Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hình tượng tác giả trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.36 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ở những tầng bậc khác nhau, với những cách biểu hiện đa dạng, tác giả
ln để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm. “Tác giả là trung tâm tổ chức tổ chức nội
dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới cảm
đặc thù và trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật”. Hình tượng tác
giả là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, là khái niệm hữu ích với
nghiên cứu văn học.
1.2. Là người sớm có những mong muốn đổi mới trong sáng tạo thơ ca, Lê Đạt tự
coi mình là “phu chữ”, vác cây “thập giá chữ” trên suốt hành trình sáng tạo của mình.
Thầm lặng trước những sóng gió cuộc đời và văn nghiệp, ơng “gị mình” thực hiện
những ước nguyện của mình. Và qua thực tế văn học, chúng ta nhận thấy ngày càng
nhiều hơn số người đồng cảm, khẳng định, mến yêu hết mực những sáng tạo của ông.
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007 trao cho cụm sáng tác
của Lê Đạt, trong đó có tập thơ “Bóng chữ” là sự vinh danh xứng đáng. Trong sự
nghiệp đổi mới văn học hiện nay, vẻ đẹp của hình tượng người sáng tạo những giá trị
thẩm mỹ trong thơ Lê Đạt nói riêng, sáng tác của ơng nói chung vẫn là những trải
nghiệm còn nhiều ẩn số vẫy gọi chúng ta tìm hiểu.
1.3. Hướng đến tập sáng tác tiêu biểu “Bóng chữ” của Lê Đạt, chúng tôi muốn
nhận thức rõ hơn những khía cạnh lý thuyết về phạm trù hình tượng tác giả của thi
pháp học hiện đại, về đặc điểm và sự biểu hiện của hình tượng tác giả qua một hiện
tượng thơ đương đại; là dịp để người viết luận văn này hiểu biết hơn về tác phẩm và
cuộc đời Lê Đạt . Đồng thời, việc tìm hiểu đề tài “Hình tượng tác giả trong tập thơ
Bóng chữ của Lê Đạt” cịn giúp những người dạy học văn có cơ hội trang bị sâu rộng
thêm kiến thức, tăng cường kĩ năng nghiên cứu và giảng dạy văn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về hình tượng tác giả
Hình tượng tác giả là một phạm trù của thi pháp học hiện đại. Đây là vấn đề
thu hút sự quan tâm tìm hiểu, lý giải của nhiều học giả, như M.Bakhtin,
V.Vinôgrađốp, A.Chichêrin, Khrapchenko, V. Booth…


1


Ở Việt Nam, từ những năm 1980, thi pháp học thu hút mối quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu, hoạt động văn học bởi những khả năng mà nó mở ra trong việc tiếp
cận, phân tích, lí giải…các hiện tượng và vấn đề văn học.
Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên), hình tượng tác giả “là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả
về vai trị xã hội và vai trị văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người
đọc chờ đợi (…) Phạm trù hình tượng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong
cách cá nhân mà cịn giúp tìm hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm, mối quan hệ
của nó với ý thức về vai trị xã hội và văn học của bản thân văn học” .
Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, Lại Nguyên Ân đã xem xét thuật ngữ
hình tượng tác giả từ cơ sở thuật ngữ tác giả văn học: “Tác giả là người sáng tác ra
tác phẩm văn học, để lại dấu ấn nhân cách của mình ở thế giới nghệ thuật do mình
sáng tạo ra”, “tác giả khơng chỉ là phạm trù mĩ học mà cịn là phạm trù xã hội hóa
văn hóa”.
Trong giáo trình "Dẫn luận thi pháp học" của GS Trần Đình Sử, “hình tượng
tác giả cũng là một hình tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm, như hình tượng
nhân vật nhưng theo một nguyên tắc khác hẳn”, “hình tượng tác giả thể hiện chủ yếu
ở: cái nhìn riêng độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu; giọng
điệu trần thuật, gồm cả một phần giọng điệu nhân vật; và ở cả sự miêu tả, hình dung
của tác giả đối với chính mình”. Đó là ba yếu tố cơ bản giúp xác lập hình tượng tác
giả, mà người đọc ln bắt gặp trong q trình giao tiếp, thưởng thức thế giới nghệ
thuật của tác phẩm.
2.2. Về tập thơ “Bóng chữ” và vấn đề nghiên cứu hình tượng tác giả trong
tập thơ “Bóng chữ” của Lê Đạt
Hồng Cầm, Nguyễn Qn là những người có bài bình đầu tiên ngay khi tập
“Bóng chữ” được xuất bản năm 1994.
Tiếp đến là Trần Mạnh Hảo (1995) với những ý kiến phủ nhận tập thơ. Nhưng

ngay sau đó, Nguyên Anh Hải Âu Trần Đĩnh, Thanh Bình, Đỗ Minh Tuấn, Trần Ngọc
Hiếu, Lê Thiếu Nhơn, Trần Thiện Khanh, Đỗ Lai Thuý, Võ Thị Hảo… đã có bài viết
khẳng định những đổi mới ngơn từ nghệ thuật và đóng góp của Lê Đạt trong tập
“Bóng chữ”.
Ở hải ngoại có bài của Đặng Tiến, Thụy Khuê, Thái Kim Lan...
2


Về các đề tài khoa học viết về Lê Đạt, số lượng còn rất khiêm nhường. Và đến
thời điểm hiện tại, chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp hình tượng tác giả
trong “Bóng chữ” của Lê Đạt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ các biểu hiện của hình tượng tác giả trong/qua một
hiện tượng thơ Việt Nam hiện đại.
Phạm vi khảo sát tập trung vào tập sáng tác tiêu biểu nhất trong thi nghiệp của
Lê Đạt - tập thơ “Bóng chữ”, xuất bản năm 1994.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích- tổng hợp
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài “Hình tượng tác giả trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt” là
một dịp để người viết được tìm hiểu thêm, soi chiếu rõ và khẳng định ý nghĩa của
phạm trù thi pháp hình tượng tác giả trong việc tạo lập và tiếp nhận chỉnh thể thế
giới nghệ thuật thơ ca; đồng thời góp thêm một kết quả tiếp nhận thơ Lê Đạt.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương I: Hình tượng tác giả trong thơ; tập “Bóng chữ” và hành trình thơ Lê
Đạt.

Chương II: Hình tượng tác giả qua cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế giới.
Chương III: Hình tượng tác giả qua cách ứng xử với ngơn từ.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG THƠ;
HÀNH TRÌNH THƠ LÊ ĐẠT VÀ TẬP “BĨNG CHỮ”
1.1. Vấn đề hình tượng tác giả trong thơ
1.1.1. Hình tượng tác giả trong sáng tác văn học
Hình tượng tác giả “là trung tâm tổ chức nội dung- hình thức cái nhìn nghệ
thuật, là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật”. Tác phẩm là kết
quả sáng tạo của tác giả, nhưng cần phân biệt hình tượng tác giả luôn tồn tại trong tác
3


phẩm và là phạm trù của thi pháp học hiện đại với “tác giả tiểu sử” như một khái
niệm ngoài thi pháp.
Hình tượng tác giả cũng là khái niệm khác biệt với khái niệm “tác giả- nhà tư
tưởng xã hội thẩm mỹ”. “Tác giả- nhà tư tưởng xã hội thẩm mỹ” là khái niệm khái
quát, gắn với toàn bộ quá trình trong cuộc đời sáng tác của “nhà văn - tác giả tiểu
sử”. “Tác giả- nhà tư tưởng xã hội thẩm mỹ” là đối tượng mà lịch sử văn học
thường quan tâm nghiên cứu, để xác định đặc điểm, ý nghĩa những sáng tạo nghệ
thuật của nhà văn.
Giữa “tác giả tiểu sử”, “tác giả- nhà tư tưởng xã hội thẩm mỹ” và hình tượng
tác giả trong tác phẩm (cụ thể) có quan hệ qua lại với nhau. Khơng phải mọi dấu hiệu
tiểu sử của tác giả cụ thể, mọi quan niệm tư tưởng xã hội thẩm mỹ của nhà văn đều
được thể hiện trong tác phẩm. Song, đó lại là cơ sở tiền đề dẫn đến, soi chiếu hình
tượng tác giả trong tác phẩm. Việc tìm hiểu “tác giả tiểu sử”, “tác giả- nhà tư tưởng
xã hội thẩm mỹ” là cần thiết trong nghiên cứu văn học, nhưng không thể thay thế
được việc tìm hiểu hình tượng tác giả trong tác phẩm.
Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nhà văn, luôn mang đậm
dấu ấn cá nhân của người nghệ sỹ. Khái niệm hình tượng tác giả ở đây được hiểu như

là một hiện tượng thẩm mỹ, như là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra trong và
qua các cấp độ, phạm vi của văn bản tác phẩm cụ thể. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, so
với hình tượng nhân vật trong thế giới nghệ thuật, “Hình tượng tác giả cũng là hình
tượng được sáng tạo ra trong tác phẩm nhưng theo một nguyên tắc khác hẳn. Nếu
hình tượng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo quan niệm
nghệ thuật về con người, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu
hiện sự cảm nhận về thái độ thẩm mĩ với thế giới nhân vật”
Hình tượng tác giả được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt; là
trung tâm tổ chức nội dung- hình thức cái nhìn nghệ thuật, là người sáng tạo ra thế
giới nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tổ chức ngơn từ nghệ thuật. Mặt khác, hình
tượng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm, thấm trong toàn bộ
cơ chế và yếu tố tạo thành của sản phẩm nghệ thuật.
1.1.2. Thơ trữ tình như một cách biểu hiện hình tượng tác giả
Ở thơ trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của chủ thể giao tiếp
được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở tác phẩm,
4


nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân của mình mà khơng cần kèm theo miêu tả
biến cố hay sự kiện nào. Dấu ấn chủ quan của người nghệ sỹ bộc lộ rõ nhất qua “cái
tơi trữ tình”.
Cần nhận rõ sự khác biệt và những liên đới, giao thoa giữa các khái niệm
“nhân vật trong thơ trữ tình”, “nhân vật trữ tình”, “cái tơi trữ tình” và hình tượng tác
giả trong tác phẩm thơ. Chúng có độ giao hòa, gắn kết gắn kết với nhau trong một bài
thơ trữ tình là rất chặt chẽ.
Và ngay trong thể loại thơ, qua các trào lưu, khuynh hướng sáng tác khác nhau,
chúng ta cũng nhận thấy sự biểu hiện phong phú của hình tượng tác giả.
1.1.3. Hình tượng tác giả qua một số trào lưu thơ hiện đại
1.1.3.1 Hình tượng tác giả qua trào lưu thơ lãng mạn
Nếu như nhà thơ cổ điển thường biểu hiện cái tĩnh lặng, bất biến; ln muốn

tiết chế, kìm nén cảm xúc của mình lại, thì thơ lãng mạn lại ln mở cửa cho những
dịng cảm xúc tuôn chảy. Những cảm xúc mong manh nhất, run rẩy nhất, cái mơ hồ
thoáng qua hay sự thiết tha thắm lại đều được ngôn ngữ thơ lãng mạn biến thành lời
tâm tình.
Thơ lãng mạn với những cảm xúc dồi dào như thế, đó là ý thức tự biểu hiện
của cái tơi trữ tình. Trong tác phẩm thơ lãng mạn, hình tượng tác giả được thể hiện
khá rõ qua cái "tôi" kiêu hãnh, hào sảng, tha thiết, rạo rực hay bi thiết, thê lương,
chán chường, phiêu lãng; qua thế giới hình tượng, ngơn ngữ, nhịp điệu thơ, qua sự
trải lịng của chủ thể một cách trực tiếp.
1.1.3.2. Hình tượng tác giả qua trào lưu thơ tượng trưng
"Nhiệt tình của các nhà thơ tượng trưng là muốn vượt qua thi pháp thơ lãng
mạn. Họ khơng hài lịng với ngun tắc miêu tả trực tiếp sự việc và bộc lộ trực tiếp
nỗi lòng… Các nhà thơ tượng trưng muốn khắc phục bằng ám thị, tránh bớt các lời
giải thích, lời trình bày lộ rõ ý nghĩ và tình cảm".
Theo đó, hình tượng tác giả hiện lên gián tiếp qua hình thức âm thanh, đi vào
cấu trúc không gian, qua lối viết tự động đảo lộn cú pháp truyền thống, qua ngôn ngữ
cách tân dựa trên ngữ căn học… Cũng có nghĩa là dấu ấn chủ thể sáng tạo thẩm mỹ
phát lộ qua cách thức và kĩ thuật mà nhà thơ thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật.
1.1.3.3. Hình tượng tác giả qua trào lưu thơ siêu thực

5


Theo "Tuyên ngôn siêu thực" do An-đrê Brơ-tông đưa ra năm 1942, chủ nghĩa
siêu thực là "chủ nghĩa tự động tâm linh thuần túy mà từ đó người ta dễ dàng giải
thích hoặc bằng lời, hoặc bằng cách viết, hoặc bằng mọi kiểu khác các chức năng
thực sự của tư duy. Là sự sao chép chống lại tư duy trong điều kiện khơng có sự kiểm
sốt của lí trí, nằm ngoài mọi quan điểm thẩm mĩ hay đạo đức"
Trào lưu thơ siêu thực đề ra một hệ thống quan điểm hướng tới các cách gạt bỏ
mọi quy tắc ngữ pháp, gạt bỏ mọi ngun tắc lơgíc của lí tính; đề cao sự liên tưởng cá

nhân độc đáo, kêu gọi hướng tới sự hồn nhiên, suy nghĩ không mạch lạc; say mê với
trạng thái mê sảng, tới ảo giác mộc mạc tồn tại trong tư duy nguyên thủy. Chính bằng
phương pháp sáng tạo ấy, hình tượng tác giả- sự biểu hiện của "cái tôi thứ hai" hiện lên.
1.2. Lê Đạt và kiểu hình tượng tác giả trong tập thơ “Bóng chữ”
1.2.1. Khát vọng đổi mới và hành trình thơ Lê Đạt
Lê Đạt là người luôn khao khát cách tân thơ Việt, và thực sự đã có những sáng
tạo mạnh mẽ trong địa hạt văn chương của ơng nói riêng cùng những đóng góp vào
tiến trình thơ ca đương đại của dân tộc nói chung.
Hành trình sáng tác thơ Lê Đạt trải qua ba chặng đường : Chặng một từ 1955
đến 1958, tức là trước thời điểm xảy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Chặng hai từ 1958
đến 1988, tức là từ thời điểm Lê Đạt “gặp nạn” cho đến lúc được “xóa tội”. Chặng ba
từ 1988 đến 2008 là thời điểm hai mươi năm cuối đời làm việc tự do hoàn tồn. Bóng
chữ và các sáng tác tiêu biểu khác như Thơ Lê Đạt- Sao Mai, Ngó lời, Từ tình… đều
được xuất bản trong thời gian này. Đó là những sáng tác thực sự được mang nặng đẻ
đau, là tâm huyết của “hành động yêu nước nghiêm túc nhất của một người công dân
với tư cách một người làm thơ là cung cúc, tận tụy bảo vệ và mở mang bờ cõi chữ của
dân tộc mình”. Đây cũng là chặng đường mà ông được trao Giải thưởng Nhà nước về
văn học nghệ thuật (năm 2007).
1.2.2. Vẻ đẹp của chủ thể giao tiếp trong tập thơ “Bóng chữ"
“Bóng chữ” của Lê Đạt như sự ghi lại lịch sử của một đời người, những buồn vui
của một cá nhân giữa thăng trầm của dân tộc và trăn trở của một nghệ sỹ thường xun
tự tra vấn cần sáng tạo ngơn từ; nó xứng đáng là một tác phẩm thay đổi toàn diện phong
cách thơ- từ bản sắc triết học, đến cấu trúc hình thức và biểu đạt nội dung.
Với thơ Lê Đạt, chúng ta nhận thấy kiểu sáng tác của ông nghiêng về xu hướng
của chủ nghĩa tượng trưng, có phần pha hơi hướng màu sắc siêu thực. Thơ ông là một
6


hệ thống ám thị, từ chối cách bộc lộ giản đơn, khước từ lối viết nghĩa biểu đạt tràn
trên bề mặt. Thế giới hình tượng trong thơ ơng ln như một câu đố, địi hỏi chúng ta

phải tìm những nghĩa nội tại năng sinh ẩn sau ngôn từ.
Và cái "tôi"- hình tượng tác giả trong thơ Lê Đạt qua tập "Bóng chữ" là sự nới
lỏng tối đa của lí trí để trực giác, trực cảm, tâm linh lên ngôi qua cái nhìn ; qua
phương pháp làm bài thơ, qua cách ứng xử với ngôn từ, qua mỹ cảm chọn lựa và xây
dựng hệ thống hình ảnh, xây dựng bức tranh nghệ thuật về thế giới.
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁI NHÌN VÀ SỰ MIÊU TẢ
BỨC TRANH THẾ GIỚI
2. 1. Cái nhìn mang xu hướng nữ hóa trong bức tranh ngoại cảnh
Trong tác phẩm văn học, ngôn từ luôn gắn bó hữu cơ với thế giới hình tượng,
với mục tiêu giao tiếp, truyền đạt tới người đọc cảm quan, tư tưởng thẩm mỹ, cái nhìn
nghệ thuật của nhà văn. Nói tới cái nhìn nghệ thuật là người ta nói đến quan niệm và
cách hình dung của chủ thể sáng tạo đối với đời sống, con người. Cái nhìn nghệ thuật
quyết định và được biểu hiện qua cách thức thể hiện của tác phẩm, từ hình ảnh, ngơn
ngữ, đến thủ pháp nghệ thuật. Cái nhìn biểu hiện dấu ấn cá nhân độc đáo của chủ thể
sáng tạo. Cùng chiếm lĩnh một đối tượng thẩm mỹ, mỗi nghệ sỹ với cái nhìn riêng sẽ
tạo nên hình tượng nghệ thuật mang quan niệm, giá trị thẩm mỹ riêng trong "vân
chữ" của mình.
Đọc “Bóng chữ” của Lê Đạt, qua các bức tranh ngoại cảnh đầy chất tượng
trưng, ta như thấy chủ thể thẩm mỹ với cái nhìn mang xu hướng nữ hố. Ở nhiều bài
thơ trong tập, thiên nhiên, cuộc sống, con người thường được biểu hiện bởi nét duyên
dáng, gợi cảm, tinh khôi, thánh thiện của người thiếu nữ. Đồng thời, cũng qua cái
nhìn có xu hướng nữ hóa, các hình ảnh hiện lên trong thế giới thơ Lê Đạt lại có cả sự
bỏng rát, rạo rực trước cái đẹp trinh nguyên.
Khảo sát tập thơ, chúng tơi nhận thấy có ít nhất 42 trên tổng số 108 bài (gần
39%) bộc lộ rõ cái nhìn theo xu hướng trên. Có những bài xu hướng nữ hóa lộ ngay từ
nhan đề: "Thu nhà em", "Tóc phố", "Tuổi chín", "Mắt bão", "Tình hoa", "Phố xn",
"Nai phố", "Mắt Maria"… Ngay cả ở những thi phẩm mang nhan đề "Ông cụ chăn
dê", "Ông cụ nguồn", "Tuổi Việt Minh", "Đào Un Minh"…, ngỡ rằng khơng thể xuất
hiện bóng dáng của người con gái, vậy mà những hình ảnh nữ hóa vẫn đậm đặc.
7



