Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bao cao chuyen tiep dien van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.1 KB, 8 trang )

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Viện Điện Tử Viễn Thông
----o0o----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN TRUYỀN SỐ
LIỆU VÀ CHUYỂN TIẾP ĐIỆN VĂN
Giảng viên : TS Hà Duyên Trung
Sinh viên :

Phạm Đức Anh – 20121233
Nguyễn Xuân Trọng – 20122607
Nguyễn Ngọc Tùng Dương - 20121457

Hà Nội, 6/ 5/2016


2


A.

Mạng thông tin trong hàng không ( ATN )

Mạng ATN là một mạng viễn thông toàn cầu dành riêng cho ngành hàng không.
ATN có khả năng liên kết các hệ thống cuối ( End system – ES ), các hệ thống
trung gian ( Intermediate Systems) đang sử dụng trong các mạng con khác nhau.
Nhằm cung cấp dịch vụ truyền số liệu đáng tin cậy và có tính thống nhất giữa các
hệ thống máy tính với nhau. Các hệ thống này có thể đặt cố định tại mặt đất hoặc
di động trên không.

Mô hình OSI mạng ATN



3


Mô hình trực quan
Mạng ATN và các tiến trình ứng dụng tương đương được thiết lập nhằm hỗ trợ cho
hệ thống CNS/STM. Mạng chuyên dụng và dành riêng để cung cấp các dịch vụ
truyền dữ liệu cho các tổ chức cung cấp dịch vụ không lưu (ATM) và hàng không
theo các hình thức sau :
- Công tác thông tin cho dịch vụ không lưu (ATSC)
- Công tác điều hành khai thác hàng không (AOC)
- Công tác thông tin phục vụ cho các hãng hàng không (AAC)
- Công tác thông tin cho khách hàng (APC)
Mạng cung cấp theo nghĩa hoàn toàn trong suốt với người dùng, dịch vụ truyền từ
người dùng tới người dùng tin cậy và cho phép các dịch vụ không lưu cung cấp dữ
liệu an toàn và hiệu quả giữa các hệ thống Air – Ground, Ground – Ground.
Cung cấp các dịch vụ truyền tin, giám sát và thông tin hàng không hỗ trợ các dịch
vụ quản lý không lưu (ATMS):
- Dịch vụ không lưu (ATS)
- Dịch vụ kiểm soát không lưu (ATC)
- Dịch vụ thông báo bay (FIS)
- Dịch vụ cảnh báo
4


-

Quản lý luồng không lưu (ATFM)
Quản lý bầu trời Airspace management


Các ứng dụng của ATN :
- Ứng dụng Ground – Ground: Hệ thống AMHS, thông tin giữa các trung tâm
bên ngoài IIC: trao đổi dữ liệu chuyển giao ATS.
- Ứng dụng Air _ Ground: Quản lý ngữ cảnh, liên lạc dữ liệu giữa kiểm soát
viên và người lái (CPDLC), hệ thống giám sát tự động phụ thuộc ADS, dịch
vụ thông tin chuyến bay ( FIS ).
B.

Điện văn :

Điện văn được gửi từ đầu sân bay xuất phát nhằm cung cấp các thông tin cần thiết
về chuyến bay để đầu sân bay đến nắm được thông tin để chuẩn bị phục vụ. Các
điện văn được sử dụng theo mẫu chuẩn của IATA. Có rất nhiều loại điện văn như :
điện văn về tải, điện văn về số khách, giờ cất cánh , giờ hạ cánh. Có các loại điện
văn như : Điện LDM ( Load/Distribution message ) điện phân bố về tải. Điện
MVT (movement message ) điện thông báo giờ bay. Điện CPM ( container/pallet
message ) điện phân bố thùng mâm. Các điện văn không lưu thì có FPL, DEP,
ARR, CHG, CNL, DLA, RQP, RQS, SPL, CPL. Để láy điện văn, ta lấy từ
SITATEX, MH TOC, MH Support.
C.

Giao thức TCP/IP

Bộ giao thức TCP/IP ( Internet Protocol ) là một bộ các giao thức truyền thông cài
đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang sử
dụng. Bộ giao thức này được đặt tên theo 2 giao thức chính của nó là
TCP( Transfer Control Protocol – giao thức điều khiển giao vận ) và IP ( Internet
Protocol – giao thức liên mạng ).
Giao thức TCP gồm có 4 tầng :
- Applicaton : tầng ứng dụng là nơi các chương trình mạng thường dùng nhất

làm việc nhằm liên lạc giữa các nút trong 1 mạng. Giao tiếp xảy ra trong
tầng này là tùy theo các ứng dụng cụ thể và dữ liệu được truyền từ chương
trình, trong định dạng được sử dụng nội bộ bởi ứng dụng này, và được đóng
gói theo 1 giao thức tầng giao vận. Do chồng TCP/IP không có tầng nào nằm
giữa ứng dụng và các tầng giao vận nên tầng ứng dụng trong bộ TCP/IP
phải bao gồm các giao thức hoạt động như các giao thức tại trình diễn và
tầng phiên của mô hình OSI. Hai giao thức tầng thấp thông dụng nhất là
TCP và UDP.
5


-

Transport : Tầng giao vận kết hợp các khả năng truyền thông điệp trực tiếp
( end to end ) không phụ thuộc vào mạng bên dưới, kèm theo kiểm soát lỗi (
error control ), phân mảnh ( fragmentation ) và điều khiển lưu lượng. Việc
truyền trực tiếp hay kết nối các ứng dụng khác tại tầng giao vận lại phân loại
theo tầng Appication : định hướng kết nối TCP, phi kết nối UDP. Tầng giao
vận cung cấp dịch vụ kết nối các ứng dụng với nhau thông qua việc sử dụng
các cổng TCP và UDP.

-

Network : Trong bộ giao thức liên mạng, giao thức IP thực hiện nhiệm vụ
dẫn đường cơ bản đưa dữ liệu từ nguồn tới đích. IP có thể chuyền dữ liệu
theo yêu cầu của giao thức tầng trên khác nhau, mỗi giao thức trong đó được
định danh bởi một số hiệu giao thức duy nhất.

-


Data link : Tầng liên kết được sử dụng để chuyển các gói tin từ tầng mạng
tới các máy chủ (host) khác nhau, không hẳn là 1 phần của bộ giao thức
TCP/IP, vì giao thức IP có thể chạy trên nhiều tầng liên kết khác nhau

Mô hình TCP/IP
6


-

Cấu trúc gói tin TCP : Một gói tin TCP bao gồm 2 phần là Header và Data

Data Offset : trường có độ dài 4 bit quy định độ dài của phần Header.
Reserved : Dự phòng.
Flags gồm 6 cờ : URG ( trường Urgent pointer), ACK ( trường
Acknowledgement ), PSH ( hàm Push ), RST ( thiết lập lại đường truyền ),
SYN ( đồng bộ lại số thứ tự ), FIN ( không gửi thêm số liệu ).
Window : số byte có thể nhận bắt đầu từ giá trị của trường báo nhận ACK
Checksum : 16 bit kiểm tra cho cả phần Header và Data.
-

Cấu trúc gói tin IP

7


D.

Phần mềm


8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×