu cầu của công tác thu và theo dõi nợ tiền điện là phải đảm bảo quản lý

chặt chẽ hóa đơn, bảng kê hóa đơn, tiền mặt, tiền séc và các loại chứng từ chuyển
khoản như ủy nhiệm thu (UNT), báo cáo,… Thu đúng, thu đủ số tiền của số hóa
đơn đã phát hành, khơng để tồn đọng. Nộp đúng, nộp đủ số tiền đã thu và thanh
quyết toán kịp thời. Việc tổ chức thực hiện thu tiền điện phải đảm bảo: thực hiện
đúng phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong HĐMBĐ, như: thu tiền tại trụ sở
hoặc nơi ở của khách hàng, tại quầy thu, thu qua ngân hàng,… Tạo điều kiện thuận
lợi cho khách hàng thanh toán theo mọi hinh thức, như: tiền mặt (các loại tiền được
phép lưu hành), tiền séc,…
Hàng ngày, lãnh đạo đơn vị phải đánh giá kết quả thu tiền điện, tổ chức kiểm
tra định kỳ hoặc đột xuất và có ngay các biện pháp để đốc thu tiền điện cũng như xử
lý kịp thời các sai phạm (nếu có). Trường hợp để xảy ra sai phạm tại đơn vị, lãnh
đạo đơn vị phải chịu các hình thức kỷ luật theo quy định của Pháp luật.
1.2.2.4 Công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng
Hệ thống đo đếm điện năng bao gồm: cơng tơ điện, máy biến dịng điện đo
lường (TI), máy biến điện áp đo lường (TU), mạch đo và các thiết bị đo điện. Các
thiết bị đo đếm điện năng phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, trước khi sử dụng
trên lưới để bán điện phải được kiểm định theo các quy trình kiểm định hiện hành
của Nhà nước và đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường. Việc kiểm định các phương tiện đo
phải được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng quyết định công nhận khả năng kiểm định.
Yêu cầu về cấp chính xác của hệ thống đo đếm điện năng bảo gồm công tơ,
TU, TI như sau: cơng tơ từ cấp chính xác 2 trở lên; TU, TI từ cấp chính xác 0.5 trở
lên. Cấp điện áp càng cao, các thiết bị đo đếm càng phải chính xác. Việc thiết kế và
thi cơng lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an
toàn điện và quản lý kinh doanh. Khi hồn thành cơng tác lắp đặt phải nghiệm thu
và kẹp chì niêm phong ngay. Khi treo, tháo thiết bị đo đếm phải lập biên bản treo,
tháo thiết bị đo đếm có chữ ký của đại diện bên bán điện và chữ ký xác nhận của
khách hàng (đại diện bên mua điện). Biên bản treo, tháo thiết bị đo đếm được lập ít
Nguyễn Thành Phương


- 20 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

nhất thành 2 bản và giao 1 bản cho khách hàng, 1 bản cho bộ phận quản lý hợp
đồng của đơn vị để lập hóa đơn tiền điện và lưu trong hồ sơ HĐMBĐ.
Chu kỳ kiệm định định kỳ các thiết bị đo đếm được thực hiện theo Thông tư
23/2013/TT-BKHCN ngày 26/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về
đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, cụ thể như sau:
- Công tơ 1 pha:
05 năm/lần;
- Công tơ 3 pha:
02 năm/lần;
- TU, TI:
05 năm/lần.
1.2.2.5 Công tác quản lý giảm tổn thất điện năng
a. Định nghĩa tổn thất điện năng:
Tổn thất điện năng (TTĐN) trên lưới điện được định nghĩa là lượng điện
năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới
giao nhận với các nhà máy phát điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối
đến các hộ tiêu thụ điện. TTĐN còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và
phân phối điện.
Trong hệ thống điện, TTĐN phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện, lượng
điện truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý. Tổn thất điện
năng bao gồm TTĐN kỹ thuật và TTĐN phi kỹ thuật.

