Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hệ thống đào tạo nghề kép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.47 KB, 4 trang )

Journal Of Science And Technology (ISSN 2354-0575)

Volume 3/2014

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHỀ KÉP
Dual system training occupations
Nguyễn Thu Hường – Trường CĐN Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
Tóm tắt
Đào tạo nghề ở nước ta vẫn chưa tuân thủ chặt chẽ với nhu cầu xã hội và không liên kết
được với yêu cầu lao động của các nhà tuyển dụng. Một phần là do mối quan hệ giữa các cơ sở
đào tạo nghề với các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ bản chất của hệ thống đào tạo và
cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp - cơ sở đào tạo nghề và điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác
thành công. Lợi ích của việc thực hiện hệ thống này sẽ được tích lũy cho cả hai bên, một mặt tiết
kiệm chi phí cho việc tiếp cận với nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, mặt
khác đưa ra các yêu cầu đối với cơ sở dạy nghề, từ đó phải đưa ra các chương trình đào tạo phù
hợp, đội ngũ giáo viên chất lượng, thông qua đó nâng cao hiệu quả đào tạo.
Từ khóa: Đào tạo nghề kép, cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp
Abstract
Vocational training in our country has yet to adhere tightly to societal demands and fail to
link to the labor requirement among employers. Part of the reason is that there in an absence of
the partnership of any form between training activity and appropriate usage. The article will
clarified the substance of the partnership system and mechanism between employer - vocational
training institutions and prerequisites for successful delivery. The benefits of conducting this
system are accrued to all two parties, one the one hand saving costs due to access to appropriate
human resources with requirements of employers, on the other hand setting forth the
requirements for vocational training institutions which in turn must put in place state of the art
training programs, quality teaching staff through which to raise training efficiency.
Keywords: Duale System, Vocational training institutions, Business
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển không ngừng
của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế chuyển


sang cơ chế thị trường, thị trường lao động
cũng phải tuân theo quy luật cung - cầu và
đặc biệt ngày càng đòi hỏi lực lượng lao
động có chất lượng cao và đa dạng về ngành
nghề. Việt Nam cũng là một quốc gia không
nằm ngoài xu thế đó. Một yêu cầu lớn được
đặt ra là hiện tại số lượng người lao động ở
nước ta rất lớn nhưng chất lượng lao động
thấp so với các nước khác trong khu vực và
trên thế giới, vẫn còn thiếu một số lượng lớn
các chuyên gia và lao động có tay nghề. Vì
vậy chúng ta cần thiết phải cải tiến hệ thống
giáo dục đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực đào
tạo nghề.

các doanh nghiệp. Đa số sinh viên ra trường
khó xin được việc làm do không đáp ứng
được yêu cầu của công việc. Việt Nam là
một nước đang phát triển, tuy nhiên hệ thống
đào tạo nghề không cung cấp đủ lực lượng
lao động có tay nghề cho thị trường lao
động. Do vậy cần có sự thay đổi trong việc
cải tiến hệ thống đào tạo nghề.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới
đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương
pháp giáo dục đào tạo với nhiều mô hình,
biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô,
nâng cao tính tích cực trong dạy và học một
cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người
học hướng tới việc học tập chủ động, chống

lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy
cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các
thành tố liên quan, trong đó phương pháp
dạy và học là một thành tố quan trọng.

Trong những năm gần đây, một trong
những vấn đề của lĩnh vực đào tạo nghề ở
nước ta là đào tạo chưa gắn liền với yêu cầu
thực tiễn của xã hội, đặc biệt là nhu cầu của
--1--


Journal Of Science And Technology (ISSN 2354-0575)

2. Đào tạo nghề kép

Volume 3/2014

mình 3 ngày tại các doanh nghiệp, những
ngày còn lại học tại trường nghề hoặc học
sinh có thể sử dụng nhiều thời gian hơn tại
doanh nghiệp, và cũng có thể tham gia học
ngoài giờ tại trường nghề. Hiện nay, trong
chương trình học của hệ thống đào tạo nghề
kép thì các môn chuyên ngành chiếm 60%
và các môn phổ thông chiếm 40%.

Việc đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức giảng dạy là tất yếu, xuất
phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan và sự

hội nhập trong xu thế phát triển toàn cầu
hoá. Phương pháp dạy học theo kiểu truyền
thống (thầy đọc trò chép) không mang lại
hiệu quả cho cả người học và người dạy,
không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Việc đổi mới phương pháp chỉ có hiệu quả
và tác động tích cực khi giáo viên có kiến
thức chuyên môn vững vàng, được trang bị
những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng
nghề.

Trong thời gian học và làm việc tại
doanh nghiệp họ sẽ nhận được sự hỗ trợ kinh
phí và khoản tiền lương phù hợp với công
việc họ làm. Khi tốt nghiệp họ cũng có thể
làm việc ngay tại các doanh nghiệp đó hoặc
lựa chọn cho mình những công việc khác
phù hợp với thực tế.

2.1. Đào tạo kép là gì?
Hệ thống đào tạo nghề kép là sự kết
hợp giữa việc học trong một môi trường gần
gũi với thực tế sản xuất của doanh nghiệp và
một cơ sở có năng lực chuyên môn về sư
phạm và nghiệp vụ dạy nghề của các trường
nghề, theo đó các doanh nghiệp tập trung
vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng
thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phù
hợp với công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp, còn nhà trường cung cấp khối kiến

thức lý thuyết về cơ bản nhiều hơn. Do phát
triển trên hai nền tảng kết hợp lý thuyết và
thực hành tại chỗ như vậy, nên hệ thống đào
tạo nghề này còn gọi là hệ thống đào tạo
nghề kép.

2.2. Đào tạo gắn liền với thực tế
Hệ thống đào tạo nghề kép còn khá
mới mẻ ở nước ta hiện nay. Việc phối kết
hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong
quá trình đào tạo còn gặp nhiều vướng mắc.
Cho nên sự hiểu biết lẫn nhau để thực hiện
nguyên tắc hợp tác hai bên cùng có lợi còn
rất hạn chế. Các doanh nghiệp đặt vấn đề lợi
nhuận lên hàng đầu nên họ chủ yếu quan tâm
đến chi phí và lợi ích. Họ không muốn bỏ
thời gian và kinh phí để hợp tác đào tạo cùng
trường học nếu như thấy không mang lại lợi
ích thiết thực.

Mô hình đào tạo nghề kép gắn liền nhà
trường và doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích
cho tất cả các bên. Nhiều nước trên thế giới
đã áp dụng thành công hệ thống đào tạo này,
đặc biệt là hệ thống đào tạo nghề kép của
Đức. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
bắt buộc, theo quy định của Chính phủ
CHLB Đức, học sinh có thể tham gia vào
học nghề ở lứa tuổi 15-18. Tham gia vào hệ
thống đào tạo nghề, học sinh có thể lựa chọn

hình thức đào tạo toàn bộ tại trường hoặc hệ
thống đào tạo nghề kép. Hiện nay, 2/3 học
sinh trong nhóm độ tuổi này đã chọn hình
thức đào tạo nghề kép. Tiêu chuẩn được lựa
chọn vào hệ thống đào tạo nghề kép phụ
thuộc vào chất lượng học nghề của học sinh.

Lợi ích thiết thực nhất từ hệ thống đào
tạo nghề kép mang lại là nguồn nhân lực có
tay nghề cao và phù hợp với nhu cầu thực tế
của doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp thay vì
phải tìm kiếm nguồn lao động tự do trên thị
trường, tốn thời gian và chi phí, thì khi hệ
thống đào tạo kép được hình thành, phía
doanh nghiệp có thể liên hệ với nhà trường
để ký hợp đồng làm việc với những lao động
có tay nghề. Ngoài ra phía doanh nghiệp còn
nhận được những lợi ích khác từ phía nhà
trường trong việc tiếp cận các giải pháp phát

Các học sinh tham gia hệ thống này,
được dạy các kỹ năng cơ bản cho ngành
nghề đã chọn và sau đó được đào tạo chuyên
sâu. Học sinh có thể theo học ngành của
--2--


Journal Of Science And Technology (ISSN 2354-0575)

triển sản xuất cũng như nâng cao chất lượng

đội ngũ lao động.

Volume 3/2014

cầu nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần tham gia trực tiếp vào
việc xây dựng lên chương trình đào tạo.
Những nội dung của chương trình đào tạo
phải đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại theo yêu
cầu chung của nền giáo dục quốc gia và
quốc tế.

