Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã động đạt huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.15 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO ANH TÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hê ̣đào ta ̣o

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐÀO ANH TÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hê ̣đào ta ̣o

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT – N01

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Đặng Thị Hồng Phƣơng


Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường, với phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Quãng thời gian thực tấp
tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống
lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực
tiễn. Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương
pháp làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn công việc.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa
bàn xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên ”.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo
điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu để xây dựng và hoàn thiện khóa
luận. Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo trong khoa, và em xin gửi lời cảm ơn
đặc biệt đến cô giáo ThS. Đặng Thị Hồng Phƣơng đã nhiệt tình chỉ bảo,
hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND xã Động Đạt đã tạo điều kiện tốt nhất để
giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan.
Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng, song do kiến thức và thời gian có
hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè để khóa luận
của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2015

Sinh viên
Đào Anh Tài


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích .................................. 34
Bảng 4.1:Thống kê tình hình sử dụng nước sinh hoạt của xã Động Đạt Phú
Lương, Thái Nguyên ....................................................................................... 40
Bảng 4.2: Thống kê chất lượng nước giếng của một số hộ trên địa bàn xã
Động Đạt ......................................................................................................... 42
Bảng 4.3: Bảng mô tả vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt tại xã Động Đạt ............ 44
Bảng 4.4: Bảng kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại Xóm Làng Chảo Xã
Động Đạt Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên ............................................ 47
Bảng 4.5: Bảng kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại Xóm Làng Ngòi Xã
Động Đạt Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên ............................................ 49
Bảng 4.6.Bảng kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại Xóm Cây Châm Xã
Động Đạt Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên ............................................ 51
Bảng 4.7.Bảng kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt tại Xóm Đuổm Xã Động
Đạt Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 53


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của xã Động Đạt ...................... 41
Hình 4.2: Biểu đồ chất lượng nước giếng của một số hộ dân trên địa bàn xã
Động Đạt ......................................................................................................... 43
Hình 4.3: Kết quả phân tích Zn trong nước ngầm tại xóm Làng Chảo .......... 48
Hình 4.4: Kết quả phân tích Zn của 2 mẫu tại xóm Cây Châm ...................... 52


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

CP

: Chính Phủ

FAO

: Tổ chức lương thực thế giới



: Nghị Định

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

: Thông Tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNICEF

: Quỹ nhi đồng liên hợp quốc


v

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Tổng quan về nước ..................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nước ngầm .................................................. 4

2.1.2. Nguồn gốc hình thành nước ngầm .......................................................... 5
2.1.3. Tầm quan trọng và vai trò của nước ....................................................... 6
2.1.4. Khái niệm ô nhiễm nước và các loại ô nhiễm nước.............................. 11
2.1.5. Khái niệm về nước sạch ........................................................................ 13
2.1.6. Các thông số đánh giá chất lượng nước ....................................................... 14
2.1.5.1. Các chỉ tiêu về lý học ......................................................................... 14
2.1.5.2. Các chỉ tiêu về hóa học ...................................................................... 16
2.1.4.3. Các chỉ tiêu về sinh học ..................................................................... 17
2.2. Hiện trang sử dụng nước trên Thế Giới và Việt Nam.............................. 18
2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước trên thế giới .................................................. 18
2.2.2. Hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam ................................................... 20
2.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước ở nước ta hiện nay .................................... 25
2.4. Các văn bản pháp luật về quản lý và đánh giá chất lượng nước ngầm .... 28
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 30
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Động Đạt – Phú Lương –
Tháng Nguyên ................................................................................................. 30
3.3.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Động Đạt – Phú
Lương – Thái Nguyên ..................................................................................... 30
3.3.3. Tình trang môi trường nước sinh hoạt tại xã Động Đạt – Phú Lương –
Thái Nguyên .................................................................................................... 30

3.3.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trên đại bàn xã ........ 30
3.3.5. Đề xuất một số bện pháp phòng ngừa giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nước
sinh hoạt .......................................................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
3.4.1. Khảo sát thực địa ................................................................................... 31
3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................ 31
3.4.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 32
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 32
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 35
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Động Đạt - huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên [1,2] .................................................................................... 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35
4.1.2. Thực trạng về kinh tế - xã hội ............................................................... 35
4.3.4. Vấn đề an ninh, quân sự ........................................................................ 38
4.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Động Đạt - huyện
Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 39
4.3. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Động Đạt – Phú Lương –
Thái Nguyên .................................................................................................... 44
4.3.1. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại xóm Làng Chảo ................ 46


vii
4.3.2. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại Xóm Làng Ngòi ................. 48
4.3.4.Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại Xóm Đuổm ......................... 52
4.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại xã Động Đạt - Huyện
Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên ...................................................................... 53
4.4.1. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình .............................. 54
4.4.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ............................................................ 54
4.4.3. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp ...................................................... 55
4.4.4. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp ...................................................... 55
4.4.5. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi ............................................................ 55

