Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại địa bàn xã Sỹ Bình huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.91 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

CAO HOÀNG HƢNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ SỸ BÌNH – HUYỆN BẠCH THÔNG – TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

CAO HOÀNG HƢNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ SỸ BÌNH - HUYỆN BẠCH THÔNG - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Phả
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015



i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối của sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Từ đó sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, kiểm
nghiệm lại chúng trong thực tế, nâng cao kiến thức nhằm phục vụ chuyên
môn sau này.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, với sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân và sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú cán bộ ở cơ quan thực tập và bạn
bè em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Môi trường, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Trần
Thị Phả đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên
cứu thực hiện đề tài tốt nghiệp để em hoàn thành tốt đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Sỹ Bình và bà con nhân dân trong
xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè của
em đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập nghiên cứu
hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều
hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn
thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Cao Hoàng Hƣng



ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới ............................................................... 9
Bảng 3.1:

Ngày lấy mẫu, vị trí lấy mẫu nước mặt và nước ngầm ....................22

Bảng 4.1: Một số thông tin của người dân được phỏng vấn bằng phiếu điều
tra .......................................................................................................24
Bảng 4.2: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của
người dân trên địa bàn xã Sỹ Bình ....................................................25
Bảng 4.3: Kết quả điều tra ý kiến người dân về việc sử dụng các thiết bị lọc
nước ...................................................................................................26
Bảng 4.4:

Kết quả điều tra ý kiến mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
người dân đang dùng ......................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.5: Kết quả điều tra sự thay đổi chất lượng nước sinh hoạt theo mùa ....29
Bảng 4.6: Kết quả điều tra một số vấn đề về nguồn nước sinh hoạt người
dân đang dùng tại xã Sỹ Bình ............................................................30
Bảng 4.7: Kết quả điều tra nguồn nước HVS của người dân trên địa bàn xã
Sỹ Bình .............................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.8: Tỷ lệ nhiễm đá vôi của nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Sỹ
Bình ...................................................................................................32
Bảng 4.9: Thực trạng về môi trường nước của những con mương, con suối
trên địa bàn xã Sỹ Bình .....................................................................33
Bảng 4.10: Kết quả phân tích chất lượng nước khe suối .....................................34
Bảng 4.11: Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào ...................................39



iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1:

Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của
người dân tại xã Sỹ Bình. ...............................................................25

Hình 4.2:

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người dân sử dụng hình thức lọc nước ........26

Hình 4.3:

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
người dân đang dùng ...................... Error! Bookmark not defined.

Hình 4.4:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng nước sinh hoạt theo
mùa .................................................................................................... 29

Hình 4.5:

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nước giếng đào hợp vệ sinhError! Bookmark not define

Hình 4.6:


Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nước khe suối hợp vệ sinhError! Bookmark not defined

Hình 4.7:

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm đá vôi nguồn nước sinh hoạt tại xã
Sỹ Bình ...........................................................................................32

Hình 4.8:

Biểu đồ thể hiện thực trạng môi trường nước những con mương,
suối tại xã Sỹ Bình ..........................................................................33

Hình 4.9:

Biểu đồ thể hiện giá trị pH của nước khe suối tại xã Sỹ Bình........34

Hình 4.10:

Biểu đồ thể hiện thông số DO của nước khe suối tại xã Sỹ Bình ..35

Hình 4.11:

Biểu đồ thể hiện giá trị COD của nước khe suối tại xã Sỹ Bình ....36

Hình 4.12:

Biểu đồ thể hiện thông số BOD5 nước khe suối tại xã Sỹ Bình ....37

Hình 4.13:


Biểu đồ thể hiện thông số Độ cứng của nước khe suối tại xã Sỹ
Bình .................................................................................................38

Hình 4.14:

Biểu đồ thể hiện giá trị Sắt tổng số của nước khe suối tại xã Sỹ
Bình .................................................................................................38

Hình 4.15:

Biểu đồ thể hiện giá trị pH của các mẫu nước giếng đào tại xã
Sỹ Bình ...........................................................................................39

