Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải pháp quản lý giám sát hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên vịnh hạ long, vịnh bái tử long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH TÙNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TÀU LƯU TRÚ TRÊN VỊNH HẠ LONG,
VỊNH BÁI TỬ LONG

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:

60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TSKH. ĐÀM THANH THẾ

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp quản lý giám sát hoạt động kinh
doanh tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long” là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát
tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư – Tiến sĩ khoa học Đàm
Thanh Thế.
Các số liệu, mô hình và những dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, các
giải pháp, đề xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, chưa từng được công bố dưới
bất cứ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng đánh giá


luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ”
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Quảng Ninh , ngày

tháng 07 năm 2016

Học viên

Nguyễn Thanh Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁM
SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÀU LƯU TRÚ. .................................................. 5
1.1 Một vài khái niệm và đặc điểm về quản lý, kinh doanh tàu lưu trú ........................... 5
1.2 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên
Vịnh .................................................................................................................................. 11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý giám sát hoat động kinh doanh tàu
lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ................................................................... 17
1.4 Phương pháp đánh giá hoạt động quản lý giám sát kinh doanh tàu lưu trú
trên Vịnh Hạ Long ............................................................................................................. 21
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TÀU LƯU TRÚ TRÊN VỊNH HẠ LONG, VỊNH BÁI TỬ LONG. ........... 22
2.1 Giới thiệu chung về hoạt động du lịch và hoạt động kinh doanh tàu lưu trú
trên Vịnh Hạ Lọng- Vịnh Bái Tử Long............................................................................. 22
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái
Tử Long và hoạt động quản lý giám sát của Nhà nước. ................................................... 29
2.3 Đánh giá chung quá trình quản lý giám sát của hoạt động kinh doanh tàu
lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. .................................................................. 50

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÀU LƯU TRÚ TRÊN VỊNH HẠ
LONG, VỊNH BÁI TỬ LONG
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh .............................. 59
3.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên Vịnh Hạ Long,
vịnh Bái Tử Long .............................................................................................................. 60
3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động kinh
doanh tàu lưu trú trên Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ................................................. 63
3.4 Một số kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về công tác quản lý
giám sát kinh doanh tàu lưu trú trên Vịnh Hạ Long Vịnh Bái Tử Long. .......................... 76
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT
NĐ/TU
UBND

Cơ sở hạ tầng
Nghị định/ Tỉnh Ủy
Ủy Ban Nhân Dân

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UNESCO

United nations Educational, Scientific and

Cultural Organization

ISO
TP

QLNN

International Organization for Standardization
Thành Phố
Quyết định
Quản lý nhà nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG

SỐ
TRANG

Bảng 2.1: Số lượng tàu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long

30

Bảng 2.2: Số lượng khách lưu trú tại Hạ Long năm 2014 và 2015

36

Bảng 2.3: Số lượng khách lưu trú trên tàu du lịch chia theo khách nội địa

37


và khách quốc tế năm 2014 và năm 2015
Bảng 2.4: Tổng hợp về khách tham quan vịnh Hạ Long

39

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu thống kê chủ yếu về du lịch Quảng Ninh

41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam, hình ảnh du lịch
Việt Nam đã được các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp thực hiện mạnh mẽ và đã
đem lại kết quả khả quan. Trong đó hình ảnh Vịnh Hạ Long ,vịnh Bái Tử Long được đưa
ra làm đại diện như là hình ảnh chung của cảnh quan đất nước Việt Nam. Đặc biệt, chiến
dịch bầu chọn vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới đã chuyển tải
hình ảnh của Hạ Long đến các tầng lớp nhân dân và du khách trên khắp thế giới. Hiệu quả
của công tác tuyên truyền đã có tác động lớn đến với lượng khách du lịch đến với Việt Nam
và Hạ Long, Quảng Ninh.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam năm 2015 đạt 7.5 triệu lượt khách quốc tế và hàng chục triệu lượt khách du
lịch nội địa. Trong số đó, năm 2015 Quảng Ninh đã đón được 7,5 triệu lượt khách, khách
quốc tế đạt 2,49 triệu lượt. Đối với khách du lịch đến vịnh Hạ Long đạt 2,57 triệu lượt với
132.000 lượt chuyến tàu du lịch xuất bến, tăng 11% so với 2014. Với số liệu trên, đã khẳng
định vịnh Hạ Long, dịch vụ du lịch trên vịnh, dịch vụ vận chuyển trên vịnh Hạ Long rất
quang trọng đối với hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng.
Hiện nay có 533 tàu du lịch, trong đó có 202 tàu du lịch có cơ sở lưu trú, với 20.350
ghế ngồi và 1.640 phòng ngủ, với vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, theo

đánh giá của các chuyên gia kinh tế và du khách thì dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long nói
chung, dịch vụ vận chuyển khách du lịch nói riêng còn có điểm chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có của nó. Trong đó công tác quản lý Nhà nước nói chung, công tác quản lý an
toàn, quản lý về môi trường... còn có điểm phải xem xét thêm, đặc biệt vừa qua đã xẩy ra
một số vụ việc làm thiệt hại đến tính mạng của du khách. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm
như thế nào để có thể khai thác hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long một
cách hiệu quả và có tính bền vững hơn, đảm bảo vừa phát huy được giá trị của vịnh Hạ
Long, vịnh Bái Tử Long vừa bảo vệ được các giá trị của di sản, hay nói một cách khác khai
thác đi đôi với bảo tồn.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, đồng thời đảm bảo được các
yêu cầu về an toàn, môi trường, hài hòa giữa khai thác và bảo tồn, nâng cao chất lượng
dịch vụ, lợi ích quốc gia, hiệu quả của doanh nghiệp... , việc nghiên cứu và đưa ra các ý
tưởng, đề xuất để đưa dịch vụ du lịch này khai thác có hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc
là rất cần thiết.