TTĐN kỹ thuật là tiêu hao điện năng tất yếu xảy ra trong quá trình truyền tải
và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện. Dòng điện đi
qua máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị điện trên hệ thống lưới điện đã làm phát
nóng MBA, đường dây và các thiết bị dẫn điện, làm tiêu hao điện năng. Đường dây
dẫn điện cao áp từ 110 kV trở lên cịn có tổn thất vầng quang dịng điện qua cáp
ngầm và tụ điện còn tổn thất do điện mơi.
TTĐN phi kỹ thuật (cịn gọi là TTĐN thương mại) xảy ra do tình trạng vi
phạm trong sử dụng điện như: Lấy cắp điện dưới nhiều hình thức, do chủ quan của
người quản lý khi mất pha, công tơ chết, cháy không xử lý, thay thế kịp thời, bỏ sót
hoặc ghi sai chỉ số… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ thống
đo đếm thấp hơn so với điện năng khách hàng sử dụng.
- Chỉ tiêu tổn thất điện năng: Để xác định mức độ tổn thất điện năng, người
ta sử dụng 2 chỉ tiêu: điện năng tổn thất (dạng tuyệt đối) và tỷ lệ tồn thất điện năng
(dạng tương đối), được xác định như sau:
+ Điện năng tổn thất trên lưới điện:
ATT = AN – AG (kWh)
Nguyễn Thành Phương

- 21 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

+ Tỷ lệ tổn thất điện năng:
TLTT =
Trong đó:


ATT
x100%
AN

ATT là lượng điện năng tổn thất
AN là lượng điện năng nhận từ đầu nguồn
AG là lượng điện năng thương phẩm bán cho khách hàng
TLTT là tỷ lệ tổn thất điện năng

b. Các biện pháp giảm TTĐN trên lưới phân phối
Mục tiêu giảm TTĐN trên lưới điện phân phối chịu tác động của rất nhiều
yếu tố và đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ. Các nỗ lực quản lý nhằm giảm TTĐN
phi kỹ thuật cần thực hiện song song với giảm TTĐN kỹ thuật. Có thể liệt kê các
biện pháp chính giảm TTĐN trong lưới điện phân phối như sau:
* Biện pháp quản lý kỹ thuật – vận hành:
- Không để các MBA phụ tải vận hành tải lệch pha. Định kỳ hàng tháng đo
dòng tải từng pha Ia , Ib , Ic và dịng điện dây trung tính Io để thực hiện cân pha khi
dịng điện Io lớn hơn 15% trung bình cộng dịng điện các pha.
- Tổ chức, phân cơng đo tải MBA và đo điện áp đầu, cuối lưới hạ thế để từ
đó lập kế hoạch điều động hốn chuyển máy biến thế non tải và quá tải, lập kế
hoạch đại tu, cải tạo các khu vực hạ thế có độ sụt áp quá mức cho phép trên cơ sở
đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh tế kỹ thuật.
- Giảm thiểu thời gian cắt điện công tác và sử dụng thời gian cắt điện có hiệu
quả bằng cách có phương án cơng tác hợp lý, bố trí đủ nhân lực để thực hiện đảm
bảo thời gian theo dự kiến. Triệt để tận dụng thời gian cắt điện theo kế hoạch phục
vụ công tác cải tạo lưới điện kết hợp với cơng tác bảo dưỡng, thí nghiệm...
- Theo dõi thường xun cosφ các nút trên lưới điện, tính tốn vị trí và dung
lượng lắp đặt tụ bù tối ưu để quyết định lắp đặt, hoán chuyển và vận hành hợp lý
các bộ tụ trên lưới nhằm giảm TTĐN. Đảm bảo cosφ trung bình tại lộ tổng trung thế

