Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Khảo sát hệ thống lễ hội thờ Thánh Gióng trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.58 KB, 64 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
cô giáo - Ths. Nguyễn Thị Kim Loan- Giảng viên bộ môn Cơ sở văn hóa Việt
Nam, Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
nhóm chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học: “Khảo sát hệ thống lễ
hội thờ Thánh Gióng tại địa bàn Hà Nội”.
Nhóm nghiên cứu chúng em chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo trong
khoa Văn hóa-Thông tin & Xã hội đã cung cấp những kiến thức quý báu, tạo
điều kiện cho chúng em thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2012
Tác giả đề tài khoa học
Lưu Thị Quỳnh
Nguyễn Thị Nha Trang

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội thờ Thánh Gióng là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất ở Bắc Bộ,
có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân Hà Thành cổ kính. Lễ
hội là một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Đông Đô Thăng
Long Hà Nội nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Lễ hội Gióng đã có
từ rất lâu đời trong văn hóa Việt Nam và vẫn được duy trì cho tới tận ngày nay,
vì thế nó đã tích hợp trong mình nhiều lớp văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Đặc
biệt, lễ hội thờ Thánh Gióng là lễ hội thể hiện tính tâm linh và tính dân tộc sâu
sắc trong đời sống tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam
nói chung, thể hiện rõ nhất truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.


Lễ hội tái hiện lại trận đánh của Đức Thánh Gióng chiến thắng 28 đạo binh của
giặc Ân, thể hiện được khí thế chiến thắng hào hùng và bản lĩnh vĩ đại của dân
tộc Việt.
Bên cạnh những giá trị văn hóa nổi trội như thể hiện rõ tinh thần yêu
nước và lòng dũng cảm quật cường của dân tộc lễ hội Gióng cũng hàm chứa
trong mình nhiều giá trị văn hóa độc đáo và tiêu biểu của nhiều lớp văn hóa
trước đó. Nghiên cứu khảo sát lễ hội Gióng ở Gia Lâm( nơi Gióng sinh ra), lễ
hội đền Sóc Xuân Đỉnh( nơi Gióng nghỉ chân trên đường về Sóc Sơn), lễ hội
Gióng ở Sóc Sơn( nơi Gióng bay về trời) để thấy được những giá trị văn hóa
quý giá của dân tộc tiềm ẩn trong đó sẽ mang lại những bổ ích trong việc giáo
dục truyền thống cho thế hệ trẻ và bổ ích cho những cán bộ văn hóa tương lai
hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc và tự hào về truyền thống văn hóa lâu
đời và rực rỡ của mình.
Mặt khác, nghiên cứu lễ hội Việt Nam cũng là một môn khoa học rất quan
trọng phục vụ cho quá trình học tập trong chuyên ngành quản lý văn hóa, vì vậy
nghiên cứu đề tài này sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình nghiên cứu bộ môn cơ sở
văn hóa Việt Nam, quản lý di sản văn hóa, quản lý lễ hội...Chính vì vậy nhóm
tác giả đã chọn “Khảo sát hệ thống lễ hội thờ Thánh Gióng trên địa bàn Hà Nội”
làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2


2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát hệ thống lễ hội thờ Thánh Gióng tại địa bàn Hà Nội, cụ thể:
a. Lễ hội thờ Thánh Gióng ở Sóc Sơn.
b. Lễ hội thờ Thánh Gióng ở Gia Lâm
c. Lễ hội thờ Thánh Gióng ở đền Sóc Xuân Đỉnh
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp khảo sát điền dã
b. Phương pháp so sánh

c. Phương pháp tổng hợp
d. Phương pháp tiếp cận hệ thống.
4. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, mô tả khái quát những lễ hội, nghiên cứu những đặc trưng của
từng lễ hội trong hệ thống lễ hội Gióng tại Hà Nội. Giải mã giá trị văn hóa tiềm
ẩn trong những lễ hội khác nhau. Cung cấp những kiến thức mới và sâu sắc
trong đời sống tâm linh của từng lễ hội.
- Đưa ra các giá trị văn hóa tiêu biểu cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp
bảo tồn và phát huy những giá trị của các lễ hội Gióng nói riêng và lễ hội cổ
truyền nói chung để hệ thống các lễ hội sẽ luôn luôn tồn tại, phát huy được
những giá trị văn hoá tác động sâu sắc vào tiềm thức của người Việt.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài dự định chia làm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về lễ hội cổ truyền nói chung
1.1. Khái niệm về lễ hội cổ truyền
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống lễ hội trong lịch sử
Việt Nam
1.2.1. Lễ hội thời bản địa
1.2.2. Lễ hội trong mối giao lưu văn hóa với khu vực
1.2.3. Lễ hội trong mối giao lưu văn hóa với Phương Tây
1.3. Vị trí của lễ hội Gióng trong hệ thống lễ hội cổ truyền thống
1.3.1. Thánh Gióng và tín ngưỡng Tứ bất tử
3


1.3.2. Lễ hội Gióng trong mối quan hệ với các lễ hội khác
Chương II. Khảo sát về thực trạng lễ hội Gióng tại địa bàn Hà Nội
2.1. Lễ hội thờ Thánh Gióng ở Gia Lâm
2.1.1. Mô tả khái quát Lễ hội
2.1.2. Những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội

2.2. Hội Gióng Sóc Sơn
2.2.1. Mô tả khái quát Lễ hội
2.2.2. Những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội
2.3. Đền Sóc ở Xuân Đỉnh
2.3.1. Mô tả khái quát lễ hội
2.3.2. Những giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội
Chương III: Một số vấn đề tồn tại và những đề xuất trong công tác quản lí lễ hội
3.1. Một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lí lễ hội
3.1.1. Hội Gióng Gia Lâm
3.1.2. Hội Gióng Sóc Sơn
3.1.3. Hội đền Sóc Xuân Đỉnh
3.2. Những đề xuất trong công tác quản lí lễ hội

4


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VỀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN NÓI CHUNG
1.1. Khái niệm về lễ hội cổ truyền.
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật,
cỏ cây,…Giữa thời tiết ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành
hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người
hạnh phúc. Đây là mùa mọi người cùng nhau hướng về lễ hội.
Vậy lễ hội là gì?
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ
hội gồm hai phần là Lễ và Hội. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác
nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước
mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả
năng thực hiện. Lễ là nghi lễ, tín ngưỡng của dân gian và các tôn giáo du
nhập được dân gian hóa, cùng các đồ vật được sử dụng làm lễ gọi là lễ vật,

