TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-------------------
VŨ THÙY VÂN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA, CÔNG
NGHIỆP HÓA ĐẾN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI PHƯỜNG HÒA NGHĨA, QUẬN DƯƠNG KINH,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Hà Nội - 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-------------------
VŨ THÙY VÂN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA, CÔNG
NGHIỆP HÓA ĐẾN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI PHƯỜNG HÒA NGHĨA, QUẬN DƯƠNG KINH,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Mã ngành
: 52850103
Người hướng dẫn : TS. PHẠM ANH TUẤN
Hà Nội - 2015
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Vũ Thùy Vân
2
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường, được sự phân công của Khoa Quản lý đất
đai- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo- TS Phạm Anh Tuấn, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tác động của quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại
phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng”. Đến nay em đã
hoàn thành.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài
sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân
trong và ngoài trường.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong
Khoa Quản lý đất đai, cùng các thầy cô giáo trong Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo - Tiến sĩ
Phạm Anh Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND phường Hòa
Nghĩa - quận Dương Kinh, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Vũ Thùy Vân
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 9
3. Yêu cầu của đề tài. ............................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa, công nghiệp hóa .................................. 10
1.1.1. Đô thị hóa (ĐTH) là gì? ........................................................................ 10
1.1.2. Công nghiệp hóa (CNH) là gì? .............................................................. 10
1.2. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa. ............................ 11
1.3. Tình hình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra trên thế giới và ở Việt
Nam. ................................................................................................... 12
1.3.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới. ......................................................... 12
1.3.2. Kinh nghiệm đô thị hóa, công nghiệp hóa ở một số nước trên thế giới... 14
1.3.3. Tình hình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam. ............................... 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu. .................................................................... 19
2.2.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. .......................... 19
2.2.2. Tình hình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn phường Hòa Nghĩa 19
2.2.3. Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến thực
trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hòa Nghĩa. .................... 19
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất và nâng cao đời sống người dân. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................. 20
2.3.1. Phương pháp điều tra cơ bản ................................................................ 20
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu. ............................................................... 20
2.3.3. Phương pháp xử lý kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu ........ 20
2.3.4. Phương pháp phân tích mức độ tác động .............................................. 20
4
2.3.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 22
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Hòa Nghĩa. .................. 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 22
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ...................................................................... 26
3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội. ............................... 36
3.2. Thực trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn phường Hòa Nghĩa. ....... 38
3.2.1. Ảnh hưởng đô thị hóa, công nghiệp hóa nói chung đến phát triển kinh tế, xã
hội trên địa bàn phường. .................................................................................. 38
3.2.2. Ảnh hưởng đô thị hóa, công nghiệp hóa nói chung đến sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn phường. ............................................................................. 43
3.3. Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến thực trạng sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hòa Nghĩa. ................................... 44
3.3.1. Tác động đến cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. ......................... 44
3.3.2. Tác động đến thu nhập của hộ nông dân. ................................................. 47
3.3.3. Tác động đến các vấn đề xã hội của hộ nông dân. .................................... 50
3.3.4. Tác động đến môi trường. ..................................................................... 55
3.4. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất và nâng cao đời sống của người dân. .... 56
3.4.1. Giải pháp về chính sách. ......................................................................... 56
3.4.2. Giải pháp về hỗ trợ vốn đầu tư. ............................................................... 57
3.4.3. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm................................................... 58
3.4.4. Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. ............................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 61
1. Kết luận. ............................................................................................ 61
2. Kiến nghị........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 63
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 64
