Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THUỘC NGỮ HỆ THÁI Môn ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.76 KB, 16 trang )

VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THUỘC NGỮ HỆ THÁI
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu chung
Cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái gồm có 8 dân tộc: Bố Y, Giáy, Lự, Lào,
Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. Có thể nói đây là nhóm có khá nhiều các dân tộc khác nhau
cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái
sinh sống chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc nước ta như: Lào Cai, Sơn La, Yên
Bái, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, ngoài ra dân tộc Thái còn mở rộng địa
bàn cư trú tại một số huyện miền núi phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Bên
cạnh những đặc điểm 2riêng về trang phục, ngôn ngữ và một số phong tục tập quán thì
giữa các dân tộc thuộc hóm ngữ hệ Tày – Thái lại có những điểm chung tạo nên sự thống
nhất trong đa dạng của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2.Nguồn gốc tộc người
Dựa vào các thành tựu dân tộc học và thành tựu nghiên cứu văn hoá tộc người,
chúng ta có thể khẳng định vai trò lịch sử của người Tày nói riêng và của các tộc người
trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái nói chung, có tầm quan trọng đặc biệt trong khu vực
Đông Nam á và trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam.
Trong khi phân tích "Quá trình hình thành các nhóm dân tộc Tày - Thái ở Việt Nam
mối quan hệ với các nhóm ở nam Trung Quốc và Đông Dương", GS. Đặng Nghiêm Vạn
đã đưa ra luận điểm khá thuyết phục: "Từ bốn năm nghìn năm nay hay lâu hơn nữa, các
nhóm dân tộc Tày - Thái đã giữ một vai trò trọng yếu trong lịch sử miền Nam Trung
Quốc và các nước miền Đông Nam Á. Họ đã sáng tạo nên nền văn hoá của mình và đã
truyền bá ảnh hưởng văn hoá đó đến các dân tộc xung quanh... Ngược lại, họ cũng hấp
thụ những yếu tố văn hoá của các dân tộc láng giềng". Tổ tiên của họ thuộc thành phần
nhân chủng Mông Cổ phương Nam, hình thành và sinh tụ ở phía nam sông Dương Tử và
Đông Dương. Họ đã tạo nên nền văn hoá phương Nam, khác hẳn với nền văn hoá
phương Bắc của người Hán và nền văn hoá phía tây của người Tạng ở Trung á. Nền văn
hoá phương Nam là nền văn hoá nông nghiệp lúa nước với đặc trưng ở nhà sàn, giỏi đi
sông vượt biển bằng thuyền chứ không giỏi phi ngựa, ăn trầu, nhuộm răng, mặc áo chui
đầu, mặc váy kiểu sà rông, đầy ắp các mô típ huyền thoại chung về cội nguồn, về sự đối
lập giữa núi và biển, giữa hồn khí trời và hồn nước... âm vang tiếng trống đồng và thuần


thục với các loại rìu đá có vai.... Do sự biến động lâu dài của lịch sử tiến hoá và phân li
tộc người, các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái đã bị chia thành hai ngành:
ngành phía đông và phía tây. Người Tày thuộc ngành phía đông. Nhiều nhà nghiên cứu
trong các cuốn sách: Văn hoá dân gian Tày, Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới
phía Bắc Việt Nam và Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam đều đã khẳng định rằng:
"Trong văn hoá tộc người, bên cạnh những yếu tố mang tính chất đồng đại, bao gồm các
yếu tố mang tính chất nhóm lãnh thổ (tức nhóm dân tộc học hay địa phương), thì yếu tố
cộng đồng lịch đại còn khá đậm nét". Đây chính là luận điểm dẫn đến sự nhấn mạnh của
nhiều nhà nghiên cứu khi gắn nguồn gốc lịch sử của nhóm ngôn ngữ tộc người Tày - Thái
với người Việt cổ đại. Căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu như dân tộc học, khảo cổ học,


nhân chủng học, ngôn ngữ học, với sự khảo cứu thư tịch cổ Trung Quốc và các cứ liệu
trong văn hoá dân gian, đặc biệt là trong truyền thuyết dân gian của người Tày, khi phân
tích nguồn gốc lịch sử và quá trình tộc người Tày các tác giả cuốn Văn hoá dân gian Tày
đã đưa ra khá nhiều luận cứ cho thấy lịch sử nguồn gốc tộc người luôn là một vấn đề
phức tạp. Còn chúng ta đã nhận thức thông qua các nhà nghiên cứu về tộc người Tày từ
những phương diện sau:
2.1. Tộc người Tày thuộc ngữ hệ Nam Á, xuất hiện vào thời đại đồ đồng thau, ở
miền Bắc Việt Nam, được hình thành trên cơ sở những loại hình Anhđônêđiêng bản địa,
tổ tiên trực tiếp của người Nam á hiện nay, trong đó có người Kinh, Mường, Tày, Thái...
Yếu tố Anhđônêđiêng không phải là yếu tố ngoại lai từ một nơi nào đó ở lục địa châu á
bành trướng xuống Đông Nam á mà là một yếu tố bản địa, là loại hình Mônggôlôit
phương Nam hình thành trên cơ sở hỗn chủng .
2.2 Hầu hết các học giả đều thống nhất rằng, đến đời Tần - Hán, tổ tiên các dân tộc
Tày - Thái ở phía đông nằm trong khối cộng đồng Tây Âu và Lạc Việt . Sự khẳng định
của học giả Đào Duy Anh về tổ tiên của người Tày - Thái là Tây Âu và tổ tiên của người
Việt là Lạc Việt, vẫn làm trăn trở nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn. Theo Đặng Nghiêm
Vạn, ngoài tổ tiên người Tày - Thái và người Việt còn có tổ tiên của các nhóm dân tộc
khác trong nhóm cộng đồng Tây Âu và Lạc Việt. Hơn nữa, đặc điểm lịch sử của miền