mang tính linh nghiêm, mực thước và pha một chút huyền bí, li kì. Thông qua
các nghi lễ này con người ta dường như giao cảm được với thế giới siêu
nhiên. “ Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống. Hội bao gồm tất cả các trò vui, trò diễn và hoạt
động được gọi chung là diễn xướng dân gian. Hội phần dành cho các trò vui
chơi, để thỏa mãn nhu cầu giải trí mang tính vui nhộn, hài hước song gắn với
việc thờ cúng thần linh.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo, không thể tách rời phần “ Lễ” và phần “ Hội” được. Con người xưa rất tin
vào trời đất, thần linh. Các lễ hội truyền thống phản ánh hiện tượng đó. Mỗi một
lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một
đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như các hiện tượng tự nhiên được thần
thánh hóa, đặc biệt là những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có
công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ
thế,…Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ngày hội
diễn ra sôi nổi bằng cách phục hiện lại những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa
5


quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên,
thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt lễ hội
nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu
vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Những hoạt động, nghi lễ đó được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành một giá trị không thay đổi theo
thời gian được gọi là lễ hội truyền thống.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống lễ hội trong lịch
sử Việt Nam
1.2.1. Lễ hội thời bản địa
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng ngàn năm lịch sử. Cũng như các
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm bản sắc

riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc
Việt Nam. Có thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín
ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con
người Việt Nam một cách trung thực. Nhìn chung, lễ hội dân tộc Việt Nam gồm
hai bộ phận: lễ hội truyền truyền thống cung đình và lễ hội dân gian. Với lễ hội
dân gian, đây là nơi lưu giữ nhiều tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng của lễ hội
dân gian Việt Nam được biểu hiện dưới nhiều dạng như thờ cúng thần hoàng,
thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng tổ nghề… Ngoài ra, các tín ngưỡng dân gian
còn tiềm ẩn các trò diễn như tín ngưỡng thờ mặt trời, mặt trăng, thần nước… Sự
tiềm ẩn đó khiến chúng ta khó nhận diện các tín ngưỡng cổ xưa ấy. Cùng với tín
ngưỡng, nhiều lễ hội còn gắn với Phật giáo, Thiên chúa giáo. Lễ hội cung đình
gắn liền với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao và sự
phong phú là các lễ hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc,
Truyền lô… Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian xuất hiện cách đây hàng nghìn
năm vẫn được duy trì.
Giai đoạn văn hóa bản địa Việt Nam có thể tính từ khi con người bắt
đầu có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỷ thứ nhất trước
công nguyên.
Giai đoạn này có thể được chia làm 2 thời kỳ :
6


Thời tiền sử: từ buổi đầu đến thời đại đá mới.
Thời sơ sử: cách đây khoảng trên dưới 4000 năm.
Thời kì này bắt đầu hình thành nên các công xã nông nghiệp, phát triển
nông nghiệp lúa nước hoàn chỉnh theo thời vụ, hạt nhân tín ngưỡng là hạt nhân
nông nghiệp. Hiện tượng tự nhiên chi phối sản xuất nông nghiệp, khi ấy con
người mong muốn có sự hài hòa và hòa đồng với thiên nhiên. Họ cầu mong có
sự che trở và bảo hộ từ các thế lực siêu nhiên vô hình. Khi con người bước sang
xã hội nông nghiệp thì lễ hội có những bước chuyển biến mạnh mẽ, cùng với sự

phát triển của nền văn minh nông nghiệp, trong đó có sự ra đời và ngày càng
hoàn thiện các nông cụ sản xuất, đã xuất hiện các quốc gia nông nghiệp cổ đại.
Do vậy mà đời sống về vật chất của con người không ngừng được cải thiện tốt
hơn so với trước.
Ở thời kì này con người vừa tiếp cận, khám phá thiên nhiên, lại vừa hòa
nhập với thiên nhiên, song đồng thời cũng phải đối chọi với thiên nhiên. Trong
cuộc sống đấu tranh chinh phục thiên nhiên, con người đã giành được những
chiến công vĩ đại và học bắt đầu ý thức được sức mạnh của chính mình, họ biết
kiêu hãnh và tự hào về cộng đồng dân tộc mình . Đây là thời kỳ hình thành nền
tảng - cơ tầng văn hoá Việt Nam, được tính từ khi người nguyên thủy biết dùng
đá để chế tác công cụ cách ngày nay vài chục vạn năm cho đến thời đại Hùng
Vương dựng nước - thời đại làm nên hai thành tựu lớn lao có ý nghĩa lịch sử. Đó
là sự hình thành của nền văn minh sông Hồng và sự ra đời của hình thái nhà
nước sơ khai: nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc
của An Dương Vương. Ở thời kì Hùng Vương, lễ hội không chỉ phản ánh nền
văn minh nông nghiệp lúa nước mà còn mang nội dung mới nhằm suy tôn kính
trọng tổ tiên giống nòi và ca ngợi các vị anh hùng dân tộc như Âu Cơ, Lạc Long
Quân, các vua Hùng đã có công mở nước và dựng nước . Đồng thời phản ánh
khá rõ nét đời sống tâm linh của cư dân nông nghiệp, trong các hình thức sinh
hoạt văn hóa dân gian, mà hạt nhân tín ngưỡng của lễ hội khi ấy là các nghi lễ
phồn thực của hệ thống tín ngưỡng nông nghiệp cổ đại như : cầu nhân khang,
vật thịnh, cầu mùa , cầu nước…Có thể gọi tên cho các lễ hội khi đó là lễ hội
7


nông nghiệp cổ đại. Lễ hội thời kì này tổ chức vào mùa thu, bằng chứng là trên
những chiếc trống đồng Đông Sơn có chạm khác hình tượng những người Lạc
Việt đi dự hội, trên đầu họ có cắm những bông lau mà chỉ mùa thu mới có loài
bông này. Sở dĩ mở hội vào mùa thu vì đây là lúc nông nhàn, khi vụ mùa vừa kết
thúc, người ta tổ chức lễ hội để tạ ơn Trời – Đất và các vị thần linh đã phù hộ cho

mùa màng tươi tốt, bội thu. Nhân đó họ còn tổ chức vui chơi giải trí sau một năm
làm ăn vất vả, mệt nhọc…Hơn nữa nước ta ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, vào
mùa thu thường hay có lũ lụt xảy ra, vì vậy mà người dân e ngại với sự bất
thường của thời tiết, nên họ tổ chức lễ hội cầu mưa thuận gió hòa để làm ăn và
sinh sống.
Lễ hội thời bản địa là lễ hội hoàn toàn mang tính nông nghiệp, phản ánh
nguyện vọng và ước mơ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước: Đó là “ mùa
màng bội thu, nhân khang vật thịnh”. Mà căn cỗi trong tâm linh của người Việt
cổ là tín ngưỡng phồn thực, được tái hiện trong các lễ hội nông nghiệp cổ đại
mang tính thuần Việt. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp
nhất của con người. Giúp chúng ta nhớ về cội nguồn, hướng thiện và nhằm tạo
dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
1.2.2. Lễ hội trong mối giao lưu văn hóa với khu vực
Về mặt địa lí, là một quốc gia nằm phía đông bán đảo Đông Dương thuộc
khu vực Đông Nam Á, một khu vực có nền nhiết đới ẩm gió mùa, nắng lắm,
mưa nhiều. Xét về góc độ cảnh quan địa lí, Đông Nam Á có đủ rừng, đồng bằng,
sông biển. Đó là hằng số tự nhiên góp phần tạo nên bản sắc thống nhất của văn
hóa Đông Nam Á: văn hóa nông nghiệp lúa nước, văn hóa sông biển, văn hóa
xóm làng. Vị trí địa lý của Việt Nam cũng là ngã ba đường, nơi giao thoa các
luồng văn hóa Đông – Tây, vì thế Việt Nam bên cạnh mang các yếu tố Đông
Nam Á còn ảnh hưởng đậm nét của hai nền văn hóa lớn trên thế giới: Văn hóa
Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ.
Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại.
Trong quá trình phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á
thăng trầm theo những bước lên xuống gập ghềnh khá giống nhau. Nơi đây có
8


chung các nền văn hóa nổi tiếng: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa
Đông Sơn. Con đường dựng nước và giữ nước của các dân tộc, các quốc gia

