Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Thanh Nghị,huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.38 KB, 39 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do viết báo cáo
Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề cấp thiết cho
mỗi địa phương,cho toàn xã hội,đặc biệt trong giai đoạn Công nghiệp hóaHiện đại hóa đất nước hiện nay.Việc làm góp phần phát triển kinh tế,ổn định
xã hội.Vấn đề giải quyết việc làm được thực hiện tốt sẽ giảm tỉ lệ thất
nghiệp,đưa đất nước đi lên.
Đối với xã Thanh Nghị,huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam ,là một xã với
nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.Lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực
nông nghiệp,do vậy thu nhập của người dân chưa cao,không ổn định.Hàng
năm,nguồn nhân lực của xã lại được bổ sung một lượng lớn,xã Thanh Nghị
luôn coi công tác giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng hàng đầu của địa
phương,giúp ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,đồng
thời phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Xuất phát từ lí do trên,em lựa chọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại xã Thanh Nghị,huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam” để làm
báo cáo kiến tập.
2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Thanh Nghị.
3.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại
xã Thanh Nghị
4.Phương pháp nghiên cứu
-Phân tích tài liệu.Các tài liệu về lao động,việc làm,giải quyết việc làm
như:sách,đề tài khoa học,các bài báo,…
-Tổng hợp,phân tích số liệu.Các số liệu về dân số,việc làm,giải quyết

2




việc làm của địa phương qua các năm
-Phỏng vấn cán bộ làm công tác lao động việc làm và người lao động
trong địa phương.
5.Ý nghĩa của báo cáo
Kết quả của báo cáo có thể góp phần làm tài liệu tham khảo cho Ủy ban
nhân dân xã Thanh nghị trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn của địa phương,nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm,phát triển
kinh kế.Đó cũng là tham khảo cho các địa phương khác.
6.Bố cục của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận,báo cáo gồm có 3 chương:
-Chương 1:Khái quát về tổ chức Ủy ban nhân dân xã Thanh Nghị
-Chương 2:Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại
xã Thanh Nghị,huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam
-Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn tại xã Thanh Nghị,huyện Thanh Liêm,tỉnh Hà Nam.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.Khái quát chung về Ủy ban nhân dân xã Thanh Nghị
1.1.Các thông tin cơ bản
Ủy ban nhân xã Thanh Nghị là cơ quan hành chính nhà nước
Trụ sở Ủy ban nhân dân xã được đặt tại xã Thanh Nghị,huyện Thanh
Liêm,tỉnh Hà Nam.
Xã Thanh Nghị là một xã nằm phía Tây Nam của huyện Thanh
Liêm,có con đường quốc lộ 1A chạy qua,là một tuyến giao thông quan trọng
không chỉ đối với địa phương mà còn là huyết mạch của cả nước.Song song

với quốc lộ 1A là dòng sông Đáy chạy qua địa bàn xã,giúp cho thuận tiện lưu
thông hàng hóa cả về đường bộ cũng như đường thủy.
1.2.Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức
-Nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Thanh Nghị:
Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
+Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê
duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự
toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết
toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và
báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
+Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan
nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị

4


trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ
các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công
cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước
theo quy định của pháp luật;
+ Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự
nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra,
kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của
pháp luật.

-Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu
thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
+ Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề
án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát
triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng,
vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các
bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
+Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu
bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai,
bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê
điều, bảo vệ rừng tại địa phương;
+Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo
quy định của pháp luật;

5


+Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề
truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công
nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.
-Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã thực
hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã
theo phân cấp;
+Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm
dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật
quy định;
+Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường

giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định
của pháp luật;
+Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường
giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ
ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối
hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực
hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ
tuổi;

6


+Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên
quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
+ Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá
gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch
bệnh;
+Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể
thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích
lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của
pháp luật;
+Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp
luật;
+Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ
các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính

sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
+Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa
ở địa phương.
-Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành
pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
+Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây

7


dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
+Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch;
đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng,
huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
+Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện
biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi
phạm pháp luật khác ở địa phương;
+Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
-Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ
ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
-Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm
pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
+Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công

dân theo thẩm quyền;
+Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong
việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định

8


về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về
việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy
hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã
hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự
công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
-Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn
phường theo quy định của pháp luật;
-Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo
phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn
phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo
không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

9


*Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân xã Thanh Nghị
Ủy ban nhân dân



Văn
phòng
UBND

Ban lao
LĐTB&XH

Ban
tài
chínhkế
toán

Ban
địa
chính

Ban

pháp

Ban
chỉ
huy
quan
sự

Hình 1.1.Cơ cấu tổ chức của UBND xã Thanh Nghị
1.3.Đội ngũ nhân lực của tổ chức
Hiện nay đội ngũ nhân lực của Ủy ban nhân dân xã Thanh Nghị gồm có
25 cán bộ,công chức.Trong đó có 5 cán bộ chuyên trách,10 công chức và 10

cán bộ không chuyên trách.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Thanh Nghị gồm có Chủ tịch
xã,2 Phó chủ tịch,Ủy viên phụ trách quân sự,Ủy viên phụ trách công an.Cơ
cấu này được thể hiện rõ trong bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1.
Họ và tên
Chức danh
Nguyễn Ngọc Hà
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Đinh Xuân Phương
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Lê Viết Nhâm
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Lê Văn Sáu
Trưởng ban công an xã
Nguyễn Văn Hưng
Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã
Chương 2.Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã
Thanh Nghị,huyện Thanh liêm,tỉnh Hà Nam
2.1.Cơ sở lí luận về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông

10

Ban
công
an


thôn
2.1.1.Khái niệm việc làm

Việc làm là một trong những vấn đề cơ bản nhất của mỗi quốc gia,mỗi
địa phương,giúp ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.Hội nghị thượng đỉnh
Copenhagen năm 1995 tại Đan Mạch coi việc mở rộng việc làm là một trong
những nội dung cơ bản nhất của chiến lược phát triển kinh tế của các nước
trên thế giới.
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,
phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất . Người lao động được
coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất
của xã hội .Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình
lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội ,cho bản thân.
Con người chỉ có thể tồn tại trong gia đình và xã hội, do đó việc làm
được hiểu theo một cách hoàn chỉnh đó là ngoài phần người lao động tạo ra
cho xã hội còn phải có phần cho bản thân và gia đình nhưng điều cốt yếu là
việc làm đó phải được xã hội thừa nhận(được pháp luật thừa nhận).
Như vậy một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm
sau: đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là
những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình,
hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận.
Việc làm đã được định nghĩa một cách đầy đủ,cụ thể nhất thông qua
Khoản 1,Điều 9 của Bộ luật lao động 2012: “Việc làm là hoạt động tạo ra thu
nhập mà không bị pháp luật cấm”.

11


2.1.2.Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã
hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi
mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo bảo cho mọi
người có khả năng lao động có việc làm.

Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc
làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng
đồng và xã hội. Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai khai thác triệt để
tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có
hiệu quả. Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền
và nghĩa vụ của mình. Trong đó, có quyền cơ bản nhất là quyền được làm
việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình góp phần xây dựng quê hương đất
nước. Giải quyết việc làm có thể được hiểu ở một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất. Số lượng và
chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, tiến bộ khoa học – kỹ
thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tư liệu
sản xuất đó.
Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. Số lượng lao động
phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động
và sự di chuyển của lao động, chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển
của giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Thứ ba, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu
quả cao, các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật… nhằm nâng cao hiệu
quả của việc làm. Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử

12


dụng lao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình
thành.
2.1.3.Khái niệm,đặc điểm lao động nông thôn
2.1.3.1.Khái niệm lao động nông thôn
Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con
người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó

tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và xã hội.
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham
gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt,chăn
nuôi,lâm nghiệp,ngư nghiệp,diêm nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ
nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc
ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến
60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông
thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang
có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn
mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong
độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham
gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao
động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây
cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
2.1.3.2.Đặc điểm lao động nông thôn

13


Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm
của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm
khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt
sau:
-Lao động nông thôn mang tính thời vụ
Đây là đặc điểm đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông
thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái

sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây
trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau
chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ
trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được trong quá trình sản xuất
chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của qúa trình sản
xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý
nghĩa rất quan trọng.
-Nguồn lao động nông thôn có số lượng lớn,chiếm phần lớn lực
lượng lao động
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô
và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao
động. Theo báo cáo Lao động việc làm của Tổng cục thống kê,lực lượng lao
động nông thôn là 37141,6(nghìn người),chiếm 82,1% lực lượng lao động cả
nước. Trong đó trên 76% lao động trong khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Do sự phát triển của quá trình đô thị hoá và sự thu hẹp dần về tốc độ
tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng
như lực lượng lao động so với cả nước ngày càng giảm. Mặc dù vậy, qui mô
dân số và nguồn lao động ở nông thôn đến năm 2016 vẫn tiếp tục gia tăng với

