Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tập sinh học 8 chương vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.67 KB, 15 trang )

BÀI TẬP SINH HỌC 8
CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG
1)Cấu tạo và chức năng bộ xương ntn?
-Cấu tạo bộ xương : Bộ xương gồm có 3 phần :xương đầu, xương
thân và xương chi.
-Xương đầu :
+ Xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra
tra hộp sọ lớn chứa não.
+Xương mặt nhỏ, xương hàm bớt thô. Sự hình thành lồi cằm liên
quan đến các vận động ngôn ngữ.
-Xương thân :
+ Cột sống : gồm nhiều đốt sống khớp với nhau (33-34 đốt), cong ở
bốn chỗ, thành hai chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng và hoạt
động lao động dễ dàng.
+ Lồng ngực :Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ức
tạo thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi. Lồng ngực ở người nở sang
hai bên.
- Xương chi : Xương tay và chân có các phần tương
ứng ứng với nhau nhưng phân hoá khác nhau cho phù
hợp với chức năng đứng thẳng và lao động .
- Chức năng của bộ xương :
+ Tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể.


+Giúp cơ thể có hình dạng nhất định.
+ Làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được.
+ Bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn
thương.
2) Nêu đặc điểm cấu tạo của xương phù hợp với Chức năng nâng
đỡ và vận động
Cấu tạo phù hợp với chức năng nâng đỡ và vận động là :


-Bộ xương khoảng 206 chiếc gắn với nhau nhờ các khớp, có 3 loại
khớp :
+Khớp bất động :gắn chặt các xương với nhau bảo vệ nâng đỡ
VD: khớp xương sọ , mặt, đai hông ...
+ Khớp bán động khả năng hoạt động hạn chế để bảo vệ các cơ
quan như tim, phổi ...VD khớp cột sống ,lồng ngực...
+ Khớp động :khả năng hoạt động rộng , chiếm phần lớn trong cơ
thể cho cơ thể vận động dễ dàng . VD khớp xương chi....
*Tính vững chắc đảm bảo chức năng nâng đỡ:
-TP hoá học :gồm chất vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ giúp xương
cứng rắn chống đỡ được sức nặng của cơ thể và trọng lượng mang
vác .Chất hữu cơ làm cho xương có tính đàn hồi chống lại các lực
tác động , làm cho xương không bị giòn , bị gãy.
-Cấu trúc : xương có cấu trúc đảm bảo tính vững chắc là : hình ống
, cấu tạo bằng mô xương cứng ở thân xương dài , mô xương xốp
gồm các nan xương xếp vòng cung .


3) Nêu những điểm khác nhau giữa xương chân và xương tay ?
-Xương chi gắn với cột sống nhờ xương đai vai và ,xương chi dưới
gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế dứng thẳng và lao
động mà đai vai và đai hông phân hoá khác nhau.
+ Đai vai gồm 2 xương đòn, 2 xương bả.
+ Đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu , xương háng và
xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung
chậu vững chắc .
-Xương cổ tay , xương bàn tay và xương cổ chân, xương bàn chân
cũng phân hoá.
+ Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt , xương ngón dài, ngón cai
nằm trên mặt phẳng vuông góc với 4 ngón còn lại giúp cho hoạt

động cầm nắm dễ dàng.
+ Xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện
tích bàn chân đế lớn ,đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế
đứng thẳng . Xương bàn chân hình vòm , các xương ngón chân
ngắn làm cho bàn chân có diện tích bàn chân đế , giúp việc đi lại
dễ dàng hơn.
4)Phân biệt các khớp xương và nêu rõ vai trò của tưng loại khớp?
Các loại
xương
khớp

Đặc điểm phân biệt

Khả năng
cử động

Vai trò

Khớp
động

Có diện khớp ở 2 đầu
xương tròn và lớp có sụn

Linh hoạt

Đảm bảo sự hoạt động


trơn bóng, giữa khớp có

bao chứa dịch khớp

linh hoạt ở tay, chân.