Đông Nam Á cũng luôn luôn ở một hoàn cảnh tương tự: xây dựng nhà nước sơ
khai theo mô hình tổ chức của Ấn Độ, cùng phải đối mặt với đế quốc Nguyên
Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản. Chính những đặc điểm chung về
văn hóa đó đã kết nối các nước lại với nhau tạo thành một bức tranh văn hóa đa
màu sắc.
Việt Nam là một nước Đông Nam Á và từ 1995 là thành viên của
ASEAN. Ngược về quá khứ xa xưa, thời tiền sử và sơ sử, Việt Nam nằm trong
khu vực địa – văn hoá có cơ tầng văn hoá chung bao quát cả vùng Đông Nam Á
hiện nay và vùng nam Trường Giang (nam Trung Quốc) lúc đó còn là địa bàn
sinh tụ của Bách Việt, cư dân phi Hán tộc. Đấy là vùng nông nghiệp trồng lúa
nước với kết cấu xóm làng mang đậm tính cộng đồng, với tín ngưỡng vật linh,
thờ cúng đa thần, nữ thần, với những nghi lễ phồn thực, những lễ hội nông
nghiệp theo mùa, nhiều phong tục tập quán chung như ở nhà sàn, ăn trầu, nhuộm
răng, xăm mình… Nhiều nhà khoa học gọi đó là “văn hoá Nam Á”. Việt Nam bị
tác động giữa hai nền văn minh lớn của phương Đông và thế giới là văn minh
Trung Quốc ở phía bắc và văn minh Ấn Độ ở phía tây nên dĩ nhiên cũng sớm
tiếp nhận những ảnh hưởng của văn minh này. Hầu như tất cả các nước ĐNA
đều chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Phật - tôn giáo ra đời ở Ấn Độ từ rất sớm
(khoảng 560-480 TCN) và được truyền bá vào vùng Đông Nam Á. Giáo lý của
nhà Phật từ khi ra đời đã gắn con người với cuộc sống hiện hữu, không tôn thờ
một vị thần nào cũng không tự coi mình là thần, chỉ chú trọng đến "triết lý nhân
sinh quan", do đó phù hợp với suy nghĩ và tín ngưỡng truyền thống của cư dân
ĐNA, và lâu dần, do cảm phục mà đạo Phật được người ta tôn thờ.
Cùng với văn hóa Ấn Độ, thời kỳ này Việt Nam cũng giao lưu và tiếp xúc
với văn hóa Trung Quốc và du nhập vào hai tôn giáo lớn đó là Đạo giáo và Nho
giáo. Những tôn giáo này khi du nhập vào lại kết hợp với văn hóa bản địa để tạo
ra các tín ngưỡng mới và tôn giáo mới. Bởi vậy thời kỳ này đời sống tâm linh
của người Việt nam đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Đồng thời cùng với sự
9



đa dạng hóa hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo là sự đa dạng hóa các loại hình lề hội.
Bên cạnh những lễ hội với hạt nhân là tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng
thờ anh hùng dân tộc thời kỳ này còn có loại lễ hội chùa với hạt nhân tín ngưỡng
là Phật giáo, lễ hội đền (đạo quán) mà hạt nhân tín ngưỡng là đạo giáo. Nông
nghiệp trồng lúa, mà chủ yếu là lúa nước, đã trở thành đặc trưng kinh tế của khu
vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Lúa được coi là linh hồn
trong lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân khu vực này.
Có thể nói, chính nghề nông trồng lúa nước đã nảy sinh hầu hết các lễ hội cổ
truyền ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Là cư dân của những
quốc gia nông nghiệp, người Đông Nam Á mang đậm nét văn hóa nông nghiệp
lúa nước. Từ xa xưa, họ đã có quan niệm: mọi vật bao giờ cũng có hai phần,
phần xác và phần hồn. Mỗi cây lúa cũng vậy, đều có hồn lúa trú ngụ. Hồn sẽ
mang lại sinh khí, giúp cho cây lúa tươi tốt, đâm bông, trổ hạt. Giống như con
người, cây lúa sẽ chết nếu phần hồn rời bỏ nó. Với người dân nông nghiệp Đông
Nam Á, hồn lúa luôn hiện lên với hình tượng của người phụ nữ. Có nhiều cách
lý giải về điều này. Có ý kiến cho rằng, kinh tế cơ bản của cư dân nơi đây là
trồng trọt, người phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng ở buổi ban đầu trong cuộc
sống hái lượm và trồng trọt. Với công việc đó, người phụ nữ đã đảm nhận vai
trò to lớn, được trân trọng với sự hình thành chế độ mẫu hệ . Có lẽ thế nên hồn
lúa, sinh khí sự sống của cây lúa, đã hóa thân vào họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu về văn hóa Đông Nam Á lại có kiến giải: chức năng người phụ nữ là sinh
sản, duy trì nòi giống. Điều đó cũng có ở cây lúa. Và như thế, người phụ nữ
chính là biểu tượng thiêng liêng của hồn lúa…
Từ những phân tích trên ta thấy thời kỳ giao lưu văn hóa với khu vực ta
có bên cạnh các loại lễ hội nông nghiệp, các lễ hội thờ Mẫu, thờ anh hùng dân
tộc, thờ tự nhiên vốn có mạch nguồn từ thời bản địa còn có các lễ hội với hạt
nhân tín ngưỡng là các tôn giao du nhập và các biến thể của tín ngưỡng bản địa
dưới tác động của tín ngưỡng du nhập đó.