14


tốc độ khá cao.
-Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao
Chất lượng của người lao động được đánh gía qua trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
Nguồn lao động của nước ta đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn
nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu
khắt khe trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế ,trong đó nông
nghiệp được xem là một trong những thế mạnh. Riêng lao động nông thôn

chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy nguồn nhân lực nông nghiệp,
nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động
thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động với trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để
có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước.
Về sức khỏe của người lao động.Sức khoẻ của người lao động nó liên
quan đến lượng calo tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống,
môi trường làm việc,vv.... Nhìn chung lao động nông thôn nước ta do thu
nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày chưa đáp ứng được
một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khỏe của nguồn lao động cả nước nói chung và
của nông thôn nói riêng là chưa tốt.
2.1.4.Yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm
2.1.4.1.Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên gồm :vị trí địa lí,địa hình,khí hậu,tài nguyên,….Yếu tố
này có ảnh hưởng lớn đến vấn đề giải quyết việc làm của một địa phương,một
đất nước.Một vùng có vị trí địa lí ,địa hình thuận lợi sẽ thu hút được nhiều
doanh nghiệp đầu tư,phát triển kinh tế,nhiều việc làm được giải quyết.Tài
nguyên thiên nhiên phong phú,đa dạng,thu hút các nhà máy sản xuất,thu hút
lao động,lao động tăng thêm cơ hội tìm kiếm việc làm.Khí hậu thuận lợi cũng

15


như vậy.
Và ngược lại,nếu điều kiện trên khó khăn,sẽ hạn chế rất nhiều sự quan
tâm,đầu tư của các doanh nghiệp,kinh tế cũng phát triển khó khăn hơn rất
nhiều so với các vùng có điều kiện thuận lợi.

16



2.1.4.2.Yếu tố kinh tế
Kinh tế phát triển,cơ sở hạ tầng được đầu tư,các chính sách kinh tế hợp
lí,hiệu quả sẽ giúp cho vấn đề giải quyết việc làm được “thông thoáng”, tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm.
2.1.4.3.Yếu tố xã hội
Các yếu tố thuộc xã hội như:dân số,văn hóa-giáo dục,khoa học kĩ
thuật,phong tục tập quán ,…cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác
này.Dân số đông,chất lượng cao,đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sẽ
tăng kha năng tìm kiếm,giải quyết việc làm cho người lao động.Chất lượng
lao động phụ thuộc phần lớn vào chất lượng giáo dục,đào tạo,trình độ văn
hóa-chuyên môn của người lao động.Pong tục tập quán là một yếu tố không
thể tách rơi,nó ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân bên trong nó,tác động
lớn đến phong cách làm việc.Do vậy việc giải quyết việc làm có hiệu quả hay
không cũng phải chú ý đến yếu tố này.
2.1.4.4.Người lao động
Con người là trung tâm của sự vật.Giải quyết việc làm cho người lao
động thì người lao động chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề này.
Chất lượng người lao động:trình độ,sức khỏe,khả năng,phong cách,tinh
thần làm việc,…chính là các yếu tố giúp các nhà doanh nghiệp tuyển chọn
nhân viên,công nhân cho họ.Một người lao động có đủ sức khỏe,trình độ,tinh
thần làm việc cao sẽ giúp người đó tăng thêm cơ hội việc làm với thu nhập
cao.
2.2.Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã
Thanh Nghị
2.2.1.Đặc điểm lao động nông thôn địa phương xã Thanh Nghị
-Lao động mang tính chất mùa vụ
Cũng như nhiều xã kinh tế nông nghiệp khác.Lao động nông thôn ở đây