1


Những lý do trên là động lực để tác giả chọn đề tài: “Giải pháp quản lý giám sát
hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long”. Luận văn
này là bước nghiên cứu tìm hiểu ban đầu, có tính chất cơ bản, làm nền tảng cho các
nghiên cứu sau này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo tìm hiểu của tác giả, về lĩnh vực này, trong những năm gần đây, gần như chưa
có người nghiên cứu sâu và tổng thể về quản lý giám sát tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long,
vịnh Bái Tử Long. Ngoài một số người có nghiên cứu cụ thể như chất lượng dịch vụ,
tuyến du lịch trên vịnh... và một số tham luận khoa học chung về lĩnh vực vận chuyển
khách du lịch nói chung. Đối với việc đánh giá thực trạng quản lý giám sát tàu lưu trú
trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long chưa được nghiên cứu đầy đủ và chi tiết.
Với tầm quan trong của vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long theo tìm hiểu của tác giả

trong thời gian qua đã có nhiều bài tham luận trong các hội thảo, các chương trình
nghiên cứu.... về vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long về du lịch Quảng Ninh, nhưng chưa
có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về quản lý giám sát tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long,
vịnh Bái Tử Long một trong những vấn đề mấu chốt của một dây chuyền sản xuất, kinh
doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Cùng với đó, trong
thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long đã
liên tiếp để xảy ra các vấn đề về an toàn, về chất lượng phục vụ và đã gây ra những hậu
quả rất lớn làm chết nhiều người. Qua những vụ việc này hình ảnh của Hạ Long đã bị
ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu thực tế hoạt động kinh doanh tàu
lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long để từ đó đưa ra các bài học và các giải pháp
để hoàn thiện công tác quản lý giám sát kinh doanh tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh
Bái Tử Long.
Nhiệm vụ:

- Làm rõ các vấn đề về lý luận đối với hoạt động quản lý giám sát tàu lưu trú trên
vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long để từ đó đưa ra một số vấn đề, y tàu lưu trú trên vịnh
Hạ Long vịnh Bái Tử Long
- Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên vịnh
Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và việc nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh khách
du lịch trên vịnh; cơ sở vật chất, nhân lực làm việc trên các phương tiện, và đội ngũ lao
động có liên quan, các tuyến du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long vấn đề về môi

2


trường, an toàn, an ninh trật tự. Từ thực tế của hoạt động quản lý giám sát tàu lưu trú trên
vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đưa ra các giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động vận

chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long các giải pháp về tiêu chuẩn
an toàn kỹ thuật, ngăn ngừa ô nhiễm, giải pháp về cơ sở hạ tầng, về an ninh trật tự, về
nguồn nhân lực….
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào thực trạng của hoạt động quản lý
giám sát tàu du lịch lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long bằng phương tiện thủy
nội địa – tàu du lịch và các yếu tố có liên quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về hoạt động QLGS tàu lưu trú trên vịnh Hạ
Long, vịnh Bái Tử Long dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý giám sát kinh doanh tàu lưu
trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long trong thời gian từ 2006 – 2015.
- Không gian nghiên cứu: toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long (khu vực được công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới và một số điểm lân cận có liên quan).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Các phương
pháp thu thập dữ liệu, xin ý kiến chuyên gia, phân tích và xử lý số liệu…
Phương pháp điều tra được xử dụng chủ yếu là: phương pháp phân tích số liệu sơ
cấp và thứ cấp, phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp và thứ
cấp, các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau; phương pháp phân tích hệ
thống và phương pháp thực địa.
Cách thu thập dữ liệu: Liên hệ với Ban Quản Lý Vịnh, Cảng vụ đường thủy nội địa
Quảng Ninh, Công ty TNHH 1TV Bến Xe Bến Tàu Quảng Ninh, các doanh nghiệp kinh
doanh tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp quản lý giám sát với hoạt
động kinh doanh vận chuyển khách du lịch lưu trú trên vịnh Hạ Long là rất cần thiết. Từ
đó đề xuất các giải pháp, các phương thức quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng của các dịch vụ, và mục đích cuối cùng là đề thu hút được ngày càng nhiều khách

đến và quay trở lại với Vịnh Hạ Long.

3


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Phụ lục, Luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản lý giám sát hoạt động kinh doanh
tàu lưu trú.
Chương 2: Thực trạng quản lý giám sát hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên vịnh
Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý giám sát hoạt
động kinh doanh tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.