Phụ lục 1: Tiêu chí lựa chọn điểm điều tra .................................................... 64
Phụ lục 2: Tiêu chí lựa chọn các nông hộ điều tra, phỏng vấn............................ 64
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Diễn giải
1
ĐTH
Đô thị hóa
2
CNH
Công nghiệp hóa
3
HĐH
Hiện đại hóa
3
GDP
Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product)
4
Đvt
Đơn vị tính
5
CLB
Câu lạc bộ
6
TDP
Tổ dân phố
7
NK
Nhân khẩu
8
LĐ
Lao động
9
UBND
Ủy ban nhân dân
6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các năm .................... 13
Bảng 3.1: Quỹ đất được sử dụng của phường Hòa Nghĩa năm 2014 ...................... 24
Bảng 3.2: Tổng hợp dân số và lao động phường Hòa Nghĩa năm 2014. ................. 27
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số theo tuổi phường Hòa Nghĩa năm 2014. ......................... 28
Bảng 3.4: Số lượng và tỷ lệ lao động có việc làm và thất nghiệp ........................... 29
của phường Hòa Nghĩa năm 2014. ......................................................................... 29
Bảng 3.5: Thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân năm 2014. ...................... 30
Bảng 3.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường Hòa Nghĩa giai đoạn 2008 - 2014 ............. 31
Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế phường Hòa Nghĩa giai đoạn 2008 - 2014. ..................... 41
Bảng 3.8: Biến động dân cư phường Hòa Nghĩa giai đoạn 2008-2014. .................. 42
Bảng 3.9: Nguồn lực đất đai của hộ nông dân phường Hòa Nghĩa. ............................ 43
Bảng 3.10: Biến động đất nông nghiệp phường Hòa Nghĩa .................................. 45
Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất một số nông sản ở phường Hòa Nghĩa .................... 46
giai đoạn 2008-2014. ............................................................................................. 46
Bảng 3.12: Thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân giai đoạn 2008-2014 ..... 48
Bảng 3.13. Thu nhập trung bình của các thành phần lao động của hộ nông dân điều tra
giai đoạn 2008-2014. .............................................................................................. 49
Bảng 3.14: Biến đổi nghề nghiệp đối với hộ điều tra ................................................ 51
Bảng 3.15: Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn phường Hòa Nghĩa giai đoạn 2008 2014 ...................................................................................................................... 53
7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008- 2014. ........................................ 40
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đô thị hóa, công nghiệp hóa là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế phát
triển. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam diễn ra
khá nhanh. Vì vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết một cách cơ bản
vấn đề đời sống và việc làm của người dân là việc làm cần thiết. Đó là cơ sở quan
trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam nói chung và phường Hòa Nghĩa
- quận Dương Kinh nói riêng.
Hòa Nghĩa là một phường nằm ở phía Tây Nam quận Dương Kinh, thành phố
Hải Phòng. Phường Hòa Nghĩa có diện tích 11,14km2, dân số năm 2014 là 13.609
người, mật độ dân số đạt 1.221 người/km2.
Xuất phát điểm, Hòa Nghĩa vốn là một xã đồng bằng của huyện Kiến Thụy.
Do vậy mà nền kinh tế chủ yếu của Hòa Nghĩa là kinh tế nông nghiệp. Phường có
cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 46,27% giá trị thu nhập; dịch vụ, tiểu - thủ công
nghiệp chiếm 52,73% giá trị thu nhập (theo số liệu thu thập năm 2007).
Đến ngày 01/01/2008, theo Nghị định 145/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính
phủ, quận Dương Kinh được thành lập. Quận có diện tích tự nhiên là 4.584,86ha với
6 phường trực thuộc: phường Đa Phúc, Anh Dũng, Hưng Đạo, Hòa Nghĩa, Tân
Thành và Hải Thành. Theo đó, Hòa Nghĩa bước vào thời kì đô thị hóa.
Với vị trí là một phường cách trung tâm thành phố 15km, vừa có tuyến đường
Tỉnh lộ 353 đi qua, vừa có đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới đang xây dựng
chạy qua, Hòa Nghĩa có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, quá trình đô thị hóa kéo theo công nghiệp hóa càng làm cho phường
Hòa Nghĩa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của quận
Dương Kinh. Thật vậy, trong vòng 6 năm (2008 - 2014), nền kinh tế của phường đã
có những bước tiến rõ rệt (năm 2014: nông nghiệp chiếm 23,55% GDP phường,
9
công nghiệp - dịch vụ chiếm 76,45% GDP). Diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là
552,62ha, giảm 64,83ha so với năm 2008 (diện tích đất nông nghiệp năm 2008 là
617,45ha).
Tuy nhiên, những kết quả mà phường đạt được vẫn có thể phát triển hơn nữa
nếu biết phát huy hết tiềm năng vốn có. Do vậy, việc đánh giá thực trạng sử dụng
đất nông nghiệp của phường để qua đó xây dựng định hướng sử dụng đất nông
nghiệp hiệu quả cho phường Hòa Nghĩa là rất quan trọng.
Nhận thức được những thay đổi rõ nét trong kinh tế - xã hội của địa phương,
thực trạng sử dụng đất nông nghiệp nơi đây kể từ khi Hòa Nghĩa bước vào thời kì
đô thị hóa. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và chủ nhiệm khoa, cùng
với sự hướng dẫn của thầy giáo - Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn. Tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến thực
trạng sử dụng đất nông nghiệp tại phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, thành
phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường.
- Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa, công nghiệp hóa đến việc sử dụng đất
nông nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần sử dụng đất hiệu quả và nâng cao đời
sống người dân.
3. Yêu cầu của đề tài.
- Tìm hiều thực tế tình hình tại địa phương: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,
môi trường. Đánh giá được thuận lợi, khó khăn.
- Tìm hiểu thực trạng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa tại địa bàn
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp.