Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN môn GDCD THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.51 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo kết quả thống kê gần đây của Google, Việt Nam là một trong những nước
có số câu lệnh tìm kiếm chứa từ “sex” nhiều nhất thế giới. Con số này khiến không
ít người e ngại về tình hình giáo dục giới tính ở Việt Nam. Vậy Có bao nhiêu bạn
trẻ biết gạn lọc những kiến thức lành mạnh và cần thiết cho mình? Hiện nay, việc
giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến
ở các trường THPT. Trong khi đó, ở lứa tuổi này, tâm - sinh lí các em đã có sự thay
đổi lớn: cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một
cách vô ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn
thiện, nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Các em thích tìm tòi, học hỏi những gì
liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì
đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc
khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là
những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em bước vào đời vững vàng,
không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương lai. Nằm trong chương trình
các môn học ở bậc phổ thông, bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) trong những
năm vừa qua đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, đánh giá đúng tầm quan trọng
của bộ môn trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống cho
học sinh. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên đã và đang nỗ lực không ngừng trong quá
trình công tác nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
Tuy nhiên nếu như nhìn vào điểm số thì có thể thấy kết quả của bộ môn GDCD
tương đối cao, nhưng nếu đánh giá dựa vào hành vi, thái độ của học sinh, kĩ năng
vận dụng của học sinh trong thực tiễn cuộc sống thì chưa được như mong muốn. Là
một giáo viên trẻ, thời gian công tác tại trường chưa lâu. Tuy nhiên trong năm học
vừa qua khi làm công tác chủ nhiệm tôi đã chứng kiến một học sinh nữ hạnh kiểm
tốt, học lực khá phải bỏ học vì có thai em phải làm mẹ khi chưa đầy 17 tuổi. Có lẽ,
nếu các em được giáo dục về giới tính thì những chuyện đáng tiếc trên đã không
xảy ra. Mặt khác khi còn giữ vai trò một giáo viên dạy môn GDCD kiêm công tác
1



chủ nhiệm, tôi đã nhận được nhiều câu hỏi rất ngây ngô của học sinh như: “Khi hai
người khác giới nắm tay thì sẽ có thai phải không cô?”, Hoặc: “Em yêu một anh
lớp 12 khi đi chơi chung anh ấy đòi “đi quá giới hạn” em phải làm gì?... Điều đó
cho thấy một thực trạng là: Kiến thức về giới tính của học sinh còn quá nghèo nàn,
ít ỏi. Vì thế tôi nhận thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh THPT là rất cần
thiết đối với các em theo tôi chúng ta nên tiến hành tích hợp giáo dục giới tính vào
trong các môn học, đặc biệt là môn GDCD . Trong năm học 2015- 2016, tôi đã
mạnh dạn thực hiện tìm hiểu thu thập thông tin, lồng ghép một số phương pháp dạy
học nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính cho học sinh qua bài
12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ở sách giáo khoa
GDCD 10. Trong sáng kiến này, tôi đã đưa những kinh nghiệm của cá nhân mình
trong việc tích hợp giáo dục giới tính khi giảng dạy mục 1- Tình yêu, đa số các em
HS rất hứng thú và sôi nổi đối với nội dung tích hợp này.
Khi viết SKKN này, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu và ý kiến của các bạn đồng
nghiệp trên internet. Tôi khẳng định vấn đề tôi nêu ra và giải quyết trong SKKN là
hoàn toàn mới mẻ, được đúc rút rừ quá trình giảng dạy của bản thân tôi. Vì vậy, tôi
hi vọng vấn đề nhỏ tôi đặt ra ở đây sẽ góp phần giúp học sinh có những kiến thức
cần thiết về giới tính và giúp giáo viên có thể phát huy vai trò của môn học của
mình.

2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1: Thực trạng của vấn đề
1. Đặc điểm tình hình:
Đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của
môn học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà điều quan trọng hơn là hình thành và
phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh,
đồng thời hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ đúng đắn trước các vấn đề liên

quan đến nội dung bài học cho các em. Vì vậy, môn học này có khả năng tích hợp ở
nhiều mức độ khác nhau với các nội dung giáo dục giới tính cả về kiến thức, kĩ
năng, thái độ. Do đó, khi tích hợp giáo dục giới tính cần đảm bảo nguyên tắc:
không gượng ép, không làm nặng nội dung, không làm biến dạng môn học. Tuy
nhiên, qua thực tế hiện nay tôi nhận thấy, có nhiều giáo viên bộ môn GDCD quan
niệm rằng: Tích hợp giáo dục giới tính là “vẽ đường cho hươu chạy”,

vô hình

chung làm nặng thêm nội dung kiến thức bài học, biến dạng môn học dưới hình
thức đơn điệu khô cứng. Bên cạnh đó, có một bộ phận giáo viên dạy chéo môn,
không tâm huyết với nghề, ít đọc sách, báo, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị xã
hội, việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế, cho nên ngại tích hợp vì cho rằng chỉ
cần tập trung vào kiến thức bài học là đủ, không cần phải tích hợp những nội dung
khác.
2. Những ưu điểm và tồn tại:
2.1. Ưu điểm:
Trong phần 1 ý c bài 12 sách giáo khoa GDCD 10 cũng dã đề cập đến một số
vấn đề cần tránh trong tình yêu như là không nên yêu quá sớm vì sẽ ảnh hưởng đến
sức khoẻ và học tập, không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân vì để lại nhiều hậu
quả xấu. Những nội dung trên tuy ngắn nhưng đã phần nào đề cập đến vấn đề giới
tính cho HS. Đồng thời với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
đặc biệt là công nghệ thông tin làm cho Kho tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu về
giới tính ngày càng phong phú hơn.
3


- Các em học sinh đang ở độ tuổi trưởng thành (từ 16 đến 18 tuổi) nên nhận thức và
giáo dục về vấn đề giới tính dễ dàng hơn.
- Đa số các em có điều kiện tiếp xúc, tìm hiếu những kiến thức về giới tính khá dễ

dàng từ nhiều nguồn khác nhau.
2.2. Tồn tại:
- Giáo viên và học sinh còn khá e dè, xấu hổ khi đề đập đến nội dung giới tính.
- Chương trình GDCD 10 còn nặng về nhiều kiến thức khác nhau như : Triết học,
các phạm trù đạo đức, công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, môi
trường, dân số… đòi hỏi cả giáo viên và học sinh luôn phải tập trung vào những nội
dung trên nên không có nhiều thời gian dành cho việc tìm hiểu kiến thức về giới
tính.
- Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn cho rằng: Giáo dục giới tính là chuyện tế nhị, không
nên đưa vào trường học hay phổ biến rộng rãi, đến lúc rồi các em sẽ tự biết.
- Sự phát triển đáng kể của ngành truyền thông, hệ thống internet, các mạng xã
hội… các em học sinh giờ đây có thể tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn các thế
hệ trước. Điều này vô tình ẩn chứa cả hai mặt tốt và xấu. Nếu không biết cách chọn
lọc để tiếp thu, những trang web sex, blog đen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời của
các em.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Môn học có tên “ giáo dục công dân” dường như bị quá sức trong sứ mệnh
“ góp phần giáo dục con người toàn diện” kể cả nội dung, chương trình học và
phương pháp giảng dạy.Môn GDCD hiện nay thiên về lý thuyết, mang tính hàn
lâm, chưa đưa ra những bài học giúp học sinh (HS) giải quyết những tình huống
trong cuộc sống. Nguyên 1 học kỳ của chương trình lớp 10, HS phải học nội dung
chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngay cả giáo viên cũng không biết dạy những kiến thức
này cho HS trong khi đó nội dung về đạo đức, kỹ năng sống thì quá ít.

4


+ Do sự thiếu thốn về phương tiện dạy học hiện đại ở nhiều trường học dẫn
đến việc đem đến cho học sinh những kiến thức về giới tính… là rất khó khăn.

- Nguyên nhân chủ quan:
+ Ở giáo viên: Ở một số trường giáo viên dạy GDCD là trái tay có thể là giáo
viên địa, lịch sử, công nghệ.. nên giáo viên dạy môn này dạy cho qua chuyện, cho
xong tiết không hề chú ý đến giáo dục giới tính cho học sinh.
+ Ở học sinh: Vì môn GDCD là môn không thi tốt nghiệp nên các em mang
tâm lí học đối phó giờ học GDCD của các em đươc coi như giờ “xả hơi”.