4


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁM SÁT
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÀU LƯU TRÚ
1.1 Một vài khái niệm và đặc điểm về quản lý, kinh doanh tàu lưu trú
1.1.1 Khái niệm chung về quản lý giám sát của Nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã
hội và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc
thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh tế nhất định. Sự phát triển của cơ sở
hạ tầng quy định sự phát triển của Nhà nước. Ngược lại, Nhà nước cũng tác động mạnh
mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội

cũng như đến các hiện tượng xã hội khác.
Theo Mác – Ph. Ăng ghen, quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt
được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây, Mác đã tiếp cận khái niệm
quản lý từ góc độ mục đích của quản lý [6, tr.23].
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là
sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của
người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội
nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói
rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn
tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp
cận của người nghiên cứu.
Giám sát có thể định nghĩa là một chức năng được thực một cách liên tục nhằm
cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công
hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chương trình đang triển khai.
Quá trình giám sát giúp các tổ chức theo dõi những thành quả thông qua việc thường
xuyên thu thập thông tin để kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định, đảm bảo việc giải trình
trách nhiệm và tạo nền tảng cho việc đánh giá và bài học kinh nghiệm.
Giám sát có thể mang tính quyền lực Nhà nước hoặc không mang tính quyền lực
Nhà nước.

5


Giám sát mang tính quyền lực Nhà nước được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống cơ quan Nhà nước khác,
chẳng hạn như: hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Toà án nhân dân tối

cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối
với các cơ quan Nhà nước ở địa phương.
Giám sát không mang tính quyền lực Nhà nước: Là loại hình giám sát được tiến
hành bởi các chủ thể phi Nhà nước như hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận đối với bộ máy Nhà nước và đội ngũ cán bộ,
công chức Nhà nước; hay đơn giản chỉ là giám sát thi công một công trình.
Theo Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước: “Quản lý giám sát của Nhà nước
là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Như vậy, quản lý giám sát của Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực
Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý
giám sát của Nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản
lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.
Quản lý giám sát Nhà nước được hiểu theo hai nghĩa :
Theo nghĩa rộng: quản lý giám sát Nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý giám sát Nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý Nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý Nhà nước theo
nghĩa rộng. Quản lý giám sát Nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các
văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối
tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước.
Hoạt động quản lý Nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan
Nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân
trực tiếp thực hiện nếu được Nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của
Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm tàu lưu trú
 Khái niệm
Theo TCVN 9372:2012 : Tàu lưu trú là tàu chở khách du lịch có buồng ngủ đảm bảo

các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, an ninh trật tự và các quy định của pháp luật, đảm bảo về

6


các tiêu chuẩn về thiết kế kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ và nhân lực theo tiêu
chuẩn này Khái niệm quản lý giám sát hoạt động kinh doanh tàu lưu trú
Theo Quyết Định 716/2016 QĐ- UBND:
Tàu vận chuyển khách tham quan và lưu trú trên Vịnh hạ Long (sau đây được gọi
là tàu lưu trú) là tàu du lịch có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng, quy định sau:
 Điều kiện chung
Đạt hệ số an toàn ổn định trong mọi trạng thái (hệ số K) ≥ 2,00.
Đạt tiêu chuẩn tàu du lịch hạng Hai theo quy định tại Điều 13 bản Quy định này.
Các trang thiết bị, tiện nghị tối thiểu tại sảnh đón tiếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh
trong phòng ngủ theo quy định tại Phụ lục V kèm theo bản Quy định này.
Phòng ngủ phải có phòng vệ sinh khép kín; diện tích tối thiểu: 08m2/phòng (không
bao gồm phòng vệ sinh). Trong phòng ngủ phải trang bị thêm phao cá nhân đủ theo số
người đăng ký trong phòng; có bản hướng dẫn sử dụng các thiết bị cứu sinh, an toàn,
phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm và nội quy về an ninh trật tự được thể hiện bằng tiếng
Việt, Anh, Trung Quốc; có tối thiểu 01 bình chữa cháy loại ABC.
Trong phòng ngủ phải có cửa thoát hiểm, được thiết kế đảm bảo dễ mở, dễ phá khi có
sự cố, không phụ thuộc vào áp lực của nước. Kính cửa thoát hiểm phải bảo đảm an toàn
cho người sử dụng cả khi bị phá vỡ. Trang bị búa đặt tại khu vực cửa thoát hiểm, dùng
để phá cửa khi có sự cố xảy ra.
Mỗi tàu lưu trú phải có một phương tiện kèm theo làm nhiệm vụ chuyển tải, cứu hộ,
cứu nạn và chữa cháy. Phương tiện phải đủ các điều kiện theo quy định đối với phương
tiện thủy nội địa; trang bị máy bơm chữa cháy có lưu lượng nước, cột áp theo tiêu chuẩn
chữa cháy; có đủ số phao cứu sinh cá nhân cho số khách của tàu lưu trú.
Dưới khoang hầm máy tàu phải có hệ thống chữa cháy tự động hoặc bán tự động có
thiết bị điều khiển đặt ở nơi có người trực và ở trên mặt boong.

Trang thiết bị khác:
Có máy vi tính, đường truyền kết nối với mạng internet;
Có két sắt giữ tiền và tư trang cho khách;
Phải có hệ thống báo hiệu, báo sự cố nguy hiểm đến từng phòng ngủ và các phòng
chức năng; chuông báo cấp cứu từ các phòng ngủ, phòng chức năng đến phòng thuyền
trưởng hoặc phòng trực; súng pháo hiệu, sử dụng để báo khi có sự cố xảy ra;
Thuyền viên
Số lượng thuyền viên vận hành tàu: Chủ tàu phải bố trí số thuyền viên vận hành tàu
gấp 1,5 lần so với định biên tối thiểu quy định;
Thuyền trưởng phải có trình độ phù hợp với cấp tàu.