10


1.2.3. Lễ hội trong mối giao lưu văn hóa với Phương Tây
Giao lưu văn hóa với phương Tây bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17
khi các nhà truyền đạo Cơ đốc sang truyền đạo này ở Việt Nam. Triều đình Nhà
Nguyễn khi chấp nhận khi lại kỳ thị Tôn giáo này. Năm 1858, Pháp lấy cớ triều
đình nhà Nguyễn kỳ thị Cơ đốc giáo đã nổ súng xâm lược nước ta, và chỉ trong
vòng một thời gian ngắn, chúng đã chiếm được lục tỉnh Nam Bộ. Triều đình nhà
Nguyễn hèn nhát đã đầu hàng và đồng ý cắt phần đất Nam Kỳ cho Pháp. Đến
năm 1883, Pháp tiếp tục đánh chiếm nốt Trung Kỳ và Bắc Kỳ, hoàn thành cuộc
chiến tranh xâm lược nước ta. Ngay sau đó chúng tổ chức bộ máy cai trị và biến
nước ta thành thuộc địa của Pháp. Để dễ bề cai trị và áp bức bóc lột nhân dân ta,
chúng không trực tiếp mà dựa vào bộ máy cai trị sẵn có của triều đình nhà
Nguyễn từ trung ương đến địa phương. Đó là hệ thống vua quan phong kiến và
bọn địa chủ cường hào, hội đồng kỳ mục tại các làng xã của người bản xứ.
Chúng tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến và nền kinh tế tiểu nông lạc
hậu lỗi thời, cùng với hệ thống làng xã cổ truyền nhỏ lẻ, khép kín ở nông thôn
Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, đời sống kinh tế của nông dân gặp nhiều khó khăn và
xuống cấp nghiêm trọng. Từ thực tế đó dẫn đến đời sống tinh thần cũng có nhiều
khó khăn phức tạp, dân chúng bi quan, chán nản. Do cơ cấu làng xã vẫn còn duy
trì như cũ nên các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tuy có biến động song
về cơ bản vẫn được bảo lưu, các hoạt động văn hóa: tín ngưỡng, lễ hội dân gian
và phong tục tập quán cổ truyền vẫn được duy trì như trước đây. Về thời gian tổ
chức lễ hội dân gian và phong tục tập quán cổ truyền vẫn tiến hành sôi động vào
mùa Xuân và mùa Thu, nhưng các lễ hội tổ chức vào mùa Xuân đã chiếm ưu thế
hơn hẳn lễ hội tổ chức vào mùa Thu cả về số lượng và quy mô. Về không gian
tiến hành các lễ hội dân gian vẫn lấy các ngôi đền, đình và chùa làm trung tâm
và diễn trường, tại khắp các làng xã vùng châu thổ sông Hồng, như ở các thời kỳ

trước kia. Để biểu dương sức mạnh của dân tộc, nhiều lễ hội đền được tổ chức
với quy mô hoành tráng sôi nổi hơn xưa, như lễ hội đền Phù Đổng tôn thờ
Thánh Gióng người anh hùng huyền thoại của dân tộc Việt Nam, được tổ chức
11


hằng năm vào mồng 9 tháng 4 âm lịch, thu hút hàng chục nghìn người đến tham
dự. Đây là lễ hội truyền thống diễn tả lại sự kiện lịch sử chiến thắng giặc Ân của
quân dân nước Văn Lang cổ đại, thời Hùng Vương thứ 6, được dân gian lịch sử
hóa và biểu tượng thành thần tượng Thánh Gióng. Ngài đã trở thành một trong
bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, nhiều lễ hội đền vẫn được tổ chức
trọng thể, như lễ hội đền Hùng vốn là một lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc gia,
nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương hàng nghìn người từ khắp nơi trong cả nước hành
hương về tưởng niệm các vị vua hùng có công với nước. Năm 1937, tiến sĩ
Nguyễn Văn Huyên đã dày công nghiên cứu khảo sát lễ hội Phù Đổng. Nhân dịp
này ông đã công bố nhiều tư liệu quan trọng về lễ hội tôn thờ Thánh Gióng ở
làng Phù Đổng thuộc địa phận Bắc Ninh (nay là Gia Lâm, Hà Nội) và ông cũng
nhận xét đây là một lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam, có quy mô tổ chức chặt
chẽ, biểu thị khí phách hào hùng dân tộc.
Nhìn chung lễ hội đền trong giai đoạn nay đã góp phần quan trọng làm
thức dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nhớ về cội nguồn và tổ tiên nòi
giống, thông qua việc tổ chức tưởng niệm và suy tôn các vị anh hùng dân tộc,
mà tiêu biểu là các hạt nhân tín ngưỡng của lễ hội đền tôn thờ các vị thần linh
bất tử (Tứ bất tử) đã ăn sâu vào tiềm thức và tâm linh của người Việt ở vùng
châu thổ Bắc Bộ bao đời nay.
Trong khi đó lễ hội chùa cũng không kém phần long trọng nhiều lễ hội
chùa lớn nổi tiếng như: lễ hội chùa Dâu, lễ hội chùa Keo, v.v…vẫn được duy trì
đều đặn. Nhất là lễ hội chùa Hương nổi tiếng nhất vùng đồng bằng sông Hồng
với quy mô hoành tráng và kéo dài từ mồng 6 Tết cho đến hết tháng 2 âm lịch.

Trong hoàn cảnh khó khăn và cuộc sống thiếu thốn, người dân có xu
hướng hướng đến đạo Phật nhiều hơn. Họ quan niệm chỉ có đức Phật mới có thể
cứu giúp họ thoát khỏi cuộc sống trần ai khổ cực. Do vậy dân chúng đi lễ hội
chùa ngày càng sôi động. Không chỉ trong các dịp lễ hội, mà trong những ngày
Tết, ngày sóc (mồng một) và ngày vọng (ngày rằm) theo âm lịch, nhân dân nô
nức đi lễ chùa để tụng kinh niệm Phật và kể hạnh.
12


Lễ hội đình khi ấy vẫn diễn ra sôi nỗi ở khắp các làng xã cổ truyền Việt
Nam. Hầu như làng nào cũng có lễ hội hè đình đám song nổi tiếng nhất là lễ hội
đình Chèm ( Hà Nội), lễ hội Đình Bảng , v.v…Do ảnh hưởng trực tiếp của chính
sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta trở nên què quặt
và yếu kém, cuộc sống của nhân dân lao động vô cùng nghèo nàn, vô cùng lạc
hậu, nhất là giai cấp nông dân sống lâu đời ở các làng xã phải chịu sưu cao thuế
nặng, bọn địa chủ, cường hào ra sức bóc lột nặng nề. Người nông dân bị xô đẩy
đến bên bờ vực thẳm, không lối thoát. Mặc dù họ rất chịu thương, chịu khó, lam
lũ vất vả quanh năm mà vẫn không đủ ăn. Điều đó đã dẫn đến đời sống văn hóa
tinh thần xa sút nghiêm trọng, mọi hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian cổ
truyền có nguy cơ bị mai một và xuống cấp. Nhất là trong hoạt động của các lễ
đình của làng xã bị ảnh hưởng trực tiếp của tệ nạn xã hội như: nạn cờ bạc, rượu
chè, trai gái, hút xách nhất là mê tín dị đoan “mua thần bán thánh”, xin xăm, xin
quẻ bói toán có cơ hội phát triển mạnh và xâm nhập vào trong các lễ hội mỗi khi
có dịp. Nhiều khi các tệ nạn đó đã làm lu mờ bản chất tốt đẹp vốn có của lễ hội
truyền thống dân tộc đã được bồi đắp từ rất lâu mới có được.
Sau khi tuyên bố độc lập, ngày mùng 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa ra đời. Nước ta bước sang kỷ nguyên lịch sử mới- kỷ nguyên của độc
lập tự do. Nhưng kẻ thù xâm lược ngoại bang vẫn không chịu từ bỏ ý đồ biến
nước ta thành thuộc địa của chúng. Sang năm 1946, thực dân Pháp nổ súng xâm
lược nước ta một lần nữa. Đến tháng 12-1946, toàn quốc kháng chiến nhân dân

