Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHUYEN DE CHU NHIEM ; skkn chu nhiem; chu nhiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.2 KB, 9 trang )

Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

Chuyên đề:Giải pháp
”Nâng cao công tác phối hợp với PHHS về giáo dục học sinh và nâng
cao chất lượng học tập của học sinh”
I. Đặt vấn đề
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định “ Giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Nhiệm vụ giáo dục là đào tạo ra những con người toàn diện có đủ đức tài để
xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới”
Từ xưa Ông cha ta đã dạy “ Tiên học lễ, Hậu học văn”. Ngày nay đất nước chúng
ta đang trên đà hội nhập và phát triển, cùng với sự phát triển toàn cầu giáo dục luôn là
mục tiêu mũi nhọn đặc biệt là giáo dục học sinh trung học , lứa tuổi đang tự rèn luyện
cho mình thành một công dân có ích, một con người toàn diện. Vì vậy mỗi giáo viên
chúng ta luôn ý thức việc giáo dục học sinh là giáo dục toàn diện. Để học sinh luôn
nhận ra rằng
“có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì
cũng khó”
II.Nội dung:
A.Thực trạng
Đối với trường chúng ta những năm gần đây vấn đề giáo dục đạo đức học sinh đã
đi vào nề nếp, học sinh thực hiện tương đối đúng nội quy học sinh về: đồng phục , giờ
giấc, lễ phép với thầy cô giáo. Song vẫn còn học sinh vi phạm an toàn giao thông, nói
tục, chửi thề, đánh nhau, bỏ tiết, vắng học, tự viết giấy xin phép…Bên cạnh đó trong
học tập còn nhiều học sinh quay cóp, học đối phó… Dẫn đến việc học sinh ngồi nhầm
lớp, không đậu tốt nghiệp THPT. Với những thực trạng trên, nguyên nhân do đâu? Và
chúng ta cần phải làm gì để giúp các em khắc phục những khuyết điểm đó?
B. Nguyên nhân
Theo chúng tôi nguyên nhân vẫn thuộc về hai phía kể cả từ giáo viên và học sinh
1/ Đối với học sinh


• Các em chưa tự ý thức việc rèn luyện đạo đức
• Học sinh còn ảnh hưởng phát ngôn theo địa phương
• Dưới sự thay đổi của luật giáo dục, học sinh lạm dụng dẫn đến sự tự do quá trớn
• Học sinh chịu ảnh hưởng của những thanh niên bên ngoài lôi kéo nên có những
cuộc ẩu đả, đánh nhau
• Các em còn lười học chưa xác định được động cơ học tập.
1


Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

• Các em bị hổng kiến thức ở các lớp dưới
• Chưa có phương pháp học phù hợp
• Điều kiện gia đình, địa phương chưa đủ đáp ứng cho các em đổi mới phương
pháp tự học
2/ Về phía giáo viên
• Chưa thực sự gần gũi với các em, chưa tạo cảm giác thoải mái cho các em học,
hỏi bài
• Giáo viên còn la mắng học sinh khi chưa tìm hiểu nguyên nhân sự việc
• Chưa thật sự tâm huyết với công tác chủ nhiệm
• Chưa phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận có liên quan
• Giáo viên đổi mới phương pháp chưa đồng bộ và chưa hiệu quả.
• Về việc đánh giá chưa thực sự có sự cân bằng giữa các khối lớp.
• Công tác GVCN còn gặp nhiều khó khăn.
• Theo chúng tôi vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc giáo
dục các em về hai mặt đạo đức và học tập. Một giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ lãnh
đạo một hệ thống học sinh tốt và sẽ có một sản phẩm đạt đúng như mong muốn
của xã hội.Vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải làm gì?

• Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
C. Một số giải pháp:

Chuyên đề1:Giải pháp
”Nâng cao công tác phối hợp với PHHS về giáo dục học sinh
Việc giáo dục học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa gia đình
và nhà trường.Thanh niên ngày nay ,với sự phát triển của đất nước và sự hội nhập với
các nước trên thế giới cùng với sự phát triễn bùng nổ của CNTT thì việc giáo dục đạo
đức đang là 1 vấn đề làm cho các nhà giáo dục nói riêng phải suy nghĩ.Nói riêng thanh
niên học sinh chúng ta hiện nay,với sự quản lí lỏng lẻo,các trang Web có nội dung đồi
trụy đã ngáy một xâm nhập vào cuộc sống hằng ngáy của các em,rồi những cuộc ẩu đả
với nhau mà nhà trường,học sinh bây giờ đã biết hút thuốc,uống rượu dẫn đến đâm
chém nhau mà nhà trường và các bậc phụ huynh chúng ta tuy biết nhưng rất khó quản lí
và ngăn chặn.Các em có thể bỏ học hoặc nói dối bố mẹ đi học để rồi chỉ học trên các
trang Web độc hại kia,hoặc tụm năm,tụm bảy để ăn chơi vô bổ.Có khi dẫn đến những
hậu quả mà chúng ta không tưởng,đó là đánh nhau,tai nạn giao thông,học sinh nữ thì lỡ
bước phải làm 1 người mẹ bất đất dĩ…Vậy chúng ta là giáo viên và PHHS phải làm gì?
2


Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

Phải phối hợp nhịp nhàng để quản lí và giáo dục các em đi theo đúng con đường mà lứa
tuổ các em đang đi đó là :Chân là bút,đất là vở.
Chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp mà chúng tôi đã và đang vận dụng:
1/ Họp PHHS:
- Cần tổ chức họp PHHS : Đấu năm,giữa học kì I,cuối học kì I,giữa học kì II,cuối
năm.Việc này trường chúng ta đã và đang thực hiện

- Ưu điểm mà ai cũng nhìn thấy đó là:
• Trao đổi cùng PHHS về cách giáo dục học sinh để đưa PHHS vào cùng với
giáo viên,không rời vai trò của PH đối với nhà trường,từ đó PH không ỉ lại
vào GVCN,Tránh tư tưởng PH giao toàn bộ việc giáo dục cho nhà
trường,PH chỉ có trách nhiệm đóng tiền.
• Thông báo lịch học của HS để PH nắm bắt và tiện quản lí,nhất là lịch học
trái buổi.Nếu có thay đổi,PH theo dõi trong lời phê theo tháng hoặc trang
học sinh chép thời khóa biểu.Để làm được việc này thì GVCN phải thường
xuyên đôn đốc học sinh cập nhập thời khóa biểu mới vào sổ liên lạc.
• Thông báo cho PHHS biết cách thức liên lạc cùng với PH : Để thực hiện
được thì GVCN phải lên kế hoạch quản lí HS và liên lạc cùng với PH.Chẳng
hạn:
• Mời họp đột xuất PHHS có nhiều vi phạm
• Chỉ thu các khoản vào thứ bảy hàng tuần
• Chỉ thu tiền phụ đạo vào thứ bảy tuần đầu của tháng(hặc thông báo qua
sổ liên lạc),cần chú ý phụ đạo học sinh yếu kém không thu tiền.
• Liên lạc qua sổ liên lạc mỗi tháng 1 lần,PH kiểm tra và kí
• Có thể liên lạc qua điện thoại
• Đọc cho PHHS nghe nội quy nhà trường và thông tư 08 để PH tiện nhắc nhỡ
học sinh
Nếu có gì chưa rõ có thể gặp GVCN
2/ Với chi hội trưởng hội phụ huynh:
• GVCN cần liên lạc thường xuyên để chi hội trưởng nắm bắt tình hình của
lớp.Điều này rất thuận lợi cho GVCN trong việc xử lí học sinh.Từ những
buổi dự sinh hoạt lớp,với những lời động viên của chi hội trưởng như tiếp
thêm sức mạnh cho các em để các em cố gắng hơn trong việc học tập.

3



Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

• Để thực hiện tốt việc này,GVCN nên mời chi hội trưởng trước hai ngày và
cần trao đổi cùng với chi hội trưởng trước khi vào tiết sinh hoạt lớp.Nếu
trong quá trình giáo dục,GVCN gặp học sinh quá khó giáo dục thì chúng ta
cũng cần trao đổi và cùng chi hội trưởng đến nhà học sinh để cùng tìm hiểu
rõ nguyên nhân,cách giáo dục của gia đình để từ đó phối hợp cùng phụ
huynh tìm ra cách giáo dục tối hơn.
• GVCN cũng nên cung cấp cho chi hội trưởng 1 bảng lí lịch trích ngang của
học sinh lớp mình như: Họ và tên,chỗ ở,…(Giống bảng 1 trang 5)
3/ Mời họp đột xuất:
• Thường xuyên gặp gỡ rao đổi với phụ huynh nhất là học sinh cá biệt,học sinh
có nhiếu lỗi vi phạm.Qua đó giáo dục các em kịp thời.Nhờ sự phối hợp này sẽ
tránh đi các tình huống đáng tiếc là xử lí kỉ luật học sinh.Có nhiều phụ huynh
khi xử lí kỉ luật con em mình họ mới biết con em mình vi phạm như thế nào.
• Một GVCN nếu thiếu điều này sẽ rất dễ đưa các em học sinh vào ngõ cụt,làm
cho các em thấy rằng mình chưa được gia đình và nhà trường quan tâm mà chỉ
thấy vi phạm là kỉ luật.
• Khi gặp gỡ PHHS GVCN cần tổng hợp lỗi vi phạm của học sinh cũng như
chuẩn bị nội dung cùng trao đổi với PHHS để đạt hiệu quả giáo dục sau khi đã
gặp gỡ phụ huynh
4/ Một số biện pháp khác:
• Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh và cách giáo dục của gia đình các học
sinh cá biệt.GVCN có thể nhờ chi hội trưởng cùng với GVCN gặp gỡ với
những gia đình trên để trao đổi tìm ra cách giáo dục phù hợp hơn,tránh trường
hợp cha mẹ áp đạt,cứng nhắt,thiếu tâm lí với lứa tuổi của các em.
• Trong các cuộc họp PHHS,GVCN cần nắm bắt sỉ số chặt chẽ,nếu PHHS nào
vắng mặt GVCN có thể mời họp bổ sung ngay sau đó và đối với các trường

