Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Chiến lược trỗi dậy hòa bình của trung quốc và tác động đến an ninh khu vực đông nam á đầu thế kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

LƢU VIỆT HÀ

CHIẾN LƢỢC “TRỖI DẬY HÒA BÌNH”
CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ĐẦU THẾ KỈ XXI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 62 31 02 06

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

LƢU VIỆT HÀ

CHIẾN LƢỢC “TRỖI DẬY HÒA BÌNH”
CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ĐẦU THẾ KỈ XXI



Chuyên ngành

: Quan hệ quốc tế

Mã số

: 62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả
và thông tin nêu trong luận án là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận
án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2016
Tác giả

Lưu Việt Hà


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS
Nguyễn Thái Yên Hương – Phó Giám đốc, Học Viện Ngoại giao – người đã tận

tình hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu và cho tôi nhiều nhận xét rất xác
đáng, thiết thực đồng thời gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng hay để tôi có thể hoàn
thành Luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý
báu và có giá trị của các nhà khoa học qua những buổi thảo luận ở Bộ môn, Cơ
sở và phản biện độc lập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Khoa Đào tạo Sau Đại học, Học
viện Ngoại giao sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ quản lý Thư viện Quốc gia,
Thư viện của Học viện ngoại giao, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tiếp cận được thông tin
và tài liệu trong quá trình hoàn thành Luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn mọi người trong gia đình, bạn bè, các anh chị
em lớp Nghiên cứu sinh Khóa 4 đã luôn khuyến khích, động viên để tôi có được
môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất trong thời gian vừa qua.

Tác giả luận án

Lưu Việt Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƢỢC “TRỖI DẬY
HÒA BÌNH” CỦA TRUNG QUỐC ................................................................ 17
1.1. Cơ sở lịch sử ............................................................................................ 17
1.2. Cơ sở thực tiễn hình thành chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình” ................ 26
1.3. Mục tiêu của “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc ................................ 30
1.3.1. Xóa bỏ “thuyết đe dọa” nhằm vào Trung Quốc ................................. 30
1.3.2. Kiến tạo hình ảnh một cường quốc mới nổi thân thiện, có trách nhiệm. 31
1.3.3. “Phục hưng” Trung Quốc .................................................................. 32
1.3.4. Tìm kiếm nguồn tài nguyên bổ sung cho phát triển của Trung Quốc 33

1.4. Các phƣơng thức thực hiện chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình” ............... 34
1.4.1. Mở rộng quan hệ ngoại giao .............................................................. 34
1.4.2.Tăng cường hợp tác kinh tế................................................................. 41
1.4.3. Đẩy mạnh triển khai sức mạnh mềm trên thế giới ............................. 44
1.4.4. Thúc đẩy hợp tác về an ninh ............................................................. 47
Tiểu kết .............................................................................................................. 52
CHƢƠNG 2: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á TRƢỚC CHIẾN LƢỢC “TRỖI DẬY HÒA BÌNH” CỦA
TRUNG QUỐC ................................................................................................. 54
2.1. Một số vấn đề an ninh tại khu vực Đông Nam Á đầu thế kỉ XXI ....... 54
2.1.1. Cạnh tranh năng lượng và biến đổi khí hậu ....................................... 54
2.1.2. Khủng bố bạo lực và ly khai dân tộc.................................................. 58
2.1.3. Gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh hải ............................................. 60
2.1.4. Chạy đua vũ trang và gia tăng tập trận chung .................................... 65
2.2. Vị trí của Đông Nam Á trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc .. 68
2.3. Đông Nam Á trƣớc sự trỗi dậy của Trung Quốc ................................. 72
2.3.1. Cơ hội phát triển đối với Đông Nam Á .............................................. 72
2.3.2. Thách thức đối với sự phát triển của Đông Nam Á............................ 75


2.4. Phƣơng hƣớng và thực tiễn Trung Quốc triển khai điều chỉnh chiến
lƣợc đối ngoại đối với Đông Nam Á ............................................................. 82
Tiểu kết ............................................................................................................ 102
CHƢƠNG 3: CHIỀU HƢỚNG TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC “TRỖI
DẬY HÒA BÌNH”

ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ VIỆT NAM

TRONG


TƢƠNG LAI ................................................................................................... 103
3.1. Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
khu vực Đông Nam Á sau Đại hội XVIII ................................................... 103
3.1.1. Một số điều chỉnh chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN ..... 103
3.1.2. Nguyên nhân điều chỉnh chính sách................................................. 105
3.1.3. Chính sách ngoại giao láng giềng .................................................... 111
3.1.3.1. Định hướng chính sách .............................................................. 111
3.1.3.2. Một số bước đi cụ thể ................................................................ 116
3.2. Xu thế quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong những năm tới ............. 117
3.3. Vị trí của Việt Nam trong chiến lƣợc đối ngoại của Trung Quốc đối với
ASEAN .......................................................................................................... 123
3.4. Tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Việt Nam ........... 129
3.4.1. Nhân tố thúc đẩy ............................................................................... 130
3.4.2. Nhân tố hạn chế ............................................................................... 131
3.5. Một số đề xuất chính sách cho Việt Nam trước sự trỗi dậy của
Trung Quốc ................................................................................................. 138
Tiểu kết ............................................................................................................ 140
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 147
PHỤ LỤC 1...................................................................................................... 168
PHỤ LỤC 2...................................................................................................... 196
PHỤ LỤC 3...................................................................................................... 223
PHỤ LỤC 4...................................................................................................... 230


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh


AC

ASEAN Community

ACCF

ASEAN - China Cooperation Fund

ACFTA

ASEAN - China Free Trade Area

ACJCC

ACJSTC

Tiếng Việt
Cộng đồng ASEAN
Quỹ hợp tác ASEAN - Trung
Quốc
Khu mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc

ASEAN - China Joint Cooperation

Ủy ban hợp tác chung ASEAN

Committee

- Trung Quốc


ASEAN - China Joint Science and
Technology Committee

Ủy ban chung về khoa học và
Công nghệ ASEAN - Trung
Quốc

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu mậu dịch tự do ASEAN

AIA

ASEAN Investment Area

Khu vực đầu tư ASEAN

Asia Infrastructure Investment

Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng


Bank

Châu Á

ASEAN Ministerial Meeting

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

ASEAN Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Cooperation

Á - Thái Bình Dương

ASEAN Political - Security

Cộng đồng chính trị - an ninh

Community

ASEAN

ASEAN Region Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN Socio - Cultural


Cộng đồng văn hóa - xã hội

Community

ASEAN

AIIB
AMM
APEC

APSC
ARF
ASCC


Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

ASEM

The Asia - Europe Meeting

Diễn đàn hơp tác Á – Âu

ASEAN + 1


ASEAN Plus One

Hợp tác ASEAN với từng bên

ASEAN + 3

ASEAN Plus Three

CAEXPO

China - ASEAN Expo

ASEAN

CABIS

CLMV

CNOOC

COC

DOC
EEZ
EPA

China - ASEAN Business and
Investment Summit


Hợp tác ASEAN và Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
Triển lãm mậu dịch ASEAN Trung Quốc
Hội nghị Thượng đỉnh kinh
doanh và đầu tư Trung Quốc –
ASEAN

Cambodia, Lao PDR, Myanmar and Campuchia, Lào, Myanmar và
Vietnam
China National Offshore Oil Corp

Việt Nam
Công ty dầu khí ngoài khơi
quốc gia Trung Quốc

Code of Conduct in the South

Bộ quy tắc ứng xử trên Biển

China Sea

Đông

Declaration on Conduct of the

Tuyên bố ứng xử các bên ở

Parties in the East Sea

Biển Đông


Exclusive Economic Zone

Vùng đặc quyền kinh tế

Economic Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế song
phương

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Area

Khu mậu dịch tự do

FPDA


Five Power Defense Arrangements

Thỏa thuận phòng thủ 5 nước

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


Chương trình hơp tác tiểu vùng

GMS

Greater Mekong Sub region

IAI

Initiative for ASEAN Integration

Sáng kiến hội nhập ASEAN

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

MOU


Memorandum of Understanding

Bản ghi nhớ

MRC

Mekong River Commission

Ủy hội sông Mê Kông

NATO

North Atlantic Treaty Organization

RCEP
SCO
TAC

Mê Kông mở rộng

Khối quân sự Bắc Đại Tây
Dương

Regional Comprehensive Economic Hiệp định đối tác kinh tế toàn
Partnership

diện khu vực

Shanghai Cooperation Organisation


Tổ chức hợp tác Thượng Hải

Treaty of Amity and Cooperation in Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Southeast

Đông Nam Á

UN Convention on the Law of the

Công ước Liên Hợp Quốc về

Sea

luật biển

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

UNCLOS

Tổ chức thương mại thế giới



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những hiện tượng được nói đến nhiều nhất ở Châu Á – Thái
Bình Dương sau Chiến tranh lạnh là sự trỗi dậy mạnh mẽ của một nước Trung
Quốc đầy tham vọng. Quá trình cải cách mở cửa hơn 35 năm qua đã đem lại cho
Trung Quốc một tầm vóc kinh tế, chính trị, quân sự mà không một quốc gia hay
một chủ thể quan hệ quốc tế nào ở khu vực có thể bỏ qua trong tính toán chiến
lược của mình.
Cũng chính vì điều đó mà từ đầu thập niên 1990 đến nay, các cuộc tranh luận
về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như chính sách đối với Trung Quốc đã diễn ra
vô cùng sôi nổi. Là một nước lớn ở khu vực, có liên quan ở mức độ cao đến các vấn
đề an ninh khu vực, một Trung Quốc trỗi dậy đã, đang và sẽ dẫn đến những hệ lụy
quan trọng đối với tình hình an ninh khu vực và trên thế giới.
Lý luận về “trỗi dậy hòa bình” được Phó Hiệu trưởng trường Đảng của
Trung Quốc là ông Trịnh Tất Kiên lần đầu tiên đưa ra trong Diễn đàn Châu Á tại
Bác Ngao ( Hải Nam, Trung Quốc) tổ chức tháng 11 năm 2003. Sau đó, Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trình bày cụ thể
tại các dịp khác nhau ở trong và ngoài nước về tư tưởng phát triển hòa bình của
Trung Quốc.
Tháng 12 năm 2005, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra sách trắng về
“Con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc” trình bày và giải thích toàn
diện lý luận phát triển hòa bình của Trung Quốc. Với lý luận này, Trung Quốc
muốn chứng tỏ với thế giới rằng, Trung Quốc sẽ không theo con đường thách
thức trật tự thế giới, mà đi theo con đường phát triển hợp tác cùng có lợi, cùng
thắng lợi, là đối tác xây dựng chứ không phải là kẻ thách thức hoặc phá hoại đối
với hệ thống hiện hành.



2

Quá trình triển khai chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc nhằm
mục tiêu mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ tạo dựng môi trường an ninh ổn
định là một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của Trung Quốc.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược trên lĩnh vực này, Trung Quốc đã phân
chia thành các nhóm đối tượng với các mục tiêu cụ thể: tăng cường quan hệ với
các nước láng giềng; cân bằng chiến lược với các nước lớn và khu vực quan
trọng; nâng cao vai trò và vị thế của Trung Quốc trong các cơ chế đa phương và
quốc tế; tăng cường sức mạnh mềm trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa không ngừng gia tăng,
sự liên kết giữa các quốc gia ngày càng lớn mạnh sẽ tác động tới đời sống và trật
tự quốc tế là điều tất yếu. Tuy nhiên, có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau từ
các học giả, các nhà hiện thực chủ nghĩa cho rằng sự vươn lên của Trung Quốc
thực sự là một mối đe dọa sẽ dẫn đến sự đảo lộn cán cân quyền lực ở khu vực vì
Trung Quốc là một cường quốc không chấp nhận nguyên trạng. Nhưng những quan
điểm lạc quan khác lại cho rằng không nên quá lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc,
hay tin rằng Trung Quốc trỗi dậy bằng con đường hội nhập với thế giới sẽ đóng góp
cho hòa bình khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, ASEAN với 10 thành viên đang ngày càng đóng vai trò quan
trọng về an ninh, kinh tế, chính trị cả ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lẫn
trên thế giới. Trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, ASEAN chiếm một vị trí
quan trọng trong chiến lược hợp tác phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc
muốn xây dựng thành công chiến lược hợp tác phát triển hiện đại hóa đòi hỏi có
một môi trường quốc tế hòa bình, nhất là môi trường hòa bình ổn định lâu dài
với các nước láng giềng xung quanh. Trung Quốc với ASEAN có quan hệ láng
giềng gần gũi với nhau. Bởi vậy phát triển quan hệ thân thiện, tin cậy lẫn nhau là
một mục tiêu quan trọng trong chính sách ngoại giao toàn diện của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt đẹp đã đạt được trong thời gian qua,

quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong thời gian tới cũng phải đương đầu với


3

nhiều thách thức và phức tạp. Sự hoài nghi của các nước ASEAN với Trung
Quốc vẫn còn đó, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ vào đầu
thế kỉ XXI. Thêm vào đó, trước một loạt những hành động leo thang trong tranh
chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN có liên quan trong
thời gian qua cũng như việc tăng cường đầu tư hiện đại hóa quân sự ngày càng
mạnh mẽ của Trung Quốc đã làm thay đổi một hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” như
Trung Quốc vẫn thường nói. Với vai trò là một nước lớn và đông dân nhất trên
thế giới, sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn sẽ thách thức trật tự thế giới hiện
hành, tạo ra các mối đe dọa về an ninh, môi trường hòa bình và ổn định của thế
giới trong thế kỉ XXI. Do đó, với vị trí là những quốc gia láng giềng gần gũi, các
nước ASEAN đã và đang phải có một số điều chỉnh cụ thể trong chính sách của
mình để nhằm đối phó với chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc trong
tình hình mới.
Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu một chiến lược lớn như “ trỗi dậy hòa
bình” trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó tới tình
hình an ninh khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan
trọng và cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang phát triển
mạnh mẽ, nhanh chóng và còn nhiều nghi ngại về “mối đe dọa Trung Quốc” từ
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu
sinh đã chọn đề tài: “Chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và tác
động đến an ninh khu vực Đông Nam Á đầu thế kỉ XXI” để làm luận án tiến
sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và tác động đến tình hình an
ninh khu vực Đông Nam Á đầu thế kỉ XXI là một trong những vấn đề đang thu

hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế trong thời gian
gần đây. Vấn đề này đã được đề cập qua một số bài viết trên các tạp chí (Nghiên
cứu quốc tế, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Nam Á, Lý luận chính
trị, Đối ngoại,....).


4

2.1. Các công trình nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc
- Ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc trong những năm gần đây cũng có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động đến các nước xung
quanh tiêu biểu như là: “中国的崛起与东亚秩序的转型” (Sự trỗi dậy của
Trung Quốc và sự thay đổi trật tự quốc tế ở Đông Á), do tác giả 阮宗泽
(Nguyễn Tông Trạch) chủ biên và được NXB Đại học Bắc Kinh xuất bản năm
2007. Trong cuốn sách này, tác giả trình bày về lý do tại sao cần nghiên cứu về
sự trỗi dậy của Trung Quốc, các học giả trong và ngoài nước nhìn nhận về quan
hệ giữa Trung Quốc và các nước ở khu vực Đông Á như thế nào? Đồng thời
cũng phân tích về sự biến đổi của trật tự quốc tế dưới sự trỗi dậy của Trung
Quốc. Trong đó, ở phần cuối tác giả có đưa ra phân tích và kiến nghị về việc
Trung Quốc cần duy trì vai trò là “người chèo lái” ở khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, trong tác phẩm “中国和平崛起论” (Thuyết trỗi dậy hòa
bình của Trung Quốc) của tác giả 杨守明 (Dương Thủ Minh) do nhà xuất bản
nhân dân An Huy xuất bản tháng 12 năm 2008, tác giả đã trình bày về quá trình
hình thành thuyết “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và nhận định Trung Quốc
không muốn trở thành kẻ thù của bất kì quốc gia nào, tuy nhiên “nếu các quốc
gia khác coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ thực sự trở thành kẻ thù
của họ, vậy thì sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ tạo thành sự đe dọa đối với nước
đó; nếu như họ coi Trung Quốc là bạn, vậy thì Trung Quốc sẽ trở thành người
bạn thực sự của họ và sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự hòa bình và

phát triển trên thế giới”. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng, Trung Quốc sẽ kiên
trì đi theo con đường hòa bình, hợp tác và lấy hòa bình, hợp tác là phương thức
trỗi dậy của Trung Quốc trong tương lai.
Ngoài ra có thể kể đến 02 cuốn sách tham khảo có tựa đề là: “Trung Quốc
trỗi dậy hòa bình” của hai tác giả Giang Tây Nguyên và Hạ Lập Bình và được
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2007 và 2008 do dịch giả Dương


