BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
========o0o========
Lê Thị Cẩm Tú
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ – TP. HÀ NỘI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số:
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Then
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
1. Những nội dung trong khóa luận này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cô giáo ThS. Bùi Thị Then.
2. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa từng sử
dụng để bảo vệ môn học nào.
3. Mọi tham khảo trong báo cáo này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, thời
gian, địa điểm công bố.
4. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Lê Thị Cẩm Tú
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai. Các thầy cô đã trang bị
cho tôi những kiến thức cơ bản về chuyên ngành làm hành trang cho tôi vững bước
về sau.
Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cô giáo - Ths. Bùi Thị Then
cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Sự động viên của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện
để tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Trong báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để tôi
có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành sâu sắc tới ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc
sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Cẩm Tú
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu ......................................................................................................... 3
2.1. Mục đích .................................................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu ...................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai ........................................................................ 4
1.1.2. Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà nước về đất đai ...................................... 4
1.1.3. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai........................................................... 7
1.1.4. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai.......................... 8
1.1.5. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ....................................................... 9
1.1.6. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước
ta. ............................................................................................................................................... 13
1.1.7. Căn cứ pháp lý ................................................................................................ 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 21
1.2.1. Tình hình công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên thế giới ....................... 21
1.2.2. Tình hình công tác quản lý Nhà nướcvề đất đai Việt Nam. ........................... 23
1.2.3. Tình hình công tác quản lý Nhà nước về đất đai Hà Nội ............................... 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 30
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội................................................................... 30
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương ............................................................ 30
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nướcvề đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì
................................................................................................................................................... 30
2.2.4. Phân tích khó khăn và đề xuất giải pháp......................................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 30
2.3.1. Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu............................................ 30
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .................................................... 31
2.3.3. Phương pháp so sánh ....................................................................................... 31
2.3.4. Phương pháp kế thừa ....................................................................................... 31
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................................................................... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 37
3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường .................... 42
3.2.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 42
3.2.2 Những hạn chế và khó khăn............................................................................. 42
3.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Ba Vì ...................................................... 43
3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ............................................................ 43
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý......................... 50
3.4. Thực trạng công tác quản lý Nhà nướcvề đất đai trên địa bàn huyện Ba Vì ......... 53
3.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất và tổ
chức việc thực hiện các văn bản đó.......................................................................................... 53
3.4.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính..................................................................................................................... 57
3.4.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất................................................................ 58
3.4.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................................................... 61
3.4.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ......62
3.4.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN ........ 64
3.4.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ............................................................................... 70
3.4.8. Quản lý tài chính về đất đai ............................................................................. 71
3.4.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.72
3.4.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.........73
3.4.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật đất đai ................................................................................................ 75
3.4.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai....................................................................................... 80
3.4.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ............................................ 84
3.5. Đánh giá chung. ....................................................................................................... 85
3.5.1 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý đất đai .............................................. 85
3.5.2. Giải pháp .......................................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 94
1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 94
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 97
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
QLNN
Quản lý Nhà nước
QLĐĐ
Quản lý đất đai
QĐ
Quyết định
UBND
Ủy ban nhân dân
CT/TW
Chỉ thị trung ương
NQ/TW
NQ/TW Nghị quyết trung ương
NĐ – CP
Nghị định Chính phủ
GCN
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi Trường
TCQLÐÐ
Tổng cục quản lý đất đai
QĐ - BTNMT
Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường
CT - TTg
Chỉ thị thủ tướng
TT - BTNMT
Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường
V/v
Về việc
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Kết quả cấp GCN trong cả nước
24
Bảng 3.1
Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Vì tính năm 2014
44
Bảng 3.2
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì năm 2014
46
Bảng 3.3
Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Ba Vì năm 2014
47
Bảng 3.4
Hiện trạng đất chưa sử dụng của huyện Ba Vì năm 2014
50
Bảng 3.5
Diện tích đất theo đối tượng sử dụng và đối tượng được giao để
51
quản lý của huyện Ba Vì năm 2014
Bảng 3.6
Biến động đất đai huyện Ba Vìgiai đoạn 2013 - 2014
52
Bảng 3.7
Hệ bản đồ giải thửa 299 của 31 xã trên địa bàn huyện Ba Vì
59
Bảng 3.8
Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Ba Vì năm 2014
65
Bảng 3.9
Tổng hợp diện tích đất ở, đã kê khai cấp GCN và không đủ điều
67
kiện cấp GCN tính đến hết 30/10/2014
Bảng 3.10 Kết quả thanh tra đất đai của huyện Ba Vì tính đến hết 30/10/2014
77
Bảng 3.11 Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của
82
huyện Ba Vì tính đến hết 30/10/2014
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1
Tên hình
Số trang
Sơ đồ về mối quan hệ giữa người sử dụng đất và
14
Nhà nước
Hình 3.1
Bản đồ thành phố Hà Nội
32
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống và là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình
cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, văn minh, quốc phòng. Mặt khác, đất đai là tài
nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và
di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và
sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định
đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và
phát triển xã hội.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu to lớn đối với
công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong
đó QLNN về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng, phức tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích
của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai
thác chinh phục thiên nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và
sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Do đó, việc quản lí đất đai
(QLĐĐ) luôn là mục tiêu Quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt
quỹ đất đai đảm bảo việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả. Để phù hợp với
quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật để QLĐĐ, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai
theo kịp với tình hình thực tế.
Đối với huyện Ba Vì, là một huyện bán sơn địa đã và đang có những lợi thế
về vị trí địa lí, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hoạt động sản xuất
đang chuyển trọng tâm từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ, du lịch. Sự
chuyển dịch này đã mang đến nhiều khó khăn, thách thức cho công tác QLNN về
1
đất đai. Yêu cầu đặt ra đối với công tác QLĐĐ là mục tiêu quan trọng chiến lược
trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu đó đã và đang được Đảng bộ và
nhân dân huyện Ba Vì quyết tâm thực hiện.
Từ thực tế trên cũng như nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác
quản lý về đất đai, với vai trò là một sinh viên đang thực tập tốt nghiệp, được sự
phân công của Khoa Quản lý đất đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường Hà
Nội, sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Ths. Bùi Thị Then– Khoa Quản lý đất đai,
cùng sự chấp nhận của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Ba Vì, Tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Ba Vì – TP. Hà Nội “
2
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp luật
đất đai.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN về đất đai của huyện Ba Vì – TP. Hà Nội
- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác QLNN về đất đai tại huyện và đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng đất của huyện Ba
Vì trong thời gian tới.
2.2. Yêu cầu
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý và sử dụng
đất đai của huyện, phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan đúng pháp
luật .
- Những ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của huyện.
3