Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Công tác tham mưu và Tổng hợp của Văn phòng Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.46 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Họ tên sinh viên: Dương Thị Thu Hà

BÁO CÁO THỰC TẬP
NGÀNH ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
LỚP LIÊN THÔNG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
KHÓA HỌC (2014 - 2016)
CHUYÊN ĐỀ:
CÔNG TÁC THAM MƯU, TỔNG HỢP CỦA VĂN PHÒNG
Tên cơ quan: SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 1B Đường Trần Phú - Phường Quang Trung
Quận Hà Đông - TP. Hà Nội
Cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ quan: Chu Bích Liên
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Mạnh Cường

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................3
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5
4. Kết cấu của đề án: ................................................................................6
I. Chức năng .............................................................................................7
II. Nhiệm vụ, quyền hạn............................................................................8
III. Cơ cấu tổ chức...................................................................................15
1. Lãnh đạo Sở.........................................................................................15
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ......................................................15


PHẦN THỨ HAI...........................................................................................18
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC THAM MƯU, TỔNG HỢP.........................18
I. Thực trạng về công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Sở Tư
pháp thành phố Hà Nội............................................................................19
2. Những tồn tại hạn chế :.......................................................................27
3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:................................................28
PHẦN THỨ BA.............................................................................................32
NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC THAM MƯU VÀ TỔNG HỢP CỦA VĂN PHÒNG .......................32
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỔ HÀ NỘI .......................................................32
I.Nhiệm vụ của Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội trong việc
nâng cao chất lượng công tác tham mưu và tổng hợp ............................32
II. Những giải pháp cơ bản:.....................................................................34
III. Những kiến nghị, đề xuất:................................................................36
PHẦN THỨ TƯ............................................................................................37
TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................................................37


I. Công tác tham mưu:.............................................................................37
II. Một số nhiệm vụ khác cần thực hiện:.................................................37
KẾT LUẬN

................................................................................................39


LỜI NÓI ĐẦU
Quản trị văn phòng là việc hoạch định, tổ chức, phối hợp, tiêu chuẩn
hóa và kiểm soát các hoạt động xử lý thông tin trong các cơ quan nhà nước
cũng như các doanh nghiệp.
Ngày nay, Văn phòng không còn chỉ là hình ảnh quen thuộc với những

hành lang im ắng, các cánh cửa khép lại với bảng đề tên phòng ban kẻ chữ
nghiêm trang hay tiếng đánh máy chữ lọc cọc. Văn phòng đã mang một bộ
mặt đa dạng hơn: trang thiết bị hiện đại, không gian mở, bài trí linh hoạt thích
ứng với nhiều nhu cầu và phương thức làm việc phong phú. Thậm chí có cả
các văn phòng làm việc từ xa, văn phòng tại nhà và văn phòng ảo.
Tuy nhiên dưới hình thức nào khi có mặt của các văn phòng thì các nhà
quản trị vẫn có mối quan tâm chung về chất lượng, tính hiệu quả từ các hệ
thống, quy trình và thói quen cũng như tập quán làm việc tốt nhằm phát huy
tối đa các chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng. Hơn thế nữa, nhà quản trị
sẽ ngày càng nhận rõ rằng việc tổ chức và quản lý tốt hoạt động Văn phòng
có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chung.
Có sự thành công hay không , phần lớn là nhờ vào việc Quản trị Hành
chính Văn phòng. Để giải quyết vấn đề này, Khoa Quản Trị Văn Phòng
trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội đang từng bước đào tạo các nhân viên, lãnh
đạo Văn phòng tương lai.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực
thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập ngày 14/11/2011 trên cơ sở nâng cấp từ
trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.Trước đây có tên gọi là Trường Cao đẳng
Văn thư Lưu trữ Trung ương I.
Tiền thân là Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I, được
thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ
trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung
học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I.
1