5

Danh Dy biên dịch. Trong hai tác phẩm trên, các tác giả nhận định sự “trỗi dậy
hòa bình” của Trung Quốc là một vấn đề trọng đại đối với sự phát triển đất nước
Trung Quốc trong tương lai và hai mươi năm đầu thế kỉ XXI, đối với Trung
Quốc là một thời kì cơ hội chiến lược quan trọng cần phải nắm chắc và việc
Trung Quốc đi theo con đường “trỗi dậy hòa bình”. Đồng thời cũng khẳng định
nhân tố kiềm chế bên ngoài lớn nhất đối với việc Trung Quốc có trỗi dậy hòa
bình hay không là Mỹ. Tuy nhiên vì đây là cuốn sách được dịch ra từ nguyên
bản tiếng Trung sang tiếng Việt nên cũng không thể tránh khỏi cách nhìn một
chiều, hơi thiên về việc ca ngợi, tuyên truyền về chiến lược “trỗi hòa hòa bình”
theo quan điểm của các học giả Trung Quốc và các tác giả này cũng chưa đưa ra
được những luận cứ khách quan cũng như cách nhìn nhận của các quốc gia trên
thế giới và trong khu vực về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, còn có một số công trình khác của Trung Quốc đề cập đến
các nội dung cơ bản về khái niệm “trỗi dậy hòa bình”, cũng như về nguồn gốc,
phương thức thực hiện, kết quả, triển vọng và khả năng hiện thực hóa chiến lược
này. Một số học giả có uy tín của Trung Quốc đã có một số bài viết liên quan
đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, điển hình là: Dương Chí Cường, Cát Kiến Hùng
(2001), với “Sự thịnh suy của các vương triều Trung Quốc”; Môn Hồng Hoa
(2005), với “Khuôn khổ hình thành Đại chiến lược Trung Quốc”; Hồ An Cương
(2007), với “Con đường trỗi dậy của Trung Quốc”; Vương Phàm với “Chiến lược

nước lớn hòa bình của Trung Quốc”; Hàn Niệm Long với “Ngoại giao đương đại
Trung Quốc”…Trong các tác phẩm trên, các tác giả có một cái nhìn tổng thể, toàn
diện và đa chiều về con đường đi tới sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả này
đã có những phân tích, nghiên cứu đi sâu từ cội nguồn lịch sử của Trung Quốc,
đến tiến trình phát triển của đất nước này và mục tiêu phát triển hiện nay là nhằm
đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu thế giới trên tất cả mọi mặt. Từ đó muốn
chứng minh rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là con đường tất yếu.


6

- Ở Việt Nam, có một số công trình đáng chú ý nghiên cứu về quá trình trỗi
dậy của Trung Quốc như Đỗ Tiến Sâm (chủ biên) (2013), ―Chính trị Trung
Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam‖, NXB Từ
điển Bách Khoa,; Đỗ Minh Cao (chủ biên) (2013), ― Sự trỗi dậy về quân sự của
Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, NXB Từ điển Bách Khoa;
Nguyễn Kim Bảo (chủ biên) (2013), “ Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và
những vấn đề đặt ra cho Việt Nam‖, NXB Từ điển Bách Khoa; Hoàng Thế Anh
(chủ biên) (2013), “Xã hội Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề
đặt ra cho Việt Nam”, NXB Từ điển Bách Khoa; Nguyễn Thu Phương (chủ biên)
(2013), “Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra
cho Việt Nam”, NXB Từ điển Bách Khoa; Lê Văn Mỹ (chủ biên) (2013),
“Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho
Việt Nam”, NXB Từ điển Bách Khoa. Mặc dù các công trình trên được nghiên
cứu một cách công phu trên nhiều lĩnh vực của Trung Quốc tuy nhiên qua nghiên
cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy các công trình trên mới chỉ tổng kết quá trình trỗi
dậy của Trung Quốc sau hơn 30 năm trên từng lĩnh vực cụ thể như: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng chứ không đánh giá về chiến lược “trỗi
dậy hòa bình” của Trung Quốc.
Bên cạnh đó còn có một số bài nghiên cứu khác về vấn đề trỗi dậy của

Trung Quốc được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc nhưng số lượng
không nhiều, chủ yếu nghiên cứu liên quan đến trỗi dậy về kinh tế, trỗi dậy theo
sức mạnh mềm và trỗi dậy quân sự của Trung Quốc, có thể kể đến là: Đinh Vỹ
(2004), “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và trách nhiệm với thế giới: nhìn lại và
đánh giá”, Nguyễn Thu Mỹ (2011), Sự trỗi dậy của Trung Quốc: nhìn từ phía
Mỹ, số 3 năm 2011; Chử Bích Thu (2012), Nhìn nhận vai trò của sức mạnh mềm
trong sự trỗi dậy của Trung Quốc, số 7 năm 2012; Đỗ Minh Cao (2012), Sự trỗi
dậy về quân sự của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến an ninh thế giới, số 2
năm 2012; Nguyễn Thị Thu Phương (2012), Văn hóa trong tiến trình “trỗi dậy”