Trong tập "Bóng chữ", hình tượng « em » hoặc bóng dáng « em » xuất hiện ở
hầu khắp mọi sự vật, sự việc, hiện tượng với các hình ảnh mắt, mi, mày, mơi, má,
đùi, tóc, áo, thân trắng, đường nét thon cong…Việc kết hợp những đặc điểm của
người thiếu nữ, mà nhất là người thiếu nữ đẹp- là xu hướng của cái nhìn nữ hóa đậm
đặc trong thế giới hình tượng thơ Lê Đạt.
Hơn nữa, ở chính cái nhìn mang xu hướng nữ hóa, thi sỹ đã khốc lên vạn vật
thiên nhiên vô tri một sức sống mãnh liệt, dồi dào, mơn man giàu cảm giác xác thịt.
Với sự tinh tường trong quan sát, ngắm nhìn dáng hoa trịn vành để đặt tuổi cho nó
thành "em mười bảy", có từng tia cánh nhỏ với các sắc màu rạng rỡ: vàng, đỏ, cam
đều kết ở độ rực màu, hóa thành :
Mắt đuôi chớp xuân về
Hoa chạy hường lên má
Hoa em đền hoa má
Thơm má hoa mười giờ
(Hoa mười giờ)
thì chắc chỉ có Lê Đạt mà thơi. Cái ánh mắt của tuổi dậy thì, sự hồn nhiên nơi
"mắt đi chớp" làm cho màu sáng của xuân như hiện về. Cái nhìn tinh tế dẫn đến sự
liên tưởng độc đáo hoa "chạy hường lên má" và trở thành hình ảnh đồng nhất "hoa"-"
hoa má"- "hoa mười giờ". Lê Đạt đã đến với chúng ta bằng thứ ngôn ngữ thiên nhiên
đã được tấu hịa khơng chỉ về màu sắc, kiểu dáng, hình khối mà còn cả phát xạ hương
thơm: "Thơm má hoa mười giờ".
Đúng là thế giới thơ, theo như cách nói của Bích Khê, là một cõi trời xa với
một khơng gian bất tận và vĩnh viễn. Thơ là tinh hoa, là bí ẩn của trời đất, là nhịp
điệu của vũ trụ, là chốn tương giao của mọi vẻ đẹp: nhạc điệu, sắc màu, hương thơm
và giai nhân. Quả thật thế khi ta đến với "Sơng q", "Quan họ" : «Cây gạo già/
lơi tình/ lên hiệu đỏ/La lả cành/ cởi thắm/ để hoa bay". Với cái nhìn Lê Đạt, ta nhận
thấy rõ nhất tín hiệu trao cho cây gạo nét duyên, nét nữ tính có phần khêu gợi, gọi
tình bởi chính sự "lơi tình", sự "la lả" và "cởi thắm" của cây gạo già. Màu sắc như

bỗng vỡ òa, được bung ra sau một thời gian dài bị kìm nén, làm cho «hiệu đỏ» trở
nên rực rỡ. Đó cũng chính là sự trẻ trung, đa tình, là trạng thái vận động tràn đầy sức

8


sống của cây gạo già trong mùa xuân, gọi ra bóng dáng người con gái quan họ tình
tứ, uyển chuyển, yếm thắm thấp thoáng trong tà áo mớ ba mớ bảy của ngày hội.
Bên cạnh đó, cái nhìn mang xu hướng nữ hóa cịn là sự thổ lộ thành thật nhất
với lịng mình của nhà thơ. u người phụ nữ, yêu cái đẹp - đó là bản chất chung rất
đỗi nhân loại mà nhiều lúc vì sự sĩ diện đàn ông, người ta cứ đeo mặt nạ để chối bỏ
cảm xúc thực của mình. Với Lê Đạt thì khơng, thi nhân cứ nhìn rồi viết, viết để nhìn
như kẻ say cảnh, say người, say vật. Các bài "Nụ xuân", "Quen…lạ", "Em đến"…thể
hiện rõ điều ấy.
Mọi trạng thái xúc cảm qua cái nhìn lồng quyện của cảnh vật - người đẹp nhiều
khi làm mờ hóa chính cảm xúc của con người trong sự thăng hoa của cảm giác.
Loáng thoáng ta vẫn gặp một vài cách nói cụ thể, trực tiếp…, nhưng đa phần, trong
cái nhìn nữ hóa ấy chúng ta thấy cái được biểu hiện, được biểu đạt thường ẩn đi. Nó
chủ yếu đến với người đọc thơ bởi sự khơi gợi, bởi ám thị. Và cách miêu tả thế giới
thông qua giai nhân chính là phương thức làm cho sự sống xung quanh hiện lên giàu
sức vẫy gọi, giục mời, và cũng là lời thổ lộ chân thực của một người si mê, đắm say
cái đẹp - mà trung tâm của cái đẹp ấy chính là người, là nàng, là giai nhân.
2.2. Cái nhìn nghiêng về nhục cảm
Khơng từ chối cảm giác rất đời, không né tránh những cảm xúc rất chung nhân
loại, nhà thơ biểu lộ chủ thể sáng tạo thẩm mỹ bằng tất cả những gì tinh tế nhất của
những phút giây lạc thú, những sự giao hoan bằng ngôn ngữ thơ tế nhị, truyền cảm.
Con người trong thơ Lê Đạt và cả bản thân tác giả nữa không chỉ là con người
sinh học đơn thuần mà là một con người có tâm hồn, tư tưởng, khát vọng, có những
duy lý và có cả những điều bí ẩn, phi lý. Nhờ đó, con người trở nên rất đời với những
biểu hiện phong phú, đa diện, nhiều chiều.

Tính dục trong thơ Lê Đạt như một chiều kích tất yếu trong con người và trong
đời sống nhân loại. Hãy cùng trở lại với bài thơ "Quan họ". Bài thơ có thể khởi tứ từ
một câu quan họ "Yêu nhau cởi áo cho nhau/ Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay" hay từ
sự bừng thức tình yêu của một người “tóc trắng” đi "tầm xanh" qua việc khơi trào
cảm xúc trước vẻ đẹp của câu hát hay, vẻ đẹp của cơ gái miền quan họ? Song, cái
nhìn tác giả đưa đến một loạt từ và hình ảnh khêu gợi vơ cùng.
Khảo sát tập bóng chữ, trong số 42 bài đậm cái nhìn mang thiên tính nữ, thì rõ
rệt nhất có 28 bài thơ biểu hiện cái nhìn nghiêng về nhục cảm, như "Thủy lợi", "Mới
9


tuổi", "Nụ xuân", "Chùa hương", "Áo trắng", "Phố Nêông", "Cấm vận", "Phá rừng",
"Cá thần tiên", "Đầy tuổi", "Tình điện tốn"… Trong sáng tác của mình, những bộ
phận gợi sắc dục trên thân thể người thiếu nữ hay được nhắc đến gọi xn tình nơn
nao trên từng con chữ: từ ngực, đến môi, mày, mắt, chân, đùi, lưng cho đến cặp vú
mộng - biểu tượng trội nhất của giới nữ.
Vẻ đẹp tạo hóa ban cho người phụ nữ được Lê Đạt yêu thương, trân trọng biết
bao. Cả hương thơm của tự nhiên, của đất trời như được dồn tụ, ngự trên đôi ngực
của người con gái. Ngay trong "Nai phố" cũng thế: “Mưa rợp bóng mi/ mày động
gió/ Cốm gọi mùa chim ngó đỏ/ ngực thu”. Vẻ đẹp trong sáng ấy cũng được ướp
hương thơm của cốm mới trên bộ ngực tuổi thu đương e ấp của giai nhân. Cách nói
"cốm gọi mùa" mới mỡ màng, mướt mát, tươi rói làm sao. Với một nhãn quan như
thế, nên quan niệm về tình u trong ơng ln được "thơm hóa".
Sự giao hoan bị cấm kị đưa lên mặt giấy trong văn học trung đại, với lãng mạn
nó đã cựa quậy trong thơ Xn Diệu, Bích Khê, Hàn Mạc Tử…Với Lê Đạt, nó được
công minh bằng con chữ tinh tế, vừa trực ngôn vừa ỡm ờ: “Ông rén bước nhẹ/ Mùa
chẳng là xuân/ Đất dậy men/ Trời ghẹ xanh/ Yếm trúc mẩy măng đơi núm sừng bị/
Mót xoan/ Gốc lim mười năm sét đánh/ Ngó ngốy chồi tơ trái đào/ gọi là tí xuân”
(“Ông cụ chăn dê”)
Ngay như khi viết về "Thủy lợi", từ việc lấy nước, có nước, khơi nước, dào dạt

nước, cái nhìn đa tình của Lê Đạt đã biến cảnh vật trở nên xúm xít, quấn quýt, quận
quyện với nhau:
Nay mùa đông lúa
Ngô bồng bông con
Nay đàn chữ lội
Lá ô xịe đường
Nay hoa đơm lối
Bướm về văn cơng
"Phau phau" là đặc tả đến tối đa mức trắng có thể của đàn cị trên mương
nước; nhưng sức gợi của "bì bạch" lại đem đến một âm thanh vừa thực, vừa ảo; nó
dội dạo bên cạnh "bờ xoan", bên “nước mát” vừa đúng hướng nhan đề, vừa gợi
hướng phòng the cuốn quýt.

10


Chính quan niệm coi tình dục là một đặc tính hết sức tự nhiên của con người
cho nên các nhà thơ đã tìm đến thiên nhiên để gửi gắm ý tình qua cảnh nước về, qua
cảnh dệt cửi. Bởi thế, người đọc rạo rực trước một thiên nhiên căng tròn sức sống,
một thiên nhiên luôn luôn cựa quậy, động đậy và tươi rói màu sắc, cảm nhận được
chuyện thịt da đầy tự nhiên và tế nhị.
2.3. Tính chất truyền thống trong cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế giới
Trước hết, ga xuất phát của Lê Đạt vẫn bám vào cuống rốn văn hóa dân gian,
vào những điểm tựa của truyền thống. Yếu tố truyền thống được biểu hiện trong thế
giới nghệ thuật thơ Lê Đạt trên triền rộng, men theo lộ trình sáng tác và xuất hiện
đậm nhạt qua các tập sáng tác không đều nhau. Tuy nhiên, trong tập thơ "Bóng chữ",
chúng tơi nhận thấy tính chất truyền thống trong cái nhìn và sự miêu tả bức tranh thế
giới biểu hiện chủ đạo qua hình ảnh hoặc hơi hướng hình ảnh, qua lối nói, lối lập tứ
của văn học dân gian; qua lối vịnh cảnh và cái nhìn mang xu hướng cổ điển.
Ảnh hưởng của văn học dân gian tràn lên từ cách đặt nhan đề: Gốc khế, Hái

hoa, Quê tầm xuân, Bống bống, Chi…chành, Quan họ, Hát đôi, Mùi sầu riêng, Rằm
tháng bảy, Rồng rắn…, cho đến lối nói, lối mượn hình ảnh: “Khi gió mùa anh đi/
Sang sơng tìm nắng khác”, “Để người u ngơ ngác/Gốc khế xanh đầu hè”/ “Tóc
khế xanh đầu hè”/ “Gốc nửa ngày khế chát/ Sót bóng hoa mơ chờ” (Gốc khế). Tác
giả dân gian thì mượn cái chua của khế để nói thay cho cái chua của tâm trạng, đến
Lê Đạt độ chua của vị giác hoá thành thước đo cho những xót xa của tâm trạng bởi
những đau đớn khơn ngi của kẻ phải chịu lỡ dở dun tình.
Hay trong bài thơ "Át cơ", điệu nói hiện đại cũng bắt nguồn từ hình ảnh quen
thuộc của ca dao
Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ
Nhà số lẻ
phố trò chơi bỏ dở
Mộng anh hường
tim mơi em bói đỏ
Giàn trầu già
khua
những át cơ rơi

11


Cùng hơ ứng với những từ "trị chơi", "mộng", "bói", nghĩa sẵn có của quả cau,
lá trầu đã khua cả dàn nghĩa sống dậy: nói về sự xem duyên, bói duyên, cầu duyên
cùng cách ngắt nhịp thơ nhỏ, lẻ, gãy rụng và hệ thống từ cùng trường: lẻ, bỏ dở, rơi…
đã mang đến lớp nghĩa chung về sự lỡ dở, đứt gãy nhịp cầu. Một ví dụ ấy đã chứng
tỏ ông rất khéo khi biết đem đến thi cảm mới từ hình ảnh cũ và neo đậu rất thân quen
trong tâm thức người Việt.
Bên cạnh các ngữ liệu dân gian được Lê Đạt tiếp biến linh hoạt, thì lối thơ
vịnh- họa, một đặc trưng quen thuộc của thơ ca cổ điển cũng được tác giả chú tâm
như một sự trân trọng kiếm tìm địn bẩy cho những dịng thơ hiện đại thăng hoa.

“Thơ vịnh ít miêu tả, gọi tên sự vật một cách trần trụi, và người đọc thường suy ra
nghĩa hàm ẩn qua các chi tiết, hình ảnh mang tính chất gợi dẫn”. Một loạt bài thơ
trong tập "Bóng chữ" được nhà thơ viết như thế: "Thu nhà em", "Vào hè", "Thủy
mặc", "Thủy thủ", "Dạo nhạc", "Thu điếu"…
Đặt tên cho tác phẩm của mình trùng cùng lời đề từ rút từ "Chùm thơ thu" của
cụ Tam nguyên Yên Đổ, “Thu điếu” của Lê Đạt đem đến phong vị trung đại trong sự
gửi gắm của "nỗi người trẻ" đương thời. Tất cả những từ "mộng", "bến cũ", "nhớ",
"lay vầng trăng tuổi nhỏ" mênh mang khơng khí hồi cổ. Nếu cái kết của Nguyễn
Khuyến với "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" là sự đằm mình với cảnh để kí thác
những ẩn ức thời cuộc của một nhà Nho yêu nước, thì ở đây, có thể hiểu là sự kí thác
của một người hụt tình. Mượn người xưa, cảnh xưa để làm bối cảnh cho những kỉ
niệm quá khứ, để gọi về cái "vầng tuổi nhỏ".
Với "Vào hè" , một bức tranh tươi sáng được vẽ ra qua những nét tinh tế: “Sớm
hạ búp sen đơi gió/ Sóng địng buồm nhấp nhơ thơm/ Tóc liễu trường tân thơ cổ/ Trời
xanh cơban rất Đường”. Đúng là hương vị đặc trưng của hè sớm với sen thơm, cốm
còn trong vị sữa lúa thơm -"sóng địng", liễu mướt như tóc người con gái và trời xanh
đến sâu thẳm miền xa xưa. Tất cả hô ứng và ùa gọi về một nhịp hè chưa chói chang,
gắt gỏng. Nó dịu nhẹ, đầy chất thơ và man mác chất Đường thi cổ kính.
Thực ra họa thơ cũng là một hình thức sáng tác phổ biến trong thơ ca cổ điển.
Nó yêu cầu người viết phải "làm lại một bài thơ khác theo đúng những vần mà bài
xướng đã gieo, để đáp lại ý trong bài xướng, hoặc đồng tình hoặc phản đối". Tất
nhiên Lê Đạt khơng hề bị ràng buộc, câu thúc về mặt công thức rồi sắp chữ đặt vào
đó như mơtip cũ. Ơng mượn lối họa truyền thống và đã làm mới nó bằng cách thay
12


vần bằng chữ, chọn lọc những chữ, những hình ảnh trong thi phẩm trước, rồi sắp xếp
chúng lại theo "vân chữ" Lê Đạt. Một loạt bài như Đào Uyên Minh, Lý Bạch, Bạch
Cư Dị, Nguyễn Du… được họa theo đường hướng ấy.
Như vậy, qua tìm hiểu về bức tranh miêu tả thế giới của Lê Đạt trong “Bóng

chữ”, qua cái nhìn và bằng cái nhìn của bản thân, ơng đã đem đến cho thơ ca của
mình màu sắc riêng khơng trộn lẫn với bất kỳ ai, kể cả các chiến hữu trong nhóm thơ
“Dịng chữ”. Bởi lẽ ngọn nguồn cảm xúc có thể đều có chung tên gọi nhưng điểm rơi
của con chữ lại phụ thuộc ở thế giới quan mỗi nhà văn. Qua việc tìm hiểu về cái nhìn
và sự miêu tả bức tranh thế giới đã xác lập điều đó, hé mở cho độc giả có cơ sở xây
dựng, hình dung và tìm hiểu về hình tượng tác giả.
CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁCH ỨNG XỬ VỚI NGÔN TỪ
3.1. Ứng xử trong kiến tạo thi pháp chữ
3.1.1. Thủ pháp đồng đẳng ngữ âm
3.1.1.1. Sáng thế nghĩa từ những nguyên âm
Trong thơ Lê Đạt, rất nhiều con chữ đã được tối giản lại chỉ còn là những
nguyên âm có nghĩa, thậm chí mờ nhịe về nghĩa, như đưa con người trở lại thuở khai
sinh, đưa vạn vật trở lại buổi khai thiên lập địa, tạo ra một sáng thế chữ: “Chương
trình yêu/ phiếu đục thừa lỗ nhớ/Mạch loạn dòng/ tâm lưỡng số u ơ/ Tin phong nụ/
nhụy niêm/ tình hóc khóa/ Đèn mơ ngơ/ Xn ớ/ Ngã tư ờ (Chương trình yêu). Các
nguyên âm “u”, “ơ”, “ớ”, “ờ” như một sự trúc trắc khó nói, một sự tắc nghẹn vừa
muốn nuốt vào trong, lại vừa muốn bung bật thổn thức ra ngoài. Chúng “bước” vào
bài thơ và được Lê Đạt đặt đúng nơi, đúng chỗ, trở thành những từ phù hợp để diễn
đạt tâm trạng có phần đang tan hoang, lơ mơ, ngẩn ngơ, thoang thoáng thẫn thờ của
nhân vật trữ tình trước một tình yêu tay ngang nhiều ẩn khuất.
Với “Sông quê” sự ngác ngơ đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên tươi non
và sức sống xuân thì của tuổi thanh xuân thiếu nữ được Lê Đạt diễn tả rất lạ biệt qua
các nguyên âm. Sự hô ứng tung gọi của âm “ô”, “ồ” vừa gợi nhắc đến câu đối kinh
điển “Da trắng vỗ bì bạch”, vừa biểu hiện cặp mắt luôn xanh non và biếc rờn của thi
nhân để nhận ra bóng dáng thơn nữ đẹp như “nắng mười tám” với “tóc bng thề”
làm cho “lịng cổ thụ” như được hóa thành trai trẻ để “bỗng tình tang”. Một sự lả lơi
vừa đủ và vô cùng tế nhị để diễn tả trạng thái cảm xúc qua các nguyên âm mở “o”,
“ô”, “ơ”.
13