hợp này GVCN trao đổi cùng phụ huynh để có thể đưa vào xét hạnh kiểm học
sinh
• Đối với các GVCN .

4


Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

Chuyên đề 2: “Giải pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh”

Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh,chúng tôi xin đưa ra một số
giải pháp như sau:

1/ Công tác giáo viên chủ nhiệm đầu năm:
a/ Về việc biên chế ban cán sự lớp:
Khi bầu ban cán sự lớp giáo viên cần:
• Lấy kết quả học tập và hạnh kiểm của năm trước
• Phải biết nhìn người
• Đồng thời lấy ý kiến của lớp, thử thách đánh giá sau một thời gian
• Sau khi bầu ban cán sự lớp cần họp ban cán sự lớp đầu năm và định kỳ mỗi
tháng một lần
• Cần xây dựng cho các em tinh thần phê và tự phê
• Xây dựng một ban cán sự mẫu mực. Nếu trong quá trình quản lí lớp gặp
khó khăn, ban cán sự phải tâm sự riêng cùng giáo viên chủ nhiệm. Giáo
viên chủ nhiệm phải đảm bảo xử lí thông tin khéo, phải biết lắng nghe học
sinh trước khi xử lí.
b/Biên chế chỗ ngồi

• Theo chúng tôi đối với chương trình mới với yêu cầu thảo luận nhóm, đòi
hỏi việc xếp chỗ ngồi phải khoa học. Việc này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm
phải tìm hiểu đối tượng học sinh qua kết quả năm trước. Yêu cầu xếp chỗ
ngồi phải đảm bảo:
• Đảm bảo học sinh ngồi sau vẫn nhìn thấy bảng.
• Xen kẽ nam nữ đều ở hai dãy.
• Rải đều nhân lực thuộc các môn nhất là các môn trọng điểm.
• Đối với lớp trưởng nên cho ngồi bàn cuối, đầu bàn để dễ bao quát
lớp, chủ động trong quá trình quản lí lớp
• Có thể thay đổi trong quá trình học nếu GVCN thấy chưa hợp lí
5


Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

c/ Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm: Giáo viên chủ nhiệm nên
chuẩn bị:
+ Bảng 1:
Họ và tên HS

Địa chỉ

Số điện thoại

Họ và tên PHHS

chữ ký


+ Bảng 2: Dự kiến thu các khoản theo quy định và quỹ lớp.
Họ và tên HS

Học phí

Quỹ hội

Quỹ lớp

chữ ký

+ Bảng 3: Đóng các khoản bảo hiểu tự nguyện.
Họ và tên HS

Địa chỉ

Ngày tháng năm sinh

• Đối với bảng 1 giáo viên yêu cầu phụ huynh học sinh điền vào cuối giờ họp.
Với mục tiêu: Tiện liên lạc với phụ huynh và GVCN quy định phụ huynh viết
giấy xin phép vắng học hoặc moi liên lạc khác với giáo viên phải đúng chữ ký
trong bảng 1. Nếu không đúng sẽ không được chấp nhận.
2/Một số biện pháp trong quá trình chủ nhiệm
a/Tìm hiểu đối tượng học sinh
• Thông qua học bạ: Tìm hiểu về lực học các năm trước, lí lịch gia đình và đời
sống hiện tại của các em. Giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu thêm ở ban cán
sự lớp. Điều này có hai đặc điểm quan trọng:
• Một là kịp thời động viên các em tránh tình trạng các em nản chí khi có
trắc trở trong gia đình.
• Hai là giáo viên có thể đề nghị ban giám hiệu xem xét miễn giảm cho các

em theo quy định và các khoản thu ngoài kế hoạch.
6


Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

• Giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng giáo viên bộ môn tạo điều kiện phụ đạo các
môn các em còn yếu kém.
b/ Học nhóm:
• Từ việc tìm hiểu đối tượng học sinh giáo viên có thể lập nhóm hay đôi bạn
cùng tiến. Cụ thể:
• Lập nhóm: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh lập nhóm theo nhiều hình
thức tùy thuộc tình hình lớp (theo một tổ, theo hai tổ, cùng một nhóm học
sinh khá và yếu, theo cụm nhà…) hoạt động nhóm phải chịu sự giám sát của
giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp.