5


Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề
1. Một số khái quát chung về giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu
sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình
cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái
độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua
cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ
cộng đồng.
Điểm qua một số quốc gia về vấn đề giáo dục giới tính có thể thấy rằng
Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới
các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh. Tại Phần Lan, giáo dục giới tính
thường được tích hợp vào nhiều bài học bắt buộc còn tại Pháp, giáo dục giới tính đã
là một phần của chương trình học trong trường từ năm 1973, tuy nhiên ở Việt Nam
tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp chỉ có khoảng 0.3%
trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh,
hiện đang ở một số nơi có sự nhầm lẫn giữa GDGT với giáo dục tình dục. GDGT
không chỉ là việc dạy dùng chiếc bao su hay cách tránh thai thế nào cho hiệu quả
mà bản chất của GDGT chính là giáo dục làm người, giáo dục tình người.
Giáo dục giới tính trong phạm vi mục 1, bài 12- GDCD 10 trong sáng kiến của
tôi chính là giúp các em có nhứng hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình

yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt
qua trái cấm; giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh
biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở; giáo
dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ
năng phòng vệ cho các em gái, và một số nội dung khác xoay quanh tâm lý giới
tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức
để thay đổi hành vi, vững vàng nói “không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi
phát dục.
6


2. Nội dung tích hợp giáo dục giới tính trong bài
Hoạt động 1 tìm hiểu khái niệm tình yêu
Nội dung tích hợp trong hoạt động 1: tình bạn, tình bạn khác giới, sự khác nhau
giữa tình bạn khác giới và tình yêu.
GV chiếu một số những câu ca dao, tục ngữ, hình ảnh về tình bạn và tình yêu
Sau đó đặt câu hỏi cho từng nhóm
- Nhóm 1: Những hình ảnh trên nói lên điều gì? Tại sao các em cần có bạn ?
- Nhóm 2: Tình bạn khác giới là gì? Em có suy nghĩ gì về tình bạn khác giới?
- Nhóm 3: Tình bạn khác giới khác với tình yêu như thế nào?
- Nhóm 4: em hiểu như thế nào là tình yêu? Có ý kiến cho rằng:Tình yêu là chuyện
riêng tư của mỗi người, không liên quan gì đến người khác.Theo em, ý kiến đó là
đúng hay sai? Tình yêu đặt ra những vấn đề gì cho xã hội?
Các nhóm ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng phụ. ( Thời gian 5 phút)
Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận nhóm, tranh luận chung của lớp và nhấn mạnh
- Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó giữa hai hoặc một nhóm người vì hợp nhau
về tính tình, giống nhau về sở thích có chung một quan điểm sống lý tưởng, ước
mơ …….
- Tình bạn có vai trò lớn trong đời sống của mỗi người đặc biệt là với thanh thiếu
niên.

+ Trong quan hệ bạn bè mỗi người có thể tự đánh giá, tự tìm hiểu bản thân mình
qua tương tác với những người bạn đồng thời dựa vào sự góp ý của bạn bè mà tự
phấn đấu giáo dục mình tiến bộ, tự hoàn thiện.
+ Tình bạn là một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong tập thể
cùng nhau hoạt động, gánh vác chia sẻ, trong việc vươn tới ước mơ, hoài bão lý
tưởng của mình.
+ Tuy nhiên tình bạn lệch lạc có thể dẫn tới hành động xấu: bao che khuyết điểm
cho bạn bè, phái, chơi bời lêu lổng,….
- Cuối cùng giáo viên nêu lên những đặc điểm cơ bản của tình bạn tốt.
7


+ Có trách nhiệm lẫn nhau và giúp đỡ cùng nhau tiến bộ
+ Bình đẳng và tôn trọng nhau
+ Chân thành tin cậy
+ Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Tình bạn khác giới là tình bạn giữa nam và nữ ( hoặc giữa nữ và nam)
- Tình bạn khác giới làm cho mỗi người tự hoàn thiện mình, làm tôn vẻ đẹp của
mỗi giới. tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu, song không nhất thiết
mọi tình bạn khác giới đều chuyển thành tình yêu.
- Tình bạn khác với tình yêu là không có sự say mê về thể xác, không ghen tuông
khi bạn khác giới có người yêu.. Tình cảm giữa hai người khác giới có thể chuyển
thành thứ tình cảm có cảm xúc mãnh liệt và hấp dẫn về giới tính để chuyển thành
tình yêu.
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới. Ở họ có
sự phù hợp nhiều mặt...làm có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì
nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
 Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân, nhưng có trách nhiệm hướng dẫn
mọi người quan niệm và có thái độ đúng đắn trong tình yêu
Hoạt động 2 Thế nào là tình yêu chân chính

Nội dung tích hợp trong hoạt động 2: Tình yêu chân chính cần những gì? Lứa tuổi
học sinh THPT đã nên yêu chưa?
GV đưa ra một số tình huống sau đó đặt câu hỏi cho HS giải quyết sau đó đặt câu
hỏi vậy theo em thế nào là tình yêu chân chính?
Tình huống 1 : Câu chuyện của Hà và Tuấn
“Mình và Tuấn yêu nhau đã hơn 1 năm nay, tuy nhiên mình cảm thấy tình yêu của
chúng mình rất mong manh. Anh ấy nói yêu mình nhưng cách cư xử của anh ấy thế
nào ấy có khi hàng tháng anh ấy không đến nhà mình chơi, không lien lạc mặc dù
có điều kiện. Khi mình hỏi thì anh ấy trả lời qua quýt. Nhiều khi mình có chuyện
buồn anh ấy cũng không biết. Anh cũng không giới thiệu mình với bạn bè của anh,
8


khi mình thắc mắc thì anh tỏ ra khó chịu. Hình như anh ấy không thật lòng?! Mình
rất buồn không có tâm trí để nào để học nữa ! Hãy giúp mình với “
Em có nhận xét gì về tình yêu của Tuấn giành cho Hà? Nếu là bạn của Hà em sẽ
khuyên Hà làm gì?
Tình huống 2: Em có nhận xét gì về tình yêu của Vân?
“…Anh ấy ở xa mình nhưng lúc nào cũng quản lí, mình đi chơi xa anh ấy cũng yêu
cầu mình xin phép. Cứ coi mình là vật sở hữu không bằng. Anh ấy sợ mình thay
đổi nhưng thay đổi hay không là do tình cảm của mình với anh ấy chứ….”
Tình huống 3: Bị nhóm bạn xấu lôi kéo, Hùng xa vào con đường nghiện ma túy.
Mọi người khuyên mình không nên tiếp tục yêu Hùng nữa. Nhưng mình nghĩ lúc
này mới là lúc mình cần đến sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người chứ. Mình tin
tình yêu của mình sẽ dần giúp Hùng thoát khỏi con đường lầm lạc đó.(Huyền 18)
tuổi. Tình yêu của Huyền giành cho Hùng như thế nào?
HS suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình. Gv nhận xét và kết luận
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, phù hợp với các quan niệm đạo đức
tiến bộ xã hội.
- Biểu hiện:

+ Chân thực, quyến luyến, gắn bó.
+ Quan tâm sâu sắc, không vụ lợi.
+ Chân thành, tôn trọng, tin cậy.
+ Lòng vị tha và thông cảm

 Tình yêu là động lực mạnh mẽ để cá nhân vươn lên hoàn thiện bản thân.
GV Tiếp tục đặt vấn đề: Tình yêu đẹp là thế nhưng ở lứa tuổi học sinh các em đã
nên yêu chưa?
GV chia lớp thành hai đội với 2 quan điểm trái ngược nhau : Một đội đồng ý với ý
kiến nên yêu ở lứa tuổi HS, một đội không đồng ý với ý kiến nên yêu ở lứa tuổi HS
( 5 phút)
HS thảo luận và đưa ra những lý lẽ để bảo vệ cho quan điểm của mình
9


Sau khi HS tranh luận về quan điểm của mình GV nhận xét và kết luận bằng cách
cho HS xem phim chủ đề nên yêu hay không ở lứa tuổi HS của Thạc sĩ tâm lý học
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu .
Hoạt động 3 Những điều cần tránh trong tình yêu
Nội dung tích hợp trong hoạt động 3 : Chủ động tránh mang thai sớm trong tình
yêu lứa tuổi HS
Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh trình bày ý kiến và cách ứng xử
Tình huống 1 : Hoa là môt cô gái rất xinh đẹp. Đã có nhiều chàng trai theo đuổi
nhưng cô chưa nhận lời yêu ai. Thấy vậy, Tú đã đánh cược với bạn rằng mình sẽ
chinh phục được Hoa. Từ đấy, Tú ra sức săn đón, chăm sóc chiều chuộng Hoa và
nói với Hoa rằng anh ta không thể sống thiếu cô. Cuối cùng Hoa đã xiêu lòng..
Tình huống 2 : Em yêu 1 anh HS lớp 12, có lần anh ấy yêu cầu em quan hệ tình
dục. Em thật sự không muốn điều đó vì chúng em còn quá trẻ và mới yêu nhau,
nhưng anh ấy cứ khăng khăng nói rằng điều này là bình thường và em phải chứng
tỏ tình yêu với anh ấy. Em phải làm gì bây giờ? Em có nên đồng ý không?

Tình huống 3: Em B (học sinh lớp 10) và em A ( học sinh lớp 11) có “ yêu” nhau.
Trong một lần đi chơi vào tối ngày Noel, do không kiểm soát tình cảm và hành
động của mình, em B có thai. Vì lo sợ, em giấu bố mẹ và phải nghỉ học khi thai
lớn. Em A cũng phải nghỉ học và làm đám cưới với B. Em có nhận xét gì về sự việc
trên? Theo em B sẽ gặp những khó khăn gì khi mang thai sớm?
Tình huống 4: Em Nguyễn Thị S đang học lớp 10. Tuy nhiên, bố mẹ bắt em phải
nghỉ học để cưới chồng – là một người S mới gặp một lần. Nếu là S, em sẽ làm gì
trong tình huống trên?
Sau khi từng nhóm làm bài tập xong. Mỗi nhóm cử đại diện để trình bày.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm. Hướng đến cách nhìn nhận, ứng xử
tích cực, đúng đắn.

10


Tình huống 1: Việc làm của Tú không phải là tình yêu chân chính vì Tú làm điều
này xuất phát từ lời cá cược với bạn bè để chứng tỏ khả năng chinh phục của mình,
chứ không xuất phát từ tình cảm thực sự với Hoa.
Tình huống 2: Em nên từ chối yêu cầu của bạn trai với một số kỹ năng như :
- Lấy lí do sức khỏe
- Sử dụng điện thoại hỗ trợ
- Lí do “đèn đỏ”
- Nói lí lẽ để thuyết phục “mọi điều đẹp đẽ chỉ dành cho người biết chờ đợi”
- Sử dụng luật
- Nếu dùng tất cả những kỹ năng trên mà bạn trai vẫn cương quyết “ Đi quá giới
hạn” thì bạn S nên dừng mối quan hệ này lại vì đây không phải là tình yêu chân
chính, nó không có sự tôn trọng của bạn trai giành cho S.
Tình huống 3 : A và B hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ . Mặt khác, giấu
chuyện xảy ra với người lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những khó khăn B
phải gặp khi mang thai sớm: phải nghỉ học; bản thân ở trong tâm trạng hoang

mang, căng thẳng, lo lắng; tương lai bị ảnh hưởng; dễ bị gia đìnhvà/ hoặc xã hội
phân biệt đối xử; dễ kết hôn vội vàng và có nguy cơ thất bại, dễ bị sảy thai, sức
khỏe suy yếu; sau khi sinh con khó xin việc làm,…. Đối với đứa con: nguy cơ bị
gia đình và xã hội phân biệt đối xử trước mắt và trong tương lai do bị gia đình
ruồng bỏ, con bị suy dinh dưỡng, tuổi thơ bất hạnh,…
+ Tình huống 4: Nếu em là S: cần xác định rõ: Việc cưới chồng sớm theo ý bố mẹ
sẽ ảnh hưởng đến học tập và tương lai, vi phạm pháp luật Hôn nhân và gia đình
(tảo hôn). S cần phân tích cho bố mẹ thấy những điều sai và hậu quả của hành động
đó. Nếu bố mẹ vẫn không thay đổi ý kiến cần nói với thầy cô, chính quyền xã để
vận động. Đây là một hủ tục cần xóa bỏ ở địa phương
Giáo viên đúc kết:

11


- Ở lứa tuổi dậy thì các em đang trải qua những biến đổi về cơ thể, tâm lý tình
cảm sâu sắc. Tình bạn khác giới đem lại cho các em những cảm xúc, suy nghĩ, sự
mong nhớ niềm vui đồng thời băn khoăn lo lắng.
- Đối với các em chưa yêu, các em cần chuẩn bị trước tâm lý và kiến thức để có khả
năng nhận biết tình cảm của mình, có quyết định đúng đắn. Các em nhớ rằng việc
quan trọng nhất của các em trong giai đoạn này là học tập để chuẩn bị cho tương
lai, tình yêu có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học.
- Đối với các em đã có bạn khác giới, các em cần tỉnh táo, sáng suốt chú tâm học
tập, biết tôn trọng và nghĩ đến tương lai của cả hai, cần tránh những tình huống gây
mát kiểm soát: đi chơi riêng ở những nơi vắng vẻ, vào buổi tối, …
- Các em cũng có rất nhiều thắc mắc không biết hỏi ai, không dám hỏi. Hoặc khi
hỏi, các em thường bị la rầy, hoặc người lớn né tránh không muốn trả lời và cho
rằng các em còn nhỏ, chưa cần biết. Các em có thể bị sợ la rầy cho nên giữ im lặng
không muốn hỏi. Điều này về lâu dài sẽ có hại cho các em.
- Các em cần nhớ rằng khi có thắc mắc, lo lắng, các em nên tìm người chia sẻ và

giúp đỡ. Các em cần được cung cấp các thông tin cần thiết để các em có thể tự bảo
vệ mình
Giáo viên đi đến kết luận chính cho hoạt động 3
Những điều cần tránh trong Tình Yêu:
- Yêu quá sớm, nhầm lẫn tình yêu với tình bạn.
- Yêu 1 lúc nhiều người hoặc vụ lợi.
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân.

 Học tập và rèn luyện đạo đức cho tốt, xây dựng một tình bạn tốt và chân chính.
- GV kết luận nội dung toàn bài:
Trong đời sống tình cảm của cá nhân tình yêu giữ vị trí đặc biệt. Nó góp phần điều
chỉnh hành vi của con người và làm bộc lộ phẩm chất cá nhân, ở lưa tuổi THPT các
em đã có những rung động đầu đời tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rõ để tránh
nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu. Khi có những tình cảm khác giới chúng ta cũng
12


không nên né tránh nó mà hãy đón nhận, điều quan trọng là các em có kỹ năng sử
dụng những những kiến thức về giới tính mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài vào
tình huống của mình để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

13


Phần 3: Hiệu quả của SKKN
Qua 1 số năm giảng dạy môn GDCD, tôi nhận thấy: Nhiều giáo viên coi môn
GDCD là môn phụ, không cần thiết phải chú trọng, học sinh cũng không cần thiết
phải mất nhiều thời gian đối với môn học này. Từ suy nghĩ đó, nhiều giáo viên
giảng dạy môn GDCD cũng có tâm lý coi môn này là môn phụ, không cần thiết
phải đầu tư nhiều tâm huyết, mà có đầu tư thì học sinh cũng không học… Hơn nữa,

với phương pháp giảng dạy của những năm trước còn nặng về đọc chép, truyết
trình nên không phát huy được hết khả năng của học sinh, cũng không gây được
hứng thú cho học sinh đối với môn học này.
Trong những năm gần đây, nhờ chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước,
Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, áp
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tạo được hứng thú cho học sinh. từ đó,
tâm lý coi môn GDCD là môn phụ đã dần mờ nhạt.
Khi giảng dạy bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình, thực hiện
tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh trong tiết học này, tôi thấy thu được hiệu
quả rất khả quan: Hầu hết học sinh đều hứng thú với bài học vì đây là một nội dung
rất thực tế, hơn nữa, các hình ảnh, dẫn trứng, đoạn phim mà giáo viên đưa ra để
minh họa cho từng đơn vị kiến thức sẽ giúp học sinh nhìn nhận vấn giới tính một
cách tổng quan hơn, toàn diện hơn. Từ đó, học sinh sẽ dễ dàng hiểu được lý do tại
sao mình phải có những kiến thức về giới tính cho bản thân, năm học 2015-2016
qua tìm hiểu tôi nhận thấy không còn em HS nữ nào phải bỏ học sớm vì không hiểu
biết về giới tính nữa. Kết quả cụ thể khi tôi áp dụng sáng kiến như sau: Xét về chất
lượng bài làm, tính riêng phần câu hỏi về nội dung giáo dục giới tính trong bài 12
theo thang điểm 2/10 trong tổng điểm bài kiểm tra của môn GDCD 10, tôi đã so
sánh kết quả khảo sát các lớp khối 10 có đầu vào tương đương nhau (trung bình 15
điểm/học sinh) trong 1 năm chưa áp dụng SKKN ( 2014- 2015 ) và 1 năm áp dụng
SKKN ( 2015- 2016 ) như sau:

14


Năm học

Số học sinh

Loại điểm

0
10A1 ( 41 HS ) 5 (12%)
10A2 ( 41 HS) 7 (0%)
2014 –2015 (chưa áp dụng)
10A3 ( 40 HS) 8 (20%)
10A4 ( 40 HS) 7 (17,5%)
10A1 (44 HS) 0 (0%)
10A2 ( 42 HS ) 0 (0%)
2015- 2016 (đã áp dụng)
10A3 (43 HS ) 3 (7%)
10A4 (42 HS) 2 (4,7%)

0,5→ 1
20( 49%)
20(49%)
20(50%)
21(52,5%)
15(34%)
10(23,8%)
10(23%)
12(28,5%)

1→ 2
16(39%)
14(34%)
12(30%)
12(30%)
29(66%)
32(76,2%)
30(70%)

28(66,7%)

Kết quả trên với tôi có thể nói là chưa thật khả quan. Nhưng bước đầu đã thể
hiện tính khả thi trong phương pháp giảng dạy của mình. Tuy các em làm bài đạt
điểm giỏi chưa thật sự nhiều nhưng điểm yếu và trung bình đã được khắc phục đặc
biệt là điểm khá đã tăng lên rõ rệt. Theo tôi, bước tiến bộ nêu trên là dấu hiệu đáng
mừng bởi vì với học sinh trường THPT Hương Cần - một trường miền núi và đối
tượng học sinh là con em dân tộc còn nhiều khó khăn thời gian và điều kiện để các
em tìm hiểu những kiến thức về giới tính còn hạn hẹp. Đối với môn học GDCD ở
nhà trường phổ thông, chất lượng không chỉ hoàn toàn biểu hiện bằng điểm số mà
còn biểu hiện trong những tiết học khi học sinh hứng thú, chủ động, tích cực, yêu
thích môn học, đặc biệt là khả năng áp dụng kiến thức giáo dục giới tính vào chính
cuộc sống của các em.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

15


SKKN trình bày một số kinh nghiệm về nội dung tích hợp giáo dục giới tính
cho học sinh THPT với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng học tập môn
GDCD và cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về giới tính cho các em. Và kết
quả thực nghiệm cũng đã cho thấy có sự sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm của các
em về giới tính thông qua nội dung bài kiểm tra trên lớp cũng như trong cuộc sống
hàng ngày của các em. Thế nhưng, để những đề xuất này có thể đạt được kết quả
cao thì ngoài lí thuyết đã nêu còn nhiều yếu tố khác: đó là sự truyền đạt của giáo
viên, hệ thống bài tập rèn luyện phù hợp, sự tìm tòi, ham hiểu biết của học sinh….
Trên tinh thần không ngừng học hỏi và gắn bó với công việc dạy học GDCD,
tôi hi vọng vấn đề mà SKKN đề xuất sẽ tiếp tục được nghiên cứu, đưa ra những

phương pháp mới và hiệu quả hơn nữa để các em học sinh có thể có những kiến
thức sâu hơn về giáo dục giới tính, để phát huy chức năng của môn GDCD chính
là giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người.
2. Những ý kiến đề xuất
Trong quá trình giảng dạy môn GDCD, đặc biệt là việc giáo dục giới tính cho
học sinh qua một số tiết học, tôi nhận thấy có một số khó khăn:
Tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh chỉ thực hiện trong một số tiết học và
chỉ lồng ghép trong một số đơn vị kiến thức với thời lượng rất hạn chế, đôi khi còn
mang tính chất “ cưỡi ngựa xem hoa”, vì vậy mà hiệu quả giáo dục còn chưa cao.
Theo tôi, giáo dục giới tính cho học sinh trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa
quan trọng. Vì vậy muốn hoạt động này đạt hiệu quả cao, nên chăng phải có những
đợt tập huấn cho giáo viên về phương pháp, kỹ năng cần thiết trong việc gắn giảng
dạy các môn học với giáo dục giới tính trong đó có môn GDCD và một số bộ môn
khác như sinh học, ngữ văn... Nên thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa về
giáo dục giới tính cho các em học sinh thông qua các hình thức như là : đóng kịch,
thi hùng biện...điều này sẽ làm tăng hứng thú cho HS.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×