4.5 Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nước
sinh hoạt .......................................................................................................... 56
4.5.1. Biện pháp kỹ thuật................................................................................. 56
4.5.2. Biện pháp tuyên truyền giáo dục........................................................... 57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 58
5.1. Kết luận .................................................................................................... 58
5.2. kiến Nghị .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết
định sự thành công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Nếu không có nước cuộc sống
trên trái đất không thể tồn tại được. Trung bình mỗi người hàng ngày cần từ
3-10 lít nước để đáp ứng nhu cầu cho ăn uống và sinh hoạt. Nước chiếm 99%
trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng cơ thể
của con người. Tuy nhiên sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công
nghiệp hóa ngày càng cao đòi hỏi lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và các
hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với
mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi
trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã ảnh hưởng xấu tới nguồn tài
nguyên này. Hiện nay, có rất nhiều địa phương bị ô nhiễm nguồn nước mặt và
nước ngầm nghiêm trọng do hoạt động khai thác, quản lý chưa hợp lý cùng
với lượng rác thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy, làng nghề, khu dân
cư đô thị,… chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt hiệu quả mà đã thải ra môi

trường đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động của con người.
Theo số liệu báo cáo điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh
cá nhân ở nông thôn Việt Nam do Bộ y tế và UNICEF thực hiện kết quả như sau:
- Chỉ có 11,7% dân cư nông thôn, 7,8% khu chợ nông thôn, 14,2% trạm
y tế xã , 16,1% uỷ ban nhân dân xã và 36,4% trường học được tiếp cận và sử
dụng nước máy (nguồn nước đã được xử lý và dẫn bằng mạng đường ống đến
người tiêu dùng).


2
- Chỉ có 18%, trong tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6% trạm
y tế xã, 21% uỷ ban nhân dân xã và 2,6% khu chợ nông thôn có nhà tiêu hợp
vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Xã Động Đạt là một xã tương đối phát triển, trên địa bàn xã có mỏ
Titan cây châm trong quá trình khai thác đã gây ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường tại địa phương.
Qua các số liệu trên chúng ta thấy rằng nhu cầu nước sạch phục vụ sinh
hoạt của nông thôn Việt Nam còn rất lớn, càng bức xúc hơn trong điều kiện
nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng do chất thải từ các khu công nghiệp,
chất thải từ sản xuất nông nghiệp (phân bón hoá học, các loại thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc tăng trưởng, ...), chất thải từ sinh hoạt của người dân chưa
được quan tâm, xử lý. Trong đó phải nhấn mạnh đến giải pháp xử lý nước thải
sinh hoạt từ các khu dân cư hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vây,
rất cần thiết phải tiếp cận với đối tượng là các hộ gia đình để cùng tìm kiếm
giải pháp xử lý nước sinh hoạt đạt hiệu quả cao, ít tốn kém, ổn định lâu dài,
phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Chính vì vậy đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên
địa bàn xã Động Đạt huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên”được thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã

Động Đạt - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nguồn số liệu điều tra, thu thập chính xác
- Quá trình đánh giá khách quan, thu thập mẫu phân tích mẫu đúng
quy định.
- Số liệu phân tích khách quan, trung thực.


3
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
 Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
vào thực tiễn.
 Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực
tế cho bản thân sau này.
 Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các
vấn đề đang được xã hội quan tâm.
- Ý nghĩa thực tiễn:
 Đưa ra được kết quả về chất lượng nước sinh hoạt của xã Động Đạt,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.


4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về nƣớc
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm nước sinh hoạt
Theo luật tài nguyên nước của Việt Nam (2012): Nước sinh hoạt là
nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người [11]

Khái niệm nước ngầm
Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm là chỉ loại nước
nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe
nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với
nhau. Một đơn vị đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi
là tàng chứa khi nó có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng được. Ở
độ sâu có mặt không gian rỗng hoặc khe nứt và lỗ rỗng trong đá bắt đầu bão
hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm.
Đặc điểm của nước ngầm
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt
và nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di
chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa
hình.Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề
mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng
thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm
tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía
dưới bởi các lớp không thấm nước.
Theo không gian phân bố nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
- Vùng thu nhận nước.
- Vùng chuyển tải nước.