Nam Trung Quốc và miền núi Bắc Bộ Việt Nam là lịch sử của những đợt di cư của các
tộc người thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Kết quả của các đợt di cư rộng lớn từ thế kỉ III
trước Công nguyên đến đời Tần Hán về sau đã làm cho các tộc người bản địa vùng này bị
biến động, phải thiên di xuống phía nam hoặc phải dạt vào các miền rừng núi. Sự hỗn
nhập nhân chủng và văn hoá qua các lần di cư đã làm thay đổi cục diện và đã thúc đẩy
khối Tày - Thái cổ tách làm hai vào khoảng những thế kỉ trước, sau Công nguyên. Sự
phân bố của khối Tày - Thái phía đông về cơ bản được ổn định vào đầu Công nguyên
với ranh giới khu vực là miền núi rừng Đông Bắc (Việt Bắc) ngày nay.
Đây cũng chính là thời kì diễn ra quá trình hình thành nhà nước Văn Lang ở miền
đất cổ Phong Châu. Theo sử cũ và truyền thuyết thì lúc bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc đã
liên kết lại để dựng nên nhà nước Văn Lang, mở đầu thời đại đầu tiên của lịch sử Việt
Nam - thời đại các vua Hùng. Các bộ lạc Tày - Thái cổ được coi như là một thành phần
quan trọng trong sự liên minh bộ lạc lần thứ nhất. Sau thời Chiến Quốc (481 - 221 trước
Công nguyên), nhà Tần thống nhất Trung Quốc và bành trướng xuống phương Nam. Nhà
nước Văn Lang không thể đủ sức để chống lại sức mạnh của tư tưởng "bình thiên hạ" của
nhà Tần. Một tình hình thực tế lúc bấy giờ là các bộ phận khác của Bách Việt đã bị Tần
thôn tính đều ra nhập cộng đồng Hán tộc. Nhu cầu cấp bách chống ngoại xâm đã thúc đẩy
sự liên minh lần thứ hai giữa các bộ tộc Tày - Thái cổ với các bộ tộc Lạc Việt để dựng
lên nhà nước Âu Lạc trên cơ sở kế thừa và phát triển nhà nước Văn Lang. Cơ sở hình
thành nhà nước Âu Lạc đã được GS. Đinh Gia Khánh phân tích khá cụ thể với ba luận
điểm:
- Đó là sự mở rộng liên minh bộ lạc vốn có từ thời các vua Hùng.


- Nâng cao chất lượng của liên minh bộ lạc nhằm làm chủ con đường giao thương
quốc tế trên lục địa và ven biển.
- Củng cố liên minh giữa bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt để chuẩn bị đối phó với nguy
cơ xâm lược từ phương Bắc.
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc được phản ánh trong nhiều truyền thuyết của người
Tày và người Việt, xoay quanh nhân vật Thục Phán - An Dương Vương, vua nước Âu

Lạc. Thực hư thế nào chưa rõ, chỉ biết rằng nước Âu Lạc ra đời là một tất yếu khách quan
của lịch sử, minh chứng cho sự liên kết của những bộ tộc có cùng trình độ phát triển kinh
tế và văn hoá, có cùng vận mệnh lịch sử là chống kẻ thù từ bên ngoài tới. Sự liên minh
của hai khối cộng đồng cư dân Lạc Việt và Âu Việt này có vai trò không nhỏ của mối
quan hệ tộc người Tày - Việt.
Trong trường kì lịch sử chống giặc ngoại xâm dưới thời Bắc thuộc, liên minh bộ
lạc giữa các tộc người chủ yếu sinh sống ở miền xuôi, miền trung du và đồng bằng châu
thổ (Lạc Việt), với các tộc người chủ yếu sống ở miền rừng núi (Âu Việt) càng trở nên
vững chắc. Sự thực lịch sử với nhiều sự kiện từ Hai Bà Trưng cho đến Nùng Trí Cao đã
khẳng định một bước phát triển mới của các bộ tộc Tày - Thái cổ qua sự củng cố ý thức
tộc người để vươn lên thành một cộng đồng lãnh thổ tộc người tự cường ở vùng phía bắc
Việt Nam. Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao thì lịch sử chung của tổ tiên các nhóm dân
tộc Tày - Thái phía đông đã chấm dứt với sự hình thành dân tộc Choang ở Trung Quốc và
sự hình thành dân tộc Tày ở Việt Nam. Chính vì thế mà học giả Đào Duy Anh đã nhận
định "người Tày ở Việt Bắc nước ta ngày nay cũng cùng một tổ tiên với người Choang",
"người Choang là thành phần quan trọng nhất của tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ngày
nay và người Tày là thành phần quan trọng nhất ở khu Việt Bắc nước ta ngày nay... người
Choang, tức là người Tây Âu (một nhóm Bách Việt) vào miền Bắc Việt Nam thì thành
các bộ lạc mà di huệ ngày nay là người Tày".
Nếu như, trong lịch sử xa xưa, có một bộ phận người Tày cổ đã cùng với các tộc
người khác qua quá trình giao thoa, dung hợp văn hoá, nhân chủng đã hoà nhập với
người Việt cổ để hình thành người Việt hiện đại, thì ngược lại, vào các giai đoạn lịch sử
sau này, nhất là từ thế kỉ XIII – XVIII, người Việt lại trở thành một trong những nhân tố
quan trọng góp phần tạo nên diện mạo tộc người Tày hiện đại. Trong nhiều thời điểm
khác nhau của lịch sử, có một bộ phận người Tày được Việt hoá thì cũng không ít người
Việt được Tày hoá. Trong suốt gần mười thế kỉ của quốc gia phong kiến tự chủ đã có
khoảng nửa triệu người Kinh lên Việt Bắc, đã bị Tày - Nùng hoá. Nếu nghiên cứu một số
gia phả của dòng họ người Tày ở Việt Bắc, chúng ta nhận thấy, có vùng người Kinh bị
Tày hoá khá đậm. ở xã Thạch Đam, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn có 89 gia đình thì
trong đó có tới 63 gia đình Việt được Tày hoá; ở huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng nhân dân

nhiều xã là con cháu của quan quân nhà Mạc hay nhà Lê ở lại, như ở thôn Phương Tiên,
xã Dân Chủ có 40 gia đình trong số 149 gia đình đã Tày hoá đến 8 - 9 đời. Vào những
năm 80, ở Lạng Sơn - nơi có nhiều người Tày sinh sống - người ta đã tìm thấy tài liệu
"Thất tộc Thổ ti" tức bảy dòng họ Thổ ti của người Tày ở đây có nguồn gốc từ người Việt


ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Những cứ liệu đó từ các nghiên cứu liên ngành đã giúp chúng ta
khẳng định: từ hàng ngàn năm trước, cùng với các bộ lạc Việt - Mường cổ, các nhóm Tày
- Thái cổ đã thật sự tham gia vào quá trình tạo dựng nên lịch sử dân tộc cũng như văn hoá
dân tộc. Đặc biệt là dưới góc độ quan hệ văn hoá tộc người thì giữa người Tày và người
Việt đã hình thành mối quan hệ khăng khít trên cơ sở khách quan của lịch sử và do nhu
cầu nội tại của hai tộc người Tày và Việt.
2.3. Tộc người Tày không chỉ đóng góp trong việc xây dựng nền văn minh, văn hoá
Việt Nam mà còn có công lao bảo vệ nền văn minh, văn hoá Việt trước âm mưu thôn
tính, đồng hoá của các thế lực ngoại bang.
Các tác giả cuốn Văn hoá dân gian Tày, sau khi dẫn chứng các cứ liệu một cách khá
tổng quát, đã đi đến nhận định: các cứ liệu khảo cổ học (văn hoá Phùng Nguyên), các tài
liệu dân tộc học (ngọc phả đền Hùng, thần tích địa phương, địa danh...), các yếu tố văn
hoá Tày - Thái trong nền văn hoá Đông Sơn, các truyền thuyết lịch sử của người Tày ở
Cao Bằng (Cẩu chúa Cheng vua) và các cứ liệu dân tộc học khác trong cấu trúc thành Cổ
Loa đều góp phần khẳng định sự có mặt của người Tày cổ, một tộc người bản địa trong
không gian văn hoá truyền thống Việt Nam [8: 247-248] với nguồn gốc bản địa lâu đời ở
vùng Việt Bắc.
Trong cấu trúc cư dân và văn hoá Tày cổ, với các tên gọi là Âu Việt (trước Công
nguyên), Ô Hử, Di Lão (thời Bắc thuộc), Tây Nguyên Man (thời Đường)... và với các
nhóm địa phương Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí,... tất cả đã hoà hợp trong cộng đồng
dân tộc trong suốt trường kì lịch sử.
Người Việt cổ cùng với các tộc người khác đã sáng tạo ra một nền văn hoá của
chính mình trước khi tiếp xúc với văn hoá, văn minh ấn Độ và Trung Hoa. Đó là nền văn
hoá thấm đượm tri thức bản địa hay còn gọi là tri thức dân gian của các tộc người vốn đã

định cư lâu đời trên vùng lãnh thổ phía bắc Việt Nam. Tính bản địa trong văn hoá Tày
khá đậm nét. Dù có ảnh hưởng về nhân chủng, văn hoá của người Việt, người Hán và các
tộc người khác ở mức nào đi chăng nữa thì bản sắc văn hoá Tày vẫn giữ được nét đặc sắc
riêng của văn hoá thung lũng, có những nét tương đồng với tộc người Nùng song lại giữ
những điểm ưu thế của một tộc người chiếm số đông và giữ vai trò chủ thể của một vùng
văn hoá. Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2001 của Tổng cục thống kê thì dân
tộc Tày có 1.477.514 người, tộc người có số dân đông nhất, sau người Kinh, cư trú trên
một địa bàn rộng lớn từ miền thượng du Việt Bắc đến vùng đông bắc, gồm các tỉnh: Lào
Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Quảng Ninh và Lâm Đồng [5: 284].
Trong quá trình cộng cư lâu đời, cùng chung lưng đấu cật khai khẩn đất hoang, xây
dựng bản làng để bảo vệ tổ quốc Việt Nam, giữa người Tày và người Việt đã hình thành
mối quan hệ giao lưu một cách tự nhiên diễn ra trên các mặt: tộc người, văn hoá, truyền
thống chống giặc ngoại xâm.


PHẦN II: NỘI DUNG
1.Nguồn gốc tộc người
Nhóm cư dân Tày – Thái gồm có 8 dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự,
Bố Y.
Hầu hết các tộc người đều không phải là cư dân tại chỗ (bản địa) mà di từ những nơi
khác đến nước ta từ rất lâu đời. Trong nhóm ngôn ngữ này chỉ có dân tộc Tày là cư dân
bản địa, được hình thành tại chỗ và có mặt trong suốt quá trình hình thành và phát triển
của dân tộc Việt Nam. Đây là một bộ phận cư dân đóng vai trò quan trọng trong lịch sử
văn hóa khu vực Đông Nam Á. Địa bàn cư trú chủ yếu là các trung lũng rộng lớn, ven
sông, sống chủ yếu bằng nghè trồng lúa nước, lúa nương, ngô, chăn nuôi, dệt vải. Nhóm
tộc người này có vốn văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể rất đặc trưng và phong
phú.
1.1.Dân tộc Tày
Dân tộc Tày là cộng đồng người nói ngôn ngữ Tày – Thái, là nhóm cư dân chiếm số

lượng đông nhất ở vùng Việt Bắc cũ – quê hương của cách mạng. Dân số là 1.626.392
người ( năm 2009), cư trú tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc – Thái – Hạ - Tuyên,
Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn La. Đây là cộng đồng người thuần nhất có
dân số đông, cư trú trên một địa bàn rộng, với ý thức tộc người rõ rệt.
Người Tày là một trong những cư dân bản địa ở Việt Nam, là một bộ phận cấu thành
nhóm người Tày – Thái cổ, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển của lịch sử và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á. Đây là nhóm cư dân có mối quan hệ
lâu đời với các dân tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ như: Việt – Mường, Tạng – Miến,
Môn – Khơme, Mông – Dao và Nam Đảo (Malayo – Polinedieng)
1.2.Dân tộc Thái
Với số dân 1.500.423 người ( năm 2009)người Thái cư trú trên một địa bàn khá rộng,
suốt từ dải sông Thao qua sông Đà, sông Mã đến tận sông Lam, được phân chia thành
nhiều ngành và nhiều nhóm khác nhau: ngành Thái Đen (Tày Đăm) cư trú chủ yếu ở tỉnh
Sơn La, Hoàng Liên Sơn và các huyện Điện Biên Tuần Giáo (tỉnh Lai Châu), Ngành Thái
Trắng (Tày Khao) tập trung ở Lai Châu và các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên
(Sơn La). Ngoài ra còn một số ngành khác rất phức tạp cư trú tại Mộc Châu (Sơn La),
Mai Châu ( Hòa Sơn Bình) và các huyện miền núi Thanh - Nghệ.