Còn “Quá em” lại là sự “cưỡng bức” đặc biệt đối với chữ và với cả người khai
phá chữ để mở lối cho nghĩa: “Từng thớ thịt/ Anh sống em trọn hẹn/ Chỉ bóng anh/ ị
e/ xe Văn Điển/ một mình”. Âm thanh “ị e” nghe thật lạ! Nó là sự thiếu về nghĩa vật
chất của từ hay là sự thiếu hụt của chính cõi lịng đang “q”. Ngun âm ấy như
một lời mờ nhịe bi thiết cho một tình u khơng đến được từ hai phía, vừa nghe như
lời ai điếu cho tình yêu.
Sáng thế nghĩa từ những nguyên âm là một trong những thủ pháp nghệ thuật
đặc trưng trong việc tạo ra “bóng chữ” của Lê Đạt, thực sự tạo ra những dấu ấn rất
riêng, là những vân chữ không trộn lẫn của Lê Đạt trong tâm thức người đọc.
3.1.1.2. Từ chối sử dụng “con mắt thơ”- nhãn tự
Trước sau như một, Lê Đạt là người thủy chung với chữ, là người rất dân chủ
với vườn chữ và việc ươm câu! Do đó ơng khơng muốn “bất cơng” với bất kì một con
chữ nào; trước chúng ơng ln tạo ra dãy đồng đẳng, sự công bằng trong tương quan
vị trí; từ chối việc trao cho một chữ có “quyền lực” thâu tóm tồn bộ nghĩa của tác
phẩm: “Một thoáng nắng hồ mưa ảo phố/ Mini hồng mây rằn lửa khăn bay/ Tàu điện
đỏ đáy hồ chuông tuổi nhỏ/ Ngã tư may/ đường truyện cổ mơ ngày” (Mơ ngày).
Hay trong “Tỏ tình”, tồn bài thơ là một sự vụng về, ngượng nghịu nhưng đầy
“láu cá” lém lỉnh của chàng trai. Nghĩa biểu đạt bài thơ không được quy tụ, dồn chiếu
lên một chữ nào mà Lê Đạt dàn trải qua từng âm tiết. Đó cũng chính là cơ sở tin cậy
để chúng ta tìm hiểu và khẳng định sự nương dựa của các con chữ- một trong những
phương thức năng chữ trong thi pháp của ông.
3.1.1.3. Sự cộng hưởng của các con chữ
Đeo vác trên mình cây thập giá chữ, Lê Đạt khơng những chỉ đổ mồ hơi mà
cịn hiến tặng cả thời thanh xuân trai trẻ để thủy chung cho lí tưởng địi sự dân chủ,
cơng bằng cho chữ. Bởi thế, ông luôn tạo cho chúng sự hô ứng, sự nương dựa vào
nhau, cùng cộng hưởng để ánh xạ, phát chiếu nội dung biểu đạt. Trong bài“Bóng
chữ” với “thời thơ thiếu nhỏ”, đã “thơ”, lại “thiếu” và thêm chữ “nhỏ”- về cơ bản
chúng có những nét nghĩa tương đương, tuy nhiên nhà thơ xếp dựa chúng bên nhau
làm nảy ló nhiều câu chữ khác:“Em về trắng đầy cong khung nhớ”. Thông thường

“trắng” vẫn đồng nghĩa với “không” với hư vô, với nhàm nhạt. Nhưng với cách dùng
từ của Lê Đạt, tính từ “trắng” đứng trước tính từ “đầy”, tính từ “nhớ” và ở ngay sau
động từ “về” thì câu thơ đã trở thành một sự kết hợp từ diệu kì “em” chốn đầy trong
14


niềm nhớ của thi nhân. Chữ gọi chữ; từ gọi từ- nó làm cho nghĩa của bài thơ thật
đáng yêu trong cái nhìn tinh tế của tác giả.
Ngay cả trong phần “Giáo đầu”, việc cộng hưởng các âm tiết cũng được Lê
Đạt xuyên thấu: “Đời tốc hành/ một ga xanh sót lại/ Một góc tuổi mải tàu/ thơ dại
mãi/ Tìm nhà quên mất số lớn khôn” (“Kết luận”). Đã “một ga xanh” lại thêm “một
góc tuổi”- một sự thu hẹp bé nhỏ khiêm nhường, thậm chí cùng hơ ứng với nó là sự
“sót lại”, là sự “thơ dại mãi”. Chúng như lời thú nhận thành thực, lời khơng ai ốn
nhưng nghe thật não nùng: có lẽ trước chuyến tàu tốc hành của dịng đời xi ngược,
của sự đảo quay mạch sống, số phận ông như kém duyên, kém cơ may để quên mất
“lớn khôn”? (hay thiếu cơ hội để “lớn khôn”?!)
3.2.1. Thủ pháp biến điệu chữ
3.2.1.1. Thủ pháp nhại âm
Trong đời sống văn hóa xưa nay, “nhại” cũng được coi là một thủ pháp nghệ
thuật. Đó là thủ pháp “bắt chước” một phần hoặc tồn bộ một cái gì đó; với thơ nó là
sự “bắt chước” một chữ, một câu, một bài hay một kiểu nói trong thơ… Qua đó ngầm
gửi gắm nhiều thông điệp khiến người đọc phải trăn trở nghĩ suy để phát hiện nghĩa
hoặc trao cho nó một nghĩa mới từ sự cùng sáng tạo của độc giả.
Từ cách nói “má má mơi”, “ mỗi mỗi xa” tạo ra một sự đối sánh giữa gương
và một tình yêu đã vãn em - giống em, biến - trở lại; đến lối nói “tay ải tay ai” có
phần bơng lơn, bỡn cợt, cùng sự hô ứng với lời nhại ở câu kết: “Nghé sắt buồn lưng
sáo đá xon xon”. “Ải…ai”, “xon xon” vừa là một sự thú vị của từ, vừa cho thấy sự
khoáng đạt của một tâm hồn thanh xuân Lê Đạt trước cái đẹp trong “Sông quê”. Ơng
ln muốn tận dụng được tối đa sự phì nhiêu chữ Việt. Vì vậy, khơng chỉ nỗ lực với
việc tạo ra sự đồng đẳng chữ mà qua phép biến điệu, ông còn muốn khai thác, tạo

sinh nghĩa qua cả cách nói lệch lời.
3.2.2.2. Cách nói “nhịu lời”
Đúng như nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã nói: “bí mật thi pháp chữ Lê Đạt
nằm ở chỗ, một mặt nhà thơ vẫn sử dụng các thủ pháp biến điệu chữ để tạo ra sự đứt
đoạn, mặt khác tác giả lại duy trì áp lực tính liên tục của cú pháp lên con chữ bị biến
điệu, khiến nó trở thành chữ sai, chữ nhịu”. Đó là những chữ “sáng ngần”, “khỏa
xuân” quan sự nhân cách hóa con phố, thiên nhiên hóa cái nhân tạo, nâng vẻ đẹp con
người hòa nhịp với thiên nhiên trong bài thơ “Áo trắng”.
15


Tuy nhiên, những con chữ của chữ không bao giờ trùng khít. Nó cũng giống
như ảo ảnh trong gương, trăng soi đáy nước, bóng cây in hồ; chúng ln tạo ra những
khe hở để phát nghĩa qua những chữ “tầm” với “tìm”, “xanh” với “xuân”, “hương”
với “hường” qua các bài thơ “Quan họ”, “Mới tuổi”, “Hoa mười giờ”... Sự nhịu lời
ấy đem lại một trường nghĩa mênh mang, man mác, là kết quả sản sinh của tư duy lao
động nghệ thuật nghiêm túc.
3.2.2.3. Sự chuyển hóa linh hoạt của các từ loại
Theo cách hiểu thơng thường, các từ loại chính là danh, tính, động, trạng từ.
Và trong kỹ thuật làm thơ của mình, Lê Đạt nhiều khi đã để chúng tràn lấn vai sang
nhau, chuyển hóa chức năng của chúng một cách vô cùng linh hoạt.
Trong bài thơ “Thu nhà em” tín hiệu chuyển đổi từ loại đã xuất hiện ngay từ
nhan đề. “Thu” là một danh từ chỉ mùa, nhưng ở đây Lê Đạt khơng dùng nó để chỉ sự
tuần hồn của thời gian trong năm mà nó trở thành một tính từ chỉ trạng thái, tính
chất, chỉ các thuộc tính, dấu hiệu đặc trưng nhất của mùa thu như “nắng cúc”, “nắng
lăm răm”, “đồi cốm”, “bướm lượn”, hoa nở ruộm màu…hiển hiện trong em, hóa vào
em. Thiên nhiên được hóa như sự tinh tế nhất của con người, rồi con người lại hóa
trong vẻ đẹp ưu tú nhất của thiên nhiên. Các nghĩa cứ đan xen quấn quýt vào nhau
qua sự vận dụng chuyển hóa linh hoạt các từ loại của tiếng Việt.
3.2. Ứng xử trong kiến tạo thi pháp câu

Nếu thi pháp chữ chủ yếu dựa vào những đồng đẳng ngữ âm thì thi pháp câu
chủ yếu dựa vào những đồng đẳng ngữ pháp. Hai thủ pháp được Lê Đạt dùng nhiều
hơn cả đó là phép tỉnh lược cú pháp và sự phá vỡ trật tự từ trong câu để biến ngôn
ngữ ý niệm của văn bản thành ngôn ngữ ý tượng của thơ.

3.2.1.Phép tỉnh lược
Dấu hiệu dễ nhận thấy trong thơ Lê Đạt là sự lược bỏ các từ liên kết, tỉnh lược
các thành phần chính trong câu khiến các cụm từ trở nên độc lập, đồng thời tạo ra sự
lấp lửng mơ hồ, mênh mang triền nghĩa.
3.2.1.1. Tỉnh lược chủ ngữ
Chủ ngữ là thành phần chính trong câu, nêu ra cái đã biết, giúp người đọc
phương hướng xác định rõ chủ thể được đề cập. Thế nhưng, trong thơ Lê Đạt thường
16


“thiếu vắng” thành phần này. Vì vậy, đọc thơ ơng chúng ta có cảm giác các việc cứ
như tự nhiên. Bản thân mỗi chúng ta phải lần dò để hiểu “mùa khem”, hiểu “trái
cấm” khi chủ từ bị lược bỏ trong bài thơ “Khuyết điểm”: “Vườn chơm chơm/ mùa
khem thịm thèm trái cấm/Vui mồm lấp lẫn/ nhiều kinh kệ không quen/ Amen
Tỉnh lược chủ ngữ không chỉ là sự khuyết vắng thành phần ấy mà còn biểu
hiện ở thao tác nhà thơ xếp đặt nhiều từ, cụm từ cùng làm chủ ngữ tạo ra một trạng
thái không xác định chủ ngữ. Ví dụ như trong bài thơ“Anh ở lại” nhiều từ, cụm từ
đều có thể đóng vai trị làm chủ ngữ.
Cách viết ấy tạo ra sự khách quan và khái qt hóa vơ cùng! Và đó chính là
cách cái tơi đơn ngã có xu hướng chuyển sang cái tơi đa ngã - một phương diện biểu
hiện của hình tượng tác giả trong “Bóng chữ” Lê Đạt.
3.2.1.2. Tỉnh lược động từ
Lê Đạt ln có chủ ý tỉnh lược động từ. Lược bỏ thành phần này cũng có nghĩa
là dấu đi hành động của chủ thể khiến nội dung câu nói trở nên mơ hồ, từ đó người
đọc có thể điền vào chỗ trống, những khoảng trắng bằng động từ của mình, tạo ra một

dãy vô số bài thơ, tùy vào độ liên tưởng và “đọc mã” của độc giả. Ví dụ như trong
“Tuổi đèn”, đặc biệt trong những bài thơ Hai câu, tác giả sử dụng nhiều thủ pháp
này. Các bài thơ hầu hết được lược động từ hoặc sử dụng rất ít động từ “Tiếng xắc xơ
cong đoạn tình mưa lụt/ Để xôlô buồn khúc ruột xelô” (Xôlô); “Vùng trụi tóc xoe
trịn tán lá/ Đường tít mày xanh lục hóa đồi” (Pam); “Một chữ xanh nghĩa nhà chưa
thuần hóa/ Một góc tim hoang tình cả đại ngàn” (Xin)…
Vẫn biết ý nghĩa của động từ là để chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật,
việc; và trong câu nó giữ vai trò rất quan trọng tựa như xương sống của câu, thiếu nó
câu sẽ khơng đứng vững được. Thế nhưng, Lê Đạt dám tấn cơng vào mơ hình ngữ
pháp ổn định đến mức ăn sâu vào tâm thức tiếp nhận ngôn ngữ của cộng đồng. Thực
chất, nó chính là sự cụ thể hóa tun ngơn của ơng trong việc dám thử và sai, góp
phần tạo ra những “lỗ tai mới” khi đến với thơ của mình.
3.2.1.3. Tỉnh lược các quan hệ từ
Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, cụm từ, giữa các
bộ phận của câu hoặc giữa các câu với nhau… nhằm thực hiện chức năng liên kết các
từ, các cụm từ hay câu với nhau. Đọc thơ Lê Đạt chúng ta thấy ông tỉnh lược rất
nhiều thành phần này. Điều đó làm cho câu thơ như được giãn nở, mở ra vô số liên
17


tưởng ở người đọc, là một biểu hiện cơ bản của lối thơ tượng trưng, là cách đoạn
tuyệt với lối thơ tự sự miêu tả: “Đường nắng cánh sen đèn hội má/ Vườn màu hoa
con gái/ bướm phù dâu” trong“Vườn màu” với cách xếp đặt ba hình ảnh tưởng như
khơng có mối quan hệ lại gần nhau và dường như càng “rối” hơn, mơng lung hơn ở
cả cách ngắt dịng. Sự tỉnh lược đến tuyệt đối hư từ buộc người đọc phải là người đi
giải đố.
Lược bỏ chủ ngữ, động từ, các quan hệ từ thực chất đó khơng chỉ là trị chơi với
chữ của Lê Đạt. Sâu hơn, nó mang dấu ấn thời đại, khi con người luôn bất an lo âu,
ln thường trực hụt hẫng, mất mát thì sự tồn tại tròn trặn, đủ đầy của các thành phần
câu khơng cịn quan trọng, thậm chí khơng thật cần thiết... Đây cũng là hình thức nghệ

thuật tạo ra sự đa bội nghĩa, song nó khơng chỉ là một thủ thuật dẫn dụ, mê hoặc người
đọc mà thực sự trở thành một đặc trưng trong thi pháp nghệ thuật của ông.
3.2.2. Phá vỡ trật tự cú pháp
Thực ra phép tỉnh lược cũng là một thủ pháp tiêu biểu trong nghệ thuật tạo
dựng cú pháp mới, không theo trật tự, lôgic tuyến tính truyền thống thơng thường.
Đồng thời, nó cịn là sự đảo vị trí đứng của các thành phần, tạo thêm chức năng mới
cho thành phần câu.
Nếu tư duy khuôn vào trật từ cú pháp, mở đầu bài thơ “Bóng chữ” sẽ phải viết
“ Anh thấy em khi đã chia xa rồi” hoặc “Anh khi chia xa rồi mới thấy em”. Song,
nếu tường minh kết cấu chủ - vị đến thế thì “bóng chữ” đã khơng cịn làm tình làm
tội người đọc với những trở trăn về sự kết hợp lạ: tại sao lại “xa rồi” >< “mới
thấy”, cũng như cách nói ở câu sau đó “vẫn đây” >< “mà đâu”, tạo ra khoảng trống
mênh mang cho người đọc điền lấp. Hoặc trong “Mơ ngày” thi nhân viết: “Một
thoáng nắng hồ mưa ảo phố/ Mini hồng mây rằn lửa khăn bay”. Sự trùng phức đa
bội được Lê Đạt cấp phát cho từng con chữ trong hai câu thơ mở đầu khi mà các danh
từ đều có thể đứng lên đầu với vai trò làm chủ ngữ. Và như vậy, một loạt câu thơ có
thể được tạo sinh do lối đảo cấu trúc ngữ pháp: “Nắng một thoáng hồ mưa ảo phố”,
“Hồ một thoáng nắng (với) mưa ảo phố”, “ Mưa nắng một thoáng ảo (trên) hồ”,
“Phố (với) một thoáng nắng hồ mưa ảo”...
Thông thường, người Việt chúng ta vẫn quen tư duy cái gì thấy trước, nói
trước, cái gì xảy ra sau nói sau; từ đó hình thành nên trật tự câu một cách cố định.
Với thủ pháp phá vỡ trật tự từ trong câu, Lê Đạt giải phóng chữ ra khỏi sự ràng buộc
18


của cú pháp, để mỗi người đọc có thể sắp xếp lại theo cách của mình. Và suy cho đến
cùng, dư âm, sự lay động mà thơ ông đeo bám chúng ta cũng xuất phát một phần lớn
từ sự phá vỡ trật tự cú pháp ấy.
3.2.3. Phép chuyển hóa của các biện pháp nghệ thuật tu từ
3.2.3.1. Điểm nhấn nghệ thuật trong cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ

Căn cứ vào từ loại và vào chức năng của từ ẩn dụ, người ta thường chia ba loại:
ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Với thơ Lê Đạt, ông đặc biệt
dùng hai loại ẩn dụ sau, trong đó với ẩn dụ hình tượng đã góp phần tạo ra những dãy
đồng đẳng chữ, cịn với ẩn dụ nhận thức ông đã đem đến lũy thừa cách hiểu cho vần
thơ đa bội nghĩa của mình.
Tuổi trẻ là một ẩn dụ ám ảnh trong thơ Lê Đạt. Nó gắn liền với sự mất mát.
Mất mát do non nớt dẫn đến những hệ lụy đeo đẳng mà ông gọi nó bằng từ “tuổi
dại”, “tuổi lú lẫn”, “đầu tuổi”, “đầu đời”, “một góc tuổi… qn mất số lớn khơn”.
Nhầm- nhưng có lẽ như dịng bình trác tuyệt của Đỗ Lai Thúy, đó là sự “nhầm đẹp”
“do đó dễ cảm thông của con người ở vào giai đoạn yêu tự do, thích tìm kiếm khát
khao lý tưởng, cả tin, hào phóng và độ lượng” trong cuộc đời tác giả. Nhưng tuổi trẻ
cũng khơng thể níu lại để mãi mãi dừng chân, vì vậy trong thơ ơng cịn một ám ảnh
kế tiếp là “tuổi già”. Và “tóc bạc”, “tóc trắng”, “ơng lão”, “lòng cổ thụ”…hay
“tầm xanh”, “tầm xuân”, “non”, “biếc”, “chúm chím”… là những hình ảnh, ký hiệu
- biểu tượng cho hai quãng tuổi tác ấy.
Song song với ám ảnh của tuổi đời và tuổi thời gian, một ẩn dụ lớn nữa chi phối
tồn bộ thơ Lê Đạt nói chung, “Bóng chữ” nói riêng đó là tình u. Thơng thường, một
tình yêu được đáp ứng tạo ra sự thỏa mãn, khiến con người trùng khít với bản thân,
một trạng thái ngủ ngon của “người đặc”. Nhưng, những ai đọc thơ Lê Đạt, dù có thể
khơng khám phá hết nghĩa nhưng cũng đều nhận ra dấu hiệu thất tình, sự thiếu hụt
chơng chênh mà dư âm của hình ảnh, vần điệu từ thơ ông đem lại. Chúng thực sự là
những biểu tượng ám ảnh như phần nổi của tảng băng trôi trên biển vô thức.
3.2.3.2. Điểm nhấn nghệ thuật trong phép dùng điển cố
Điển cố là một biện pháp tu từ, mượn những tích chuyện xưa rồi thu gọn vào
một từ, một nhóm từ để gợi lên ý tưởng mà tác giả muốn đề cập đến. Bởi vậy, điển cố
luôn là một ngôn ngữ giàu ý niệm.

19



Ngay từ nhan đề thi phẩm, điển cố đã xuất hiện như “Chiều Bích Câu”, “Lý
Bạch”, “Đào Uyên Minh”, “Liêu trai”, “Bạch Cư Dị”, “Nguyễn Du”, “Hồ Xuân
Hương”, “Rằm tháng bảy”…cho đến việc lan thấm vào trong từng hình ảnh thơ, sử
dụng, gợi nhắc điển cố cho phép nhà thơ “thể hiện” mình một cách tinh sâu, hàm súc
và vơ cùng tế nhị với các giai thoại như Ngưu Lang - Chúc Nữ, Trần Tú Uyên Giáng Kiều, biểu tượng “người chăn”… gợi lên nỗi niềm bâng khuâng, nhiều lệch
vênh trong chuyện đời sống tình cảm.
3.2.3.3. Sự linh chuyển và mở rộng trường nghĩa của phép ẩn dụ và điển cố
Có thể nói cả ẩn dụ lẫn điển cố đều dày đặc trong thơ Lê Đạt, đều tạo ra sự
đồng đẳng- nguồn cội của tính thơ. Cả ẩn dụ lẫn điển cố đều thuộc một kiểu tư duy.
Tuy nhiên, ẩn dụ nghiêng về chiều thẳng đứng, từ vô thức đến siêu thực thì điển cố
lại nghiêng về chiều nằm ngang, liên và xuyên văn hóa.
Ẩn dụ và điển cố có nét khác biệt như vậy, nhưng trong thơ Lê Đạt thì chúng
thường hịa hợp, linh chuyển hết sức uyển chuyển, mềm mại. Trong “Thuở xanh hai”
cũng là sự đa nghĩa như thế. Điển tích “dải ngân hà” đủ để tạo ra sự dằng dặc, xa
ngái, và các hình ảnh ẩn dụ của “vầng trán” nhiều nếp nhăn, nhiều sợi bạc với sự
“thơ nhỏ” của “thuở xanh hai” càng làm sâu sắc hơn cách nói “cắt chúng ta bờ hai
thế hệ”, gợi sự ngẫm trải của hôm qua và hôm nay, ngày xưa và ngày hiện tại. Do
vậy, có thể nói những điển cố Lê Đạt không bao giờ dừng lại ở một không gian khác
hay một thời gian khác mà bao giờ giờ cũng hồi quy với “ở đây” và “bây giờ”. Và
điều đó cũng có nghĩa, điển cố lập tức biến thành ẩn dụ, ẩn dụ được sinh thành từ
điển cố.
3.3. Ứng xử về kiểu nói trong “Bóng chữ”
3.3.1. Từ chối cách ngắt câu cố định
Ngày nay, trong thơ Việt Nam đương đại, khi mà các thể loại thơ đan cài, giao
thoa nhau, nhà thơ có khi “viết như nói” thì nhịp điệu câu thơ khơng cịn bị ràng buộc
chặt chẽ bởi những quy định, luật lệ. Những nhịp thơ chẵn, những nhịp điệu quen
thuộc, những câu ngâm vịnh, những điệu ru mơ, những khúc tâm tình, với những gì
n ả, nồng nàn, đẹp đẽ nên thơ ít xuất hiện hơn.
Thơ Lê Đạt là trường hợp như thế. Thơ ông từ chối cách ngắt câu cố định, thay
vào đó, nhịp thơ tồn tại tự do trong tổ chức câu thơ, đoạn thơ và bài thơ, do cảm xúc

của nhà thơ chi phối.
20


Thơng thường, nhịp thơ được tổ chức trên ba bình diện. Cách ngắt nhịp dựa
trên cơ sở cú pháp, hình thái văn bản và dấu câu. Theo như quan sát, thống kê và cảm
nhận cá nhân, người viết nhận thấy, thơ Lê Đạt nghiêng hẳn về hình thức ngắt nhịp
thứ hai- ngắt nhịp dựa trên cơ sở hình thái văn bản. Trong tập “Bóng chữ” có 78/108
bài thơ được ngắt nhịp theo hình thức bậc thang, với nhịp chẵn lẻ khác nhau. Tín hiệu
nghệ thuật ấy được biểu hiện ngay ở bài mở đầu và bài cuối của toàn tập. Thậm chí,
tồn bài chỉ có hai câu, nhưng Lê Đạt đã kéo giãn con chữ bằng lối ngắt nhịp vắt
dòng, bậc thang. Ví dụ, trong “Pasternak”:
Nấm đất bịt mồm
tim chim lánh lỏi
Hồn sáo trắng về
hoa bật nói
nghĩa trang câm

Thậm chí trong nhiều bài thơ của Lê Đạt còn đem đến trên một cách ngắt nhịp,
khiến câu thơ và hình ảnh như được chuyển động, tạo ra nhiều ngữ nghĩa và những
mơ hình khác nhau.
Việc khơng ngắt câu cố định cũng là hệ quả lô gic của tư duy thơ Lê Đạt trong
cách bộc lộ hình tượng tác giả, tạo cơ hội đem đến lối tiếp cận vô cùng phong phú
cho người đọc tùy vào phơng văn hóa mỗi người.
3.3.2. Giọng điệu
Lê Đạt như ln nhìn cuộc đời một cách hóm hỉnh, khoan dung, độ lượng; và
theo đó nụ cười nhân hậu luôn là cách hành xử của ông trong mọi giai đoạn thăng
giáng của cuộc đời. Cho nên, đọc thơ ông chúng ta bắt gặp giọng điệu thơ vừa hết sức
hóm hỉnh, phồn sinh vừa triết luận hướng nội sâu sắc và không kém phần hồn nhiên
trong trẻo.

3.3.2.1. Giọng điệu hóm hỉnh, phồn sinh
Có thể nói, một trong những động lực phi thường mà vô cùng dẻo dai, khiến
ông như thân cây uốn vặn để hứng bao nhiêu “lốc gió” nhưng vẫn trụ được, lấy lại cả
sức dáng và tâm lực dồi dào năng lượng chính nhờ ở sức mạnh tiềm tàng trong “nụ
cười ơng Di Lặc”, là ở tính hóm hỉnh như chất của trời, của đất thấm vào mạch sống
của ông đầy “sở hữu” tự nhiên.

21


Điển hình qua một ví dụ, ngữ điệu mà ơng tự họa mình với phần “Khuyết
điểm” là vừa khơi hài, vừa kiên quyết cho một lựa chọn đầy tiên quyết. Lê Đạt hài
hước gọi những điển phạm, những phép tắc, những luật định, công thức trong quan
niệm cũng như phương thức sáng tác thơ ca truyền thồng là “mùa khem”, là những
câu “kinh kệ”; rồi tự mỉm cười với mình bằng sự trong trẻo của thi ca “không quen”
lập rập một câu “kinh kệ”; liền đó, như một cử chỉ dấu thánh “A men” xin được bậc
tiền nhân đại xá cho cách đi của riêng ông trong thi pháp thơ. Vừa nhẹ nhàng mà lại
vô cùng thâm thúy, ông tuyên thệ một cách vững chắc về lối sáng tác của mình bằng
giọng hóm hỉnh, đáng u đến vậy.
3.3.2.2. Giọng điệu hồn nhiên, trong trẻo
Khơng cịn giọng điệu thơ đậm chất quảng trường do ảnh hưởng của
Maiacopxki như thời kỳ đầu sáng tác. Đến tập “Bóng chữ” đã khai nguyên một Lê
Đạt với kiểu nói khác hẳn, trong đó có sắc giọng hồn nhiên, trong trẻo rất duyên và
rất riêng.
Trong “Chi…chành”, mượn lời hồn nhiên của thể đồng dao dành cho con trẻ,
Lê Đạt cứ say sưa trong “khúc hát” đi tìm suối nguồn tự nhiên của con chữ.
Nối dài giọng thơ ấy, cách nói ngây thơ, hình ảnh lúng liếng được Lê Đạt miêu
tả thật “tân thời” trong “Phố xuân”. Đó là một sự trong sáng, hồn nhiên rất đáng yêu
được gửi gắm qua nhân vật trữ tình của chủ thể sáng tác.
3.3.2.3. Giọng điệu triết luận, hướng nội