Hình 4.16:

Biểu đồ thể hiện nồng độ COD của các mẫu nước giếng đào tại
xã Sỹ Bình .......................................................................................40

Hình 4.17:

Biểu đồ thể hiện giá trị độ cứng của các mẫu nước giếng đào
tại xã Sỹ Bình ..................................................................................41

Hình 4.18:

Biểu đồ thể hiện nồng độ sắt của cácmẫu nước giếng đào tại xã
Sỹ Bình ...........................................................................................41


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BYT

Bộ Y tế

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

HVS


Hợp vệ sinh

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ - BNN - TCTL Quyết định - Bộ nông nghiệp - Tổng cục thủy lợi
QĐ - BTNMT

Quyết định - Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ - BYT

Quyết định - Bộ Y tế

QĐ - TTg

Quyết định - Thủ tướng

QH


Quốc hội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT - BTNMT

Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc


v
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ......................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập ................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3

2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3
2.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước .......................................................... 3
2.1.2. Nước hợp vệ sinh và nước sạch ................................................................... 3
2.1.3. Vai trò của nước ........................................................................................... 5
2.1.4. Khái niệm ô nhiễm nước .............................................................................. 5
2.1.5. Một số bệnh liên quan đến nước .................................................................. 6
2.2. Cơ sở pháp lý................................................................................................... 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 8
2.3.1. Tài nguyên nước thế giới ............................................................................. 8
2.3.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam .....................................................................13
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................21
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu .................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................21
3.3.1. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Sỹ Bình - huyện Bạch
Thông - tỉnh Bắc Kạn. ..........................................................................................21


vi
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp............................................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp...........................22
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................22
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu .................................................................................22
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ........................................23
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .........................................................23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................24
4.1. Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Sỹ Bình, huyện

Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................24
4.1.1. Thông tin về người dân được phỏng vấn bằng phiếu điều tra trên địa bàn
xã Sỹ Bình ............................................................................................................24
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Sỹ Bình theo kết quả phân tích
tại Phòng thí nghiệm ............................................................................................34
4.3. Đề xuất một số giải pháp ...............................................................................42
4.3.1. Giải pháp công tác quản lý và chính sách ..................................................42
4.3.2. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................42
4.3.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục ................................................................45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................46
5.1. Kết luận .........................................................................................................46
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................49


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự sống các sinh vật sống
trên Trái Đất. Trong cơ thể sinh vật nước chiếm đến khoảng 70% nên nước có
vai trò quan trọng đối với duy trì sự sống của các sinh vật.
Nước là khởi nguồn của sự sống. Con người hay sinh vật thì cũng đều
cần đến nước để duy trì các hoạt động sống của mình. Nhưng hiện nay nguồn
nước ngày càng khan hiếm, số lượng và chất lượng nước ở nhiều nơi đang bị
suy giảm. Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng nguồn nước
cung cấp cho con người. Việc sử dụng không hợp lý tiết kiệm nước cũng là
nguyên nhân khiến nước giảm về số lượng và chất lượng. Nhiều nơi người
dân không có nước sạch để sử dụng. Ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Tài

Nguyên và Môi Trường năm 2012 thì một trong ba người Việt Nam sống
không có nước sạch, mỗi ngày có ba sinh linh bé nhỏ chết vì mắc các bệnh
liên quan đến nước sạch. Mỗi năm có khoảng 9000 người tử vong vì nguồn
nước và điều kiện vệ sinh kém (Xuân Thắng (2013)) [12].Vấn đề cung cấp
nước sạch phục vụ cho người dân đang là vấn đề bức thiết được quan tâm ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Liên Hiệp Quốc, nước sạch là một trong ba
nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Trong 7 tỷ dân đang sinh sống trên thế
giới có 1,1 tỷ người đang sống không có nước sạch để dùng, 769 triệu người
không được tiếp cận với hệ thống nước sạch và 2,5 tỷ người đang bị ảnh
hưởng từ môi trường sống mất vệ sinh vì thiếu nước (Anh Thư (2014)) [8].
Chính vì nước có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống, việc đảm bảo chất
lượng sạch cho người dân sử dụng là vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu hiện
nay.


2

Để biết được chất lượng nước sinh hoạt mà người dân đang sử dụng có bị
ô nhiễm hay không? Có đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân không? Thì
cần phải tiến hành đánh giá chất lượng nước mà người dân đang sử dụng. Xuất
phát từ những vấn đề trên, cùng với sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi
trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và được sự hướng dẫn của cô
giáo TS. Trần Thị Phả, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng
nước sinh hoạt tại địa bàn xã Sỹ Bình huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá được chất lượng sinh hoạt trên địa bàn xã Sỹ Bình – huyện
Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập mẫu nước, phân tích một số chỉ tiêu của mẫu theo đúng quy định.
- So sánh, đánh giá kết quả phân tích theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn

Việt Nam hiện hành.
- Thông tin, số liệu thu thập được phải đảm bảo tính chính xác, trung
thực, khách quan.
- Giải pháp, kiến nghị đưa ra phải có tính thực tế, khả thi.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã học ở trường.
- Bổ sung kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
- Biết cách hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Cung cấp thông tin về hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa
bàn xã cho UBND xã Sỹ Bình.
- Tạo tư liệu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, đề ra các giải
pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn xã, có biện pháp nâng cao chất


3
lượng nước sinh hoạt người dân đang dùng được đảm bảo an toàn sức khỏe
người dân.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước
Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô
hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng các nhu cầu của cuộc
sống ăn uống, sinh hoạt hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng,
giao thông vận tải thủy, du lịch.
Tài nguyên nước được phân thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng
như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng. Đó là nguồn nước trên mặt
đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm) và nước trong khí quyển (hơi

nước). Dư Ngọc Thành(2013) [9] .
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới
bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Nguyễn Thị Lợi(2010) [5].
Theo khoản 1 điều 2 luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012:“Tài
nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển
thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
2.1.2. Nước hợp vệ sinh và nước sạch


4
Theo bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn (Ban hành kèm theo Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng
10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì:
Nƣớc hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý
thỏa mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị.
Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo
hướng dẫn sau đây:
Nƣớc máy HVS:
Là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ
thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình) thỏa mãn các điều
kiện: trong, không màu, không mùi, không vị.
Giếng đào hợp vệ sinh:
Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô
nhiễm khác ít nhất 10 m.
Thành giếng cao tối thiểu 0,6 m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy

sâu ít nhất 3 m kể từ mặt đất.
Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
Giếng khoan hợp vệ sinh:
Giếng khoan phải nằm cách xa nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn
gây ô nhiễm khác.
Sân giếng khoan phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
Các nguồn nƣớc hợp vệ sinh khác:
Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người
hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp,
làng nghề.
Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông
(sau khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được
rửa sạch trước khi thu hứng.


5
Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất
không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo
vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.
Nƣớc sạch: Là nước phải đạt QCVN 02:2009/BYT ban hành kèm theo
thông tư số 05/BYT ngày 17/6/2009.
2.1.3. Vai trò của nước
Nước là một hợp chất liên quan trực tiếp và rộng rãi đến sự sống trên
Trái Đất, là cơ sở của sự sống đối với mọi sinh vật. Đối với thế giới vô sinh
nước là thành phần tham gia rộ ng rãi các phản ứng hóa học, nước là dung
môi và là môi trường tàng trữ các điều kiện thúc đẩy hay kìm hãm các quá
trình hoá học. Đối với con người nước là nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật.
Con người có thể không ăn trong nhiều ngày mà vẫn sống, nhưng sẽ bị chết
chỉ sau ít ngày (khoảng 3 ngày) nhịn khát, vì cơ thể người có khoảng 65 68% nước nếu mất 12% nước cơ thể có thể bị hôn mê và có thể chết.