Điểm khác biệt quan trọng giữa hệ
thống đào tạo nghề kép với phương pháp
đào tạo nghề truyền thống là căn cứ vào yêu
cầu nguồn nhân lực đầu ra để lựa chọn công
nghệ đào tạo và đầu vào phù hợp. Từng vị trí
công việc trong doanh nghiệp sẽ xác định rõ
người lao động cần phải có những kiến thức,
kỹ năng - nghiệp vụ nào và những phẩm chất
nghề nghiệp cụ thể nào. Mặt khác, căn cứ
vào chiến lược phát triển kinh tế cụ thể của
từng doanh nghiệp qua từng giai đoạn sẽ biết
được nhu cầu về số lượng cũng như loại lao
động cần thiết của từng doanh nghiệp. Và
đây là vấn đề then chốt để các trường nghề
tính toán được chính xác cơ cấu, quy mô
ngành nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp.

Đội ngũ giảng viên – giáo viên là yếu

tố quan trọng trong quá trình đào tạo, quyết
định sự thành công của hệ thống đào tạo
nghề kép. Đội ngũ giảng viên – giáo viên
phải luôn được cập nhật, nâng cao kiến thức,
kĩ năng nghề nghiệp, không chỉ phụ thuộc
vào những yếu tố đã có sẵn hoặc ý muốn chủ
quan của mình. Phương pháp dạy và học
cũng phải thay đổi theo hướng phục vụ
người học, nhằm đảm bảo tính tự học, chủ
động của người học, tránh tình trạng thầy
đọc trò chép, người học luôn luôn trong
trạng thái bị động, không phát huy được khả
năng của bản thân. Song song với nó, đội
ngũ giảng viên - giáo viên và học viên phải
bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp để có hướng đào tạo tốt nhất,
phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Để nắm rõ được các thông tin nói trên
thì hệ thống các trường nghề phải chủ động
phối hợp với các doanh nghiệp, đặc biệt là
bộ phận nhân sự để đánh giá nhu cầu lao
động và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực
của mỗi doanh nghiệp. Kinh nghiệm thành
công của nhiều trường nghề, của nhiều quốc
gia trên thế giới đã cho thấy, việc đánh giá
nhu cầu lao động phải được thực hiện
thường xuyên và do các bộ phận chuyên
trách thực hiện. Khi doanh nghiệp đã trở
thành khách hàng thân thiết của các trường

nghề thì các trường nghề phải nâng cao chất
lượng đào tạo nhằm đào tạo ra hệ thống
nguồn nhân lực có kinh nghiệm cũng như
tay nghề cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp
cũng phải nhiệt tình, có trách nhiệm phối
hợp với các trường nghề đầu tư kinh phí để
đào tạo nguồn nhân lực và quy hoạch sử
dụng nguồn nhân lực của mình một cách
hợp lý.

Trong quá trình thực hiện đào tạo, các
doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc
đề xuất về nhu cầu đổi mới các hoạt động
nghiên cứu của nhà trường. Đồng thời thông
qua việc hướng dẫn học viên trong quá trình
thực tập cũng như thực hiện các khóa học,
doanh nghiệp sẽ tìm được giải pháp cải tiến,
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm. Ngoài ra, các trường nghề sẽ có điều
kiện tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ đào
tạo, có cơ hội quảng bá thương hiệu của
mình. Học viên của các trường cũng có cơ
hội và điều kiện tìm hiểu về nghề nghiệp
đang được đào tạo, nắm được những đòi hỏi
của thực tế lao động. Đặc biệt sau khi tốt
nghiệp các học viên có cơ hội việc làm cao
hơn, họ được giới thiệu, tạo điều kiện bố trí
việc làm, hay có thể làm việc tại doanh
nghiệp nơi họ được đào tạo hoặc lựa chọn
cho mình một công việc khác phù hợp với

chuyên môn mình đã được học với mức thu
nhập cao hơn.

Chất lượng của nguồn nhân lực được
đánh giá thông qua quá trình đào tạo. Quá
trình này gồm các yếu tố: chương trình đào
tạo, đội ngũ giảng viên – giáo viên, cơ sở vật
chất, dịch vụ đào tạo, tài chính và quản lý.
Các yếu tố này phải hướng đến đáp ứng nhu
cầu đầu ra và đều phải có sự tham gia, hợp
tác với nhau của nhà trường và doanh
nghiệp.