Khớp
Diện khớp phẳng và hẹp
bán động

Ít linh hoạt

Giúp xương tạo thành
khoang bảo vệ (khoang
ngực). Ngoài ra còn có
vai trò giúp cơ thể mền
dẻo trong dáng đi đứng
và lao động phức tạp.

Khớp bất Giữa hai xương có hình
động
răng cưa khít với nhau.

Không cử
động được.

Giúp xương tạo thành
hộp, thành khối để bảo vệ
nội quan hoặc nâng đỡ.

5, Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài?
Các thành phần

xương

Cấu tạo

Chức năng

Đầu xương

Sụn bọc đầu xương Giảm ma sát trong các khớp
xương
Mô xương xốp gồm Phân tán lực tác động. Tạo
các nan xương
các ô chứa tuỷ đỏ
Đĩa sụn tăng trưởng Giúp xương dài ra

Thân xương

Màng xương

Giúp xương phát triển to về
ngang

Mô xương cứng

Chịu lực đản bảo vững chắc

Khoang xương

Chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, sinh
hồng cầu, chứa tuỷ vàng ở



người lớn
Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt :
-Không có cấu tạo hình ống , bên ngoài là mô xương cứng ,
bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều
nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa tuỷ đỏ.
6) Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú:
Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

Tỉ lệ sọ/mặt

Lớn hơn

Nhỏ hơn

Lồi cằm xương mặt

Phát triển

Không có

Cột sống

Cong 4 chỗ


Cong hình cung

Lồng ngực

Nở sang 2 bên

Nở theo chiều lưng,
bụng

Xương chậu

Nở rộng

Hẹp

Xương đùi

Phát triển, khoẻ

Bình thường

Xương bàn chân

Xương gót ngắn,bàn
chân hình vòm

Xương ngón dài,bàn
chân phẳng

Xương gót


Lớn, phát triển về phía
sau

Nhỏ hơn

7) Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế
đứng thẳng và đi bằng hai chân?(Tiến hoá của bộ xương người)


Đặc điểm cấu tạo

Sự thich nghi

-Lồng ngực nở rộng sang hai
Để dồn trọng lượng các nội quan lên
bên và hẹp theo hướng trước sau xương chậu, tạo cư động dễ khi lao động.
Cột sống gồm nhiều đốt sống
khớp với nhau cong ở 4 chỗ tạo
thành hình chữ S

Chịu đựng trọng lượng của đầu và tác
dụng chấn động từ các chi dưới dồn lên
khi di chuyển, giúp cơ thể đứng thẳng.

-Xương chậu mở rộng vững
chắc, xương đùi to

Chịu đựng trọng lượng của các nội quan
và cơ thể


-Xương gót phát triển và lồi ra
phía sau, các xương bàn chân
tạo thanh hình vòm, các xương
ngón chân ngắn làm cho bàn
chân có diện tích tieps xúc với
mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn
chân đế

Làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo
sự cân bằng vững chắc cho tue thế đứng
thẳng. Để dễ di chuyển giúp việc đi lại dễ
dàng hơn, giảm bớt chấn động khi vận
động

Các khớp cổ tay và bàn tay linh
hoạt, xương ngón dài, ngón cái
nằm trên mặt phẳng vuông góc
với 4 ngón còn lại

Để chi trên cử động theo nhiều hướng, bàn
tay cò thể cầm nắm dễ dàng và thực hiện
các động tác lao động

Xương sọ phát triển tạo diều
kiện cho não và hệ thần kinh
phát triển

Định hượng trong lao động và phát triển
nhận thức


9,Thành phần hoá học của xương có chức năng gì với ý nghĩa của
xương?