Con người cần nước ngọt cho ăn uống, cho sinh hoạt hàng ngày và cho
sản xuất. Mỗi người một ngày ăn uống chỉ cần 2,5 lít nước nhưng tính chung
cả nước sinh hoạt thì ở các nước phương Tây mỗi người cần khoảng 300 lít
nước mỗi ngày. Với các nước đang phát triển số lượng nước đó thường được
dùng cho một gia đình 5 - 6 người.
Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp và nhất là nông nghiệp rất lớn.
Để khai thác một tấn dầu mỏ cần phải có 10 m3 nước, muốn chế biến tạo một
tấn sợi tổng hợp cần có 5600 m3 nước, một trung tâm nhiệt điện hiện đại với
công suất 1 triệu kW cần đến 1,2 - 1,6 tỷ m3 nước trong một năm. Nguyễn
Văn Hải “Giáo trình Hóa học môi trường” Nxb KH&KT Hà Nội [2].
2.1.4. Khái niệm ô nhiễm nước


6
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm… bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Hiến chương Châu Âu về nước định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật
nuôi và các loài hoang dã”. Trần Yêm và cs, (1998) [14]
Theo khoản 14 điều 2 luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012:“Ô
nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành
phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
2.1.5. Một số bệnh liên quan đến nước
- Bệnh lây lan qua nước ăn uống: Do ăn uống nước bị nhiễm sinh vật
gây bệnh, ví dụ: Thương hàn, tả, viêm gan A, lỵ, bại liệt, giun sán…
- Bệnh do tiếp xúc với nước: Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các
sinh vật gây bệnh trong nước. Ví dụ: bệnh sán máng (Schistosomiases) xảy ra

ở những người bơi lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các
bệnh này sinh sống. Các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước và sẵn sàng
xuyên qua da của con người.
- Các bệnh do côn trùng truyền: Sốt rét, sốt Dengue, SXH Dengue,
bệnh giun chỉ, các bệnh viêm não (ví dụ viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ
em). Côn trùng trung gian truyền bệnh là các loại muỗi.
- Bệnh do thiếu nước trong tắm giặt: Nguyên nhân chủ yếu là do ký
sinh trùng, các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây ra. Các bệnh ngoài da (ví dụ ghẻ,
nấm, hắc lào...), bệnh mắt hột và bệnh viêm màng kết.
- Bệnh do vi yếu tố và các chất khác trong nước.


7
- Bệnh bướu cổ: Do đất, nước, thực phẩm quá thiếu iốt, ví dụ: vùng núi
cao, vùng xa biển.
- Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo: Flo < 0,5 mg/l sẽ bị bệnh sâu
răng, >1,5 mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về khớp.
- Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học: ví dụ: ăn/uống nước nhiễm
asen, thuốc trừ sâu… tăng nguy cơ bị ung thư, bệnh Minamata, Itai - Itai... (Hà
Trung (2012)) [10]
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành
ngày 01/07/2006.
- Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày ngày 26/3/2014 và có hiệu lực thi
hành ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/06/2012 và có hiệu lực từ 01/01/2013.

- Căn cứ nghị định 117/2007/NĐ – CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ
về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Thông tư 21/2012/TT-BTNMT ban hành ngày 19/12/2012 quy định
việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
- Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 09/2005/QĐ – BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng y
tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành : Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.


8
- Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam.
- Quyết định số 2570/2012/QĐ – BNN – TCTL ngày 22/10/2012 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt điều chỉnh bộ chỉ
số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi – Đánh giá nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn.
- TCVN 6663-3:2008(ISO 5667-3:2003) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6663-1:2011(ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tài nguyên nước thế giới

Nước bao phủ 71% diện tích Trái Đất trong đó có 97% là nước mặn,
còn lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các
yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ
thể sinh vật, chiếm từ 50% - 97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người
nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở sứa biển nước chiếm tới 97%.
Trong 3%lượng nước ngọt có trên Trái Đất thì có khoảng hơn 3/4
lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng
đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa…
chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và