7

của Trung Quốc, số 9 năm 2012; Phạm Thị Thanh Bình – Nguyễn Xuân Cường
(2013), Sự trỗi dậy Trung Quốc và những thách thức, số 4 năm 2013; Lê Kim Sa
(2013), Ứng xử với Trung Quốc “trỗi dậy”: Thời cơ và thách thức đối với Việt
Nam; Hoài Nam – Lan Anh (2013), Quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong bối
cảnh Trung Quốc trỗi dậy, số 10 năm 2013.
- Ở Phƣơng Tây, cũng đã có nhiều học giả nghiên cứu về sự trỗi dậy của
Trung Quốc, trong đó có một số công trình sách nghiên cứu về sự trỗi dậy của
Trung Quốc bằng tiếng Anh có thể kể đến như là: China‟s rise: Challenges and
Opportunities của các tác giả C. Fried Bergsten, Charles Freeman, Nicholas
R.Lardy, Derek J. Mitchell; The rise of China and the logic of strategy của tác
giả Edward Lottwak; China‟s “peaceful rise” in the 21th century: domestic and
international của tác giả Sujian Guo hay tác phẩm China‟s peaceful rise in a
global context, a domestic aspect of China‟s road của tác giả Jinghao Zhou.
Trong các tác phẩm trên, đa số các học giả đã nhìn nhận và phân tích sự trỗi dậy
của Trung Quốc ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên tất cả các học giả đều có
nhận xét rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc vừa là cơ hội nhưng cũng đem lại
không ít thách thức, có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế,

chính trị, an ninh, xã hội trên toàn thế giới.
Đối với các nước láng giềng nhỏ xung quanh Trung Quốc thì quan điểm
của Trung Quốc trên các vấn đề biên giới lãnh thổ trở thành vấn đề quan ngại
lớn nhất. Theo học giả Noel M. Morada trong bài "ASEAN and the Rise of
China: Engaging, while Fearing, an Emerging Regional Power" (cuốn The Rise
of China and a Changing East Asian Order, Japan Center for Intemational
Exchange, 2004), mặc dù chính sách can dự với Trung Quốc của ASEAN cũng
đem lại những tiến triển nhất định trong hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và
ASEAN, các nước ASEAN vẫn còn nghi ngờ ý đồ của người láng giềng khổng
lồ, đặc biệt khi lời nói của Tnmg Quốc không đi đôi với việc làm của nước này.
Do đó, chừng nào những vấn đề của Trung Quốc với thế giới chưa được giải


8

quyết xong thì tính bất ổn của Trung Quốc trỗi dậy càng cao và việc cần có một
chính sách phải can dự với Trung Quốc càng trở nên cấp thiết. Đồng thời, trên
bình diện quốc tế, để đối phó thành công một cường quốc mới trỗi dậy đòi hỏi
một chiến lược dính líu đa phương toàn diện, khuyến khích Trung Quốc trở
thành một thành viên tích cực trong các thể chế hợp tác ở khu vực và trên thế
giới, lôi kéo Trung Quốc cùng xây dựng luật chơi và lòng tin, từ đó giúp Trung
Quốc định hình những lợi ích mới trong sự ổn định quốc tế, và tìm kiếm sự ủng
hộ của Trung Quốc đối với quan điểm giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc,
nhưng chủ yếu phân tích ở góc nhìn về thuyết mối đe dọa Trung Quốc (China‟s
threat theory), có thể kể đến như là: Herbert Yee and Ian Storey, The China‟s
threat: Perception, Myth and reality, Routledge Courzon, 2002; Henry Rosemont,
“Trung Quốc có phải là mối đe dọa” (Is China a threat?), “Chính sách ngoại giao
trọng tâm” (Foreign policy in focus), Washington, DC, Feb 6, 2008; William W.
Keller and Thomas G. Rawski,” Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự cân bằng ảnh

hưởng ở Châu Á” (China‟s Rise and the Balance of Influence in Asia),
University of Pittsburgh Press, June 29, 2007.
Các bài viết trên chủ yếu đánh giá Trung Quốc theo sự nhìn nhận của các
nước dưới góc độ về “Thuyết mối đe dọa Trung Quốc”, đồng thời một số học giả
có nhận định rằng với sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế và hiện đại hóa quân sự
một cách nhanh chóng, cùng với sự trỗi dậy về chủ nghĩa dân tộc của Trung
Quốc, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp trên biển đã dẫn đến việc nhiều nước coi
Trung Quốc là “mối đe dọa” không chỉ về mặt an ninh mà cả về mặt kinh tế.
2.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc có
liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc
Lê Văn Mỹ, Bước đầu tìm hiểu về ―ngoại giao láng giềng‖ của Trung
Quốc từ sau chiến tranh lạnh, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2005.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng tuy vẫn có một số nước
ASEAN lo ngại “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc”, vẫn chưa lơi lỏng cảnh