- Thành phần hữu cơ (chất cốt giao): là chất kết dính và
đảm bảo tính đàn hồi của xương .
- Thành phần vô cơ:canxi và photpho làm tăng độ cứng
của xương. Nhờ vậy, xương vững chắc là cột trụ của
cơ thể.
10, Giải thích vì sao xương động vật hầm thì bở?
- Khi hầm xương bò, lợn .... chất cốt giao bị phân huỷ
vì vậy nước hầm thường sánh và ngọt lại. Phần xương
còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi chất
cốt giao nên bị bở.
11, Trình bày đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người so với động vật:
Thể hiện sự phân hoá các cơ chi trên và chi dưới, sự phân hoá phát
triển ở cơ mặt và cơ lưỡi.
- Cơ chi trên : phân hoá thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ
trách những hoạt động đa dạng và tinh vi, thực hiện
nhiều động tác lao động phức tạp đặc biệt là sự khéo
léo của đôi bàn tay con người thực hiện được các
động tác tinh vi khéo léo trong lao động sáng tạo.
- Cơ chi dưới : có xu hướng tập trung thành các nhốm
cơ lớn khoẻvận động , di chuyển, tạo thế cân bằng
trong dáng đứng thẳng.
- Cơ mặt : phân hoá thành các nhóm cơ biểu lộ tình
cảm.
- Cơ lưỡi phát triển giúp cho việc phát âm tiếng nói của
con người.



12) Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì?
Để chống con vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý những điểm
gì?
*Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần :
-Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí
-Tắm nắng để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D.
Nhờ có vitamin D mà cơ thể có thể chuyển hoá canxi tạo ra
xương)
-Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
*Để chống con vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý:
-Khi mang vác vật nặng , không nên vượt quá sức chịu đựng,
không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải
đổi bên. Nếu có thể thì phân chia thành 2 nửa để 2 tay cùng xavhs
cho cân.
-Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi
ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nghiêng vẹo.
13) Sự to ra và dài ra của xương:
-Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia
tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương
-Các tế bào ở sụn tăng trưởng nằm giữa đầu xương và thân xương
phân chia và hoá xương làm xương dài ra.
14) Trình bày thí nghiệm chứng minh thành phần hoá học và tích
chất của xương


-Để tìm hiểu thành phần cấu tạo của xương người ta tiến hành các
thí nghiệm sau:
*Thí nghiệm 1:

-Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm: 1 xương đùi ếch trưởng thành, 1
cốc nước đựng dung dịch HCL 10%, 1 cốc cslax để rửa xương
-Tiến hành thí nghiệm: Ngâm xương đùi ếch trong dung dịch HCL
10% khoảng 10-15 phút
-Kết quả thí nghiệm : thấy có bọt khí nổi lên
Xương mềm có thể uốn cong được
-Giải thích thí nghiệm :Bọt khí nổi lên là khí cacbonic, điều đó
chứng tỏ trong thành phần của xương có muối cacbonat,khi tác
dung với axit sẽ giải phóng khí cacbonic. Phần còn lại xương vẫn
giữ nguyên hình dạng nhưng nềm dẻo đó là chất cốt giao (chất hữu
cơ)
*Thí nghiệm 2 ;
-Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm :1 xương đùi ếch, một đèn cồn
-Tiến hành đốt xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn đén khi xương
không còn cháy nữa
-Kết quả thí nghiệm : xương sau khi bị đốt vẫn giữ nguyên hình
dạng nhưng khi bóp thì bị vỡ vụn ra
-Giải thích khi đốt : chất cốt giao bị cháy hết phần còn lại là chất vô
cơ nên khi đạp nhẹ thì xương cỡ tan
Từ kết quả của 2 thí nghiệm trên ta có kết luận: Thành phần hoá
học của xương là chất cốt giao (chất hữu cơ) và muối khoáng.