Với phương châm đào tạo các nhân viên Văn phòng tương lai, Trường
Nội Vụ đào tạo các sinh viên không những chuyên nghiệp về chuyên môn mà
còn hiểu và luôn yêu nghề. Và khi đó bạn sẽ có trách nhiệm đối với công việc
và từng bước xây dựng môi trường làm việc tốt, thân thiện, cuốn hút được

nguồn nhân lực xung quanh, tạo tư tưởng thoải mái cho bản thân và đồng
nghiệp.
Các sinh viên được đào tạo tại Khoa Quản trị Văn Phòng trường Đại
Học Nội Vụ Hà Nội cũng đã và đang phát huy tối đa những hiểu biết và tâm
huyết của mình. Sau hai năm học tại trường mỗi sinh viên đều đúc kết và học
hỏi được rất nhiều kiến thức từ sách vở và từ thầy cô giảng dạy. Chắc hẳn
rằng ai cũng luôn mong muốn có cơ hội được thực tế, hòa nhập với những
kiến thức đó qua các kỳ kiến tập và thực tập. Được thầy Trưởng Khoa cùng
các thầy cô trong Khoa giúp đỡ tận tình , em vinh hạnh thực tập tại Sở Tư
pháp thành phố Hà Nội hứa hẹn sẽ thực tập thật tốt, phát huy tối đa những gì
đã được học tập để không làm phụ lòng mong đợi của Thầy Cô.
Sinh viên

Dương Thị Thu Hà

2


1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trước những yêu cầu của đất nước cũng như những xu thế
phát triển tất yếu của thời đại, như toàn cầu hóa, xây dựng kinh tế tri thức...
đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều phải không
ngừng đổi mới và hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trong bối
cảnh đó, việc đổi mới nâng cao chất lượng làm việc của Văn phòng Sở Tư
pháp nói chung và Văn phòng cấp thành phố nói riêng là vấn đề hết sức cần
thiết.
Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội thường điều hành công việc
lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đề xuất chủ trương, chính sách thuộc
lĩnh vực kinh tế – xã hội, đối nội, đối ngoại của cấp Sở; các nguyên tắc quản
lý tài chính, tài sản của đảng bộ; trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của Sở Tư

pháp thành phố Hà Nội và các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà
Nội, tổ chức đảng trực thuộc, bảo đảm hậu cần cho hoạt động của Sở Tư pháp
thành phố Hà Nội; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo của cấp
Sở; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát,
thẩm định, thẩm tra, phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ,
thường trực cấp Sở giao. Bên cạnh đó Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà
Nội còn là bộ phận phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày như tổ chức
các cuộc làm việc của lãnh đạo, các hội nghi, các chuyến đi công tác, hoạt
động chuyên môn của các đơn vị, bộ phận, chuẩn bị các điều kiện, phương
tiện bảo đảm công tác của cơ quan nói chung. Điều đó cho thấy công tác Văn
phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội có vai trò hết sức quan trọng trong tổ
chức, điều hành lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Tư pháp. Xây dựng Văn phòng cấp
thành phố, phát huy tốt chức năng nói trên là yếu tố rất quan trọng để giúp cấp
thành phố đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả
công tác lãnh đạo của cấp Sở và bảo đảm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt
Đảng.Tuy nhiên, trên thực tế một số nơi ( Tỉnh, Thành phố), công tác Văn
3


phòng cấp Sở, nhất là đội ngũ chuyên viên còn hạn chế về chuyên môn,
nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới...
Văn phòng Sở Tư pháp là bộ phận tham mưu cho Sở Tư pháp thành
phố Hà Nội có chức năng tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp
hoạt động của các cơ quan tham mưu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong những năm qua với tinh thần đoàn kết, thống nhất ý trí, phát huy
tính tự lực, khắc phục mọi khó khăn, cán bộ, đảng viên, nhân viên cơ quan Sở
Tư pháp thành phố Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ mà
Thường Trực Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành ủy, ủy ban nhân dân thành

phố giao cho. Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã thường xuyên
phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố, mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, các chi đảng bộ trực thuộc triển khai
tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao góp phần hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị. Vấn đề nâng cao chất lượng công tác tham mưu và tổng
hợp của Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội được lãnh đạo Sở Tư pháp,
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực sự quan tâm. Chính vì vậy nhận thức
về vị trí, tầm quan trọng của công tác tham mưu và phục vụ của Văn phòng
em đã chọn đề tài: " Công tác tham mưu và Tổng hợp của Văn phòng Sở
Tư pháp Thành phố Hà Nội".
2. Mục tiêu của đề tài
a.Mục tiêu đề án:
*Mục tiêu chung:
Làm tốt công tác tham mưu phục vụ Sở Tư pháp thành phố Hà Nội,
Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trực tiếp chỉ
đạo góp phần thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan
*Mục tiêu cụ thể:
4