9

giác đối với Trung Quốc, nhưng đã bắt đầu ý thức được sự tăng trưởng kinh tế
của Trung Quốc không tạo ra mối đe dọa an ninh thực sự đối với ASEAN. Khi
Trung Quốc một mình chiếm ưu thế trên các lĩnh vực thu hút vốn nước ngoài,
xuất khẩu, phát triển kinh tế, có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với
ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư và thị trường xuất khẩu. Tuy
nhiên, Trung Quốc và ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức như là
vấn đề “ thuyết mối đe dọa của Trung Quốc”, vấn đề người Hoa, vấn đề các
nước lớn Mỹ, Nhật, Ấn Độ đều tăng cường quan hệ với các nước ASEAN nhằm
kiềm chế Trung Quốc và đặc biệt là vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Lưu Minh Phúc, Giấc mơ Trung Quốc: Tư duy nước lớn và vị thế chiến
lược trong thời đại hậu Mỹ, nhà xuất bản Thời đại xuất bản năm 2011. Trong
công trình này, tác giả cho rằng, Trung Quốc nên trở thành một quốc gia hùng

mạnh với quân đội hùng mạnh. Trung Quốc nên đặt mục tiêu vượt qua Mỹ với tư
cách là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Thế kỷ XXI là thế kỷ chứng kiến
cuộc đua tranh quyết liệt giữa hai siêu cường Mỹ – Trung Quốc để giành vị trí số
một thế giới. “Giấc mơ Trung Quốc” là cuốn sách đầu tiên công khai tuyên bố
mục tiêu thay Mỹ lãnh đạo thế giới, trở thành đất nước lãnh tụ, quốc gia giàu
mạnh nhất trên thế giới của Trung Quốc. Trong tác phẩm của mình, ông Lưu
Minh Phúc đã nhấn mạnh về giấc mơ của người Trung Quốc muốn xây dựng đất
nước mình trở thành cường quốc số một trên thế giới. Từ đó cụm từ “giấc mơ
Trung Quốc” đã trở thành tâm điểm của nhiều công trình nghiên cứu và cũng
nhiều lần được nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình nhắc
tới trong các bài phát biểu của mình.
Lê Văn Mỹ, Ngoại giao cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu
thế kỉ XXI, nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa năm 2011, trong tác phẩm của mình,
tác giả đã có những luận giải khá toàn diện về chính sách ngoại giao của Trung
Quốc trong thời gian 20 năm đầu thế kỷ XXI. Trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI,
ngoại giao Trung Quốc có những nét nổi bật, có nhiều thành công và cũng có
những hạn chế. Từ cuối thế kỷ XX, bước sang đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trỗi


10

dậy đi lên như một cường quốc phát triển toàn diện và ngoại giao Trung Quốc đã
thực sự giúp cho việc tạo một ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc
trên thế giới.
Phạm Sao Mai, Nội hàm chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc,
Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 84 năm 2011, trong bài nghiên cứu của mình, tác
giả đã phân tích quá trình hình thành, những nội dung của chiến lược “Phát triển
hòa bình” của Trung Quốc, các nhóm phương thức sẽ sử dụng và khả năng thành
công của chiến lược này. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng, trong quá trình trỗi
dậy, Trung Quốc không mong muốn sử dụng phương thức chiến tranh nhưng ít có

khả năng từ bỏ hoàn toàn phương thức sử dụng sức mạnh. Trong quá trình phân
tích, tác giả đã đưa ra những khái niệm, mục tiêu, biện pháp triển khai của chiến
lược này, đồng thời cho rằng xét các nguồn lực của Trung Quốc hiện nay cũng
như tiềm năng phát triển của Trung Quốc trong tương lai, có thể thấy rằng nước
này có đủ khả năng để thực hiện mục tiêu trỗi dậy. Tác giả cho rằng sự trỗi dậy
của Trung Quốc vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức với thế giới và
khu vực. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa những cơ hội và thách thức này.
Phạm Hồng Yến, Ngoại giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa bình
của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 85 năm 2011. Trong bài viết của
mình, khi phân tích về nhận thức của chính phủ Trung Quốc về vai trò của ngoại
giao văn hóa tromg chiến lược phát triển hòa bình, tác giả cho rằng chiến lược văn
hóa, vốn được coi là “tư tưởng, mục tiêu, phương thức và hướng chỉ đạo cơ bản của
một quốc gia hoặc khu vực nhằm truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc” đóng vai
trò không thể thiếu đối với sự tồn tại, phát triển lớn mạnh của một dân tộc, quốc gia.
Ở góc độ chính sách, các hoạt động ngoại giao văn hóa được áp dụng như công cụ
quảng bá và đảm bảo với thế giới rằng “mô hình phát triển Trung Quốc” được thực
hiện thông qua con đường “phát triển hòa bình”, qua đó làm “mềm” hóa sự trỗi dậy
của Trung Quốc và làm giảm bớt lo ngại về mối đe dọa Trung Quốc. Bên cạnh đó,
các hoạt động ngoại giao văn hóa được sử dụng nhằm tạo dựng và nâng cao vị thế
Trung Quốc là một nước lớn thân thiện, có trách nhiệm.


11

Nguyễn Hùng Sơn – Đặng Cẩm Tú, Bàn về chiến lược cường quốc biển
của Trung Quốc sau Đại hội XVIII, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 4 tháng 12
năm 2014. Trong bài viết, các tác giả nhận định rằng trong lịch sử thế giới, hầu
hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh
trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Không nằm ngoài
quy luật đó, Đại hội XVIII của Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 3 năm 2013 đã

đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát
triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường
quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục
hưng dân tộc Trung Hoa. Mục đích để trở thành một cường quốc biển là một
bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc.
Bên cạnh những tác phẩm và bài nghiên cứu trên, còn có một số bài viết
đáng chú ý khác nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể kể
đến như: Tú Linh, Một số nét chính trong chiến lược ngoại giao nước lớn của
Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế số 56
tháng 3 năm 2004; Đỗ Ngọc Toàn, Chiến lược ―đi ra ngoài‖ của Trung Quốc,
Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2 năm 2005; Cốc Nguyên Dương, Trung
Quốc 10 năm đầu thế kỉ XXI: Phát triển và hợp tác, Tạp chí nghiên cứu Trung
Quốc số 1 năm 2006; Nguyễn Hồng Thao, Yêu sách "Đường đứt khúc 9 đoạn"
của Trung Quốc dưới góc độ Quốc tế, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế số 70 tháng
12 năm 2009; Trần Khánh, Sự nổi lên của Trung Quốc trong tương quan quyền
lực với Mỹ và Nhật Bản ở Đông Á, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế số 70 tháng 12
năm 2009; Trần Khánh – Nguyễn Lê Minh Trang, Sự nổi lên của các vấn đề an
ninh và tác động của chúng đến môi trường hợp tác và cạnh tranh ở Đông Nam
Á trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á năm
2011; Nguyễn Đình Luân, Thời cơ trong chiến lược phát triển của Trung Quốc,
Tạp chí nghiên cứu Quốc tế số 88 tháng 3 năm 2012; Nguyễn Xuân Thiên,
Những nhân tố tác động tới việc thu hút FDI ở các nước ASEAN hiện nay, Tạp


12

chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7 năm 2013; Trần Khánh – Đỗ Quốc Toản, Vai trò
của ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới của khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á năm 2013; Nguyễn Hồng Thao, Giàn
khoan Hải Dương 981: Toan tính của Trung Quốc và hệ lụy, Tạp chí nghiên cứu

Quốc tế số 97 tháng 6 năm 2014; Nguyễn Hồng Thao, Con đường tơ lụa hay tư lợi
trên Biển Đông, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế số 98 tháng 9 năm 2014.
2.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại giữa Trung Quốc và
ASEAN
Phạm Quốc Trụ, Quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời kỳ hậu Chiến tranh
Lạnh, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 79 năm 2009. Trong bài nghiên cứu của
mình, tác giả đã đưa ra một bức tranh tổng thể về quan hệ ASEAN - Trung Quốc
gần hai chục năm sau chiến tranh Lạnh, nổi bật với những mảng sáng nhiều màu
sắc, khá tương phản với quá khứ ảm đạm của hai thập kỷ trước. Khi phân tích về
những hạn chế trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, tác giả cho rằng
cả ASEAN và Trung Quốc chưa đạt được mức độ tin cậy lẫn nhau ở mức độ cao.
Thể hiện rõ nét nhất là tranh chấp biên giới và biển đảo giữa Trung Quốc với
một số nước ASEAN vẫn tồn tại và gần đây có phần căng thẳng hơn, đặc biệt
với việc Trung Quốc chính thức công bố yêu sách “đường lưỡi bò” và tăng
cường các hoạt động tại biển Đông, hiện đại hóa quân đội và lực lượng hải quân.
Điều này có phần làm sống lại ám ảnh của “mối đe dọa Trung Quốc” đối với các
nước ASEAN.
Lê Thị Thu Hồng - Phạm Hồng Thái, Chính sách ngoại giao láng giềng
của Trung Quốc nhìn từ ASEAN, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 7 năm 2010,
trong đó tác giả bài viết có trình bày về cơ sở lý luận của chính sách ngoại giao
mới của Trung Quốc. Tác giả cho rằng chính sách ngoại giao mới của Trung
Quốc là chính sách rất thực tiễn, ở từng giai đoạn, cùng với tình hình phát triển
của chính trị quốc tế và sự phát triển nội tại của Trung Quốc. Chính sách đó là sự
kế thừa chính sách ngoại giao toàn phương vị, ngoại giao “ẩn mình chờ thời” của
Đặng Tiểu Bình, lý luận đa cực hóa, đa phương hóa của Giang Trạch Dân và


13

hiện nay là chính sách “trỗi dậy hòa bình” hay “phát triển hòa bình” của Hồ Cẩm

Đào. Bên cạnh đó, khuynh hướng quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc
đối với khu vực Đông Nam Á là không ngừng mở rộng ảnh hưởng, phát huy sức
mạnh mềm để ràng buộc các nước ASEAN về kinh tế và chính trị, tăng cường
sức mạnh và sự có mặt quân sự ở khu vực và không để các nước ASEAN liên
kết với nhau chống lại Trung Quốc.
Nguyễn Thị Thu Phương, Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở
khu vực Đông Nam Á, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 7 năm 2010, trong đó
tác giả cho rằng từ xa xưa, trong không ít trường hợp, Trung Quốc đã vận dụng
đạo lý “binh pháp không đánh mà khuất phục lòng người” thông qua sự hấp dẫn
về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để quy phục thiên hạ.
Bên cạnh những thành công, ảnh hưởng văn hóa tại Đông Nam Á của Trung
Quốc cũng còn tồn tại những vấn đề. Cụ thể là, một số hạn chế trong hình thức
truyền bá tiếng Hán và văn hóa Hán của Học viện Khổng Tử đang tác động xấu
tới chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở Đông Nam Á. Một
số vấn đề do lịch sử để lại, những vấn đề nhạy cảm về lãnh thổ, sự lấn át về sức
mạnh kinh tế, thực trạng lan tràn hàng giả, các sản phẩm hàng hóa kém chất
lượng của Trung Quốc khiến một số nước Đông Nam Á vẫn còn dè chừng trong
việc tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Những tồn tại trên đang trở thành
thách thức buộc Đảng và Chính phủ Trung Quốc phải giải quyết, song về cơ bản
chúng ta khó phủ nhận được thực tế, hiện nay ảnh hưởng của văn hóa Hán tại Đông
Nam Á đang ngày càng gia tăng.
Đoàn Thị Thanh Nhàn, Những thách thức trong quan hệ thương mại
ASEAN-Trung Quốc hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 11 năm 2014.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả trình bày những thành tựu đã đạt được trong
quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là sau khi
Trung Quốc và ASEAN ký kết “Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện
Trung Quốc –ASEAN” năm 2002. Tuy nhiên, loại hình của ACFTA (Khu thương
mại tự do ASEAN-Trung Quốc) hiện nay vẫn đang gây nhiều tranh cãi bởi lẽ nếu