9
đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có
khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu
tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng
(Miller, 1988)[15].
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh
từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài Trái Đất mang vào và
từ tầng trên của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là
chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng đất được hình thành ở lớp vỏ
giữa của Trái Đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao
tạo ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần qua lớp vỏ
ngoài thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng
và rơi xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp
và tràn ngập các vùng trũng tạo nên các đại dương mênh mông và các sông hồ
nguyên thủy.
Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên
Trái Đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của
Trái Đất (khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến
1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo

các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến
1.457.802.450 km3 (F. Sargent - 1974)[15].
Bảng 2.1: Trữ lƣợng nƣớc trên thế giới
Loại nƣớc
Biển và đại dương

Trữ lƣợng (km3)
1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000

Băng và băng hà

26.660.000

Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn

105.000


10
Khí ẩm trong đất

75.000


Hơi nước trong khí ẩm

14.000

Nước sông

1.000

Tuyết trên lục địa

250
(Theo F.Sargent, 1974)[15].

2.3.1.1. Ngày nước thế giới
Ngày Nước thế giới được tổ chức hàng năm nhằm kêu gọi sự quan tâm
toàn cầu về vai trò quan trọng của nước và tuyên truyền, vận động về quản lý
bền vững tài nguyên nước.
Là ngày quốc tế tôn vinh tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước
ngọt. Ngày Nước thế giới đầu tiên được khởi xướng tại Hội nghị Liên hiệp
quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) năm 1992 tại Rio, Brazil. Đại hội
đồng Liên hiệp quốc đã lấy ngày 22/03/1993 là Ngày Nước thế giới đầu tiên.
Và từ đó, Ngày Nước thế giới được kỷ niệm hàng năm trên toàn cầu. Mỗi
năm, Liên Hiệp Quốc sẽ lựa chọn một chủ đề cụ thể cho Ngày Nước thế giới
để phản ánh những khía cạnh khác nhau về nước. UN Water 2014 [13].
Chủ đề Ngày Nước thế giới một số năm gần đây :
Năm 2010: Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh.
Năm 2011: Nước cho phát triển đô thị.
Năm 2012: Nước và an ninh lương thực.
Năm 2013: Hợp tác vì nước.

Năm 2014: Nước và năng lượng.
Năm 2015: Nước và phát triển bền vững.
2.3.1.2.Tình hình khan hiếm nước sạch trên thế giới
Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn sống quan trọng mà quốc gia
nào cũng có, bao gồm nước ngọt và nước mặn. Nhưng đi liền với tình trạng
gia tăng dân số, phát triển nóng về kinh tế, xã hội là sự ô nhiễm môi trường,


11
biến đổi khí hậu... khiến nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng cạn
kiệt. Thiên nhiên đã trở nên khắc nghiệt, quật lại chính con người. Nước biển
dâng cao do băng tan là mối đe dọa với các quốc gia có biển. Những cơn “đại
hồng thủy”, “thủy triều đen”, “thủy triều đỏ” xuất hiện nhiều hơn với tác hại
nghiêm trọng hơn. Có khi trong cùng một thời điểm, ở vùng này, quốc gia này
bị khô hạn, thì ở vùng khác, quốc gia khác lại đang phải lo thoát lũ, chống lụt,
bão và lở đất.
Trước tình trạng khan hiếm nước, ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên
thế giới cũng đã xảy ra mâu thuẫn và xung đột vì tranh giành nguồn nước.
Chính phủ nhiều nước phải kêu gọi người dân tiết kiệm nước, sử dụng và khai
thác nước hợp lý. Công nghệ xử lý nước thải được quan tâm nhiều hơn.
Khan hiếm nước sạch nghiêm trọng nhất phải kể đến là Châu Phi. Tại
các diễn đàn ở Xtốc-khôm đều đã đưa ra những báo động về thảm cảnh khan
hiếm nước tại lục địa này. Nguồn nước ở đây vừa rất thiếu, lại rất thừa vì bị ô
nhiễm nặng do rác thải và sử dụng các chất hóa học thiếu kiểm soát.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Diễn đàn
Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APWF) công bố mới đây cũng cho
thấy có trên 75% quốc gia trong khu vực đang trải qua mối đe dọa thiếu nước
nghiêm trọng, nhiều nước trong số đó phải đối mặt với cuộc khủng hoảng
nước sắp xảy ra. Tại khu vực sông Mekong, trước những thông tin con sông
này đang bị cắt vụn ra bởi đập Tiểu Loan (Trung Quốc) và chạy dài về hạ lưu