đã tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng đất nước kéo dài gần 30 năm, chống
Pháp và chống Mỹ.
Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn phá ác liệt nhà nước và nhân dân ta
không có điều kiện về không gian và thời gian để tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ dân gian sôi nổi như xưa nữa. Nhân dân ta tập trung toàn bộ sức người, sức
của để sản xuất giải phóng đất nước. Hơn nữa những nơi tập trung đông người
đều trở thành mục tiêu đánh phá của kẻ thù. Nhất là trong thời gian chống Pháp,
do sự phong tỏa của địch ở khắp các đô thị nên các làng xã ở nông thôn rộng lớn
đều trở thành các chiến lũy chiến đấu chống lại các càn quét của thực dân Pháp.
13


Vì vậy, do hoàn cảnh bắt buộc mà hầu hết các ngôi đình, chùa, đền lớn ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ đều biến thành các pháo đài kiên cố bảo vệ các làng xã
và nhân dân. Có nhiều làng xã thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, hoặc “vườn
không, nhà trống”, người ta dỡ hết các đình chùa, đền miếu đi, để khi giặc đến
không có dồn trú quân đội. Mặt khác khi các ngôi đình, đền, chùa ở đó trở thành
pháo đài đương nhiên biến thành mục tiêu đánh phá, tiêu hủy của địch. Tình
hình đó dẫn đến nhiều ngôi đình, chùa ở nhiều làng, xã bị hư hỏng, hoặc bị kẻ
thù san phẳng. Sau khi miền Bắc được giải phóng nhiều ngôi đình, chùa, đền
miếu được nhân dân ta sửa chữa hoặc trùng tu. Các làng xã ở vùng châu thổ Bắc
Bộ phục hồi nhanh chóng các lễ hội truyền thống nhất là từ sau khi hoàn thành
cải cách ruộng đất trong các năm 1956 - 1957. Nông dân vô cùng phấn khởi
nhiều làng lễ hội tổ chức hội rất to để ăn mừng thắng lợi, một số lễ hội cổ truyền
được tổ chức lại với quy mô hoành tráng như xưa. Song cũng chỉ qua hai mùa lễ
hội từng bừng, rồi lại rơi vào tình trạng im lặng, do phong trào hợp tác hóa nông
nghiệp người nông dân trở thành xã viên, mọi thời gian lao động sản xuất theo
chế độ tập thể. Các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian
đều bị cấm đoán, do quan niệm sai lầm, cực đoan của một số cán bộ địa phương
do thiếu hiểu biết, không thận trọng trong việc ứng xử văn hóa truyền thống.

Kết quả nhiều ngôi đình bị bỏ hoang hoặc bị phá bỏ. Người nông dân làm
nhiều, hưởng ít không tương xứng với sức khỏe bỏ ra, nên họ đâm ra trì trệ,
chán nản. Họ không có thời gian nhàn rỗi để nghĩ đến hội hè nữa, mà cũng
chẳng ai dám đứng ra tổ chức lễ hội do e ngại nhiều điều. Tiếp theo đó, đế quốc
Mỹ sau khi thất bại cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chúng tiến hành cuộc
chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc nước ta. Một lần nữa
nhà nước ta lại huy động toàn bộ sức người và sức của cho cuộc chiến tranh
chống xâm lược, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Lần này do tính chất ác liệt
của cuộc chiến tranh chỉ trong vòng 4 năm lần thứ nhất và lần thứ hai trong năm
1972, giặc Mỹ đã ném bom, phá hủy nhiều làng mạc, cầu đường giao thông,
trường học và bệnh viện, trong đó có nhiều đình chùa bị hư hỏng, đổ nát hoặc bị
phá hủy hoàn toàn. Đó là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hình thức
14


sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian hầu hết bị lãng quên và xuống cấp
nghiêm trọng.
Tóm lại lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội dân gian truyền thống,
đã trải qua hàng nghìn năm, luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta. Từ các lễ hội sơ khai nguyên thủy phát triển thành hệ thống lễ hội
nông nghiệp cổ đại. Trải qua các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các
tôn giáo du nhập như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, qua chiếc cầu nối tín
ngưỡng dân gian bản địa, lễ hội dân gian truyền thống đã phát triển và không
ngừng biến đổi làm cho không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về cả
hình thức , hình thành 3 loại hình lễ hội chính là: lễ hội đền, lễ hội chùa và lễ hội
đình. Cho đến những năm ở nửa đầu thế kỷ XIX, các loại hình lễ hội truyền
thống đã có một mô hình tương đối ổn định gồm 2 phần chính: Phần Lễ và phần
Hội. Tuy phân định ra 2 phần như vậy song trên thực tế khó có thể tách biệt
riêng rẽ giữa Lễ và Hội, mà chúng gắn quyện đan xen vào nhau trong một chỉnh
thể của loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, mang tên ghép: “Lễ hội”.

Trong hình thức của lễ hội dân gian truyền thống có hàm chứa nhiều tinh
hoa văn hóa và nét đẹp truyền thống thuộc về bản lĩnh và bản sắc dân tộc, được
bảo lưu, gìn giữ và truyền tụng từ ngàn xưa đến nay.
1.3. Vị trí của lễ hội Gióng trong hệ thống lễ hội cổ truyền thống
Lễ hội Thánh Gióng - hội trận thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm
của người Việt cổ.
Lễ hội Thánh Gióng (hay hội làng Phù Đổng) là một trong những lễ hội
dân gian có quy mô lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc bộ. Theo truyền thuyết,
ngày 9/4 âm lịch là ngày ông Gióng thắng giặc Ân và đó cũng là ngày tưởng
nhớ người anh hùng, nhân dân đã tổ chức hội làng Phù Đổng. Hiện Thánh Gióng
được phụng thờ ở Hà Nội và nhiều địa phương khác, nhưng quy mô lớn nhất,
độc đáo nhất vẫn là quê hương ông - Phù Đổng, nơi có làng Việt cổ bên sông
Đuống gắn với huyền tích Thánh Gióng, trong đó có 3 làng bờ Bắc: Phù Dực nơi Gióng sinh ra, Phù Đổng - nơi Gióng hội quân và Đổng Viên - quê mẹ
Gióng; 2 làng bờ Nam: Đổng Xuyên - nơi một thời ngụ cư của mẹ Gióng và Hội
15


Xá - làng có đám trẻ chăn trâu theo Gióng đi đánh giặc. Lễ hội là một thực thể
vận động trong không gian, thời gian, trong dòng chảy lịch sử, có cái được đắp
bồi và cũng có cái đã bị phôi pha. Hiện nước ta có gần 8000 lễ hội, trong đó có
7039 lễ hội dân gian, mỗi lễ hội có một dáng vẻ khác nhau. Lễ hội Thánh Gióng
đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt
cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng
để phụng thờ, phát triển thành lễ hội và nâng lên hàng Thánh.
Mang đặc điểm chung của lễ hội dân gian, lễ hội Thánh Gióng lắng đọng
khá nhiều lớp phù sa lịch sử - văn hóa, vẫn lưu giữ những nét riêng ít lễ hội dân
gian nào có được. Đây là một lễ hội khá ổn định dẫu thời gian, sự tiếp biến văn
hóa của cuộc sống đương đại đã tác động rất lớn. Việc sưu tầm nghiên cứu lễ
hội Thánh Gióng có từ rất sớm và kỹ lưỡng. Những công trình sớm nhất đã được
ghi lại trong văn bia, thần tích ở các di tích đền Phù Đổng, đền Sóc Sơn…của

các nhà Nho. Huyền thoại về Thánh Gióng đã xuất hiện trong các bộ sử của các
vương triều quân chủ như: tư liệu xưa nhất là của Lê Tắc thế kỷ XIV. Công trình
của G.Dumoutier công bố năm 1893. Những năm đầu thế kỷ XX, lễ hội Thánh
Gióng được ghi chép tương đối tỷ mỉ trong cuốn sách của Phạm Xuân Lộc.
GS.TS Nguyễn Văn Huyên có 2 công trình về lễ hội Thánh Gióng ở làng Phù
Đổng: (1938 ), ( 1941 ). Sau năm 1954, nhiều công trình có giá trị về lễ hội
Thánh Gióng xuất hiện, như: tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh của
Cao Huy Đỉnh. Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác nghiên cứu lễ hội này như: GS
Trần Quốc Vượng, Trần Bá Chí, Toan Ánh; hai học giả Việt kiều Tạ Chí Đại
Trường, Như Hạnh (Nguyễn Tự Cường); nhà Việt Nam học N.I.Niculin…Tuy
nhiên, cho đến nay công trình nghiên cứu của G.Dumoutier và 2 công trình của
GS.TS Nguyễn Văn Huyên vẫn có giá trị đặc biệt trong tiến trình sưu tầm,
nghiên cứu lễ hội Thánh Gióng. Những gì chúng ta thấy được chỉ là lát cắt
đương đại. So sánh những tư liệu bằng chữ Hán ghi chép về lễ hội Thánh Gióng
đầu thế kỷ XX và nghiên cứu hiện nay có thể thấy lễ hội này còn khá nguyên
vẹn. Hội Thánh Gióng là lễ hội mà cộng đồng có vai trò to lớn trong việc bảo
tồn và phát triển cả ngàn năm qua. Thời quân chủ, các vương triều rất chú ý đến
16


lễ hội này. Vương triều nhà Lý (1009-1225) coi trọng di tích và lễ hội Gióng.
Đánh dấu một thời kỳ mới của Đại Việt, nhà Lý, tiêu biểu là Lý Công Uẩn đã
cho xây đền thờ Phủ Đổng Thiên Vương, tổ chức lại hội Gióng với một quy mô
lớn. Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVI), hội Gióng đã nổi tiếng và được triều đình cử
quan đại thần về chủ tế đức Thánh Gióng. Tiếp nối truyền thống, các vương
triều sau cũng như vậy.
Trải qua thời gian biến thiên, lễ hội Thánh Gióng vẫn duy trì, phát triển
cho đến ngày nay. Cái độc đáo của hội Gióng là vẫn diễn ra tự nhiên theo truyền
thống, không bị sai lệch, nhiễu bởi yếu tố khác. Cộng đồng quyết định hình thức
lễ hội. Vì thế, đến bây giờ cộng đồng giữ vai trò to lớn, người dân tự làm lễ hội

của mình với vị thế người chủ, được chủ động sáng tạo, phần lễ và hội chưa bị
dàn dựng “sân khấu hóa”, “kịch bản hóa”. Cái giữ được ở hội Gióng là yếu tố
quý giá, rất phù hợp với tính chất của lễ hội và điều kiện mà công ước của
UNESCO đặt ra. Lễ hội Thánh Gióng tập trung về không gian, hơn nữa truyền
thống này được cộng đồng thực hành liên tục nên có thể thấy đây là một lễ hội
dân gian giữ được căn gốc yếu tố lõi.
Tại Hà Nội, hiện thống kê được 5 làng có đền thờ Thánh Gióng: Đền Sóc
(Phù Ninh, Sóc Sơn), đền Thánh Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm), đền Sóc (Xuân
Đỉnh, Từ Liêm), đền Gióng (Đông Bộ Đầu, Thường Tín) và đền Gióng (Chi
Nam - Gia Lâm). Hàng năm, các địa phương thờ Thánh Gióng đều rất sáng tạo
để tổ chức lễ hội, tưởng nhớ người anh hùng. Làng Phù Đổng diễn lại chiến
công của Thánh Gióng, bắt 28 cô gái xinh đẹp của làng làm tướng giặc. Làng
Sóc diễn lại cảnh Thánh Gióng đánh trận rồi bay về trời... Điểm nhấn của hội
Gióng ở các địa phương là hội trận mà không có gươm đao, tất cả được tái hiện
bằng biểu tượng. Lễ hội Thánh Gióng là một hệ thống biểu tượng có những tầng
ý nghĩa sâu xa, lâu đời, nhưng cũng có tầng ý nghĩa mới mẻ, cô đọng. Ngoài
tính biểu tượng của ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lễ hội Thánh
Gióng còn có lớp biểu tượng khác, lớp giá trị cổ sơ hơn là nghi lễ nông nghiệp.
1.3.1. Thánh Gióng và tín ngưỡng Tứ bất tử
“Tứ bất tử” là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt
17


Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu
Hạnh Công chúa.
Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi
tổ của các núi nước Việt Nam. Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản
Viên là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng
trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên
tai (lũ lụt) để bảo vệ cuộc sống chung.

Chử Đồng Tử (còn được gọi là Chử Đạo Tổ) huyền thoại Chử Đồng Tử
(Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn
du nhập từ bên ngoài vào nước ta từ rất sớm. Cốt lõi huyền thoại cũng như tín
ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo mang màu sắc tín ngưỡng dân gian
thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần
tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác.
Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo,
nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở
mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi
tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Chử
Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên
sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài.
Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên. Trong những huyền thoại của dân tộc,
dân gian vẫn tin rằng Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng, vì phạm lỗi bị đầy
xuống trần gian.Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Liễu Hạnh là một trong tứ
bất tử, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất của nó là tín ngưỡng thờ
Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.
Trong tiềm thức của nhân dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng
của khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của
xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của
hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam đã
được ký thác niềm tin vào biểu tượng người mẹ.
Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương là một vị Thánh quá quen
18


thuộc với nhân dân ta. Truyền thuyết này gắn bó và lưu truyền với mọi thế hệ
người Việt. Thông qua một câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết
nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân từ phương Bắc tới thì cậu bé tầm thường kia
bỗng nhiên đổi khác, đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn

thành một tráng sĩ. Vị tráng sĩ này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt ... một
mình xông ra giữa trận tiền. Đánh tan giặc Ân, vị anh hùng bỏ lại tất cả, một
mình một ngựa bay thẳng lên trời.
Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của bản
hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh
đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên
cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của mỗi con
người đối với tổ quốc.
1.3.2. Lễ hội Gióng trong mối quan hệ với các lễ hội khác
Giống như các miền quê khác, mỗi dịp xuân về, đất Kinh kỳ Thăng LongHà Nội diễn ra rất nhiều lễ hội. Với bề dày nghìn năm lịch sử và một không gian
văn hóa đậm đặc, lễ hội ở Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay rất phong phú và
có nét độc đáo riêng cần được giữ gìn, phát huy.
Hiện ở Hà Nội có hơn 2.000 đình, miếu, chùa, trong đó có hơn 500 di tích
đã được Nhà nước xếp hạng. Hàng năm vào dịp Tết đến Xuân về, ở các di tích
này đều diễn ra lễ và hội. Theo Sở VH - TT và DL Hà Nội, hiện ở Thủ đô có
425 lễ hội diễn ra với quy mô khác nhau. Những sinh hoạt cộng đồng này mang
ý nghĩa tâm linh gắn bó người Hà Nội với nhau cùng hướng tới tâm tu, tích đức
để sống chung thủy, chọn nghĩa, chọn tình.
Giống như các lễ hội ở mọi vùng quê khác trong cả nước, mỗi hội làng Hà
Nội là dịp để những người lớp trước nhắc lại phong tục đẹp của làng quê để thế
hệ con cháu duy trì, phát huy. Việc tổ chức hội làng góp phần cố kết cộng đồng,
tăng cường tình đoàn kết trong các thôn xóm.
Nhưng do Hà Nội là đất Kinh kỳ, nên tuy có nguồn gốc từ các lễ hội nông
nghiệp, nhưng lại có nét độc đáo riêng. Tính chất đô thị đầu não thể hiện rất rõ
trong lễ hội Hà Nội và vì diễn ra ở Thủ đô nên có tính chất đa dạng rất cao và kết
19


tinh nhiều giá trị, 36 phố phường là gắn với thị, người dân các nơi tụ về đây buôn
bán làm nghề thủ công, từ đó hình thành nên các phường nghề. Lễ hội của thị gắn

với nghề buôn và tổ nghề. Tính chất buôn bán thủ công thể hiện rõ trong các lễ hội
Hà Nội. Nhưng các lễ hội của Hà Nội vẫn có nguồn gốc là lễ hội nông thôn. Hà
Nội khác với những đô thị khác ở chỗ mối quan hệ giữa làng và thị khá chặt chẽ;
tính chất của một lễ hội nông nghiệp, lễ hội mang tính chất kinh đô và tổ nghề hòa
lẫn vào với nhau, tạo nên sắc thái đa dạng, nhưng lại có nét độc đáo riêng.
Trong số các lễ hội ở Hà Nội, có một số hội mang tính chất tiêu biểu cho
cả nước như hội Đống Đa, Cổ Loa, Đền Sóc, Đền Hai Bà Trưng.v.v. Nhưng
nhiều lễ hội thể hiện nét riêng của vùng đất kinh kỳ. Chẳng hạn, chỉ Thăng
Long- Hà Nội mới có "tứ trấn". Đó là: đền Bạch Mã (thờ thần Long Đỗ, trấn
phương Đông); đền Voi Phục (thờ thần Linh Lang, trấn phương Tây); quán Trấn
Vũ (thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương Bắc) và đền Kim Liên (thờ Cao Sơn
Đại vương, trấn phương Nam). Mở hội tứ trấn là một phương thức sáng tạo
không gian thiêng, phủ lên 4 phương trời, từ đó sinh ra sức mạnh huyền diệu,
thần quyền hỗ trợ thế quyền để uy lực triều đình ngày càng vững mạnh, đất nước
ngày càng yên vui.
Một lễ hội khác cũng mang đặc trưng của Thăng Long là lễ hội "Thập tam
trại" (tức là lễ hội của 13 trại dân nhằm biểu dương tinh thần kết chạ, kết nghĩa);
Hội "tứ bất tử" tôn vinh 4 vị thần linh là các hội: Tầm Xá (huyện Đông Anh),
thờ thần Tản Viên; hội làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm) thờ Thánh Gióng; hội
Chử Đồng Tử (huyện Gia Lâm) tưởng nhớ công lao một vị anh hùng có công
lao khai phá, chinh phục đầm lầy, mở mang nông nghiệp và hội Phủ Tây Hồ
(thờ bà Chúa Liễu với tục hát chầu văn). Đặc biệt, các hội làng khoa bảng ở Hà
Nội cho thấy truyền thống văn hoá, sự coi trọng học vấn, trí thức của người Hà
Nội.
Thành phố Hà Nội những năm qua đã khôi phục nhiều lễ hội, trong đó có
hội Gióng- lễ hội đã được thành phố hoàn thiện hồ sơ gửi UNESCO xem xét công
nhận là Di sản đại diện của nhân loại. Phó Giám đốc Sở VH-TT và DL Hà Nội
cho biết: Ngoài lễ hội Gióng, Thành phố cũng đầu tư khôi phục một số lễ hội dân
gian khác như: Lễ hội làng nghề tò he, lễ hội chạy lợn...Hội Gióng là lễ hội quan
20



trọng trong hệ thống lễ hội Việt Nam, có thể nói đây là một trong những số ít lễ
hội còn tồn tại thể hiện tinh thần yêu nước, mang tính nhân văn cao của dân tộc
Việt. Điều độc đáo là hội Gióng là hội trận, như một bảo tàng sống về tín ngưỡng
dân gian và nghệ thuật trình diễn được gìn giữ nguyên trạng qua nhiều thế hệ. Ở
hội Gióng, những phong tục, những nghi thức trong lễ hội ẩn chứa cả hệ tư tưởng
đạo lý và triết học, thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ sau với ngàn năm lịch sử. Căn cứ vào nhiều thư tịch cổ, ngay từ
thời Lý, lễ hội Gióng đã được đặc biệt quan tâm. Các vương triều sau đó như
Trần – Lê cho tới thời Nguyễn… Hội Gióng vẫn luôn được gìn giữ và phát triển.
Qua những lễ hội này, chúng ta đã khôi phục được những vốn văn hóa- nghệ
thuật dân gian cổ quý giá. Việc xã hội hóa được thực hiện tương đối rộng rãi, giúp
người dân ở địa phương có điều kiện tham gia đóng góp trực tiếp và càng ngày
việc tham gia đóng góp trực tiếp cho lễ hội ngày càng nhiều...
Lễ hội Hà Nội thể hiện nét đặc sắc và giá trị nguồn văn hoá phi vật thể
của Thăng Long- Hà Nội nghìn năm văn hiến. Đây là hình thức sinh hoạt văn
hoá cộng đồng truyền thống mà ngày nay vẫn phát huy tác dụng trong công cuộc
xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Việc khôi phục các lễ hội truyền thống ở
Hà Nội cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thể hiện được nét thanh lịch của người
Tràng An, phù hợp với nhịp sống hiện đại. Hội Gióng cũng là “hạt nhân” trong
hệ thống lễ hội Việt Nam, hội Gióng là lễ hội được cộng đồng bảo tồn, truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành một phần bản sắc văn hoá, chứa đựng
những sáng tạo mang tầm nhân loại, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh
vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho đất nước...

21


CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG LỄ HỘI GIÓNG

TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Lễ hội thờ thánh Gióng ở Gia Lâm
2.1.1. Mô tả khái quát lễ hội
Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn của vùng châu thổ sông Hồng là
khúc tráng ca huy hoàng về chiến thắng lẫy lừng của người anh hùng nhỏ tuổi
làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có công tiêu diệt giặc Ân
hung hãn, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm từ thời tiền sử đời vua
Hùng Vương thứ VI. Vì thế, dân gian có câu:
“ Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ trơ
Những ngờ oan trái bao giờ
Ai hay Thần tướng đợi chờ Phong Vân.”
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương một trong bốn vị thánh bất tử
trong tâm tưởng người Việt. Bác Hồ kính yêu đã dành nhiều mĩ từ khi nhắc tới
người anh hùng dân tộc này: "Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ trong lịch sử ta có
ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc
ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn,
hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân
Pháp". Hồ Chí Minh (lời khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng 5/1/1960). Không chỉ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, từ lâu hội Gióng đã
có sức lan toả thu hút nhiều học giả quốc tế nổi tiếng. Đuy-mu-chi-ê, một nhà
nghiên cứu người Pháp cuối thế kỷ XIX đã mô tả hội Gióng: “Điều đập ngay
vào nhận thức của người quan sát phương Tây, giữa các nghi thức thành tín
hoàn toàn có tinh chất dân sự là vẻ cao cả của cuộc hành lễ”.
Sự hấp dẫn của hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng
yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do
của dân tộc mà Ông Gióng là biểu tượng đã được Cao Bá Quát diễn tả trong
hai vế đối:
22



“Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn
Cưỡi chín tầng mây giận chưa cao”
Quả thật, hội Gióng đã mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn
biến các trận đấu của Ông Gióng và nhân dân ta với giặc Ân. Thông qua đó có
thể nhận thức được nhiều điều, không chỉ về các hình thức chiến tranh bộ lạc
thời cổ xưa mà còn gợi liên tưởng thú vị tới bản chất tất thắng của cuộc chiến
tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ
quốc ngày nay.
Câu chuyện truyền thuyết về Thánh Gióng:
Vào đời Hùng Vương thứ VI, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão làm
ăn có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng
thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà
bà mang thai. Sau 12 tháng bà sinh một đứa bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa trẻ
3 tuổi vẫn không biết nói cười, cứ đặt đâu nằm đấy. Khi giặc Ân sang xâm lược
nước ta, nhà Vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa trẻ
nghe tiếng sứ giả bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ mời sứ giả vào nhà. Đứa trẻ
thưa với sứ giả: Ông về tâu Vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt,
một cái nón sắt, một áo giáp sắt ta sẽ đánh tan giặc. Sứ giả về tâu với Vua, nhà
Vua truyền cho thợ ngày đêm rèn ngựa sắt, nón sắt, roi và áo giáp sắt. Điều lạ là
từ hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo
vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con hàng xóm đều góp gạo nuôi chú bé vì ai
cũng mong có người giết giặc cứu nước.
Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, nón sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vươn vai
đứng dậy thành một tráng sĩ oai phong. Tráng sĩ mặc áo giáp, đội nón và cầm roi
sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phun lửa xông thẳng đến nơi có giặc, dùng roi
giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt bị gẫy, tráng sĩ nhổ những
cụm tre bên đường quật vào giặc. Giặc tan, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc, tráng
sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt và cùng ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn
phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện
nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm đến

23


tháng 4 Âm lịch làng đều mở hội. Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương hay
Xung Thiên Thần Vương đã trở thành một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín
ngưỡng dân gian Việt Nam (Tứ bất tử). Hội Gióng gắn với hệ thống di tích thờ
Phù Đổng Thiên Vương
Kiến trúc di tích ở Phù Đổng mang đậm nghệ thuật dân gian, có liên quan
chặt chẽ đến truyền thuyết Thánh Gióng, gồm đền Thượng, đền Hạ, miếu Ban
và chùa Kiến Sơ.
Đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương có từ thời
Hùng Vương. Đền Thượng là một phức hợp kiến trúc, đến cuối thế kỷ XI, Lý
Thái Tổ cho tu bổ thêm và ra lệnh tổ chức hội Gióng. Đền nằm sát đê, được bố
cục theo hình chữ "Công" rộng rãi. Trước sân là ao rộng (ao Rối) - nơi tổ chức
múa rối nước vào ngày hội. Trong ao là ngôi thủy đình dựng theo kiểu mái
chồng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) với nhiều bức chạm tinh vi trên gỗ
về những cảnh sinh hoạt dân gian: người chăn dê, người thổi ống xì đồng...
Thủy đình mang nhiều yếu tố dịch học nói lên những ước vọng của nhân dân.
Hình ảnh đó nói lên người quân tử lấy trí thức làm đầu. Miếu Ban thuộc thôn
Phù Dực, thờ Thánh Mẫu ở phía Tây đền Thượng (tên chữ là Dục Linh Từ, tên
cũ là rừng Trại Nòn). Tương truyền đây là nơi Gióng ra đời. Miếu lợp ngói cổ
hình mũi hài. Sau Miếu là giếng Bát Nhũ trì , giữa giếng nổi lên một gò đất con,
trên gò có một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng
đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Truyền rằng, Thánh Gióng ra đời trên sập
đặt ở đảo này, sau đó được tắm trong chậu đá.
Theo truyền thuyết, cố viên (vườn xưa) là nơi mẹ Gióng đến hái rau rồi
ướm chân mình vào vết chân người khổng lồ, hiện còn một tấm bia mang dòng
chữ “nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườn Đổng”. Ở đây có một nhà nhỏ gọi là
"cây hương", bên cạnh là hòn đá lớn hình thù đặc biệt với nhiều vết lồi lõm
được xem là dấu chân của người khổng lồ.

Theo UBND thành phố Hà Nội, lúc 18h20 ngày 16/11 (tức 22h20 giờ
Việt Nam), tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận lễ hội Gióng ở đền
24


×