Người Thái tự gọi mình là Táy, giống như tên của người anh em cùng một gốc: người
Tày, tập trung ở vùng Việt Bắc. Tổ tiên người Thái đã cư trú rất lâu đời trên đất nước ta.
Một bộ phận lớn di cư từ vùng nam Trung Quốc sang từ đầu thiên niên kỉ thứ II sau Công
Nguyên.
1.3.Dân tộc Nùng
Là một trong những bà con gần gũi với người Tày, người Nùng với số dân 968800
người (năm 2009) cư trú tại trung du ở tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hoàng
Liên Sơn…với nhiều nhóm địa phương khác nhau. Những tên gọi này hoặc gắn liền với
quê hương cũ mà từ đó họ đi di cư tới Việt Nam khoảng 200 – 300 năm nay như Nùng
An (từ Châu An Kết), Nùng Inh (từ Châu Long Anh)…
1.4.Dân tộc Sán Chay

Người Sán Chay có số dân khoảng 169410 người (năm 2009), gồm 2 nhóm chủ yếu
phân biệt vói nhau về phương diện ngôn ngữ: nhóm nói tiếng Cao Lan, gần gũi với tiếng
Tày – Thái và nhóm nói tiếng Sán Chỉ gần gũi với thủ ngữ Hán (Quảng Đông), nhưng cả
2 nhóm này đều thông hiểu 2 thứ tiếng đó.
Địa bàn cư trú ngoài các tỉnh Hà Tuyên, Bắc Thái, Hà Bắc, người Sán Chay còn cư trú
rải rác ở Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh với số dân khoảng 7.5 vạn người. Địa
bàn cư trú xưa kia của đồng bào là vùng giáp ranh giữa các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Hồ Nam (Trung Quốc). Trước khi di cư đến Việt Nam cách đây khoảng 400 năm,
Người Cao Lan – Sán Chỉ quần cư đông đảo tại vùng Thập Vạn Đại Sơn – Bạch Vân Sơn
gần biên giới.
1.5.Dân tộc Giáy
Dân tộc Giáy có trên 58617 người cư trú tập trung tại các huyện Bát Xát, Mường
Khương, Bảo Yên (Hoàng Liên Sơn), Yên Minh, Đồng Văn (Hà Tuyên), Mường Tê,
Phong Thổ (Lai Châu), Bảo Lạc (Cao Bằng)…Trong đó Hoàng Liên Sơn (Yên Bái cũ) là
nơi tụ cư đông đúc nhất của đồng bào.
Giáy là tên tự gọi, ở Hoàng Liên Sơn, Lai Châu gọi người Giáy là Giăng. Xa xưa tổ tiên
của họ là những nông nô phải làm công cho giai cấp thống trị Hán tộc. Họ bị bóc lột nặng
nề nên phải bỏ quê hương đi tìm vùng đất mới, bộ phận Giáy đầu tiên đến Việt Nam cách
đây khoảng 200 năm.
1.6.Dân tộc Lào


Dân số 14928 người, người Lào xuất hiện ở Việt Nam thành những làng bản từ rất
lâu đời ở các huyên dọc sông Mã, Điện Biên, Phong Thổ, Than Uyên miền Tây Bắc nước
ta và một số ít vùng miền Tây, tirng Nghệ An.
Người Lào ở Việt Nam Thuộc nhóm Lào Bốc ( Lào Cạn ) hay Lào Noi ( Lào Nhỏ )
gần gũi với người Thái hơn là người Lào bên kia biên giới.
1.7 Dân tộc Lự
Người Lự ở Việt Nam với dân số 5601 người ( 2009 ) cư trú ở Phong Thổ và Sinh Hồ
( Lai Châu ). Một số ít ở Điện Biên. Lự là tên gọi của đồng bào. Họ có mặt ở đây sớm

hơn cả người Thái khi người Thái Đen tới đây đã thấy người Lự với thành Xam Mứ nổi
tiếng.
1.8 dân tộc Bố Y
Dân số có khoảng 2273 người ( 2009 ) gồm 2 nhóm: nhóm ở Quản Bạ ( Hà Tuyên)
vẫn gọi là Bố Y. Nhóm ở Hoàng Liên Sơn mang tên Tu Dí. Bộ phận này về dân tộc
không ổn định và có xu hướng nhận mình là Giáy hay Nùng. Dân tộc Bố Y là một trong
những cư dân cổ của Trung Quốc, một bộ phận nhỏ đã di cư sang Việt Nam khá lâu đời.
2. Đặc điểm kinh tế
Các hoạt động kinh tế của các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái chủ yếu là nông nghiệp và thủ
công nghiệp, ngoài ra còn có hoạt động thương nghiệp đang ngày càng trở thành một
hoạt động kinh tế thu hút được nhiều sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số nói
chung và đồng bào các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái nói riêng. Các phương thức khai thác
tự nhiên gồm hái lượm, săn bắt. Hoạt động sản xuất đóng vai trò chủ đạo và cho đến nay
vẫn là hoạt động kinh tế chính của các dân tộc thuộc ngữ hệ này.
2.1 Hoạt động nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp của các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái gồm 2 phương thức canh
tác đó là: làm rẫy và làm ruông nước và kết hợp chặt chẽ hai phương thức này.
Tiêu biểu như dân tộc Thái thường định cư ở những vùng thung lũng màu mỡ và ven
các sông suối. Họ là cư dân nông nghiệp canh ác lúa nước khá lâu đời với rất nhiều kinh
nghiệm đã được đúc kết như một thành ngữ “mương, phai, lái, lịn” ( Khơi mương, đắp
đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt móng ) trên các cánh đồng, thung lũng. Trước kia
họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, nay chuyển sang hai vụ lúa. Ngoài hai vụ lúa người
Thái còn làm nương để trồng các cây hoa màu, trồng ngô, khoai, sắn, rau, bầu bí,... và
đặc biệt là cây bong, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải.