17



mang tính chất mùa vụ.Mỗi năm,có 2 vụ lúa chính là vụ mùa và vụ chiêm.kéo
dài từ tháng giêng âm lịch đến tháng mười âm lịch.Vậy là trong một
năm,người dân mới chỉ dùng hết ba phần tư thời gian để lao động.Ngoài trồng
lúa,người dân còn trồng thêm một số nông sản khác như: rau, lạc, ngô,
khoai,.. nhưng cũng đều mang tính chất mùa vụ.Mùa nào cây nấy.Hết
mùa,người dân không biết phải làm gì.
-Số lượng lao động làm nông nghiệp chiếm phần lớn
Xã Thanh Nghị là một xã thuần nông nên phần lớn lao động làm nông
nghiệp,chiếm khoảng 90% tổng lực lượng lao động của xã.Hàng năm dân số
của xã được bổ sung lượng lớn lao động,vào khoảng 8%/năm.
-Chất lượng lao động chưa cao
Vì phần lớn làm nông nghiệp,nên trình độ văn hóa người dân chưa
cao.Phần lớn chỉ tốt nghiệp tiểu học,trung học cơ sở.Do đặc thù nghề
nông,nên người dân cũng không có nhu cầu học lên cao,bồi dưỡng thêm kiến
thức,mà chỉ làm việc theo kinh nghiệm từ xưa đến nay.Phong cách làm việc
cũng bị ảnh hưởng bởi nền nông nghiệp lúa nước,chưa có tác phong công
nghiệp.
Do là một xã miền núi nên điều kiện chăm sóc sức khỏe chưa được
người dân quan tâm nhiều và đảm bảo.Lao động chủ yếu là trồng lúa,chăn
nuôi nhỏ,nên thu nhập còn thấp,dẫn đến các nhu cầu cuộc sống còn chưa được
đáp ứng đầy đủ.Vì vậy,chất lượng sức khỏe người dân chưa cao,tầm vóc,sức
lao động chưa đảm bảo yêu cầu .
2.2.2.Yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm tại địa
phương
-Điều kiện tự nhiên
Xã Thanh Nghị là một xã nằm phía Tây Nam của huyện Thanh Liêm
với diện tích là 24,1 km 2.Xã giáp với tỉnh Hòa Bình,Nam Định,Ninh Bình.Địa


18


hình chủ yếu là đồng bằng.Xã thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.Lượng
mưa trung bình năm từ 1600-1900mm,phân bố không đều qua các tháng trong
năm,chủ yếu vào khoảng tháng 6-tháng 9 hàng năm.Điều này dẫn đến dễ gây
úng lụt,khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai.Xã là một trong những
địa bàn của huyện có trữ lượng đá vôi lớn háng tỷ mét khối,tập trung ở phía
tây của xã như ở thôn Thanh Bồng,Thanh Sơn.Sông Đáy chảy qua địa bàn xã
đã tạo rất nhiều thuận lợi cho việc tưới tiêu,hình thành các vùng bãi bồi phù
sa,màu mỡ,hình thành nên các vùng trồng rau của xã như thôn Đại Bái,Nham
Kênh.
-Điều kiện kinh tế
Cũng như phần lớn các xã trên địa bàn huyện huyện Thanh Liêm, hiện
nay kinh tế của xã Thanh Nghị phát triển chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Cơ cấu
lao động phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập của người
dân phần lớn vẫn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.Kết cấu hạ
tầng tuy đã được đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo,đáp ứng được nhu
cầu của người dân và thu hút doanh nghiệp.Nhờ có dãy đá vôi với trữ lượng
lớn,nên hiện nay xã cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp sản xuất đá,xi
măng.
-Yếu tố xã hội
Dân số của xã tương đối đông, với 9.875 người,là xã đông dân nhất
huyện Thanh Liêm.Hiện nay trong toàn xã đã xây dựng được 2 trường tiểu
học và 2 trường trung học cơ sở phục vụ cho việc giáo dục.Khoa học kĩ thuật
tại đây đang dần được đưa vào sản xuất nông nghiệp như:máy gặt,máy tuốt
lua,gieo sạ,…tuy nhiên vẫn chưa được người dân đón nhận nhiều,chủ yếu vẫn
làm với hình thức thủ công.
-Người lao động tại xã Thanh Nghị


19


Trình độ người lao động còn chưa cao.Người dân trong độ tuổi lao
động từ 39-59 tuổi chủ yếu mới tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tiểu học,là
thành phần lao động đông đảo của xã.Số người tốt nghiệp các ngành đào tạo
bậc cao như trung cấp,cao đẳng,đại học còn chưa cao.Phần lớn lao động hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp.Có đến 90% hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp,5% trong công nghiệp,3% trong dịch vụ và 2% lĩnh vực khác.Do đời
sống còn chưa cao,nên tầm vóc,sức khỏe người dân còn hạn chế.
Tuy nhiên,người lao động tại xã rất cần cù,chịu khó,ham học hỏi các kĩ
thuật tiên tiến để áp dụng vào sản xuất,tăng năng suất lao động.
2.2.3.Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Thanh Nghị
Với tổng số dân là 9.875 người,tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là
85%,trong đó dân số trong độ tuổi lao động,từ 15 -59 tuổi chiếm khoảng 52%
lực lượng lao động,cho thấy xã là một địa phương có dân số trẻ.
2.2.3.1.Giải quyết việc làm thông qua các chương trình tư vấn ,đào
tạo nghề tại địa phương.
Thực hiên Quyết định số 1956/QĐ-Ttg của Thủ Tướng Chính Phủ về
việc phê duyệt “đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”.Sau 6 năm thực hiện xã đã đào tạo cho gần 1000 lao động.Số liệu đã
được thể hiện rõ trong bảng số Trong đó,số lao động là người có công,hộ
nghèo,người tàn tật,hộ bị thu hồi đất canh tác là 500 người,hộ cận nghèo là
245 người, lao động khác là 200 người.Trong đó đã có rất nhiều người dân
chịu khó tham gia học hỏi ở nhiều lớp dạy nghề trong 6 năm qua.Như nhiều
người vừa tham lớp dạy nghề nông nghiệp,năm sau lại đăng kí tham gia lớp
nghề phi nông nghiệp.Mỗi một nghề đào tạo,xã đã phối hợp với các chuyên
gia,trường đào tạo mở nhiều lớp đào tạo với nội dung khác nhau,phù hợp với
năng lực của từng đối tượng,cũng như bố trí thời gian hợp lí nhất để người lao

động có thể tham gia đầy đủ .Số liệu đầy đủ,cụ thể của các đối tượng tham gia

20


đã được thể hiện rõ trong bảng số liệu 2.1 sau đây:
Đối tượng
(người)
Người có công với cách mạng
Người khuyết tật
Người thuộc diện thu hồi đất
Người thuộc hộ nghèo
Người thuộc hộ cận nghèo
Lao động khác
Tổng

Nghề đào tạo
Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp
55
47
42
80
58
150
73
90
60
84
42
149


330
620
Bảng 2.1.số người tham gia lớp đào tạo nghề từ năm 2010-2015.
Nội dung của các lớp đào tạo được chia làm hai lĩnh vực chính là nghề

nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp.Nhìn chung lượng người tham gia lớp
phi nông nghiệp có phần đông hơn với 620 người,còn lớp nông nghiệp là 330
người.Đối tượng có số người tham gia nhiều nhất là đối tượng thuộc diện thu
hồi đất với 208 người,chiếm 21,8% tổng lượng người tham gia đào tạo.Đối
với lớp nông nghiệp,đối tượng là hộ nghèo tham gia lớp đào tạo về nông
nghiệp là đông nhất với 73 người chiếm 22% ,một phần do kỹ thuật làm việc
đơn giản,nguồn vốn bỏ ra ban đầu ít hơn so với nghề phi nông nghiệp,hơn
nữa người dân có thể tận dụng được quỹ đất,điều kiện vật chất hiện có của
bản thân.Trong khi đó,đối tượng thuộc diện thu hồi đất lại tham gia đông nhất
trong lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp với 150 người,chiếm 24%,một phần
do đối tượng này hạn chế về quỹ đất sản xuất,nguồn vốn hiện có có phần hơn
các đối tượng khác.
Từ năm 2010 đến 2015,xã đã tổ chức được 40 chương trình đào tạo và
tư vấn nghề và việc làm cho hơn 900 người lao động trong địa bàn xã.Trong
đó nội dung đào tạo chủ yếu là dạy nghề nông nghiệp như: trồng lúa, ngô,
khoai, trồng cay ăn quả,nuôi gia súc,nuôi thủy sản.Đào tạo nghề phi nông
nghiệp như :nghề hàn,may,đan chiếu trúc,thêu ren,…

21


Trong 40 chương trình đào tạo và tư vấn nghề việc làm thì có 10
chương trình tư vấn nghề và việc làm cho các đối tượng là người lao động
trong địa bàn xã,học sinh trung học cơ sở tại xã.Có 30 chương trình đào tạo

nghề,đã mở ra 60 lớp nghề.Trong đó có 25 lớp nghề nông nghiệp,chiếm
41,6% và có 45 lớp nghề phi nông nghiệp chiếm 58,4%.Nội dung chương
trình đào tạo 10 nghề cho người lao động.Trong đó có 5 nghề nông nghiệp và
5 nghề phi nông nghiệp,được đông đảo người lao động tham gia.
Nội dung đào tạo