Thực hiện tốt hai chức năng của Văn phòng là tham mưu và phục vụ
thành phố theo phương châm chủ động trong công tác tham mưu; tham mưu
đúng, trúng, kịp thời và đạt hiệu quả cao.
- Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, thông tin
tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, chỉ đạo của
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin, làm tốt công tác lưu
trữ và công tác tài chính đảng.
- Quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan văn phòng
Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

- Phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp cấp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
b.Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ, chuyên viên Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
c. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đánh giá thực trạng công tác tham mưu, phục vụ của Văn phòng Sở Tư
pháp giai đoạn 2010 – 2015, đề ra nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng
công tác tham mưu, phục vụ trong giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp
theo.
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận:
- Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống văn bản của Trung ương đảng, văn
phòng Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan
chuyên trách tham mưu giúp việc Ban Tuyên giáo thành ủy, ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội; quy chế của Văn phòng Sở Tư pháp về chức năng, nhiệm
vụ của Văn phòng Sở Tư pháp giai đoạn từ 2010- 2015 để làm cơ sở lý luận
mang tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu và thực hiện đề án.

5


b. Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra thực tế đến các phòng, đơn
vị trực thuộc, khối đoàn thể, chi bộ, đảng bộ trực thuộc để khảo sát các nội
dung cần trưng cầu ý kiến là các vấn đề có liên quan đến thực trạng cần
nghiên cứu, đánh giá về thực trạng về chất lượng tham mưu và phục vụ của
Văn phòng Sở Tư pháp.
- Tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố bạn từ đó đúc
rút những kinh nghiệm, những bài học thực tế về chất lượng công tác tham

mưu và phục vụ của công tác Văn phòng cấp Sở để từ đó có những giải pháp
cụ thể đối với việc nâng cao chất lượng công tác tham mưu và phục vụ của
Văn phòng Sở Tư pháp .
4. Kết cấu của đề án:
Gồm 04 phần
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng công tác
tham mưu và tổng hợp của Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
Phần thứ hai: Thực trạng công tác về công tác tham mưu và tổng hợp
của Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà
Phần thứ ba: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác
tham mưu và tổng hợp của Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện, kết luận.

6


Phần Thứ Nhất
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TƯ PHÁP
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Sở Tư Pháp Thành
Phố Hà Nội
Tên cơ quan: Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
Địa chỉ: Số 1B, đường Trần phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP
Hà Nội
Điện thoại: 0433 546 151
Website:
Sở Tư pháp TP. Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4422/QĐTC ngày 10/11/1982 của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND Thành phố giúp UBND Thành phố thực hiện chức
năng quản lý Nhà nuớc về công tác tư pháp trong phạm vi thành phố. Sở Tư
pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ

ngân sách và được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
Sở Tư pháp Hà Nội có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc; Giám đốc là
người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và trước pháp
luật về toàn bộ hoạt động của Sở; Phó giám đốc Sở là người giúp Giám đốc
Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực được
phân công.
I. Chức năng
1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm
pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục
pháp luật; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trọng

7


tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư;' tư vấn pháp luật;
trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và
công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Tư pháp…
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực Tư pháp; bị Dự thảo kế
hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư
pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của Sở Tư pháp ;
c) Dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá
tài sản và các nghề tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở Tư pháp;
d) Dự thảo văn bản pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn
chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở Tư pháp;
Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp thành phố).
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc Sở
Tư pháp;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý công tác Tư pháp ở địa phương.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
8


pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chướng trình, đề án, dự án đã được cấp có
thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà
nước về công tác Tư pháp được giao.
4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp. với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố; lập dự kiến chương trình xây
dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố để Ủy ban nhân dân thành
phố trình Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố do các cơ quan chuyên
môn khác của Ủy ban nhân dân thành phố chủ tri soạn thảo;
c) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo quy định của pháp
luật;
d) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và của Bộ Tư
pháp.
5 . Về thi hành Văn bản quy phạm pháp luật:
a) Theo dõi chung tình hình thi hành Văn bản quy phạm pháp luật ở địa
phương;
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật
thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp quận);
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành Văn bản quy phạm pháp luật ở
địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với Ủy ban nhân dân thành
9


phố và Bộ Tư pháp.
6. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tự kiểm tra văn bản do Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành;
b) Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân cấp quận; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân
dân cấp quận tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các quận ,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp quận) theo quy
định của pháp luật;
c) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp
luật theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá Văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
đối với Ủy ban nhân dân cấp quận, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố.
8. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục
pháp luật ở địa phương sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt;
b) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật của tỉnh;
c) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, phát hình các
tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các
lĩnh vực thuộc phạm vỉ quán lý cua ở Tư pháp;
đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp
10


xã và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật.
9. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ
quan có liên quan giúp ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương
ước, quy ước của thôn, làng, bản (gọi chung là thôn); tổ dân phố, khu phố,
khóm và một số hình thức khác (gọi chung là tổ dân phố) phù hợp với quy
định của pháp.
10. Hướng dẫn, kiểm tra công tác hoà giải ở cơ sở theo quy định của
pháp luật Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn Phòng tư pháp tổ chức bồi dưỡng
về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng
cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải.
11. Về công chứng, chứng thực:

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề
công chứng ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các biện pháp hỗ
trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các Phòng công
chứng và Văn phòng công chứng ở địa phương;
c) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành
lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu
hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
Tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập, giải thể Phòng công
chứng khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
d) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng
viên;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận và công chức Tư pháp – Hộ tịch thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký.
11


12. Về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư
pháp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản
lý hộ tịch đối với Phòng Tư pháp cấp quận và công chức chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân cấp xã;
b) Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ công tác hộ tịch;
c) Trực tiếp giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước
ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân thành phố;

d) Thẩm định hồ sơ, trình ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các việc về
hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố theo
quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị Ủy ban nhân thành phố quyết định việc thu hồi, hủy bỏ
những giấy tờ hộ tịch do ủy ban nhân dân cấp quận cấp trái với quy định của
pháp luật;
e) Quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo
quy định pháp luật; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
f) Cấp phiên lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo
quy định của pháp luật;
g) Thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, đề xuất hoặc' giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các
hồ sơ về quốc tịch.
13. Về luật sư và tư vấn pháp luật:
a) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân thành phố cho phép thành
lập, giải thể phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;
b) Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư,
Trung tâm tư vấn pháp luật, giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật;
12


c) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật
sư, Công ty luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo
quy định của pháp luật; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình
hình hoạt động khi cần thiết;
d) Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật
sư ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; tham
mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các biện pháp hỗ trợ
phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương;
đ) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật; hỗ trợ tổ chức bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của
pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ
chức hành nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.
14.Về trợ giúp pháp lý :
a) Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi
nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp
pháp lý của các Văn phòng luật sư, Công ty luật Trung tâm tư vấn pháp luật
theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thực
hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương;
c) Cấp, thay đổi, thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của
Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật;
d) Quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên trợ giúp
pháp lý.
15. Về bán đấu giá tài sản:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa
phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán
13


đấu giá ở địa phương;
b) Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong
phạm vi địa phương theo thẩm quyền.
16. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác
giám định tư pháp, trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật.
17. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công
tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và
doanh nghiệp nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt

động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
18. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật
thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện
phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo
quy định của pháp luật.
19. Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo
quy định của pháp luật.
20. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
21. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ
và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được
giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và của Bộ Tư pháp.
22. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác
của các tổ chức trực thuộc Sở Tư pháp; quản lý biên chế, thực hiện chế độ
tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ
luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi
quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban
nhân dân thành phố.
23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của
14


pháp luật.
24. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
25. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao
hoặc theo quy định của pháp luật.
III. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ Quyết định số 4422/QĐ-TC ngày 10/11/1982 của UBND

Thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư Pháp Thành Phố Hà Nội, bao gồm:
1. Lãnh đạo Sở
- 01 Giám đốc (Giám đốc là người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội,
phụ trách chung, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác của Sở và theo dõi chỉ
đạo các nội dung công tác, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Sở)
- 04 Phó giám đốc (Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách
nhiệm trước giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công. Quản lý, kiểm tra, theo dõi đôn đốc các lĩnh vực công tác. Khi Giám
đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các
hoạt động của Sở.
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
a) Văn phòng;
b) Phòng Thanh tra;
c) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
d) Phòng Bổ trợ Tư pháp
đ) Phòng Một cửa
e) Phòng Đào tạo
g) Phòng Tuyên truyền
15


h) Phòng Yếu tố Nước ngoài
3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
a) Phổ biến Giáo Dục Pháp Luật;
b) Trung tâm Dịch vụ Bán Đấu giá Tài sản;
c) Trợ giúp Pháp lý;
d) Báo Pháp Luật và Xã hội;

e) Công chứng;
h) Thủ tục Hành chính
i) Phòng Văn bản Pháp quy
Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội

16


Giám đốc

Phó Giám đốc

Trợ
giúp
pháp
lý nhà
nước

Phòng Trung
Văn
tâm
bản
trợ
pháp
giúp
quy
pháp
luật

Phòng Văn

công phòng
chứng
Sở

Phó Giám đốc

Phòng
Hành
chính

pháp

Phòng

lịch tư
pháp

Phó Giám đốc

Phòng Phòng
Yếu tố phổ
nước
biến
ngoài giáo
dục
pháp
luật

17


Phòng
Bổ trợ

pháp

Các
Báo
quận
pháp
huyện luật xã
hội

Phó Giám đốc

Phòng
thanh
tra Sở

pháp

Trung Phòng Phòng
tâm
Thủ
một
dịch
tục
cửa
vụ bán hành
đấu
chính

giá tài
sản


PHẦN THỨ HAI
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC THAM MƯU, TỔNG HỢP
Người làm công tác Văn phòng phải nắm chắc tình hình mới để tham
mưu đúng, mới phục vụ tốt các hoạt động cơ quan. Chức năng tham mưu tổng hợp được thể hiện trong từng nhiệm vụ cụ thể như: xây dựng quy chế và
tổ chức làm việc theo quy chế; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
công tác, thông tin tổng hợp v.v… Ngoài ra, văn phòng còn có nhiệm vụ phục
vụ các hoạt động hằng ngày như: tổ chức các cuộc làm việc của lãnh đạo, các
hội nghị, các chuyến đi công tác của lãnh đạo. Hai chức năng tham mưu tổng hợp và phục vụ có sự đan xen, có quan hệ mật thiết với nhau: tham mưu
là để phục vụ và trong phục vụ có sự tham mưu.
Tham mưu không chỉ là đề xuất chủ trương, giải pháp giúp lãnh đạo
quản lý. Vì vậy, người làm nhiệm vụ tham mưu không đơn thuần là giúp việc,
bảo gì làm lấy mà phải là người có bản lĩnh, có năng lực, có trình độ, trung
thực, thẳng thắng, nghiêm túc trong công việc, luôn cần cù, tỉ mỉ, thận trọng
và có tính nguyên tắc cao; phải là người có tư duy biện chứng, không định
kiến, hẹp hòi, không bảo thủ, không cảm tính, vụ lợi; dám đề xuất, dám chịu
trách nhiệm, dám đấu tranh bảo vệ cái đúng, không sợ cấp trên trù dập, còn
tham mưu “mà làm việc theo kiểu dĩ hòa vi quý, cố làm đẹp lòng cấp trên
bằng bất cứ giá nào thì chỉ có hại cho quốc kế dân sinh”(trích câu nói của
Bác Hồ).
Công tác văn phòng có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh
đạo nắm được tình hình. Cán bộ văn phòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ
giải quyết công việc không đúng. ....cho nên phải luôn nêu cao tinh thần trách
nhiệm, năng lực công tác và giữ bí mật, để phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao
Xác định rõ công tác tham mưu - tổng hợp, Văn phòng luôn coi trọng
và không ngừng nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt chức năng tham mưu - tổng hợp