qua các nước Lào, Thái Lan, Campuchia với kế hoạch xây dựng lên tới 11
đập thủy điện đã khiến giới khoa học phải lên tiếng cảnh báo, bày tỏ lo ngại
rằng những con đập đó sẽ ngăn cản các luồng cá di cư và gây xáo trộn lớn tới
hệ thủy sinh vật, tạo ra nguy cơ về nguồn nước và cuộc sống của hơn 60 triệu
con người.


12
Tổ chức FAO cảnh báo, thế giới trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người
phải sống trong tình trạng bị thiếu nước do sự biến dạng của hệ sinh thái. Theo
đó, FAO kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng an toàn nguồn nước thải của các
đô thị cho nông nghiệp. Nghiên cứu của FAO cho biết, đã có 50 nước trên thế
giới sử dụng nước thải qua xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì nó vừa
giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị, vừa giúp nông dân tránh được chi phí
khai thác nước ngầm, còn nguồn chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp
giảm chi phí về phân bón, điển hình là ở Tây Ban Nha và Mê-hi-cô.
Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), tình trạng ô nhiễm nguồn
nước đang gia tăng trên Trái Đất, với trung bình mỗi ngày khoảng 2 triệu tấn
chất thải sinh hoạt bị đổ thẳng ra sông, hồ và biển. Nghiêm trọng nhất là tại
các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua
xử lý trực tiếp đổ vào các nguồn nước. Tình trạng đó khiến cho 1/6 số dân
toàn cầu hiện không tiếp cận được nguồn nước sạch; hơn 1,6 triệu trẻ em đã
tử vong mỗi năm do thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch. Xuân Thắng (2014)
[12].
Theo ông Eliasson, trên thế giới hiện có khoảng 780 triệu người không
có điều kiện tiếp cận với nguồn nước sạch và 2,5 tỷ người không có nhà vệ
sinh. Điều kiện vệ sinh thiếu thốn chính là nguyên nhân của các bệnh gây tử
vong cao ở trẻ em bao gồm tiêu chảy, mất nước và bệnh tả. Hiện nay, mỗi
ngày trên thế giới có khoảng 3.000 ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về Các mục tiêu phát triển Thiên

niên kỷ năm 2012, thế giới vẫn còn khoảng 11% dân số, với khoảng 780 triệu
người không tiếp cận được với nguồn nước sạch. Những diễn biến bất thường
của thiên tai do biến đổi khí hậu với quy mô và cường độ ngày càng gia tăng
đã và đang góp phần làm cho nguồn nước ngày càng trở nên suy thoái và cạn
kiệt. Hiện hơn một nửa dân số thế giới dựa vào các nguồn nước chung giữa