Năm thực hiện
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Trồng cây vụ đông
15
10
12
13
10
15
Trồng cây ăn quả
17
15
10
14
18
19
Nuôi lợn,bò
10
10
13
18
24
27
Nuôi ong,dê

0
10
14
12
16
20
Nuôi thủy sản
0
0
12
15
19
22
Nghề hàn
0
14
14
20
25
31
Sửa chữa xe máy
0
10
12
19
22
30
Sửa chữa điện dân dụng
17
15

13
21
23
33
Thêu ren
20
16
10
13
13
15
may
16
14
14
22
30
43
Tổng
95
114
124
167
200
255
Bảng 2.2.Nội dung đào tạo nghề từ năm 2010-2015(đơn vị:người)
Qua bảng số liệu 2.2.Nội dung đào tạo nghề từ năm 2010-2015 của xã
Thanh Nghị,ta thấy nghề được đưa vào đào tạo phong phú,nhưng vẫn phù hợp
với điều kiện tự nhiên-kinh tế của xã ,cũng như điều kiện của chính người lao
động địa phương.Từ năm 2010-2015,quy mô đào tạo nghề của xã ngày càng

rộng,sô lượng người lao động tham gia ngày càng tăng,từ 95 người (năm
2010) đã tăng lên 255 người(năm 2015).Đặc biệt,ta thấy các nghề phi nông
nghiệp ngày càng thu hút người lao động,đặc biệt là lĩnh vực kĩ thuật như:sửa
chữa,cắt may.Kĩ thuật chăn nuôi các vật nuôi mới như nuôi ong,thủy sản
như:tôm,cá chim,…cũng rất thu hút người lao động tham gia.
Ngoài các lớp dạy nghề,tư vấn nghề và việc làm do xã trực tiếp tổ

22


chức,còn có một số lớp dạy và tư vấn nghề do các doanh nghiệp trong và
ngoài địa bàn tổ chức.Như lớp dạy nghề hàn,nghề cơ khí,thao tác kỹ thuật
trong sản xuất xi măng ,lớp tư vấn nghề nghiệp do công ty TNHH Thành
Thắng,công ty sản xuất xi măng Xuân Thành,công ty sản xuất xi măng Hoàng
Long,…
Kết quả đạt được
Sau khi học nghề nhiều người đã biết làm ăn ,giảm chi phí sản
xuất,tăng năng suất lao động với mức thu nhập từ 1,5 triệu -2 triệu
đồng/người/tháng đối với lao động nông thôn học nghề tiểu thủ công,nghề
truyền thống tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm thêm,mức thu nhập từ 2 triệu
-3 triệu đồng/người/tháng đối với lao động nông thôn học nghề kỹ thuật
như:hàn,sửa chữa,cắt may,…
Mô hình nghề tiểu thủ công thêu ren đã hình thành các tổ hợp tác giúp
nhau làm kinh tế .Các nghề cắt tóc,cắt may,sửa chữa điện,điện tử…được triển
khai theo mô hình liên kết giữa cơ sở kinh doanh,làng nghề,doanh nghiệp và
hợp tác xã để lao động sau học nghề có thể làm ngay hoặc tham gia gia công
sản phẩm.
Qua 6 năm thực hiện công tác giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn xã,xã đã giải quyết việc làm cho hơn 700 lao động.Nhiều lao
động được các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn nhân vào làm việc sau

các khóa đào tạo.Một số đã tự tạo việc làm cho bản thân và người khác nhờ
mở các cửa hàng sửa chữa,cửa hàng may đo tại nhà,…hàng tháng đem lai thu
nhập đáng kể,nhờ đó kinh tế gia đình đi lên,nhiều hộ đã thoát nghèo,cận
nghèo.
Số người tham gia đào tạo là 950 người,tuy nhiên số người có việc làm
sau đào tạo mới chỉ đạt 73%.Cho thấy tỉ lệ này vẫn còn khá thấp.
2.2.3.2.Giải quyết việc làm thông qua chính sách tín dụng nông