Dân tộc Nùng đều là cư dân trồng trọt, nguồn nuôi sống chủ yếu dựa vào kết quả của
mùa màng, họ làm việc rất thành thạo nông nghiệp lúa nước nhưng do cư trú ở những
vùng không có điều kiện khai phá ruộng nước cho nên nương rẫy ở nhiều vùng còn
chiếm vị trí đáng kể và những cư dân trồng trọt lâu đời người Nùng đã khai thác các

thung lũng và đồi núi vùng cư trú của mình thành những cánh đồng, những triền ruộng
bậc thang màu mỡ, những vườn rừng với cọ, cây ăn quả.
Người Nùng gọi ruộng là Nà, họ làm ruộng trên mảnh đất bằng phẳng, có bờ giữ nước,
giữ ẩm, có thể cấy lúa. Có nhiều loại như Nà Dặm (ruộng có nước ) có thể làm hai vụ lúa
hoặc một vụ lúa một vụ màu. Nà Lọng ( ruộng cạn chờ mưa ) thường là ruộng bậc thang
cao, khó nước một năm cấy được một vụ. Nà Phòng ( ruộng lầy lội ) ở cuối cánh đồng
cũng chỉ được một mùa vụ. Kỹ thuật khai phá của người Nùng theo trình tự các khâu như
làm đất, làm mạ, chăm bón và thủy lợi, thu hoạch.
Người Nùng có nhiều kinh nghiệm chọn đất làm nương ở những nơi có thảm thực vật
tươi tốt để khi đốt được nhiều tàn tro làm phân bón. Họ cũng giỏi nhìn màu đất, xem địa
thế và độ ẩm để trồng những loại lúa thích hợp. Nương lúa dường như không bón phân vì
đất tốt, khâu làm cỏ được tiến hành hai đến ba lần. Việc xen canh, gối vụ chủ yếu ở
nương ngô. Vì sống ở vùng cao và nguồn sống dựa hẳn vào nông nghiệp nương rẫy là
chính nên kỹ thuật phần lớn người Nùng đều có vườn ở gần nhà hoặc ven đường, ven
sông, suối ở gần bản. Vườn trồng các loại rau, cây gia vị, gừng, tỏi, tiêu. Cây ăn quả như:
chuối, đu đủ, chanh, cam,... Các cây công nghiệp cũng được trồng chủ yếu như: hồi,
thuốc lá, các loại cây lấy gỗ.
2.2 Chăn nuôi
Hoạt động chăn nuôi xuất hiện từ rất sớm, đóng vai trò quan trọng trong đời sống các
dân tộc nói chung và các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái nói riêng. Đây còn là hoạt động hỗ
trợ dắc lực cho hoạt động nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi gồm chăn nuôi đại gia súc
( trâu, bò,...), gia cầm ( gà, vịt,...), bên cạnh dó đồng bào dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ này
còn nuôi cá, tiêu biểu như dân tộc Bố Y, Nùng,... Các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái còn
chăn nuôi để phục vụ cho các hình thức tôn giáo tín ngưỡng của họ.
2.3 Thủ công nghiệp
Nghề thủ công nghiệp của các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái khá đa dạng, với 8 dân tộc
thuộc ngữ hệ này hầu như dân tộc nào cũng có nghề dệt với những sản phẩm mang sắc
thái riêng tiêu biểu cho dân tộc mình và các sản phẩm này chủ yếu để đáp ứng cho nhu
cầu của cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó còn có một số nghề thủ công khác như: nghề
rèn của dân tộc Tày, Nùng, Bố Y,..., nghề làm đồ gốm của người Lào,Bố y; nghề chạm



bạc của người Bố Y, Lào; nghề mộc, đan lát, đồ dùng bằng mây, tre của người Thái, Bố
Y, Tày. Ngoài ra còn có một số nghề thủ công đặc sắc khác.
Nghề dệp thổ cẩm của dân tộc Thái: Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái đã có từ rất
lâu đời. Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển, sản phẩm thổ cẩm được làm ra để phục vụ
nhu cầu trong gia đình, làm của hồi ôn khi con gái về nhà chồng. Ngày nay, sản phẩm thổ
cẩm đã có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng ở các thành phố lớn yêu thích. Thổ
cẩm của người Thái dệt thủ công dùng đến lúc sờn đường thêu và hỏng vải nhưng các nét
hoa văn vẫn còn đẹp. sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái còn co những chồng chăn
đệm sặc sỡ, trag trí thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm, cứng
của sản phẩm đều có thể theo ý muốn của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những
miếng thổ cẩm để trang trí cho từng loại sản phẩm mà họ cần. Cầm trên tay mảnh vải thổ
cẩm bạ sẽ cảm nhận được màu xanh của cây cối, màu vàng, trắng, hồng, đỏ của hoa rừng,
màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Những nét hoa văn trên mảnh vải thổ cẩm thể
hiện nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái. Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ
trên những sản phẩm thổ cẩm của người Thái. Với hững cô gái Thái đang yêu thì không
thể giấu nổi tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo. Còn những phụ nữ
lớn tuổi thì thiên về những gam màu trầm, với những đường nét rắn rỏi.
3. Văn hóa vật chất
Trong văn hóa vật chất của những dân tộc ngữ hệ Thái gồm: Ẩm thực, trang phục, nhà
ở, phương tiện vận chuyển. Bên cạnh những nét chung thì các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái
cũng mang những nét riêng trong văn hóa dân tộc mình.
3.1 Ẩm thực
Lương thực chủ yếu của các dân tộc thuộc ngữ hệ thái sử dụng đó là cơm nếp, cơm tẻ
hay ngô...đó là những sản phẩm chủ yếu của nền văn minh nông nghiệp lúa nước và đó là
các món chủ đạo trong mỗi bữa ăn của cư dân các dân tộc này. Ví dụ như: người Sán
Chay, người Giáy thì ăn cơm tẻ là chính. Rượu cũng được dùng nhiều, nhất là trong ngày
lễ tết. Đàn ông thường hút thuốc lào, phụ nữ ăn trầu.. Người Lào lại ăn nếp là chính. Về
thực phẩm, họ ưa các món ăn chế biến từ cá, đặc biệt là món cá ướp nổi tiếng. Trong khi