Giáo viên chủ nhiệm có thể tạo điều cho học sinh học như liên hệ cùng nhà
trường cho các em mượn phòng…


Đôi bạn cùng tiến: Giáo viên chủ nhiệm cần cho học sinh tự chọn dưới
sự định hướng của giáo viên, cần đưa ra nhiệm vụ đối với học sinh khá,
thường xuyên động viên học sinh yếu kém đồng thời phân tích cho học
sinh thấy tính hai mặt của việc học nhóm. Học và tự học

c/ Về việc giáo dục đạo đức học sinh:
• GVCN kết hợp với GVBM để giáo dục học sinh:Vai trò của GVBM: Giáo dục

học sinh ngay trong giờ học nếu học sinh vi phạm các lỗi nhỏ( nói chuyện,
không học bài…), tuỳ theo tình huống có thể nhắc nhở, khuyên răng hoặc áp
dụng vào việc cho điểm vào môn học đó để đánh giá ý thức học tập và rèn
luyên hạnh kiểm, sau đó báo cáo với GVCN để GVCN nắm tình hình.
• GVCN phối hợp với PHHS:GVCN liên lạc với PHHS qua điện thoại hoặc đến
nhà, báo cáo tình hình học tập, nề nếp của học sinh kịp thời, đặc biệt là các
học sinh thường xuyên vi phạm các nội quy về học tập và nề nếp, bàn bạc với
phụ huynh đưa ra các biên pháp giáo dục cụ thể đối với các trường hợp cụ
thể.
d/ Một số biện pháp khác:
• Kết hợp tốt với các bộ phận có liên quan nhất là giáo viên bộ môn
• Đối với giáo viên dạy phụ đạo, phụ đạo học sinh yếu kém phải nhiệt tình, tâm
huyết, và gần gũi với các em. Có thể nói giáo viên phải cầm tay chỉ việc vì các
em là học sinh yếu kém.
• Giáo viên phụ đạo 12 cần tham khảo các đề thi tốt nghiệp, cần chuẩn bị bài kỹ
và bao quát.
• Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc
dạy và học của giáo viên và học sinh.Học sinh tự rút ra cho mình bài học từ đó
kịp thời sửa đổi và cố gắng để đạt được kết quả tốt
7


Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12

• Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức 10 phút truy bài đầu giờ một cách hiệu quả
hơn. Có thể tham khảo phương pháp sau đây: Dựa trên thời khóa biểu, phân
công cán sự bộ môn thuộc các môn phân công giải đáp các câu hỏi khó trong
từng buổi.

• Một số biện pháp động viên và phê bình:
• Theo tổ, nếu tổ nào có nhiều điểm tốt và có phát biểu xây dựng bài, giáo
viên có thể đưa ra nhiều hình thức tuyên dương và phê bình thích đáng.
• Cá nhân: nên lập một quỹ khuyến học để động viên học sinh khá giỏi vào
cuối học kỳ, cuối năm.
• Nói chung giáo viên cần cố gắng gần gũi các em nhiều hơn tạo cảm giác thân
thiện để học sinh mạnh dạn hỏi bài và học tập tốt hơn
• Trong các tiết GDNGLL và hướng nghiệp cần lồng vào các nội dung giáo dục
các em việc rèn luyện đạo đức là không ngừng.Hướng cho các em cách lựa
chọn nghề và xác định mục tiêu học tập đúng đắn.
3/ Một số kiến nghị:
Sổ liên lạc: Theo chúng tôi sổ liên lạc cần thay đổi như sau:
• Trang bìa: Cần có thêm mục: Họ và tên GVCN,địa chỉ và số điện thoại
• Trang cuối nên bỏ phần liên lạc các khoảng đóng góp
• Mẫu liên lạc theo định kì:Chú ý cần liên lạc các khoảng đóng góp theo tuần
• (nếu có)
III.Kết luận:
Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của tổ chủ nhiệm về tổ chức chuyên đề, nhóm
GVCN khối 12 chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức và nâng
cao chất lượng học tập của học sinh.Có thể nội dung trong chuyên đề này chưa thật đầy
đủ, rất mong sự góp ý bổ sung của BGH và các thầy cô giáo. Chúng tôi hy vọng rằng
chuyên đề này có thể giúp ích được cho các thầy cô giáo trong công tác chủ nhiệm .

8


Trường THPT Thăng Long

Nhóm chủ nhiệm 12


9



×