Bản án Nhân Văn Giai Phẩm khiến Lê Đạt không được tham gia vào “ngày hội
của quần chúng”; mất “sân chơi công cộng”, ơng đành quay vào “chơi” với chính
mình “Đói sân chơi hành khất chân trời”. Thơ hướng ngoại thành thơ hướng nội với
những lời triết luận bám diết tâm can:“Trang vắng mưa đêm về sớm/ Heo may rải
đồng giấy non/ Anh vực tay em/ Be bé nét địng/ Ai có biết lòng mẫu tự?”.
Bài thơ “Thuở đầu dòng” như một cuộc trị chuyện riêng tư: rì rào, nơn nao,
bất tận về nỗi niềm “ai có biết khơng”? Tứ thơ ảo ảnh, đa nghĩa, vừa có thể nói về
cánh đồng giấy với những bản thảo được cày xới bởi sự chăm bẵm; nhưng cũng có
thể vừa là sự nương dựa của bản thân vào khoảng không gian phi cấm vận- thiên
nhiên, đó là những lá vàng, đèo nắng, là tiếng chim dị hình, là gió, là sương… như
một chỗ an ủi đồng hành cùng ông trong suốt cả dặm dài gian khó của một phu chữ
với cuộc đời lắm trầm luân.
22


“Văn học nghệ thuật nói bằng một ngơn ngữ đặc biệt, loại ngôn ngữ được kiến
tạo chồng lên bên trên ngôn ngữ tự nhiên như một hệ thống thứ sinh”. Dĩ nhiên, văn
học khơng phải là hệ thống mơ hình hoá thứ cấp duy nhất, và người viết cũng chưa
đủ tầm để tìm hiểu về khái niệm ngơn ngữ của nghệ thuật ngơn từ trong cơng trình
nghiên cứu của Iu. Lotman (mà Lã Nguyên đã dịch và giới thiệu với chúng ta). Tuy
nhiên, với những sáng tạo của Lê Đạt ở các cấp độ đơn vị ngữ âm, từ, câu, rõ ràng
nhà thơ đã đem đến một ngôn ngữ thứ sinh năng nghĩa.
KẾT LUẬN
1. Hình tượng tác giả là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, liên
quan đến nhiều phương diện khác: Bản chất của quá trình sáng tạo văn học, tính chất của
văn bản nghệ thuật, đặc trưng của thế giới nghệ thuật, tiếp nhận văn học…
Là hình tượng chủ thể giao tiếp thẩm mỹ qua/ bằng tác phẩm, hình tượng tác
giả thống nhất, nhưng khơng đồng nhất với cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật
của nhà văn. Tìm hiểu hình tượng tác giả là một hướng giúp ta đi sâu khám phá thế
giới nghệ thuật của tác phẩm một cách hệ thống, khái quát được phong cách tác giả.

Việc tiếp tục tìm hiểu và vận dụng khái niệm này cả về phương diện lý thuyết
lẫn thực tiễn sáng tạo rất có ý nghĩa với người nghiên cứu, giảng dạy văn học. Đề tài
“Hình tượng tác giả trong tập thơ “Bóng chữ” của Lê Đạt” mà chúng tôi thực hiện
nằm trong định hướng ấy.
2. Các nhà nghiên cứu đã xác định: Hình tượng tác giả được biểu hiện ở mọi
yếu tố của tác phẩm, mà tiêu biểu là qua cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu, ngôn từ, sự
tự thể hiện của tác giả thành hình tượng nghệ thuật. Những phương diện biểu hiện ấy
luôn độc đáo trong những tác phẩm cụ thể, gắn với chỉnh thể hình thức của tác phẩm
mà tác giả sáng tạo ra.
Trong tác phẩm thơ trữ tình, sự tự thể hiện của tác giả rất gần với “cái tôi trữ
tình” mang nội dung, đặc điểm và được bộc lộ ở các mức độ trực tiếp khác nhau.
Ở các trào lưu thơ đương đại, nhất là ở các sáng tác theo khuynh hướng thơ tượng
trưng, “cái tôi” vẫn là yếu tố trung tâm khơi nguồn sáng tạo, nhưng nó ln vươn
tới bộc lộ vẻ đẹp phong phú, đa dạng, không đơn nghĩa của tâm hồn nghệ sỹ, kéo
theo những nỗ lực phát lộ, hiển hiện, phơi bày qua diện mạo ngôn từ ấn tượng,
23


biến hố, năng sinh. Theo đó, hình tượng tác giả ít tự thể hiện theo hình thức nhân
xưng trực tiếp, mà hiện lên gián tiếp qua hình thức ngơn từ, âm thanh được tổ chức
như những cấu trúc mở cùng lối viết nghịch vần, nghịch nhịp... mới lạ, thậm chí là
dị biệt.
Tập “Bóng chữ” là một trong những thành quả tiêu biểu, kết tinh hành trình
sáng tác của Lê Đạt, các thi phẩm gắn với và biểu hiện ấn tượng bóng dáng, con
người nhà thơ trong cuộc đời và trong văn học.
3. Cái nhìn là lăng kính chủ quan, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể sáng tạo
trong tiếp cận, biến hóa khách thể thẩm mỹ thành hình tượng nghệ thuật. Trong tác
phẩm thơ, cái nhìn của chủ thể sáng tạo, giao tiếp không bộc lộ qua các hình tượng
khách thể (như nhân vật trong truyện, kịch hay kí…), mà gắn với sự thể hiện trực tiếp
dịng ý thức, cảm xúc đang diễn ra của “cái tôi trữ tình”, qua bức tranh tự họa về thế

giới khách quan. Hình tượng tác giả trong “Bóng chữ” của Lê Đạt gắn với xu hướng
tự biểu hiện bản thân của chủ thể sáng tạo, gắn với cái nhìn mang xu hướng nữ hóa,
nhục cảm và tiếp biến yếu tố truyền thống, thực sự làm nên thế giới nội cảm như một
thực thể độc lập, chứ không phải là bản sao trực tiếp truyền đạt những ảnh hưởng của
xã hội, lịch sử. Chính cái nhìn hồn nhiên, trong trẻo và rất bản năng nghệ sỹ ấy của
Lê Đạt đã thực sự là thực nghiệm trả lại tính thơ trong bản thể của nó, đem đến những
mỹ cảm đa dạng cho độc giả thưởng thức thơ ca. Đó cũng chính là bình diện có ý
nghĩa trong việc biểu hiện hình tượng nghệ sĩ nỗ lực phát hiện và khơi gợi ấn tượng
về vẻ đẹp của con người, của cuộc đời.
4. Trong văn bản tác phẩm, cái nhìn, cách cảm thụ cuộc sống, con người được
truyền đạt qua cách nhà thơ kiến tạo tác phẩm, lối ưa dùng hình ảnh, ngơn từ, cách xử
lý chữ, câu, vần, điệu… Với “Bóng chữ”, người đọc nhận ra hình tượng một phu chữ
mẫn cán, say mê và hết sức thủy chung, tâm huyết trong đường chữ của đời mình. Nó
phát lộ tâm hồn bền bỉ sức sống với những lý tưởng trong đổi mới, trong sự thoát li
khỏi những nương dựa vào “kinh kệ” giáo điều, công thức và sáo mòn; phát lộ tâm
hồn rất mực hồn hậu, kiệm lời trong đời thực để dành nhiều “nhiều lời” trong sáng
tạo thi ca. Lạc quan với chính mình để thênh thênh tâm hồn trong canh tác trên cánh
đồng chữ dù cuộc sống có những khắc nghiệt, lắm mối trầm luân là một nét đẹp của
24


Lê Đạt được độc giả cảm nhận sâu sắc qua những biểu hiện của hình tượng tác giả
trong tập thơ “Bóng chữ”.
5. Hình tượng tác giả là một vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ đối với
nghiên cứu văn học. Đó là một hướng tiếp cận cần được khuyến khích. Thực chất,
khơng phải đến bây giờ phạm trù tác giả mới được đặt ra nhưng nó là phạm trù cần
được tiếp tục làm phong phú và sáng tỏ hơn về lý thuyết, nhất là khi các trào lưu sáng
tác mới- người viết như ẩn mình kín hơn, khêu gợi và nhường phần toàn quyền hiểu
biết và đánh giá câu chữ cho người đọc.
Với hình tượng tác giả trong sáng tác Lê Đạt, chúng ta có thể mở rộng tìm hiểu

ở các tập sáng tác và thể loại khác trong nghiệp viết của ơng như “Ngó lời”, “Hèn
đại nhân”, “ Đối thoại với đời và thơ”… Hy vọng rằng, sẽ có tiếp nối những nghiên
cứu sâu rộng, mới mẻ hơn, để con người và thơ ông đến rộng rãi hơn nữa với đơng
đảo quần chúng, để sự trình diễn cái tôi thi sỹ của ông với con chữ nắm chặt được
nhiều đôi bàn tay đồng điệu hơn nữa với sự lựa chọn rất mực chung tình của ơng- nhà
thơ Lê Đạt.

25


×