Xươn1g kết hợp giữa 2 thành phần chất nên có tính bền chắc và
mềm dẻo.
15) vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm hồi
phục?
-Người già xương dễ bị gãy và chậm hồi phục : do tỉ lệ chất hữu cơ
và chất vô cơ thay đổi theo lứa tuổi . Ở người gia chất hữu cơ giảm
xuống nên xương giảm tính dẻo dai và rắn chắc đồng thời xương

trở nên xốp giòn dẽ bị gãy khi va chạm mạnh.
- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo dèo dai cho xương còn hỗ trợ
quá trình dinh dưỡng cho xương. Do tuổi già tỉ lệ chất hữu cơ giảm
nên khi xương gãy rất chậm phục hồi.
16, Hãy phân tích để chứng minh tay người vừa là cơ quan, vừa là
sản phẩm trong quá trình trình lao động?
+ Tay người vừa là cơ quan lao động:
- Ở động vật chi trước và chi sau đều tham gia vào quá
trình di chuyển của cơ thể.
- Ở người chi trước (đôi tay ) đã tách khỏi mặt đất nhờ
sự đi thẳng. Từ đây đôi tay bắt đầu tham gia cầm nắm,
chế tạo công cụ lao động và lao động có mục đích.
+ Tay người là sảm phẩm lao động:
- Thông qua việc chế tạo các công cụ lao động, con
người phải thường xuyên cầm nắm và cử động các
xương tay đặc biệt là ngón tay.
- Thông qua các hoạt động lao động, đôi tay thường
xuyên tác động vào môi trường sống.


- Chính những hoạt động trên đã làm cho tay người
thường xuyên được rèn luyện. Bên cạnh đó từ lao
động con người đã sản xuất ra thức ăn và các phương
tiện thúc đẩy cơ thể phát triển và hoàn thiện, trong đó
có đôi tay.
17, Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp phóng chống mỏi cơ?
Khi bị mỏi cơ cần làm gì?
*Nguyên nhân:
- Trong điều có đủ oxi: sự oxi hoá các chất dinh dưỡng do máu
mang tới tế bào tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đòng

thời sản sinh ra nhiệt và sản phẩm thải cuối cùng là khí cacbonic.
- Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi: thì sản phẩm thải có
nhiều axit lactic , trong thời gian dài sẽ tích tụ đầu độc cơ, dẫn tới
sự mỏi cơ.
*Biện pháp:
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Làm việc trong điều kiện đủ oxi.
- Làm việc nhịp nhàng, vừa sức.
- Tinh thần thoải mái, vui vẻ.
- Luyện tập cơ thường xuyên tạo sự dẻo dai chi cơ.
*Khi mỏ cơ cần:
- Nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông
nhanh.


18, Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Những hoạt
động nào gọi là sự luyện tập cơ?
- Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co
cơ tốt hơn.
- Thể tích của cơ: bắp cơ lớn thì khả năng co mạnh hơn.
- Lực co cơ
- Khả năng dẻo dai bền bỉ: làm việc lâu mệt mỏi
- Khối lượng của vật cần dịch chuyển
- Nhịp độ co cơ
*Những hoạt động được gọi là sự luyện tập cơ
- Thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ
- Tham gia các môn thể thao một cách vừa sức
- Tham gia lao động sản xuất hằng ngày một cách phù hợp.
19,Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và
có năng suất lao động cao?

- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Làm việc trong điều kiện đủ oxi
- Làm việc nhịp nhàng vừa sức
- Tinh thần thoải mái, vui vẻ
- Luyện tập thường xuyên tạo sự dẻo dai cho cơ
20,Luyện tập cơ thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ
cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với cơ thể?
- Tăng thể tích của cơ


- Tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, do đó năng suất
lao động cao
- Làm xương thêm cứng rắn phát triển cân đối
- Làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác
như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, tiêu hoá,...
- Làm cho tinh thần sảng khoái
21,Nêu các phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt
nhất?
- Thường xuyên lao động, tập thể dục thể thao
- Thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ
- Tham gia lao động sản xuất phù hợp
- Tham gia hoạt động vừa sức
22, Giải thích nguyên nhân có hiện tượng chuột rút ở các cầu thủ
bóng đá?
Hiện tượng chuột rút là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt
động được
Nguyên nhân: do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ
hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng mất oxi. Các tế bào cơ
hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic
tích tụ trong cơ đã ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ dẫn đến

hiện tượng co cơ cứng hay chuột rút.
• Công thức tính công: A=F.s ( A-jun , 1 jun= 10N


F niu ton



s met





×