5
- Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng các giữa vùng thu nhận nước và vùng khai thác nước thường
khá xa, từ vài chục km đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng có áp
thường có áp lực. Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn
định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm
caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển
thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.

Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có
áp lực.
Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá
ngậm nước và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch
hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm này có áp suất rất yếu, nên muốn khai
thác nó phải thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút
nước lên. Nước ngầm loại này thường ở không sâu dưới mặt đất, ít có nhiều
trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô.
Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm
nước và lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị
kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi
khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và
chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải bơm. Loại nước
ngầm này thường ở sâu dưới mặt đất, có trữ lượng lớn và thời gian hình thành
nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.
Nước dưới đất cũng thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp,
đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước.
2.1.2. Nguồn gốc hình thành nước ngầm
Nước ngầm được hình thành do nước trên bề mặt ngấm xuống, không
thể ngấm qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng


6
kiến tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập
trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác,
dần dần hình thành mạch nước ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước
ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và
khả năng trữ nước của đất.
Trong chuyên ngành còn sử dụng thuật ngữ nước dưới đất để chỉ khái
niệm gần như tương đương. Nước ngầm có nguồn gốc nội sinh: Nước được

sinh ra trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn của các hoạt động xâm
nhập nông vào núi lửa trẻ. Nguồn nước này một phần được phun lên mặt đất
khi núi lửa hoạt động, phần còn lại được lưu giữ trong lòng đất tạo thành
nước ngầm. Chưa thể tính được trữ lượng của loại nước ngầm nguồn gốc nội
sinh này, nhưng nó giữ vai trò to lớn trong việc cung cấp nước thường xuyên
cho các sông suối từ các vùng núi cao và sẽ cung cấp nước sinh hoạt một cách
bền vững cho cư dân ở vùng núi cao, vùng trung du, hải đảo và sa mạc bằng
một tổ hợp tối ưu các phương pháp địa chất, địa mạo, địa vật lý và khoan hoặc
đào giếng để lấy nước ngầm một cách không khó lắm. Tuy vậy, với các vùng
cao nguyên đá vôi còn đòi hỏi các nguồn (núi lửa) phải đủ lớn để lấp nhét đầy
các khe nứt và hang hốc của đá vôi, đồng thời có nhiều nước ngầm có kích
thước đủ lớn, cần đặt vấn đề tìm, thăm dò và xây dựng các giếng khoan khai
thác nước ngầm nguồn gốc nội sinh. Lâu nay, quan niệm nước ngầm do nước
trên mặt ngấm xuống thành các tầng chứa nước nên người ta tìm rất tốn công
sức mà không ra.
2.1.3. Tầm quan trọng và vai trò của nước
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và
môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh
thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất


7
nước đóng vai trò trung tâm. Nhiều phản ứng lý hóa học diễn ra cần sự tham
gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn
đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục
đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân (một ngôi nhà hiện
đại không có nước khác nào một cơ thể không có máu). Nước đóng vai trò
cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Đối với cây trồng nước là nhu
cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng,

chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ 3/4 bề mặt trái đất. Trong đó
nước biển chiếm 97,0%. Nước ao hồ, sông suối và nước ngầm chỉ chiếm
1,0%, nhưng lại là nguồn nước quan trọng đối với con người, là nguồn cung
cấp nước phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp và cung cấp cho sinh hoạt
hàng ngày của hơn 5,5 tỷ người trên Thế giới.
Như ta đã biết 70% cơ thể con người là nước chính vì thế mà nước rất
cần cho cuộc sống hàng ngày của con người và nước còn đưa vào cơ thể con
người nhiều nguyên tố cần thiết như iốt (I), sắt (Fe), Flo (F), kẽm (Zn), đồng
(Cu),... Tuy nhiên nguồn nước ngày nay đã và đang bị ô nhiễm nặng nề,
trong nước có chứa nhiều các chất độc hại cho con người như chì (Pb), thủy
ngân (Hg), thạch tín (As), thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật, các hóa
chất gây ung thư. Do đó, nguồn cung cấp nước dùng cho cuộc sống không
những phải đủ về số lượng mà phải đảm bảo an toàn về chất lượng, cần
tránh và hạn chế ở mức tối đa việc khai thác và sử dụng làm cạn kiệt và ô
nhiễm các nguồn nước.
- Vai trò của nước đối với con người: Nước là một yếu tố sinh thái
không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên có thể tái tạo vô cùng
quý giá đối với con người. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến
60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Ở các nước đang