13
các quốc gia để có nước dùng hàng ngày, hơn 90% dân số thế giới sinh sống
tại các quốc gia có sông hoặc hồ chứa nước chung với quốc gia khác. Tuy
nhiên, 60% lượng sông hồ này hiện chưa có bất kỳ khung quản lý chính thức
nào về hoạt động hợp tác sử dụng [15].
Theo Liên Hiệp Quốc, nước sạch là một trong ba nhu cầu thiết yếu nhất
của con người và trong 7 tỷ dân đang sinh sống trên thế giới, 1,1 tỷ người
đang sống không có nước sạch để dùng, 769 triệu người không được tiếp cận
với hệ thống nước sạch và 2,5 tỷ người đang bị ảnh hưởng từ môi trường sống
mất vệ sinh vì thiếu nước.
Cứ 9 công dân toàn cầu có một người đang sống thiếu tiếp cận với
nguồn nước sạch, dẫn đến 3,4 triệu người chết hàng năm do các bệnh dịch từ
việc thiếu nước và môi trường mất vệ sinh mà 99% trong số đó sinh sống ở
các nước đang phát triển. Anh Thư (2014) [8].
Theo báo báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2030 nhu cầu về nước của
thế giới sẽ tăng thêm 40% và nhu cầu năng lượng sẽ tăng thêm 50% so với
hiện tại. Nguồn tài nguyên nước sẽ tiếp tục phải chịu sức ép của các yếu tố
như tăng dân số, ô nhiễm, nắng nóng và hạn hán do sự nóng lên toàn cầu.
Hiện nay, trên toàn thế giới, có khoảng 770 triệu người không tiếp cận được
với nước sạch; con số này sẽ tăng lên tại các khu vực như Bắc Mỹ, Trung
Đông và Tây Nam Á. Châu Á nói chung, trong đó có khu vực đồng bằng sông
Mekong, sẽ trở thành điểm nóng tranh chấp tài nguyên nước sạch, khi nguồn
nước đi qua biên giới nhiều nước [15].

2.3.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa
trung bình toàn lãnh thổ1960 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của
vùng lục địa, cung cấp 640 tỷ m3/năm, từ đó tạo ra một lượng dòng chảy
khoảng 320 tỷ m3, hệ số dòng chảy là 0,5 .


14
Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian do đặc
điểm địa lý, địa hình và loại hình thời tiết gây mưa chi phối. Chênh lệch
lượng mưa giữa các vùng lên đến 10 lần. Những vùng có lượng mưa lớn đều
nằm trên các sườn và đỉnh núi đón gió, địa hình dạng phễu hội tụ như Bắc
Quang, Móng Cái - Tiên Yên (>5.000 mm), Hoàng Liên Sơn, Puislung, Ngàn
Sâu, đèo Ngang, đèo Hải Vân, bắc đèo Cả, Trà Mi Ba Tơ, trung lưu sông
Đồng Nai, Plâycu (3.000 - 4.000 mm). Tâm mưa nhỏ nằm trong vùng khuất
gió như thung lũng Mường Xén, Phan Rang (500 – 600 mm), thung lũng Yên
Châu, Lục Bình, sống Ba (<1.200 mm). Mưa phân bố không đều theo thời
gian, 20 - 30% tổng mưa rơi vào tháng cao điểm, 70 - 90% mưa rơi vào trong
mùa mưa, còn lượng mưa ba tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 5 - 8% tổng mưa và
lượng mưa tháng ít mưa nhất chỉ còn 1 - 2%. Nguyễn Thị Phương
Loan(2005)[6].
Tổng lượng nước mặt và đến trên lãnh thổViệt Nam trên một năm là:
830 - 840 tỷ m3, trong đó: Nội sinh là 310 - 315 tỷ m3 chiếm 37%. Ngoại sinh
là 520 - 525 tỷ m3 chiếm 63%.
Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối
phong phú, có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 2372 con sông với dòng
chảy quanh năm (với độ dài mỗi con sông hơn 10 km). Tổng diện tích lưu vực
sông là: 1.167.000 km2, trong đó phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là: 835.422
km2 chiếm đến 72%. Có 13 sông chính và sông nhánh lớn có diện tích lưu
vực từ 10.000 km2 trở lên; 166 con sông có diện tích lưu vực dưới 10.000 km2.

