Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã thái sơn, huyện kinh môn, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.69 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TRỊNH THỊ TỐ UYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THÁI SƠN – HUYỆN KINH MÔN – TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành:

52850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : THS. TRẦN XUÂN BIÊN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 12 tháng 6 năm 2015
Tác giả đồ án

Trịnh Thị Tố Uyên

i




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đồ án này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn ThS.Trần Xuân Biên, giảng viên
Khoa Quản lý Đất đai, Trường Đại học tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản
lý Đất Đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Kinh Môn, Chi cục thống kê huyện Kinh Môn, UBND xã Thái
Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đồ án tại
địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tuy bản thân đã rất cố gắng, song đồ án tốt nghiệp này không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô
giáo để đồ án tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH ........................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề……………………………………………………………………. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………….. 2
3. Yêu cầu của đề tài…………………………………………………………….. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Đất đai và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp .............................. 3
1.1.1. Khái niệm về đất................................................................................... 3
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp .................... 4
1.2. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất……………… 5
1.2.1. Sử dụng đất là gì? ................................................................................. 5
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp ............... 6
1.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam........... 12
1.3. Loại hình sử dụng đất, phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT………16
1.3.1. Khái niệm về loại hình sử dụng đất..................................................... 16
1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................. 18
1.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất .......................................... 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………. 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 27
iii


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………… 27
2.2.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ........................ 27
2.2.2. Đánh giá hiện trạng và biến động đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn

2010 - 2014 của xã Thái Sơn. ....................................................................... 27
2.2.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Thái
Sơn. .............................................................................................................. 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….. 28
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 28
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập và xử lý số liệu ................................... 28
2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường....... 29
2.3.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn nông hộ. ......................................... 31
2.3.5. Phương pháp so sánh. ......................................................................... 31
2.3.6. Phương pháp kế thừa. ......................................................................... 31
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................. 31
2.3.8. Phương pháp minh họa trên bản đồ, biểu đồ ...................................... 32
2.3.9. Phương pháp sử dụng hàm Cobb – Douglas. ...................................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 33
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội……………………………… 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ................................................................... 36
3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp .............. 42
3.1.4. Đánh giá chung................................................................................... 44
3.2. Thực trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Thái Sơn………………………. 46
3.2.1. Hiện trạng và biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn xã
Thái Sơn. ...................................................................................................... 46
3.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Sơn…………………51
iv


3.3.1. Hệ thống cây trồng chủ yếu năm 2014 trên địa bàn xã Thái Sơn........ 51
3.3.2. Loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Sơn. ............... 52
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp……………………………….. 54
3.4.1. Mô tả một số loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất chính trên địa

bàn xã Thái Sơn. .......................................................................................... 54
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. ........................... 59
3.4.3. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp. ................................. 64
3.4.4. Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp. ......................... 66
3.4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Sơn bằng hàm Cobb – Douglas. .................... 72
3.4.6. So sánh và lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả
trên địa bàn................................................................................................... 74
3.5. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp……... 77
3.5.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 77
3.5.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................... 79
3.5.3. Đề xuất các loại hình sử dụng đất trên địa bàn .................................... 79
3.5.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 88
1. Kết luận……………………………………………………………………... 88
2. Kiến nghị……………………………………………………………………. 89
PHỤ LỤC.................................................................................................... 91

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLT

: An toàn lương thực

BVTV

: Bảo vệ thực vật


CN

: Công nghiệp

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CPTG

: Chi phí trung gian

FAO

: Food Agricultural Organization
(Tổ chức nông lương quốc tế)

GTGT

: Giá trị gia tăng

GTSX

: Giá trị sản xuất

GTNC

: Giá trị ngày công




: Lao động

LUT

: Land Use Type (Loại hình sử dụng đất)

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

NN

: Nông nghiệp

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KTQD

: Kinh tế quốc dân

SDĐ

: Sử dụng đất

TĐT

: Tốc độ tăng trưởng


TM – DV

: Thương mại – Dịch vụ

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Biến động đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 - 2013 ........... 15
Bảng 2.1: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ............... 30
Bảng 2.2: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ............................. 30
Bảng 2.3: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường ..................... 31
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất các ngành xã Thái Sơn giai đoạn 2010 - 2014 ..... 37
Bảng 3.2 : Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản xã Thái Sơn qua các năm
2010, 2014 (theo giá thực tế) ........................................................................ 38
Bảng 3.3: Tình hình biến động dân số qua các năm xã Thái Sơn .................. 40
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn xã Thái Sơn giai đoạn
2010 – 2014.................................................................................................. 41
Bảng 3.5: Hệ thống giao thông nội đồng xã Thái Sơn năm 2014 .................. 43
Bảng 3.6: Hiện trạng và biến động sử dụng đất xã Thái Sơn (2010 – 2014) . 46
Bảng 3.7: Biến động diện tích đất nông nghiệp xã Thái Sơn (2010 – 2014) . 50