8
phát triên, mỗi người cần 100 - 120 lít nước sạch mỗi ngày, còn ở các nước
chậm phát triển mỗi người cần 40 – 50 lít nước sạch dùng cho sinh hoạt mỗi
ngày. Mức trung bình có thể đảm bảo nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt của mỗi
người, mỗi người cần khoảng 60 – 80 lít. Trong số này chỉ có 2,5 – 3 lít nước
sạch dùng cho ăn uống. Do đó không phải ngẫu nhiên mà chương trình Liên
Hợp Quốc đã chọn chủ đề cho ngày Môi Trường Thế Giới năm 2003 là: “
Nước – Hai tỷ người đang khát ” [5].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn
trong năm tuần, nhưng nhịn uống thì không quá năm ngày và nhịn thở không
quá năm phút. Khi đói trong một thời gian dài cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng
glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng protein để duy trì sự sống.
Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và
chỉ mất 20% - 22% nước sẽ dẫn đến tử vong (Lê Văn Khoa, 2002)[8].
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như
chức năng các hệ thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những
người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất
hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở
thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim
mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu
lượng nước mất trên 20%. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ
hai để duy trì sự sống. Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập
cho mình một thói quen uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể
nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu,
nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu nước.Duy trì cho cơ
thể luôn ở trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe
của mỗi người [5].


9
- Vai trò của nước đối với sinh vật :
• Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90%
khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn,
tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
• Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc
phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
• Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất
hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển

chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở
động vật.
• Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất
định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ
trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
• Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong
việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi
trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia
tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra.
• Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ
cơ thể.
• Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
• Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của
các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
 Vì vậy các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước.
- Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con
người :
• Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề
phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần


10
25 lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu:
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được
vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO (Food and Agriculture
Organization ), tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là
nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh
sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ
tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với VIệt
Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu

thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các
hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế
giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới
hiện nay. Nước Việt Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O.
• Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn.
Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm
tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần
300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử
dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng
nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu,
sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước
như một dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi
công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn
bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều
ngừng hoạt động và không tồn tại. Từ 3.000 năm trước công nguyên, người
Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để trồng trọt và ngày nay con người
đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo cho sự phát triển của xã
hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công


11
nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, trong
sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người.
Ngoài ra nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một
nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ
cho nhu cầu nhiều mặt của con người [5].
2.1.4. Khái niệm ô nhiễm nước và các loại ô nhiễm nước
 Khái niệm về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi của môi trường nước, hoàn toàn

hay đại bộ phận các khu vực ô nhiễm nước đều do các hoạt động của con
người tạo nên.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm
nước có nguồn gốc tự nhiên như mưa rơi, lũ lụt, hạn hán,....kéo theo các chất
bẩn xuống sông, hồ. Các chất gây bẩn có thể là nguồn gốc sinh vật tạo nên
như xác động thực vật. Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả các chất thải sinh
hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải gây nên.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước bị ô nhiễm là:
- Giảm độ pH của nước do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển,
tăng hàm lượng SO42- và NO3- trong nước.
- Tăng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+,SiO32- trong nước ngầm và nước
sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
- Tăng hàm lượng các muối trong bề mặt và nước ngầm do chúng đi
vào môi trường nước cùng với nước thải từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
- Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân
hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu...)
- Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa
có liên quan với quá trình Eutrophication các nguồn chứa nước và khoáng chất
hữu cơ...


12
- Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước hết là
Pb3+, Cd+, As3+, Zn2+, Fe2+, Fe3+,... và PO43-, NO3-, NO2-.
- Giảm độ trong của nước: Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước
tự nhiên do các nguyên tố đồng vị phóng xạ.
 Các loại ô nhiễm nước
Các loại ô nhiễm nước mặt đều là ô nhiễm nước ngầm, vì nước mặt đề
ngấm vào lòng đất và đi vào mạch nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nước ngầm.
 Ô nhiễm nước dựa vào nguồn gốc tự nhiên