7


Đối với thuyền trưởng hạng Ba phải có thâm niên tối thiểu 03 năm đảm nhận chức danh
thuyền trưởng hoặc thuyền phó;
Nhân viên phục vụ: Phải bố trí nhân viên trực quầy bar, trực buồng.., số lượng tối
thiểu 01 người/02 phòng.
 Điều kiện kinh doanh
Chủ thể kinh doanh, khai thác tàu lưu trú phải là doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp
phải có cán bộ kỹ thuật hiểu biết về phương tiện thủy nội địa.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề: Kinh doanh cơ sở lưu trú trên
tàu du lịch;
Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Biên bản kiểm tra, xác nhận đủ
điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy do Công an tỉnh Quảng Ninh cấp.
Có Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hoặc bảo hiểm vật chất thân tàu.
Có Giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn do Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch Quảng Ninh cấp. Giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn và hồ sơ
đề nghị.
Có hợp đồng neo đậu tại khu vực neo đậu lưu trú với Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.

1.1.3 Khái niệm quản lý giám sát hoạt động kinh doanh tàu lưu trú
Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt
động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập
đoàn, doanh nghiệp tư nhân… nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân.
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế
hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh
tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản
xuất, vận tải ,thương mại, dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các
quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh là làm chức năng quản lý vĩ mô về
kinh doanh. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như ban hàng
các văn bản pháp luật về kinh doanh, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế và quản lý các doanh nghiệp một cách chặt chẽ
nhất để đảm bảo nền kinh tế phát triển và ổn định. Quản lý Nhà nước về kinh doanh là
nhằm đưa các doanh nghiệp phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển
đất nước.
Từ các khái niệm trên, ta đưa ra định nghĩa về quản lý Nhà nước về hoạt động
kinh doanh tàu lưu trú như sau:

8


Quản lý giám sát của Nhà nước về hoạt động kinh doanh tài lưu trú là quá trình
tác động của Nhà nước đến hoạt động kinh doanh tài lưu trú thông qua các hệ thống cơ
quan quản lý Nhà nước, hệ thống pháp luật với mục tiêu phát triển dịch vụ vận chuhoạt
động tàu lưu trú phát triển và đi đúng hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong hoạt
động vận tải biển. Đối tượng của sự quản lý đó là hoạt động vận chuyển, cơ quan tổ
chức hoạt động vận chuyển và du khách.
1.1.4 Vai trò quản lý giám sát của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tàu lưu trú

Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, hay quản lý Nhà nước về kinh tế mà
trước hết và chủ yếu là các doanh nghiệp - hệ thống tế bào sinh sản của nền kinh tế, đã
và đang xuất hiện tại tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ
chấm dứt khi hình thành một thị trường hoàn hảo đủ khả năng tự điều chỉnh và thực hiện
tất cả các chức năng can thiệp của Nhà nước. Nhà nước can thiệp một mặt là để ngăn
chặn, hạn chế các tác hại do các hoạt động của doanh nghiệp gây ra, mặt khác can thiệp
để giúp đỡ các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt trong doanh nghiệp của họ, nhờ đó
mà quốc gia cũng hùng mạnh theo tinh thần “dân giàu, nước mạnh”.
Vai trò quan trọng của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
WTO. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, thì vai trò của Nhà
nước đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng
hơn bao giờ hết, do đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp phát triển, từ việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm xây
dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, tiếp cận
mặt bằng sản xuất, kinh doanh đến cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ về tín
dụng và đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, doanh nghiệp là chủ thể, là nhân vật trung tâm trong cuộc gia nhập WTO, bởi
lẽ doanh nghiệp là nơi sản xuất ra sản phẩm, cung ứng cho thị trường các hàng hoá, dịch
vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của cuộc cạnh tranh toàn cầu. Hội nhập
kinh tế quốc tế thắng hay thua chủ yếu dựa vào doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải tập
trung nỗ lực tạo đà, tạo thế cho doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý, quyết định thể
chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp; tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức hết lòng phục vụ doanh nghiệp, chăm lo cho doanh nghiệp bảo đảm mọi thể
chế, chính sách đều hướng về doanh nghiệp mà phục vụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, không để doanh nghiệp đơn thương độc mã trong cuộc chiến
cam go này.
 Vai trò định hướng
Nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện

9



các văn bản quy phạm pháp luật về quy định vận chuyển , quy định kinh doanh, các quy
định chung về tàu lưu trú, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động vận chuyển khách và
hoạt động kinh doanh tàu trên biển.
Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh có phương hướng
hình thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trường
kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và
các chủ thể kinh doanh trên địa bàn.
 Vai trò tổ chức và phối hợp
Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về hoạt động
kinh doanh tàu biển nói chung và dịch vụ tàu lưu trú nói riêng. Sử dụng bộ máy này để
hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật,...
đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về
quản lý giám sát của Nhà nước, nhằm đưa chính sách phù hợp về dịch vụ vận chuyển
khách vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch
nói chung và dịch vụ vận chuyển khách du lịch nói riêng phát triển.
Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý giám sát của Nhà nước
về vận chuyển khách bằng tàu biển với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý tàu của
trung ương, tỉnh (thành phố), và quận (huyện, thị xã).
 Vai trò giám sát
Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh cũng như chế độ quản lý
của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản phẩm, chất lượng và
tiêu chuẩn sản phẩm, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp
thuế...), cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạt động du lịch.
Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy
định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường
hiệu quả của quản lý Nhà nước về hoạt động vận chuyển và kinh doanh .
Kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý của Nhà nước cũng như năng lực của đội
ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên Vịnh.

Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho
dịch vụ vận chuyển khách , nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài
nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục
của dân tộc trong hoạt động kinh doanh.

10


1.2 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tàu lưu trú trên Vịnh
1.2.1 Xây dựng pháp lý văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh và vận chuyển
khách trên tàu lưu trú
Nội dung xây dựng pháp lý tập trung vào vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn quy định
về hoạt động và lưu hành của tàu lưu trú :
Có phương tiện chuyên vận chuyển khách đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu
riêng theo quy quyết định 716:
Tàu phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ
và được cấp biển hiệu riêng theo mẫu thống nhất do Bộ Giao thông vận tải ban hành sau
khi thỏa thuận với cơ quan quản lý Nhà nước.
Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho từng tàu sau khi có ý
kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở trung ương.
Phương tiện chuyên vận chuyển có biển hiệu riêng được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ
để đón, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch,
cơ sở lưu trú du lịch.
Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên tàu phải có chuyên môn, sức khoẻ
phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.
Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch
trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương
tiện vận chuyển.
Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành.

Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện
vận chuyển.
Có bảng thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về tuyến điểm du lịch, các công
trình phụ trợ phục vụ khách du lịch bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường.
1.2.2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận chuyển
Mục đích của việc tuyên truyền về vận chuyển khách du lịch là để khách du lịch
biết đến địa phương mình. Vì vậy, để khách du lịch biết được dịch vụ du lịch của địa
phương mình có tốt hay không tốt thì phải thông qua tuyên truyền, quảng cáo và xúc
tiến, đây không chỉ là một hình thức thu hút khách đến sử dụng hàng hóa mà còn là thu
hút khách đến sử dụng và tiêu dùng dịch vụ.
Công tác tuyên truyền:
Triển khai kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn Luật giao thông đường bộ và đường
thủy tại các khu du lịch, cộng đồng người dân tham gia hoạt động vận chuyển khách du

11


lịch trên địa bàn.
Tiếp tục duy trì phối hợp với Đài PTTH tỉnh, báo chí, trung tâm thông tin Văn
phòng UBND tỉnh, Đài truyền thanh truyền hình các địa phương. Các cơ quan đơn vị,
các cấp các ngành duy trì, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn Luật Giao thông với các
hình thức phù hợp, thiết thực nhằm nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao
thông, quyết tâm kéo giảm TNGT trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền các hoạt động về “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.
Tập trung công tác quản lý hoạt động thủy nội địa, đặc biệt khách Du lịch tham
quan tại các khu du lịch vận chuyển khách tham quan. Chấn chỉnh công tác quản lý trước
mùa mưa bão năm 2016.
Phối hợp với Sở GTVT, Công an tỉnh, tỉnh đoàn và Ban ATGT các địa phương,
tăng cường các biện pháp đảm bảo TT-ATGT phục vụ việc đi lại an toàn cho du khách
khi tham gia vận chuyển.

Xây dựng hệ thống các bảng biểu, biển chỉ dẫn tại các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm hướng dẫn khách du lịch một cách cụ thể và chi tiết hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng các hình thức tuyên truyền thông qua các kênh báo chí,
website:
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam, Đài
Truyền hình Kỹ thuật số VTC và các Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xây dựng chuyên mục, chương trình, dành thời lượng phù hợp để tổ
chức phát sóng tuyên truyền, quảng bá về du lịch.
Các báo, tạp chí in xây dựng và duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên
mục các chuyên đề tuyên truyền về du lịch.
Các báo điện tử (Internet): Xây dựng các trang phục vụ công tác thông tin, tuyên
truyền về du lịch.
Căn cứ đặc thù và thế mạnh của từng loại hình báo chí, các cơ quan báo chí chủ
động xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền phù hợp, bảo đảm chuyển tải kịp thời
những thông tin về du lịch.
Tham gia các cuộc triển lãm, giao lưu văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật, tuần phim,...
về du lịch.
1.2.3 Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong quản lý
giám sát hoạt động kinh doanh tàu lưu trú
 Các loại hình lao động trong hoạt động quản lý giám sát:
Nhóm lao động chức năng quản lý chung: nhóm này gồm những người đứng đầu
các đơn vị kinh tế cơ sở (Khu du lịch sinh thái, vận chuyển du lịch, Ban quản lý). Người