18


giúp cơ quan thực hiện quyền quyết định và quyền giám sát, tổ chức, điều
hành, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với phương châm“Kịp thời,
chính xác, khoa học và chu đáo”, Văn phòng đã thực hiện nhiều biện pháp
nhằm đổi mới nhằm nâng cao chất lượng công tác. Trong đó tập trung đổi mới
và nâng cao chất lượng xây dựng chương trình công tác, chế độ thông tin báo
cáo; ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất
lượng đội ngũ …
I. Thực trạng về công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Sở
Tư pháp thành phố Hà Nội
- Cơ cấu tổ chức: Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
có tổng biên chế là 12 đồng chí cán bộ, công chức, viên chức
+ Chánh Văn phòng: 01 đồng chí.
+ Phó Chánh Văn phòng: 03 đồng chí.
+ Cán bộ, chuyên viên, lái xe của văn phòng: 08 đồng chí (trong đó có
02 hợp đồng).
- Trình độ chuyên môn: Đại học: 08 đồng chí, Cao đẳng: 04 đồng chí
- Trình độ chính trị:
+ Cao cấp lý luận chính trị : 05 đồng chí.
+ Trung cấp lý luận chính trị: 08 đồng chí.
+ Một đồng chí đang theo học lớp Cao cấp chính trị hệ tập trung.
- Cơ sở vật chất: Có 8 phòng làm việc với những trang thiết bị cần thiết
phục vụ cho công việc chuyên môn.
a. Về công tác tham mưu:
- Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Văn phòng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã
tham mưu cho cơ quan Sở Tư pháp, UBND thành phố Hà Nội xây dựng và
ban hành Quy chế làm việc, Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp

hành Đảng bộ Thành phố, Quy chế làm việc của Văn phòng Thành ủy, Quy
19


chế quản lý khai thác cơ sở dữ liệu lưu trữ trên mạng thông tin nội bộ, quy
định về độ mật các tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước của Thành uỷ, văn
phòng..., Quyết định số 939 -QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ về việc
ban hành Quy định việc gửi, nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng của
Đảng và quản lý, khai thác, bảo vệ, sử dụng mạng Công nghệ thông tin của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Giúp Thường trực Thành uỷ, Ban Thường vụ đôn đốc việc chuẩn bị
các Đề án, Báo cáo, thực hiện tốt quy trình ra các văn bản chỉ đạo của cấp uỷ:
Ban hành 15 Nghị quyết; 22 Thông tri; 04 Chỉ thị; 1058 Quyết định;107 Kế
hoạch; 293 Thông báo; 1065 luợt công văn đi, đến; 35 Chương trình công
tác;110 Báo cáo; 04 Quy chế; tiếp nhận 165 đơn thư và 150 Báo caó... giúp
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Đảng bộ Thành phố,
từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Tham mưu Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội, ủy ban nhân dân thành
phố duy trì tốt chế độ giao ban tuần với các đồng chí là trưởng phòng, đơn vị
trực thuộc sở, mặt trận tổ quốc và khối đoàn thể do đó Văn phòng Sở đã giải
quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, nẩy sinh để thống nhất triển khai,
thực hiện. Hàng tháng, hàng quý Văn phòng Sở Tư pháp phối hợp với các
phòng , đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ giao ban, từ đó đã tham mưu và
giúp cho Lãnh đạo Sở Tư pháp, ủy ban nhân dân nâng cao chất lượng lãnh
đạo, chỉ đạo cũng như điều hoà các hoạt động của Sở Tư pháp.
- Tham mưu tổ chức thực hiện tốt chương trình công tác tuần, tháng,
quý, năm và chương trình công tác toàn khoá của cấp uỷ: Nội dung tập chung
chủ yếu cho công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ
Nghị quyết đại hội đã đề ra.
- Phối hợp với các Ban xây dựng Đảng uỷ, các cơ quan chức năng

tham mưu với cấp uỷ trong việc tổ chức các Hội nghị học tập, quán triệt và
triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh và Thành
20