Tuy nhiên tài nguyên nước mặt biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động
giữa các năm và phân bố không đều trong năm) và còn phân bố không đều
giữa các hệ thống sông và các vùng (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 2006).
2.3.2.1. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam


15
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm
từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000
và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy
mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu
Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn
nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện
nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống
sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2980 m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai.
Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một
người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và
nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét
chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng
và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven
biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả
năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng
và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
Năm 2010, Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh tra đối với 33 cơ
sở sản xuất và 23 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nằm trên lưu vực sông
Nhuệ - Đáy, kết quả có tới 20 cơ sở xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN) từ 2 - 10 lần trở lên. Các cơ sở
tuy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải song không đảm bảo xử lý đạt
QCVN; đồng thời cũng chưa tự giác thực hiện nội dung cam kết trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường đã được phê

duyệt, dẫn đến ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn tiếp diễn. Đặc biệt, tình
trạng thải nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống thoát nước mưa vẫn khá phổ
biến, gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi truờng ở các
khu công nghiệp.


16
Trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Hà Nội đóng góp 48,8% tổng các
nguồn thải. Tổng luợng thải từ các nguồn khác nhau của thành phố khoảng
670.000 m3, trong đó có tới hơn 620.000 m3 (93% tổng lượng nước thải) chưa
được xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Lượng nước thải còn lại chỉ
được xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát
nước chung. Nước thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối
với môi trường môi sinh như ligin, sunfua hữu cơ, axit béo, các hữu cơ mạch
vòng có chứa Clo.
Thành phố Hà Nội hiện nay mới chỉ có 4 trạm xử lý nước thải tập trung
(Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long - Vân Trì và một trạm xử lý nhỏ
trong khu đô thị mới Mỹ Đình), với tổng công suất thiết kế 50.000 m3/ngày
đêm nhưng hầu hết các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung này có tỷ lệ
xử lý còn rất thấp so với yêu cầu.
Ô nhiễm tại các làng nghề cũng nghiêm trọng như tại làng nghề Vân Hà
(làng Vân, Bắc Giang) và các làng nghề tại Yên Phong, Tiên Sơn (Bắc Ninh).
Chỉ tính riêng hơn 880 hộ gia đình nấu rượu tại Vân Hà (Bắc Giang) luôn
nuôi từ 15.000 ÷ 20.000 con lợn, mỗi ngày phát sinh khoảng 1.500 m3 nước
thải, gần 100 m3 chủ yếu là phân gia súc, đều đổ trực tiếp ra hệ thống cống
rãnh, ao hồ, làm cho hàm lượng các chất ô nhiễm vượt các quy định cho phép
của cột B1 QCVN 08:2008/BTNMT nhiều lần: BOD5 từ 7,5 -10,1 lần; amoni
từ 34,5 - 96,2 lần. Trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản
xuất giấy Phú Lâm, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đến gần 100 xí nghiệp
nhỏ và 70 phân xưởng sản xuất nhỏ, tạo ra mỗi ngày khoảng trên 3.000

m3nước thải chứa các hoá chất độc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn kép, nhựa
thông, Javen, ligin, phẩm màu... Đoạn sông Cầu chảy qua ranh giới Bắc
Giang, Bắc Ninh giữa huyện Việt Yên (Bắc Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh)
bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước sông múc lên để sau 2 giờ là có mùi hôi thối.


17
Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử lý
trước khi thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y tế chứa nhiều hóa
chất độc hại với nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn lây lan bệnh
truyền nhiễm. Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế năm 2011 so với năm
2000 là hơn 20%. Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư
hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc Sở y tế
địa phương quản lý hay các bệnh viện thuộc ngành khác quản lý, cũng như
các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có hệ thống xử
lý nước thải. Theo Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế, năm 2011,
nước ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này
thải ra khoảng 120.000 m3 nước thải y tế, trong khi đó, chỉ có 53,4% trong
tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, một số lượng
lớn các chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử lý được bằng phương
pháp xử lý nước thải thông thường. Bc môi trường quốc gia (2012)[1].
Một kết quả khảo sát mới đây của Viện Nước, tưới tiêu và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy với khoảng 70% dân số ở
khu vực nông thôns mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng
1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc
bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh
hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý
hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Báo Hà Nội Mới (2012) [3].
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường),
nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều. Hiện tổng

trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng
cộng suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47
triệu m3/ngày. Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60 - 70%
so với công suất thiết kế. Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của


×