đó đối với người Thái thì ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính và gạo nếp vẫn
là lương thực ăn truyền thống. Đối với người Thái trên mâm ăn không thể thiếu được
món ớt giã trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành,... có thể thêm gan gà luộc chín, ruột
cá, cá nướng,... gọi chung là chẻo.
Đối với người Nùng, người Bố Y thì ngô là lương thực chính của họ. Người Bố Y
đem ngô xay nhỏ đem luộc cho chín dở rồi mới đồ lên gọi là mèn mén. Trong khi đó


người Nùng lại dùng ngô xay thành bột để nấu cháo đặc như bánh đúc, thức ăn lại được
chế biến bằng cách rán, xào, mà ít khi luộc. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, bò, chó.
3.2 Trang phục
Trang phục hết sức phong phú và đa dạng, mỗi tộc người lại có trang phục riêng
mang nét đặc trưng dân tộc mình.
Trước đây, người phụ nữ Bố Y mặc váy xòe như váy của phụ nữ Hmong, váy được
tạo hoa văn bằng cách bôi sáp ong lên mặt vải rồi đem nhuộm chàm, áo ngắn 5 thân có
ống tay rời, xiêm che ngực và bụng. Phụ nữ đeo trang sức bằng bạc gồm dây chuyền,
vòng, khuyên tai; tóc được búi ngược lên đỉnh đầu, đội khăn chàm có thêu hoa văn bằng
chỉ màu. Ngày nay họ ăn mặc giống như ngươi Nùng trong cùng địa phương.
Đối với người Nùng thì trang phục của họ khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự
dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí; nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ
ngực có hàng cúc vải; phụ nữ mặc áo 5 thân, cài cúc bên nách phải, thường chỉ dài quá
hông.
Đặc biệt đối với người Thái, cô gái Thái đẹp nhờ mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính
hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu,... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân ăn
nhịp với chiếc váy màu thâm, hình ống, thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây , đeo dây xà
tích bạc ở bên hông. Ngày lễ có thể vận thêm áo dài đen, xẻ nách hoặc kiểu chui đầu, hở
ngực có hàng khuy bướm của áo cánh, chiết eo, vai phồng đính vải trang trí ở nách và đối
vai ở phía trước như của Thái Trắng. Nữ Thái Đen đội khăn Piêu nổi tiếng với nhiều hình
hoa văn thêu với nhiều lưng, áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt. Áo người Thái
Trắng có thêm một túi ở ngực, cài khuy tết bằng dây vải. Màu quần áo pổ biến là đen, có

thể màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng. Ngày lễ mặc áo dài đen, xe nách, bên trong có 1
lần áo trắng, tương tự để mặc lót. Bình thường cuốn khăn đen
3.3 Nhà ở
Hầu hết nhà ở của các dân tộc này đều là nhà sàn, ( trừ dân tộc Bố Y thì ở nhà đất, có
2 mái lợp gianh, gỗ hay ngói, tường bằng đất ). Theo bố cục nhà ba giang thì gian chính
được đặt ở giữa, và thường thì chỗ sàn gác trên có gian là chỗ để sinh hoạt ngủ nghỉ và là
nơi để cất giữ lương thực. Tuy nhiên trong cấu trúc nhà sàn có điểm khác nhau như nhà
sàn của người Thái có kiểu nhà mái tròn khum hình mai rùa, 2 đầu mái có khau cút. Hay
nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can...


Riêng đối với người Lào nhà sàn của họ có lòng rộng, thoáng đãng, cột kèo được
chạm khắc tinh vi, mái nhà thường kéo dài tạo nên hiên để đặt khung cửi và các công cụ
làm vải.
Hay nhà của dân tộc Tày có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hay bảy hàng cột.
Nhà có 2 hay 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hay che bàng
liếp nứa.
3.4 Phương tiện vận chuyển
Hầu hết các tộc người trong nhóm ngôn ngữ này chủ yếu sử dụng sức để gánh bằng
đầu và gùi hàng hóa. Ngoài ra họ còn dùng trâu bò để làm sức kéo vận chuyển hàng hóa.
Họ cũng thường địu trẻ khi đi xa hay làm việc
4. Nếp sống gia đình và quan hệ xã hội
4.1 Nếp sống gia đình
Nhìn chung gia đình thuộc nhóm ngữ hệ này chủ yếu được thiết lập và tồn tại dựa trên
quan hệ phụ quyền, chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo lý phong kiến. Trong gia đình,
người đàn ông giữ vai trò hết sức quan trọng thường là bố và anh cả có quyền sở hữu hết
toàn bộ tài sản và nắm mọi quyền hành trong gia đình. Chỉ có những người này mới có
quyền tham gia bàn bạc và hội họp những công việc quan trọng của làng bản. Tuy nhiên,
ở một phương diện nào đó phụ nữ vẫn có một vai trò khá quan trọng trong việc tổ chức
sinh hoạt gia đình và hỗ trợ cùng người chồng trong việc nuôi con.