Đa số các trường nghề hiện nay hoạt
động đều nhờ vào ngân sách của nhà nước
và một phần nhỏ thu được từ học phí của các
học viên. Tất cả chỉ đủ cho các trường duy

Chương trình đào tạo là vấn điều kiện
tiên quyết đảm bảo đào tạo gắn liền với nhu
--3--


Journal Of Science And Technology (ISSN 2354-0575)

trì các hoạt động thực hiện nhiệm vụ được
giao hàng năm. Thực tế trên thế giới cho
thấy, muốn có nguồn tài chính lớn cần phải
dựa vào doanh nghiệp và nguồn tài trợ. Các
doanh nghiệp có thể hỗ trợ các trường nghề

thông qua các hoạt động đào tạo, học bổng
hoặc chi trả học phí đào tạo cho nhà trường
để nhà trường đào tạo và cung cấp lại nguồn
nhân lực cho họ.

Volume 3/2014

cầu nghề nghiệp của các doanh nghiệp, chứ
không chỉ hoàn toàn theo sự chi phối của các
quy định chung.
Phía doanh nghiệp phải có chiến lược
phát triển nhân sự cụ thể để phía nhà trường
biết được ngành nghề, nhu cầu nguồn nhân
lực mà phía doanh nghiệp cần.
Cả hai bên đều phải có bộ phân
chuyên trách thực hiện công việc hợp tác
giữa doanh nghiệp và nhà trường để tổ chức
phối hợp các hoạt động đào tạo nghề kép tốt
nhất.
Và điều vô cùng quan trọng đó là sự
ký kết hợp tác song phương.

Việc quản lý đào tạo là một yếu tố vô
cùng quan trọng, nó quyết định sự thành
công của hệ thống đào tạo. Việc đào tạo phải
căn cứ và gắn liền với nhu cầu nguồn nhân
lực của các doanh nghiệp chứ không chỉ dựa
vào chỉ tiêu phân bổ đào tạo hàng năm của
nhà nước.


4. Kết luận
Hệ thống đào tạo nghề kép là mô hình
đào tạo được thế giới công nhận là mô tình
đào tạo tiên tiến với mục đích chính là phát
triển một lực lượng lao động chất lượng với
quy mô ngày càng tăng.
Và trên thực tế cho thấy chất lượng và
hiệu quả của việc đào tạo nghề tăng lên rõ
rệt, điều này cho thấy sự đúng đắn và cần
thiết. Tuy nhiên hệ thống này vẫn còn mới
mẻ ở Việt Nam nên vẫn còn gặp nhiều khó
khăn và hạn chế. Do đó cần thống nhất quan
điểm, có quyết tâm thực hiện của mỗi bên,
đồng thời có sự hỗ trợ của Nhà nước để hệ
thống đào tạo nghề kép trở thành hiện thực.

3. Điều kiện đảm bảo sự thành công
của hệ thống đào tạo
Điều kiện đầu tiên chính là sự nhận
thức, quyết tâm của lãnh đạo các trường
nghề và doanh nghiệp. Mỗi bên đều phải
thấy rõ được lợi ích của sự hợp tác. Mặt
khác mỗi bên đều phải có chiến lược phát
triển rõ ràng.
Phía nhà trường phải luôn đảm bảo
chất lượng đội ngũ giảng viên – giáo viên,
cơ sở vật chất, chất lượng dạy nghề và
chương trình đào tạo. Hoạt động đào tạo của
nhà trường phải phù hợp với thực trạng, nhu


Tài liệu tham khảo
[1]. Handbuch für die Ausbildungs- und Prüfungspraxis" des Bundesinstituts für
Berufsbildung (BIBB - 2012).
[2]. The Dual Vocational
Berufsbildungsbericht 2014

Education

and Training

System

in

Germany

-

[3]. Informationsoffensive "Berufliche Bildung - Praktisch unschlagbar" am 8.11.2011 von
Das Bundesministerium für Bildung und Forschung (BMBF) und das Bundesministerium für
Wirtschaft und Technologie (BMWi).
[4]. Bahr,Hans-Joachim (2011): Curriculumentwicklung für berufliche Bildung
[5]. Müller, Katrin; Gerd Gidion (o.J.): Handlungorientierter Unterricht

--4--



×