12


lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêng biệt, bởi đối tượng,
công cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù.
Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. lao
động thuộc nhóm này gồm: nhân viên thường trực bảo vệ, nhân viên làm vệ sinh môi

trường, nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước, nhân viên cung ứng hàng hoá,
nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch. Họ không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách. Nhiệm vụ chính
của họ là cung cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động
thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp.
Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách: đây là những lao động trực
tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho
du khách. Nhóm lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi
hỏi phải tinh thông nghề nghiệp. Trong khách sạn có lao động thuộc nghề lễ tân; nghề
buồng; nghề chế biến món ăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh doanh lữ hành
có lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch và đặc biệt
có lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch... Trong ngành vận chuyển khách du lịch có
lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện vận chuyển du lịch...
 Nội dung cần đào tạo:
Nhằm xây dựng được nguồn nhân lực quản lý đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và đạt
tiêu chuẩn về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu phát triển du lịch của khu vực
trong giai đoạn tới và sử dụng được nguồn nhân lực nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư địa
phương để phục vụ cho ngành du lịch, cần phải thực hiện các vấn đề sau:
Một là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức mỗi
người dân về đặc điểm của các ngành nghề du lịch, nhấn mạnh các ưu thế (Có cơ hội
giao tiếp rộng, tiếp cận được văn hóa của nhiều nước, công việc không đơn điệu ...) đồng
thời chỉ rõ những khó khăn, thử thách của nghề nghiệp (Làm việc vào các ngày, giờ
nghỉ, cường độ làm việc...). Hoạt động tuyên truyền, giáo dục này nhằm vào mục tiêu
định hướng cho việc lựa chọn đúng nghề, khuyến khích lòng yêu nghề, khắc phục các tư
tưởng, suy nghĩ lệch lạc hiện có về nghề nghiệp như: nghề du lịch là nghề "nhàn nhã",
hoặc nghề du lịch cận kề với "tệ nạn mại dâm", hoặc nghề du lịch không cần đào tạo
cũng có thể làm được, hoặc nghề du lịch rất vất vả, lương thấp...
Hai là, tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý và văn hóa
kinh doanh cho tất cả đội ngũ cán bộ nhân viên trên địa bàn.
Ba là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ và đào tạo lại về nghiệp vụ, kỹ năng

chuyên môn về kinh doanh, hoạt động vận chuyển khách trên tàu lưu trú như là:

13


Coi trọng việc đào tạo ngắn hạn thích ứng với hoạt động quản lý an toàn trên tàu
như phục vụ lưu trú, ăn uống, an toàn… Đối với các khoá học này cần nghiên cứu hình
thành các chương trình, tài liệu phù hợp để giảng dạy như kèm cặp, bắt tay chỉ việc,
những người giỏi truyền nghề cho người mới, người chưa có kinh nghiệm trong từng
công việc cụ thể sao cho thành thạo dần. Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực và cập nhật
cả kỹ năng nghiệp vụ, trang thiết bị.
Tổ chức các khóa học về quản lý doanh nghiệp nhỏ và kinh tế gia đình cho chủ
doanh nghiệp, chủ hộ có tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn góp phần tạo một nét
mới về kinh tế dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn, làm chuyển biến đời sống văn hóa
và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân ở các điểm đến của khách du lịch.
Tổ chức các khoá học ngắn hạn tại chỗ vừa đào tạo kỹ năng phục vụ, vừa xây
dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn trong
phục vụ du lịch. Hướng dẫn việc tổ chức các loại dịch vụ phù hợp với đặc điểm sản xuất
sinh hoạt của dân cư như chèo thuyền... phù hợp với nhu cầu khám phá, hòa nhập cộng
đồng của du khách ở các địa điểm tham quan du lịch.
Riêng đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở kinh doanh du lịch phải hướng tới việc đào tạo
và sử dụng nhân lực lâu dài để có kế hoạch đầu tư và cho cá nhân tự đầu tư thời gian học
ngoại ngữ.
Có thể thực hiện đào tạo theo quy mô số đông thành lớp tập trung trong một thời
gian hoặc tổ chức lớp học theo từng mô-đun chia thành nhiều đợt ngắt quãng.
Bốn là, bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ ngoại ngữ, cần chú ý đến cung cấp kiến
thức về môi trường sinh thái như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị du lịch sinh thái, hiểm
họa môi trường sinh thái với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, xã hội hóa du
lịch...
1.2.4 Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình kinh doanh tàu

 Kiểm tra, thanh tra trong vận chuyển du lịch
Sự phát triển nhanh của du lịch sẽ làm phát sinh các hành vi tiêu cực như khai thác
quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinh thái, những
hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nước, của địa phương... Do
đó, chính quyền cấp tỉnh, Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở giao thông công
chính,…phải chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối
với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có
thể xảy ra.
Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các

14


khu, điểm du lịch trên địa bàn. Thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh
doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh
doanh lữ hành,...Đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch
trên địa bàn.
* Trách nhiệm Sở Giao thông vận tải:
Theo dõi quản lý hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy nội địa
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra, xử lý các
vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong hoạt động vận tải
khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa thuộc địa phương mình.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan
tổ chức tập huấn nghiệp vụ an toàn giao thông cho nhân viên phục vụ trên phương tiện.
Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà ga, bến xe, bến thuyền tuyên truyền cho cán bộ, nhân
viên và hành khách nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn
minh nơi công cộng.
Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm các quy định về vận
chuyển khách như: phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, chở quá số

người quy định, đón, trả khách không đúng nơi quy định.
Thường xuyên phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập
huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên phục vụ, lái xe ô tô vận chuyển khách du lịch, lái
xe buýt, xe taxi…
* Trách nhiệm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan tổ chức tập
huấn nghiệp vụ du lịch cho các thuyền viên, người lái phương tiện.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý vi
phạm quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch của các phương tiện và tổ chức, cá
nhân kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
Chỉ đạo, tổ chức các Đoàn công tác liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn, nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ,
tết tại các bến tàu, khu du lịch, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch. Giải quyết tình
trạng “cò mồi”, tranh giành khách, ép giá, đeo bám, bán hàng không niêm yết giá, vệ
sinh môi trường ô nhiễm... tại các khu du lịch, điểm du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch.
* Trách nhiệm của Tổng cục du lịch
Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ
chức và kiểm tra bảo đảm an toàn cho khách du lịch trên phương tiện thủy nội địa trong
phạm vi cả nước.