23


thôn
Dự án vay vốn tạo việc làm đã góp phần tạo ra môi trường phát triển
sản xuất kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế ,khôi phục các
làng nghề truyền thống ,đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ
cấu lao động ở nông thôn.đồng thời tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu
thế(người nghèo,người tàn tật,,,)có cơ hội vay vốn và phát triển sản xuất kinh
doanh tạo và tự tạo việc làm cho bản thân ,vươn lên hòa nhập cộng
đồng.Trong giai đoạn 2010-2015 ngân sách địa phương đã bổ sung vốn cho
vay giải quyết việc làm là 21 tỷ đồng.Trong đó có nguồn vốn từ các tổ chức
đoàn thể chính trị-xã hội như:hội phụ nữ xã,hội cựu chiến binh,Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam,ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,các ngân
hàng thương mại,… Ngoài ra còn có sự ủng hộ từ các doanh nghiệp trong địa
bàn xã.
Số hộ vay vốn để đầu tư sản xuất,buôn bán ngày càng tăng.Năm 2010
có 30 hộ vay vốn,đến năm 2015 đã có 95 hộ vay vốn để hỗ trợ việc làm. Nhờ
chính sách cho vay vốn mà năm 2010 đã giải quyết việc làm cho 100
người,đến năm 2015 có hơn 800 người có việc làm nhờ vào chính sách cho
vay vốn.
2.2.3.3.Giải quyết việc làm thông qua phát triển làng nghề

Trên địa bàn xã có 3 làng nghề lớn nhỏ đã giải quyết tốt đáng kể một
lượng lớn lao động trong và ngoài độ tuổi lao động,tận dụng thời gian nhàn
rỗi của sản xuất nông nghiệp.Các làng nghề hoạt động chủ yếu là nghề thêu
ren,nghề mây tre đan,nghề dan chiếu trúc.Nhờ các chính sách vay vốn,hỗ trợ
đào tạo nghề mà các làng nghề ngày càng phát triển,giúp người dân tạo thêm
được thu nhập.Mức thu nhập hàng tháng dao động từ 800 nghìn -1
triệu/người/tháng.Điều này đã giúp tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình
trong xã.Hơn nữa,những người dưới độ tuổi lao động hoặc trên độ tuổi lao

24


động vẫn có thể tham gia lao động.
2.2.3.4.Phát triển kinh tế trang trại
Trang trại

Số lượng

Thu nhập(triệu đồng/năm)
(sau khi trừ chi phí đầu vào)
80
75
95
70
85
93

Nuôi ong
1
Nuôi lợn

5
Nuôi bò
3
Nuôi gà,vịt
3
Nuôi dê
2
Nuôi thủy sản
6
Tổng
20
Bảng 2.3.kinh tế trang trại xã Thanh Nghị năm 2015.

Theo bảng số liệu 2.3 ở trên,toàn xã có 20 trang trại lướn nhỏ.Gồm có 1
trang trại nuôi ong đem lại cho người lao động 80 triệu/năm.Có 5 trang trại
lợn với 100 con lợn được xuất đi ,trung bình mỗi trang trại thu nhập được 75
triệu/năm.Có 3 trang trại nuôi bò với 45 con bò mẹ đẻ,hàng năm xuất đi từ
40-45 con bê con,đem lại cho người lao động trung bình khoảng 95
triệu/năm.Có 3 trang trại nuôi gà,vịt với hàng nghìn con gà và vịt được xuất đi
mang lại trung bình cho người dân 70 triệu/năm.Có 2 trang trại dê với 80 con
dê gồm cả dê mẹ và dê con,đem lại trung bình cho người dân 85 triệu/năm.
Một hình thức trang trại nữa là nuôi thủy sản,ngoài các đầm nuôi cá các hộ
còn kết hợp nuôi vịt.Hình thức này hiện có 6 trang trại áp dụng,hàng năm xuất
đi hàng tấn cá và hàng nghìn con vịt,đem lại thu nhập trung bình cho người
dân là 93 triệu/năm .Nhờ phát triển kinh tế trang trại mà nhiều hộ kinh tế đi
lên,nhiều hộ đã thoát nghèo,ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho các lao động
khác.
2.2.3.5.Đầu tư cơ sở hạ tầng
Nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng,xã đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao
động trong địa bàn.Hệ thống điện lưới đảm bảo lưu thông,chất lượng.Các con

đường được nâng cấp,xây dựng mới nhờ vào ngân sách Nhà nước cùng sự hỗ

25


×