trạm 110 kV tối thiểu là 0,98 và cosφ trung bình trên lưới hạ thế tối thiểu là 0,90.
- Kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện tốt, đảm bảo các tiêu chuẩt kỹ thuật vận
hành về hành lang lưới điện, tiếp địa, mối tiếp xúc, cách điện của đường dây, thiết
bị… Không để các mối nối, tiếp xúc (trên dây dẫn, cáp, đầu cực thiết bị v.v...) gây
phát nóng dẫn đến tăng TTĐN.
- Lưới hạ thế nhất là lưới hạ thế nông thôn cần được thay thế cáp bọc để đảm
bảo an toàn và giảm sự cố, chống thất thốt điện năng do câu móc trộm.
Nguyễn Thành Phương

- 22 –

Lớp: CH 2014AVH


Luận văn thạc sỹ

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Hồi

- Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi lưới điện trung áp từ cấp điện áp 10KV sang
cấp điện áp 22KV, 35kV.
- Thường xun tính tốn kiểm tra đảm bảo phương thức vận hành tối ưu.
Duy trì điện áp trong giới hạn cao cho phép theo quy định hiện hành và khả năng
chịu đựng của thiết bị.
- Thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật vận hành đảm bảo lưới điện khơng
bị sự cố để duy trì kết dây cơ bản có TTĐN thấp.
- Thực hiện vận hành kinh tế máy biến áp, trong đó chú trọng các khách hàng
có TBA chuyên dùng mà tính chất của phụ tải hoạt động theo mùa vụ (trạm bơm
thủy nông, tinh bột sắn, chế biến cà phê v.v...), ngoài thời gian này chỉ phục vụ cho
nhu cầu sử dụng điện của sinh hoạt và văn phòng. Đơn vị kinh doanh bán điện phải
vận động, thuyết phục khách hàng lắp đặt thêm MBA có cơng suất nhỏ riêng phù

hợp phục vụ cho nhu cầu này hoặc cấp bằng nguồn điện hạ thế khu vực nếu có điều
kiện để tách MBA chính ra khỏi vận hành.
- Từng bước loại dần các thiết bị không tin cậy, hiệu suất kém, tổn thất cao
bằng các thiết bị mới có hiệu suất cao, tổn thất thấp (đặc biệt là đối với MBA).
- Tính tốn và quản lý TTĐN kỹ thuật: Thực hiện tính tốn TTĐN kỹ thuật
của từng trạm biến áp, từng đường dây, từng khu vực để quản lý, đánh giá và đề ra
các biện pháp giảm TTĐN phù hợp.
* Biện pháp quản lý kinh doanh:
- Đối với hệ thống đo đếm điện năng (HTĐĐ) lắp mới: Phải đảm bảo việc
thiết kế, lắp đặt HTĐĐ bao gồm công tơ, TU, TI đúng cấp chính xác, được niêm
phong kẹp chì và có các giá trị định mức (dịng điện, điện áp, tỉ số biến…) phù hợp
với phụ tải. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý và khai thác HTĐĐ để đảm bảo
sự giám sát chéo giữa các khâu nhằm đảm bảo khơng có sai sót trong q trình lắp
đặt, nghiệm thu HTĐĐ và kiểm soát chặt chẽ sản lượng điện năng trên công tơ
trong công tác thay thế định kỳ.
- Kiểm định, thay thế định kỳ công tơ đúng thời hạn theo quy định (05 năm
đối với công tơ 1 pha, 02 năm đối với công tơ 3 pha và 05 năm đối với TU, TI).
- Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng HTĐĐ để đảm bảo các thiết bị đo đếm trên
lưới được niêm phong quản lý tốt, có cấp chính xác phù hợp đảm bảo đo đếm đúng.
Thực hiện chế độ quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện và thay thế ngay thiết bị đo
đếm bị sự cố (công tơ đứng; cháy, TU, TI cháy hỏng…), hư hỏng hoặc bị can thiệp
Nguyễn Thành Phương

- 23 –

Lớp: CH 2014AVH


×