15


Quy định khung chương trình tập huấn nghiệp vụ du lịch cho thuyền viên, người lái
phương tiện và nhân viên phục vụ khách du lịch trên phương tiện thủy nội địa.
Sở văn hóa thể thao và du lịch và các sở ban ngành sẽ là đơn vị kiểm tra việc đảm
bảo vệ sinh môi trường; việc thu phí, lệ phí; việc chấp hành quy định pháp luật của các
cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu du lịch, kiên quyết xử lý hiện tượng chèo kéo
khách, cò mồi, ép giá du khách.Đồng thời kiểm tra hoạt động hướng dẫn của thuyết minh
viên, hướng dẫn viên tại các điểm tham quan.

 Vi phạm pháp luật trong vận chuyển khách
* Nguyên tắc xử lý vi phạm đối với tổ chức
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải khi bị phát hiện lần đầu thì bị nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu khắc
phục. Trường hợp không khắc phục thieo đúng yêu cầu hoặc tái phạm sẽ bị xử lý theo
quy định.
Cơ quan, người có thẩm quyền nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục vi phạm
của tổ chức, cá nhân phải bằng văn bản và nêu rõ hành vi vi phạm, thời hạn yêu cầu khắc
phục vi phạm.
* Xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ
quan quản lý Nhà nước
Tùy theo đối tượng và mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động thuộc cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bị xử lý theo quy định tại Nghị
định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ
luật đối với công chức. Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao
động và trách nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm
2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP. Nghị định số
27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật
viên chức và trách nhiệm bồi thường hoàn trả của viên chức.
* Thẩm quyền xử lý vi phạm
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý vi phạm đối với Tổng cục
trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đối tượng khác theo
thẩm quyền.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử lý
vi phạm đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải và các đối tượng khác
theo thẩm quyền.

16



Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
Quyết định xử lý vi phạm đối với Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ quản lý vận tải
đường bộ của Sở Giao thông vận tải và cán bộ, nhân viên khác thuộc quyền quản lý của Sở.
Đình chỉ khai thác và thu hồi chấp thuận khai thác tuyến, thu hồi phù hiệu, biển
hiệu do mình cấp.
Kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền về vi phạm
của cơ quan, tổ chức và cá nhân để xử lý theo quy định.
Trưởng Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền phải báo cáo kịp thời
bằng văn bản về vi phạm của tổ chức, cá nhân với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo
các quy định của pháp luật.
1.2.5 Quy hoạch, bảo vệ kết cấu hạ tầng kinh doanh vận chuyển khách trên tàu lưu trú
Quy hoạch và phân chia hoạt động cho từng bến tàu là một phương án tập hợp
yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và công nghệ tác động vào các tài nguyên du
lịch để hình thành các điểm và khu du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đã định trước là thỏa
mãn nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội của địa phương và hoạt động kinh doanh.
Quy hoạch các tuyến du lịch: tuyến du lịch là mạng giao thông nối liền các điểm
du lịch. Các tuyến tham quan này có thể được chia ra theo thời gian như: nửa ngày, một
ngày, hai ngày và nhiều ngày nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý giám sát hoat động kinh doanh tàu
lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long
1.3.1 Các yếu tố bên trong
 Năng lực quản lý
Trình độ quản lý của các bộ phận, các cơ quan có thẩm quyền tại Khu du lịch có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Tổ chức quản lý Nhà nước về hoạt động
vận chuyển khách, quy định lưu trú với khách, các quy định tiêu chuẩn về hạng tàu sẽ sử
dụng chiến lược định vị và xây dựng các phương pháp quản lý để cố gắng cải thiện hay
thay đổi hình ảnh của một điểm đến theo hướng tích cực để khuyến khích khách du lịch

quốc tế tới viếng thăm.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý
Cơ sở vật chất kỹ thuật tác động đến công tác quản lý của các cấp, cơ sở vật chất hiện
đại làm cho quá trình quản lý được nhanh hơn minh bạch hơn. Cơ sở vật chất kĩ thuật là một
nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
Mức độ chất lượng hoạt động quản lý của các doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ bởi trình độ
hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ, tình hình duy trì bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời

17


gian của máy móc thiết bị, công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao, dây
chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt.
Hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển
như vũ bão, có vai trò ngày càng lớn mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở nước ta, phù hợp
với xu thế chung đó, hầu hết các doanh nghiệp đã và đang tìm mọi biện pháp để nâng
cao khả năng đầu tư, ngày càng cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải
thiện và nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật cho mình.
 Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nhân tố quản trị ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp hiện đại luôn chú trọng đến việc xác định cho
doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạt động kinh doanh, xác định đúng các chiến
lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh
nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả và kết quả hoặc phi hiệu quả, thất bại của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi vậy nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là
lãnh đạo doanh nghiệp (quản trị viên cao cấp), bằng phẩm chất và tài năng của mình, có
vai trò quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì thành đạt cho một
tổ chức, một công ty, trong các nhiệm vụ phải hoàn thành, người cán bộ lãnh đạo doanh

nghiệp phải chú ý đến hai nhiệm vụ chủ yếu là:
Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượng cao.
Dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững chắc và
ổn định. Ở bất kỳ môt doanh nghiệp nào, hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào tổ chức
cơ cấu bộ máy quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phương hướng kinh doanh có
lợi nhất cho doanh nghiệp của những người lãnh đạo doanh nghiệp.
1.3.2 Nhân tố môi trường bên ngoài
 Môi trường pháp lý
Bao gồm luật, các văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất... Tất
cả các quy định pháp luật này đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vừa điều chỉnh
các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không phải chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả
của riêng mình, mà còn phải chú ý bảo đảm lợi ích kinh tế của mọi thành viên trong xã
hội. Với tư cách một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có
nghĩa vụ chấp hành mọi luật phát quy định, với các hoạt động liên quan đến thị trường

18


ngoài nước, doanh nghiệp không thể không nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến
hành các hoạt động trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.
 Môi trường văn hoá xã hội
Trình độ việc làm, điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối sống, những
đặc điểm truyền thống, tâm lý xã hội... Mọi yếu tố văn hoá xã hội đều tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo cả hai hướng tích cực
hoặc không tích cực. Trình độ văn hoá cao sẽ tạo thuận lợi lớn cho doanh nghiệp đào tạo
đội ngũ lao động có chuyên môn cao và có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức cần
thiết nếu có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
và ngược lại. Phong cách sống công nghiệp tạo thuận lợi cho việc thực hiện kỷ luật lao

động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
 Môi trường chính trị
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trong một quốc
gia, các yếu tố về sự ổn định của thể chế chính trị, luật pháp có thể ảnh hưởng đến khả
năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước
có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cạnh tranh. Chính sách của chính phủ
ảnh hưởng đến chính sách của ngành và điều chỉnh các hành vi trong xã hội. Nhà nước
thúc đẩy và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua các chính sách như:
Nhà nước đầu tư nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Hỗ trợ nghiên cứu phát
triển khoa học công nghệ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và
các yếu tố đầu vào.
Thực hiện các chính sách kích cầu để mở rộng và tăng dung lượng thị trường đầu
ra cho doanh nghiệp. Đồng thời với công cụ chi tiêu của Chính Phủ, Nhà nước cũng là
người mua với nhu cầu đa dạng.
Nhà nước quy hoạch và tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ giúp
doanh nghiệp có điều kiện chuyên môn hóa cao từ đó tăng năng lực cạnh tranh. Các yếu tố
chính trị ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến kinh doanh của doanh nghiệp.
 Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Tình trạng môi trường, xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi
trường... đều tác động trong một chừng mực nhất định đến hoạt động kinh doanh. Một
môi trường trong sạch, thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh để cải thiện
môi trường bên trong doanh nghiệp và tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động làm
tăng hiệu quả kinh doanh và ngược lại. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với
việc trực tiếp giảm chi phí kinh doanh để xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là cơ sở hạ tầng tác động trực

19


tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như thời gian vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp

và do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, khi điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém còn
ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư hoặc gây cản trở đối với hoạt động cung ứng vật
tư, kỹ thuật, mua bán hàng hoá và do đó tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Môi trường quốc tế
Các xu hướng chính trị trên thế giới, chính sách bảo hộ và mở cửa của thế giới,
chiến tranh... ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động mở rộng thị trường mua bán của
doanh nghiệp và vì thế tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Môi trường khu vực
ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh và phát triển kinh doanh trong toàn khu vực.
 Môi trường công nghệ
Công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Theo M. Porter mỗi doanh nghiệp phải làm chủ hoặc ít ra là có khả năng tiếp thu
các công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Không đơn giản là việc
có được công nghệ mà điều quan trọng hơn là khả năng áp dụng công nghệ, đó mới là
nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng khoa học công nghệ làm cho các doanh
nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ với giá thành rẻ hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn.
Khoa học công nghệ giúp cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ra nhiều của cải
vật chất hơn thông qua cải tiến sáng tạo. Khoa học công nghệ giúp các nhà kinh doanh
có được các kênh thông tin đến với khách hàng. Do đây là yếu tố năng động chứa nhiều
cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiêp do đó các doanh nghiệp phải cảnh giác đối với
công nghệ mới, vì nó có thể làm cho sản phẩm bị lạc hậu một cách trực tiếp hay gián
tiếp, bên cạnh các lợi ích mà công nghệ mang lại.
 Môi trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế của chính phủ, lạm phát, biến
động tiền tệ, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh... luôn luôn tác động mạnh mẽ đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế, tốc độ tăng thu nhập quốc dân, biến động của tiền tệ, các chính sách kinh tế, hoạt
động của các đối thủ cạnh tranh... luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết

định cung cầu của từng doanh nghiệp và từ đó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến kết quả
và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Nhìn chung, các nhân tố bên trong và bên ngoài đều tạo ra những cơ hội và nguy cơ
đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và nó tạo nên môi trường kinh

20


×