- Ô nhiễm do đặc tính địa chất của nước: Nước trên đất phèn thường
chứa nhiều sắt, sunfat, nước lấy từ lòng đất thường chứa sắt và mangan, nước
vùng núi đá chứa nhiều canxi.
- Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ muối mỏ trong
lòng đất, khi có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước nhiễm
clo, natri. Nồng độ muối khoảng 8g/lit thì hầu hết các thực vật đề bị chết.
- Ô nhiễm do mưa, tuyết tan, lũ lụt,..: Nước mưa rơi xuống mặt đất,
mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp,… kéo theo các chất xuống sông,
hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết
của chúng, sau đó ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nước ngầm.
 Ô nhiễm nước dựa vào tính chất ô nhiễm
- Ô nhiễm sinh học của nước: Ô nhiễm nước về mặt sinh học là do các
nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ các chất sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà
máy giấy, nhà máy đường, lò giết mổ gia súc, gia cầm.
- Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ: Do thải vào nước các chất nitrat,
photphat dung trong công nghiệp và các chất thải lò luyện kim và các
công nghệ khác như: Zn, Mn, Cd, Cu, Hg, Cr, Niken là những chất độc
cho thủy sinh vật, sự ô nhiễm do các chất khoáng là do thải vào nước các


13

chất nitrat, photphat và các chất dung trong công nghiệp, các chất thải từ
ngành công nghiệp.
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm chủ yếu do
hidrocacbon, nông dược, các chất tẩy rửa,…
- Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nguồn
nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước. Các chất
này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của
vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh

sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
 Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học
như muối, sắt, mangan, clo tự do,… làm cho nước có vị không bình thường.
Các chất sunfat, amoniac, đều làm nước có mùi lạ. Tảo làm nước có mùi bùn,
một số sinh vật đơn bào làm cho nước có mùi tanh. [7]
2.1.5. Khái niệm về nước sạch
* Nước sạch: Là nước sử dụng đạt yêu cầu vệ sinh và an toàn sức khỏe
theo tiêu chuản quy định của Bộ Y tế, nước sạch phải đảm bảo các yêu cầu sau:[5]
- Nước trong, không màu;
- Nước không có mùi vị lạ, không có tạp chất;
- Nước không có chứa các chất tan có hại;
- Nước không có mầm gây bệnh.
* Nguồn nước sạch: Các nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt các
mức theo tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống đều là các nguồn
nước sạch. Bao gồm:
- Nước sạch cơ bản: Là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng
nước sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng thường xuyên.


14
- Nước sạch quy ước: Gồm các nguồn nước sau đây (Theo hướng dẫn
của Ban chỉ đạo Quốc gia về Cung cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường):
+ Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm bơm nước;
+ Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định;
+ Nước mưa hứng và trữ sạch;
+ Nước mặt (Nước sông, rạch, ao, hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng
2.1.6. Các thông số đánh giá chất lượng nước
2.1.5.1. Các chỉ tiêu về lý học
 Độ pH của nƣớc:

Định nghĩa về mặt toán học: pH = -logH+. pH là thông số đánh giá
chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng
hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi
thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các
quá trình sinh học trong nước. pH dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính
bazo. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
 Nhiệt độ (0C):
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học
và sinh học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường
xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần
được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu).
 Độ màu của nƣớc:
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất
trong nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số
ion như sắt…; một số loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng
phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn
vị Pt – Co.


15
 Độ đục:
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng
trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh
vật có kích thước thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng
truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo
bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy
do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).
 Tổng hàm lƣợng chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao
gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn

(TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu
nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi
(đơn vị tính bằng mg/l).
 Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (SS):
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan
trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn
còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy
khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
 Tổng hàm lƣợng chất rắn hòa tan (DS):
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả
chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô
của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc
sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 1500C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị
tính là mg/l.
DS = TS – SS.


16
 Tổng hàm lƣợng các chất dễ bay hơi (VS):
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi
nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không
đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng
các chất rắn hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất
rắn hòa tan (DS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui
định trong một khoảng thời gian nhất định).
2.1.5.2. Các chỉ tiêu về hóa học
 Độ kiềm toàn phần:
Là tổng hàm lượng các ion HCO3, CO32-, OH- có trong nước. Độ kiềm
trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các
muối carbonat và bicarbonat

 Độ cứng của nƣớc:
Là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước gây
nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số
anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước.
 Hàm lƣợng oxigen hòa tan (DO):
Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh
vật nước. DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành
phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO
xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh.
Nếu hàm lượng DO quá thấp nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc
này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể
sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l.
 Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học):
Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ


×