14

xây dựng Khu vực mậu dịch tự do kiểu mở cửa thì ưu đãi mà các nước thành viên
được hưởng sẽ tương đối ít và tình trạng phân cực có thể sẽ diễn ra mạnh hơn. Một
số nước lạc hậu trong ASEAN lo ngại rằng, tham gia khu vực mậu dịch tự do không
những không nâng cao sức cạnh tranh của mình mà ngược lại còn bị lạc hậu hơn về
kinh tế, sự phân hóa giữa hai cực càng nghiêm trọng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành và triển khai
chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và làm rõ những tác động của
chiến lược đó đối với an ninh khu vực Đông Nam Á.
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa những nội dung chính liên quan đến chiến lược “trỗi dậy
hòa bình” của Trung Quốc.
+ Làm rõ về mục tiêu, phương thức triển khai chiến lược “trỗi dậy hòa bình
của Trung Quốc, từ đó thấy được những mâu thuẫn trong lời nói và hành động
trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
+ Đánh giá về những tác động trong quá trình triển khai chiến lược “trỗi dậy
hòa bình” của Trung Quốc đến các nước ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI.
+ Đưa ra những dự báo về chiều hướng tác động của chiến lược “trỗi dậy
hòa bình” của Trung Quốc đối với khu vực trong thời gian tới và kiến nghị chính
sách cho Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và tác động đến an ninh
khu vực Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc đối với
các nước Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XXI đến nay, trong



15

đó có thời điểm mà Trung Quốc đưa ra khái niệm “trỗi dậy hòa bình”. Ngoài ra,
để làm rõ hơn về quá trình trỗi dậy của Trung Quốc, trong đề tài cũng sẽ đề cập
đến những tiền đề lịch sử, tư tưởng của các nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng của
Trung Quốc trước đó khi đề cập đến vấn đề “trỗi dậy hòa bình”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế và
phương pháp lịch sử và logic. Ngoài ra, các phương pháp khác như dự báo,
phân tích, tổng hợp và so sánh được sử dụng để bổ trợ cần thiết cho ba phương
pháp trên.
6. Nguồn tài liệu
+ Các văn kiện, tài liệu của Đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc, nhất
là các tài liệu liên quan đến đường lối chính sách đối ngoại của đất nước này
cũng như những phát ngôn chính thức của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quan
hệ giữa Trung Quốc và ASEAN (cả đa phương lẫn song phương).
+ Các tuyên bố chung của các nước ASEAN và các bài phát biểu của các
nhà lãnh đạo ASEAN và lãnh đạo Trung Quốc.
+ Các văn kiện, tài liệu, tuyên bố chính thức của Đảng và nhà nước Việt
Nam liên quan đến đường lối đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc.
+ Các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng, Bộ
Công an.
+ Các tài liệu, công trình nghiên cứu, chuyên khảo đã được công bố trong và
ngoài nước về quá trình triển khai chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.
+ Các công trình nghiên cứu đã công bố của các học giả trong và ngoài
nước về quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
7. Những đóng góp của luận án
- Luận án làm rõ cơ sở lý luận và mục tiêu, phương thức thực hiện của

chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.


16

- Luận án chỉ ra được những tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc đến
tình hình an ninh khu vực Đông Nam Á để từ đó thấy được sự mâu thuẫn giữa
lời nói và hành động trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về chính sách đối
ngoại của Trung Quốc nói chung và quan hệ Trung Quốc – ASEAN nói riêng.
8. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
phần nội dung của Luận án gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở và nội dung của chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình” của
Trung Quốc, trong đó làm rõ về cơ sở hình thành và mục tiêu, phương thức
triển khai chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và đánh giá về chiến
lược trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc
Chƣơng 2: Những thách thức đối với an ninh khu vực Đông Nam Á
trƣớc chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Tiếp nối Chương 1,
Chương 2 sẽ chỉ ra những vấn đề về an ninh tại khu vực Đông Nam Á hiện nay
đồng thời phân tích, đánh giá những tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc
đến an ninh khu vực.
Chƣơng 3: Chiều hƣớng tác động của sự “trỗi dậy hòa bình” đối với
khu vực và Việt Nam trong tƣơng lai. Tiếp nối Chương 1 và Chương 2,
Chương 3 phân tích về một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Trung
Quốc cũng như những định hướng trong chính sách ngoại giao láng giềng của
Trung Quốc và đưa ra một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam.
Do điều kiện thời gian và hoàn cảnh, năng lực có hạn. Luận án “Chiến lược
“trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và tác động đến an ninh khu vực Đông Nam
Á đầu thế kỉ XXI” chắc chắn không tránh khỏi các khiếm khuyết, kính mong các

quý Thầy cô trong Hội đồng quan tâm góp ý để em có thể tiếp tục bổ sung, sửa
đổi và hoàn thiện thêm nội dung Luận án trong thời gian tới.


×