Ý thức trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại vẫn còn thể hiện rõ nét trong việc kế thừa
tài sản và giải quyết công việc gia đình lẫn xã hội.
Trong xã hội hiện nay còn tồn tại cả hai hình thức gia đình nhr và gia đình lớn cùng
chung sóng với nhau hòa thuận êm đềm dưới một mái nhà. Tuy nhiên hình thức gia đình
nhỏ hay còn gọi là tiểu gia đình phụ quyền vẫn chiếm ưu thế.
Một số điểm khác nhau: Nét đặc trưng của người Thái trong nếp sống gia đình đó là
tồn tại ba mối quan hệ về họ hàng: Ải Nọng: là những thành viên của những dòng họ,
cùng một tổ tiên, cùng một tô tem hay có cùng kiêng khem cùng thế hệ được thiết lập
quan hệ hôn nhân với những người con gái đã được quy định; Lúng ta là những thành
viên trai của những dòng họ có quan hệ hôn nhân với những thành viên của “ Ải nọng ”,
nói cách khác là có con gái về làm dâu bên “ Ải Nọng ”. Đối với người Lào, họ vợ lúng
ta không được coi trọng như người Thái nhưng cũng koong bị gò bó bởi những tục lệ


khắt khe và họ vợ cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của gia đình họ
chồng;
4.2 Quan hệ xã hội
Trong quan hệ xã hội có một số điểm giống nhau: Trong mỗi bản mường thường tồn
tại những mối quan hệ không giống nhau. Tuy nhiên có hai mối quan hệ nổi bật lên trong
đó là mối quan hệ láng giềng và quan hệ dòng tộc. Trong quan hệ dòng tộc có sự đoàn
kết, gắn bó chặt chẽ với nhau và thường sống quy tụ quây quần trên một địa bàn nào đó.
Mỗi dòng họ có người trưởng họ đứng ra chỉ đạo mội việc trong họ.
Ở mỗi bản thường có một người đứng đầu để chỉ đạo mọi công việc trong bản, và có
tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các thành viên trong bản. Những người đứng đầu này
thường là những người đàn ông có uy tín được sự tin tưởng của mọi người dân trong bản
và chiếm một địa vị kinh tế lớn. Đối với người Thái người đứng đầu là các chúa đất, đối
với người Tày đo là các tù trưởng, hay người Cao Lan – Sán Chỉ người đứng đầu gọi là
Khán thủ... những người này có tầm ảnh hưởng rất lớn về địa vị kinh tế lẫn chính trị và
các hoạt động xã hội khác.
Trong các làng bản tàn dư của các mối quan hệ xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại rất

rõ nét biểu hiện giữa các quan hệ giai cấp tầng lớp trong xã hội. Ví dụ: trong quan hệ
giữa chúa đất và nông dân Thái.
Trong những làng bản này các quan hệ xã hội thường được thắt chặt thêm thông qua
một loại thờ cúng tín ngưỡng nào đó. Trong quan hệ làng xóm hộ thường gắn bó với
nhau bằng các tập tục, truyền thống hữu ái trong tương trợ nhau trong sản xuất và đời
sống. và có những tổ chức hội phe phường được thành lập ra để giúp nhau khi cs việc
hiếu hỉ...
Bên cạnh mỗi dân tộc cũng có những nét chung của mình: mặc dù quan hệ của xã hội
phong kiến vẫn để lại nhiều tàn dư song hiện nay trong mỗi bản mường vẫn còn tồn tại
nhiều mối quan hệ khác nhau biểu hiện ra trong quan hệ ruộng đất...
Những dòng họ khác nhau thường có những cách thức chỉ đạo trong công việc khác
nhau và tầm ảnh hưởng của họ không phải bao giờ cũng giống nhau. Mỗi dòng họ cư trú
trên một địa bàn nhất định và được tổ chức cúng bái sinh hoạt theo tập tục riêng của dòng
họ
5. văn hóa tinh thần
5.1 Cưới hỏi


Bất cứ một tộc người nào cũng vậy, hôn nhân là bước ngoặt quan trọng trong mỗi con
người. Các dân tộc trong ngữ hệ Thái cũng vậy, hôn nhân rất quan trọng, hôn nhân để
bước vào cuộc sống thực sự của mỗi con người, duy trì nòi giống, dòng họ. Hôn nhân của
các dân tộc trong ngữ hệ mang đặc trưng văn hóa của từng tộc người, thể hiện nét đẹp
trong đời sống tinh thần của cộng đồng tộc người.
Các tộc người trong ngữ hệ Thái có đặc điểm chung là: trai gái được tự do yêu đương
nhưng việc trở thành vợ chồng hay không là do sự định đoạt của gia đình, số mệnh của
hai người, môn đăng hộ đối. Hôn nhân cổ truyền có nhiều nghi lễ, tục lệ rườm rà, tốn
kém, nhưng hiện nay tất cả các dân tộc đều có xu hướng đơn giản hóa các nghi lễ.
Trong 8 dân tộc có những dân tộc có phong tục cưới hỏi trái ngược nhau hoặc có
những dân tộc có những nét giống nhau. Lại có dân tộc hôn nhân phải trải qua thời gian
lâu dài, có khi kéo dai tới hàng chục năm.

Các dân tộc trong ngữ hệ Thái coi trọng duyên phận, ông mối. Nhất là dân tộc Sán
Chay, ông mối rất được coi trọng, cô dâu chú rể coi như cha mẹ đẻ của mình, ông mối
qua đời thì phải để tang. Ông mối là cầu nối giữa gia đình hai bên và đôi trai gái.
Phong tục hôn nhân là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào cư dân. Qua
cư dân ta còn thấy được đời sống vật chất của đồng bào qua trang phục, ẩm thực trong lễ
cưới,... những nét đẹp cổ truyền trong hôn nhân của các dân tộc cần được giữ gìn và phát
huy.
5.2 Lễ tết
Những dân tộc thuộc ngữ hệ Thái cũng giống như các dân tộc anh em khác trên lãnh
thổ Việt Nam, đó là cũng ăn khá nhiều loại tết như tết Nguyên Đán, tết hàn thực, tết đoan
ngọ,... trừ dân tộc Lào thì ăn tết té nước. Ngoài ra những dân tộc này đều xuất phát từ nền
nông nghiệp nên có nhiều lễ hội liên quan đến nông nghiệp như cúng cơm mới, lễ xuống
đồng, lễ hát giao duyên,...
Mỗi dân tộc đều có những tết và lễ hôi mang đặc sắc sinh hoạt văn hóa của cộng đồng
tộc người ấy. Lễ hội không chỉ gửi gắm thông điệp mong ước cuojc sóng ấm no, hạnh
phúc,mùa màng bội thu của con người tới thần linh mà còn là không gian để đồng bào
sinh hoạt văn hóa, giao lưu văn hóa giữa dân tộc mình và các dân tộc khác. Còn là thời
gian con người nghỉ ngơi sau mùa màng vất vả, nơi thể hiện ài nghệ của đồng bào.
Một số lễ hội nổi tiếng của nhóm ngữ hệ Thái như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc
Tày, lễ hội Hoa ban, Hết chá, Xang Khan, Kin pang then,... của người Thái, ngài ra còn
có lễ hội Ooc po của dân tộc Nùng, lễ hội té nước của dân tộc Lào. Là ước mong của mùa