Bảng 3.8: Hệ thống cây trồng chủ yếu xã Thái Sơn năm 2014 ..................... 52
Bảng 3.9: Loại hình sử dụng đất tại xã Thái Sơn năm 2014 .......................... 53
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính xã Thái Sơn ... 60
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất năm 2014 .......... 61
Bảng 3.12: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các
loại hình sử dụng đất xã Thái Sơn ................................................................ 62
Bảng 3.13: Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trên địa
bàn xã Thái Sơn ........................................................................................... 65
Bảng 3.14: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội cho các LUT ............ 66
Bảng 3.15: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại
hình sử dụng đất. .......................................................................................... 67
Bảng 3.16. Lượng thuốc bảo vệ thực vật so với khuyến cáo trên cây trồng . 69
Bảng 3.17: Kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas cho các LUT ................. 72
vii


Bảng 3.18: Đánh giá hiệu quả tổng hợp các LUT ......................................... 76
Bảng 3.19: Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất trong tương lai ........ 83
Bảng 3.20: Chu chuyển đất theo các loại hình sử dụng đất ........................... 84

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1: So sánh cơ cấu kinh tế xã Thái Sơn giai đoạn 2010 – 2014 ...... 37
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 xã Thái Sơn............................... 48
Biểu đồ 3.3: Biến động diện tích các loại đất nông nghiệp chính xã Thái Sơn
giai đoạn 2010 – 2014 .................................................................................. 49
Biểu đồ 3.4: So sánh GTSX, CPTG, GTGT của các LUT năm 2014. ........... 63
Biểu đồ 3.5: So sánh hiệu quả đồng vốn của các LUT năm 2014. ................ 64

Hình 1.1. Cánh đồng lúa thôn Vũ An ........................................................... 54
Hình 1.2. Ruộng bắp cải ............................................................................... 56
Hình 1.3. Ruộng trồng hành ......................................................................... 56
Hình 1.4. Ruộng dưa hấu .............................................................................. 57
Hình 1.5. Ruộng củ đậu ................................................................................ 57
Hình 1.6. Mô hình trồng Vải ........................................................................ 58
Hình 1.7. Nuôi trồng thủy sản …………………………………………….59

ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội
lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường
sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chúng ta biết rằng không có đất thì không
thể sản xuất, cũng không có sự tồn tại của con người và đất là vị trí đặc biệt
quan trọng với sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết
các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc
phát triển của các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức khai thác sử dụng nguồn
tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho
nông nghiệp phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, tốc độ
đô thị hóa và công nghiệp hóa của nước ta diễn ra rất nhanh. Diện tích đất
canh tác để sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, trong khi lực lượng lao động lại
tăng rất nhanh do nhu cầu về việc làm của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với

phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc,
chuyển dần sang sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản hàng hóa.
Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm
sản phẩm, xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong
nước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng.
Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế,
xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định

1


cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản
hàng hoá.
Thái Sơn là một xã của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Trong
những năm gần đây do quá trình xây dựng nông thôn mới quỹ đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang mục đích khác ngoài nông
nghiệp để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của xã.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của xã không còn là độc canh cây lúa
mà đã từng bước cải thiện theo hướng sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị
trường trong và ngoài xã trên địa bàn huyện thể hiện qua các loại hình sử
dụng đất với nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau.Vì vậy, việc định hướng phát
triển nông nghiệp trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mục tiêu để
chọn đề tài nghiên cứu: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn xã Thái Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã.
- So sánh và đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất chính trên địa
bàn xã Thái Sơn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa

bàn xã Thái Sơn.
3. Yêu cầu của đề tài.
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, KT-XH đầy đủ và chính xác, các
chỉ tiêu phải đảm bảo tính thống nhất và tính hệ thống.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được áp dụng phương
pháp theo hệ thống tài khoản quốc gia với những chỉ tiêu phù hợp với điều
kiện cụ thể của xã.
- Các giải pháp đề xuất phải hợp lý về mặt khoa học và phải có tính
thực thi.
2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đất đai và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là
đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp phủ
thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự
nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển,
khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên
và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến những khái niệm về đất.
Nhà bác học Đocutraiep (1846 – 1903) người đặt nền móng đầu tiên
cho khoa học đất cho rằng: “Đất là một vật thể có lịch sử tự nhiên hoàn toàn
độc lập, nó là sản phẩm tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và
thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn vận động, biến đổi và phát
triển” [8].
Những năm gần đây trên những tạp chí quốc tế đã xuất hiện một cụm từ
mới “land husbandry” và được hiểu là chúng ta phải nuôi dưỡng đất. Đất là một

vật thể sống cũng tuân thủ theo những quy luật sống, phát sinh, phát triển, thoái
hoá và già cỗi. Tùy thuộc vào thái độ ứng xử của con người đối với đất mà đất
có thể trở nên phì nhiêu hơn, cho năng suất cây trồng cao hơn hay ngược lại.
Trong đánh giá đất theo FAO, đất đai được nhìn nhận là một yếu tố
sinh thái (FAO, 1976) có thể hiểu rộng ra rằng: đất đai bao gồm tất cả các
thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định
đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất, các thuộc tính đó bao gồm: khí hậu,
dáng đất, địa hình, địa mạo thổ nhưỡng, thực vật, thảm thực vật tự nhiên, cỏ

3



×