phố, đồng thời tiến hành sơ kết, tổng kết các Nghị quyết, Chỉ thị của các cấp:
sơ kết, tổng kết hai năm Cuộc vận động " học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh"; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về phòng chống tham nhũng, lãng phí;
tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW...
b.Về công tác thông tin tổng hợp, phục vụ lãnh đạo:
Để thực hiện tốt chức năng là Văn phòng Sở Tư pháp tham mưu, phục
vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Tư pháp thông qua các kênh thông tin từ các cơ
sở đảng uỷ trực thuộc, các ban xây dựng đảng, Văn phòng Thành uỷ, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể...và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của
thành phố, văn phòng Sở Tư pháp Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong công tác
thông tin tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác này giúp Sở Tư pháp,
ủy ban nhân dân thành phố điều hành việc lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ. Từng
bước nâng cao chất lượng tham mưu chuyên sâu; đổi mới xây dựng và tổ
chức thực hiện chương trình làm việc của cấp thành phố theo hướng giảm hội
họp, đề cao trách nhiệm cá nhân, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc do
thực tiễn đặt ra. Tăng cường công tác phối hợp với các ban xây dựng đảng và
các cơ quan chức năng liên quan nhằm phục vụ sâu hơn, toàn diện hơn.
Việc tiếp nhận các thông tin Từ Trung ương Đảng, Thành phố thông
qua các văn bản như nghị quyết, chỉ thị, thông tri, thông báo, báo cáo, kết
luận...gửi tới Văn phòng Sở Tư pháp Hà Nội luôn đảm bảo kịp thời, với
những nội dung cụ thể, chính xác. Văn phòng Sở Tư pháp Hà Nội thực hiện
chế độ thông tin bằng các loại thông báo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý,
báo cáo chuyên đề và báo cáo đột xuất và được xây dựng đảm bảo kịp thời, có
tham mưu đề xuất với cấp uỷ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa

phương. Thực hiện Quy định số 84- QĐ/TW của Ban Bí thư, trong những
năm qua văn phòng Sở Tư pháp luôn thực hiện tốt các báo cáo tháng, báo cáo
quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất với
21


thành phố kịp thời, đầy đủ, phục vụ tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố.
Văn phòng Sở Tư pháp đã có trang thông tin điện tử (websiite) nội bộ
và việc truyền nhận thông tin qua mạng được kết nối giữa Thành uỷ Hà Nội
với ủy ban nhân dân thành phố, 32 quận trực thuộc thành phố. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin đã giúp cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Sở thực
hiện thành thạo tin học văn phòng trong việc thực hiên công việc được giao.
Thông qua trang thông tin điện tử và mạng Lan nội bộ, các thông tin được
truyền tải đến cấp thành phố, chính xác đã góp phần nâng cao hiệu quả điều
hành của văn phòng Sở.
c.Về công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin:
Việc triển khai thực hiện dự án tin học hoá hoạt động của các cơ quan
đảng (Đề án 06, Đề án 47) luôn được cấp uỷ và các cấp lãnh đạo, chỉ đạo
thường xuyên, đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. công tác ứng dụng công nghệ
thông tin được triển khai sâu rộng trong hầu hết các ban, cơ quan Thành uỷ và
các đảng uỷ trực thuộc. Đến nay, hầu hết ứng dụng dùng trong khối đảng như
thư tín điện tử, gửi nhận văn bản, thông tin, phần mềm kế toán phục vụ lãnh
đạo... đã được cán bộ, chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ của các ban, cơ quan
sử dụng thành thạo mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả
và chất lượng công việc. Công tác triển khai và trao đổi thông tin trên mạng
thực sự là nhu cầu không thể thiếu và đã đi vào nề nếp từ khi Ban Tuyên giáo
Thành ủy ban hành Quyết định số 215-QĐ/TU, ngày 24/5/2007 của Ban
Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Văn phòng Thành uỷ đã tham mưu với cấp uỷ
ra Quyết định số 939 -QĐ/TU của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về việc
ban hành Quy định việc gửi, nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng của

Đảng và quản lý, khai thác, bảo vệ, sử dụng mạng Công nghệ thông tin của ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong cơ quan đảng, đối với từng cán bộ, chuyên viên ngày càng được nâng
cao, mang lại hiệu quả thiết thực góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm
22


×