màng bội thu cuộc sống ấm no. gửi gắm tâm tư, tình cảm của cư dân tới thần linh, thể
hiện sự biết ơn của đồng bào.
5.3 Tang ma
Những dân tộc thuộc ngữ hệ Thái cũng giống như các dân tộc anh em khác ở Việt Nam
đều quan niệm con người có nhiều hồn vía và có thế giới bên kia, phần xác chỉ là tạm bợ
còn phần hồn là vĩnh viễn. khi chết đi, phần xác sẽ biến mất còn phần hồn sẽ về với tổ
tiên, với mường trời, được sống thanh nhàn nếu được con cháu làm ma chay chu đáo. Bởi

vậy những dân tộc này có phong tục ma chay rất phức tạp, tốn kém. Trong các đám tang
đều giết trâu hoặc bò, lợn, gà và mời thầy cúng về làm ma. Có điểm giống với quan niệm
của người Việt đó là trường hợp chết đuối, chết trong rừng, trong trận mạc,... thì người ta
không đưa quan tài vào nhà mà để ngoài sân hay làm một cái chòi để quan tài ở ngoài
nhà. Hay người chết là trể con thì người ta không làm đám ma linh đình tốn kém mà
người ta chỉ cuốn xác trong chiếu hoặc quan tài nhỏ và đi chôn lúc trời đang tối.
Việc đầu tiên trong nhà khi có người chết đó là đi nấu một nồi nước lá thơm để tắm
rửa, tẩy uế vừa cho linh hồn người chết được mát mẻ. Một điểm chung nữa đó là hầu hết
họ đều làm thổ táng, trừ người lào thì họ hỏa táng cho người đứng đầu bản và người Thái
Đen cũng thực hiện hỏa táng xong rồi mới đem xương tay, chân và cổ đem đi chôn sau
đó mứi làm nhà mồ lên trên.
Sau khi chôn họ thường để tang một đến ba năm xong thì đưa phần hồn của người chết
lên bàn thờ tổ tiên, từ nay con cháu không cần phải kiêng khem gì nữa cả vì các dân tộc
này không cải táng mà thực hiện an táng một lần.
5.4 Phong tục tập quán
5.4.1 Thờ cúng
Những dân tộc nhóm ngữ hệ Thái đều giống hầu hết các dân tộc anh em khác đều có
ục thờ cúng tổ tiên, hiên địa, thành hoàng làng, các đấng thần linh và các ông tổ sư. Tuy
nhiên
5.4.2 Quan niệm sinh con
Những dân tộc này đều có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên rất coi trọng
con cái bởi vậy khi mang thai và sinh con thì phụ nữ kiêng khem rất nhiều thứ không
những không phải làm những công việc nặng nhọc, không phải đi núi xa, mang vác nặng.
Hầu hết phụ nữ đều đẻ ngồi, dùng tinh nứa cắt rốn và sinh bên bếp lửa, khi đứa trẻ đầy
tháng thì làm lễ đặt tên.


5.4.3 văn học nghệ thuật
Mỗi dân tộc đều có một bản sắc riêng của mình góp phần vào kho tàng văn hóa của
dân tộc Việt Nam và hầu hết các dân tộc đều có chữ viết riêng. Trong nhóm ngữ hệ này

thì dân tộc Thái là có hệ thống chữ viết riêng rất sớm và hoàn chỉnh bởi vậy dân tộc này
có một hệ thống văn hóa khá phong phú được lưu giữ cho tới ngày nay: thần thoại, cổ
tích, truyền thuyết, truyên thơ, ca dao,... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền
người Thái.
Người Lào có chữ theo mẫu tự Sanscrit. Hiện nay vẫn còn nhiều sách viết trên lá cọ
do thầy cúng giữ.
Đồng bào Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt
sình ca là hình thức sinh hoạt phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay bao gồm: múa
trống, múa xúc tép, múa chim gâu, múa đâm cá, múa thắp đèn,...
Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân ca phong phú và có nhiều làn điệu dân
ca đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếng “Sli” giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa
quyện vào am thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tương sâu sắc cho những người khác
qua đây.
Nhạc cụ
Những dân tộc thuộc ngữ hệ Thái có rất nhiều nhạc cụ khác nhau để phục vụ đời sống
tinh thần của mình như “Đàn tính” là nhạc cụ của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cư trú tại
các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Người Tày, Nùng gọi là “Tính then” người Thái
gọi là Tính Tẩu. Đàn tính được dùng đệm hát trong các nghi lễ Then của người Thái,
Tày, Nùng. Các ông bà Then vừa hát vừa tự đệm cho mình. Riêng Tính Tẩu còn được
dùng đánh đệm cho hát giao duyên và cho múa xòe Thái. Trong hai trường hợp này thì
Tính Tẩu chỉ dùng cho nam giới con trong Then của Tày chỉ dành cho nữ giới.
Đồng bào Sán Chay cũng có nhạc cụ phong phú gồm: Thanh la, não bạt, trống,
chiêng, kèn,... thường sử dụng trong ngày hội và tết.
Ngoài ra còn có một số nhạc cụ khác như: Pí lè là tên gọi theo tiếng Thái – Tày để chỉ
nhạc cụ hơi có dăm kép. Nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam sử dụng nhạc cụ này, hay là
Pí pôi. Pí păp, khèn,.. sử dụng nhiều trong hát dao duyên nam nữ làm cho đời sống tinh
thần của con người ngày càng phong phú hơn.
5.4.4 Lịch



Hầu hết các dân tộc đều tính theo lịch âm như người Việt, trừ người Lự thì có lịch
riêng tháng giêng là vào tháng 10 âm lịch, người dân tộc lào theo phật lịch.
PHẦN III:



×