Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã giao thanh huyện giao thủy – tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.59 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

LÃ QUỲNH TRANG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ GIAO
THANH - HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH

Hà Nội - 2015

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

LÃ QUỲNH TRANG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ GIAO
THANH - HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành:52 85 01 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Hà Nội - 2015

ii


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân em luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai - Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng các phòng, ban của nhà trường và
địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt
nghiệp này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung, các thầy, cô giáo trong khoa
Quản lý đất đai nói riêng đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo ân cần trong suốt thời gian em
học tập tại trường; trong đó đặc biệt là cô giáo - Th.s. Nguyễn Thị Thu Hương
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em thực hiện chuyên
đề.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu
làm chuyên đề tại xã. Cuối cùng từ đáy lòng mình, em xin kính chúc các thầy, cô
giáo và các cô, chú mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Lã Quỳnh Trang

iii


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
3.Yêu cầu ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm về nông thôn ................................................................. 4
1.1.2 Khái niệm về nông thôn mới .......................................................... 4
1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta ..................... 5
1.1.4. Vai trò của đề án xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã
hội .......................................................................................................... 6
1.2 Cơ sở pháp lý xây dựng đề án nông thôn mới ........................................... 7
1.2.1 Cơ sở pháp lý tại Trung ương ........................................................ 7
1.2.2 Cơ sở pháp lý tại địa phương ......................................................... 9
1.2.3 Nội dung đề án xây dựng nông thôn mới ....................................... 9
1.2.4 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới ............................................... 10
1.3 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 14
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước về đề án xây dựng nông thôn mới
trên thế giới .......................................................................................... 14
1.3.2 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm đề án xây dựng nông thôn
mới ....................................................................................................... 17
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 20

iv


2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 20
2.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 20
2.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 20

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 20
2.4.2 Phương pháp kế thừa ................................................................... 20
2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................ 21
2.4.4 Phương pháp phân tích ................................................................ 21
2.4.5 Phương pháp so sánh: .................................................................. 21
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 22
3.1 Đặc điểm địa bàn xã Giao Thanh ............................................................ 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Giao Thanh ............................................... 22
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Giao Thanh..................................... 24
3.1.4. Tình hình sử dụng đất xã Giao Thanh ......................................... 36
3.2 Thực trạng nông thôn trước khi có đề án xây dựng nông thôn mới tại xã
Giao Thanh .................................................................................................. 38
3.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh .................................................... 38
3.2.2 Tình hình dân số và lao động, thu nhập........................................ 40
3.2.4 Nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường ............................... 43
3.2.5 Nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị .................................. 44
3.3 Khái quát nội dung đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Giao Thanh .... 44
3.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đề án xây dựng
nông thôn mới tại xã Giao Thanh. ........................................................ 44
3.3.2 Mục tiêu đề án xây dựng nông thôn mới ........................................ 46
3.3.3 Nhiệm vụ của đề án xây dựng nông thôn mới................................. 46
3.3.4 Vai trò của đề án xây dựng nông thôn mới ..................................... 47
3.3.5 Nội dung đề án xây dựng nông thôn mới........................................ 47

v


3.3.6 Ban quản lý đề án xây dựng nông thôn mới ................................. 50
3.4 Tình hình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã ..................... 51
GiaoThanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................................. 51

3.4.1 Tiến độ thực hiện các tiêu chí đề án xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn xã Giao Thanh – huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định. .............. 54
3.4.2 Kết quả thực hiện các tiêu chí đề án xây dựng nông thôn mới đến
tháng 12 năm 2014 ............................................................................... 55
3.4.3 Nhận xét ban đầu về tác động của quá trình thực hiện đề án xây
dựng nông thôn mới đến kinh tế - văn hóa - xã hội – môi trường xã Giao
Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................................. 61
3.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới ... 65
3.6.1 Tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng trong xã hội về đề án xây
dựng nông thôn mới ............................................................................. 65
3.6.2 Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ chỉ đạo thực hiện đề
án xây dựng nông thôn mới .................................................................. 66
3.6.3 Giải pháp về nguồn vốn và cơ chế huy động vốn ......................... 67
3.6.4 Nâng cao dân trí của người dân................................................... 67
3.6.5 Tăng cường sự tham gia của người dân trong đề án xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................... 67
3.6.6 Kết hợp đề án xây dựng nông thôn mới với phong trào xây dựng
làng văn hoá ......................................................................................... 68
3.6.7 Đề án xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi
trường ................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 72

1. Kết Luận .................................................................................................. 70
2. Kiến nghị.................................................................................................. 71

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG


TT

Bảng

Nội dung

Số
trang

1

Bảng 1.1

Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

11

2

Bảng 3.1

Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2014

37

3

Bảng 3.2

Tổng hợp hiện trạng so với tiêu chí nông thôn mới


51

4

Bảng 3.3

Hệ thống đường giao thông nội đồng

56

5

Bảng 3.4

Hệ thống kênh mương

57

6

Bảng 3.5

Tác động của đề án xây dựng nông thôn mới đến sự phát kinh tế

61

7

Bảng 3.6


Tác động của đề án xây dựng nông thôn mới đến giao thông

63

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, đây là một thành công lớn trong
lĩnh vực chính trị nhưng xét về mặt kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. Tình hình
sản xuất chậm phát triển cộng với những sai lầm trong lưu thông phân phối, thị
trường tài chính, tiền tệ không ổn định nên lạm phát diễn ra nghiêm trọng. Đời sống
người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế
- xã hội.
Để đưa đất nước thoát dần khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tháng
12/1986, Đại hội VI của Đảng quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện,
mở ra thời kì mới cho phát triển kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua cùng với
sự đổi mới chung của đất nước, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng, đời sống của nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có
nhiều biến đổi tích cực. Tuy nhiên, chính sách mới của Đảng vẫn chưa thực sự phát
huy hiệu quả với phát triển nông thôn, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được yêu
cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển
kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, cơ
sở hạ tầng còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất tinh thần
của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo rõ rệt. Do vậy đề
án xây dựng nông thôn mới là một vấn đề cần thiết.
Mục tiêu đề án nông thôn mới hướng đến là không ngừng nâng cao đời sống

vật chất tinh thần, nâng cao dân trí và trình độ học thức của dân cư nông thôn. Xây
dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa, phát triển toàn diện mọi mặt của nông thôn đồng thời giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Quá trình xây dựng nông thôn mới bước đầu đã
làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và
thành thị, ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân.

1


Xã Giao Thanh nằm ở phía Đông huyện Giao Thủy cách trung tâm huyện 10
km, có tổng diện tích theo ranh giới hành chính 631,29 ha, nằm trong vùng sản xuất
nông nghiệp của tỉnh Nam Định. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng
về phát triển nông thôn, xã Giao Thanh đã tiến hành thực hiện đề án xây dựng nông
thôn mới. Xây dựng các làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong
sạch.
Trong những năm qua công tác xây dựng nông thôn mới của xã Giao Thanh
đã định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, xác định vị trí và phân định
việc phát triển các khu chức năng, các công trình trên địa bàn xã trong từng thời kì
hợp lý và hiệu quả. Nhưng đây là một lĩnh vực mới, trong khi đó kinh nghiệm của
cán bộ chưa cao, vì thế bên cạnh những kết quả mà xã Giao Thanh đã đạt được thì
công tác xây dựng nông thôn mới tại đây vẫn tồn tại những hạn chế cần phải khắc
phục. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài: “ Đánh giá
tình hình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Giao Thanh - huyện
Giao Thủy – tỉnh Nam Định”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Giao
Thanh - huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
và kiến nghị góp phần xây dựng thành công đề án nông thôn mới tại địa phương.

2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đề án xây dựng nông thôn mới.
- Khái quát nội dung đề án xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá tình hình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Giao
Thanh - Giao Thủy - Nam Định đến tháng 12/1024 từ đó xác định những khó khăn,
thuận lợi trong quá trình thực hiện đề án xây dựngnông thôn mới.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công đề án
xây dựng nông thôn mới của địa phương.

2


3.Yêu cầu
- Hiểu và nắm vững 19 tiêu chí của đề án xây dựng nông thôn mới.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ, trung thực, khách quan
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng đất ở địa phương.
- Thu thập tài liệu tại địa phương và đưa ra những kiến nghị, đề xuất phải có
tính khả thi, phù hợp với thực tế ở địa phương.

3



×