Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSNN GIAI ĐOẠN 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.32 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
mục lục.................................................................................................................1
Danh mục từ viết tắt.............................................................................................2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.................................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................5
2.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...............................................................................................5
2.1.1. Khái niệm NSNN và hệ thống NSNN.......................................................................5
2.1.2. Đặc điểm của NSNN...............................................................................................5
2.1.3. Vai trò của NSNN...................................................................................................6
2.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.......................................................................................7
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thu NSNN....................................................................7
2.2.2. Nội dung thu NSNN................................................................................................7
2.2.3. Phân loại thu NSNN...............................................................................................8
2.2.4. Bồi dưỡng nguồn thu NSNN..................................................................................9
2.3. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.........................................................................................9
2.3.1. Khái niệm...............................................................................................................9
2.3.2. Đặc điểm................................................................................................................9
2.3.3. Nội dung của chi NSNN........................................................................................10
2.3.4. Phân loại..............................................................................................................11

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................13
3.1. TÌNH HÌNH THU NSNN................................................................................................13
3.1.1. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2000 - 2005..........................................................13
3.1.2. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2006 - 2010..........................................................15
3.1.3. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2011 – 2015.........................................................18
3.2. TÌNH HÌNH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.....................................................................20
3.2.1. Tình hình chi NSNN giai đoạn 2000 -2005...........................................................20
3.2.2. Tình hình chi NSNN giai đoạn 2006-2010............................................................23
3.2.3. Tình hình chi NSNN giai đoạn 2011-2015............................................................24

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................27


4.1. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.....................................................................................27
4.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.......................................................................................28

Tài liệu tham khảo.............................................................................................30
phụ lục...............................................................................................................30

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSNN: Ngân sách nhà nước
XNK: Xuất nhập khẩu
TW: Trung ương
SDĐNN: Sử dụng đất nông nghiệp
TTTĐB: Thuế tiêu thụ đặc biệt
GTGT: Giá trị gia tăng
TDTT: Thể dục thể thao
GD – ĐT: Giáo dục đào tạo
XHH: Xã hội hoá
ĐH: Đại học
XH: Xã hội

2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Trong lịch sử phát triển của loài người, nhà nước ra đời từ cuộc đấu tranh
giai cấp, là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư
cách là một cơ quan quyền lực công cộng nhằm thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ về nhiều mặt như: quản lý hành chính, kinh tế, xã hội, chức năng đối

nội, đối ngoại….. Để thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ của mình,
nhà nước đòi hỏi cần có một nguồn lực tài chính nào đó để đảm bảo thực hiện.
Đó cũng chính là cơ sở cho sự ra đời của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, bao
giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và sự tồn tại, phát triển của
nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nó bao gồm toàn bộ các khoản thu chi của nhà
nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình. Ngân sách
nhà nước là một công cụ tài chính quan trọng nhằm điều chỉnh vĩ mô nền kinh
tế xã hội, khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, định hướng
phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã
hội, là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển
sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, giải quyết các vấn đề xã hội, góp
phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng
hóa….Ngân sách nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục
tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Ngân sách nhà nước còn cung
cấp kinh phí cho hoạt động của các lĩnh vực không sản xuất vật chất, duy trì
hoạt động của bộ máy nhà nước, giữ ổn định kinh tế - xã hội, phấn đấu xây
dựng một nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp như hiện nay thì
việc thu, chi ngân sách thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh tình trạng thất
thoát, hạn chế thâm hụt ngân sách là một bài toán đâu đầu cho các nhà chính
trị gia nước ta.Vì vậy cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí của
ngân sách nhà nước cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay nhằm
đảm bảo nguồn vốn cho sự nghiệp, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, nhóm chúng tôi quyết định
chọn đề tài: Phân tích tình hình thu chi ngân sách của chính phủ Việt Nam giai
đoạn 2000-2015. Vì đề tài nghiên cứu có phạm vi khá rộng, với thời gian và
trình độ chuyên môn có nhiều hạn chế, mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức


3


nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự giúp đỡ
cũng như góp ý của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn.

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái niệm NSNN và hệ thống NSNN
Theo luật Ngân sách ban hành năm 2002: “NSNN là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách, giữa chúng có mối quan
hệ hữu cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế chính trị, pháp chế và các
2.1.2. Đặc điểm của NSNN
NSNN bao gồm những mối quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các
quan hệ tài chính của quốc gia.
-

Quan hệ tài chính giữa nhà nước với dân cư.

-

Quan hệ tài chính giữa nhà nước với các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế, đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước.


-

Quan hệ tài chính giữa nhà nước với các tổ chức xã hội.

-

Quan hệ tài chính giữa nhà nước với các nhà nước khác và với các tổ chức
quốc tế.

-

Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tư cách là bên tham gia hình thành
quỹ công như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ đầu tư.
Đặc điểm của các quan hệ tài chính:

-

Việc tạo lập và sử dụng quỹ luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước và việc
thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ
sở những luật lệ nhất định.

-

NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung,
lợi ích công cộng.

Hoạt động thu chi NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế - xã hội
của Nhà nước:
-


NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác.

5


-

Hoạt động thu chi được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
là chủ yếu.
2.1.3. Vai trò của NSNN

NSNN là công cụ quản lý vĩ mô mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ trong việc ổn định, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng và góp phần thực hiện công bằng xã hội.
NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để bảo đảm các nhu cầu chi
tiêu của Nhà nước. Đây là vai trò lịch sử của NSNN, mà trong cơ chế nào và
trong thời đại nào NSNN cũng phải thực hiện. Vai trò này của NSNN được
xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của NSNN.
NSNN là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Phạm vi phát huy vai trò Nhà nước rất rộng và trên một mức nào đó nó tương
đồng với phạm vi phát huy chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trên lĩnh vực
của đời sống kinh tế xã hội. Song, nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện điều
chỉnh thành công khi có nguồn tài chính đảm bảo, tức khi sử dụng triệt để và
hiệu quả công cụ NSNN.
+ Về mặt kinh tế:
• NSNN cung cấp nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành các
doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác.

• Việc hình thành các doanh nghiệp Nhà nước cũng là một trong những
biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi
vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.


Hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần
thiết đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang
cơ cấu mới, cao hơn.

• Các nguồn cho vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn
vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vay nợ của
Nhà nước cũng là một vấn đề phải xem xét thận trọng khi quyết định
thực hiện các biện pháp huy động tiền vay.
+ Về mặt xã hội:
• Đầu tư của ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội như: chi
giáo dục - đào tạo, chi cho y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ giá một số
mặt hàng.
6


• Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp nhằm
điều tiết thu nhập để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập
thấp.
• Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết
kiệm.
+ Về mặt thị trường: NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện
các chính sách về ổn định giá cả, thị trường và chống lạm phát . Nhà
nước sử dụng các công cụ thuế, phí, lệ phí, vay và chính sách chi ngân
sách để điều chỉnh giá cả, thị trường một cách chủ động.
2.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thu NSNN
-

Khái niệm: Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tạo
lập quỹ NSNN theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở
các khoản thu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.

-

Đặc điểm:
+ Gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xã hội và với việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
+ Trong hoạt động thu NSNN, nhà nước luôn tham gia với tư cách là
chủ thể bắt buộc và chủ thể này được phép sử dụng quyền lực chính
trị.
+ Đối tượng của thu NSNN là của cải xã hội biểu hiệu dưới hình thức
giá trị.
+ Tiền đề và yếu tố khách quan hình thành các khoản thu NSNN và
mức độ động viên các khoản thu của NSNN chính là mức độ phát
triển kinh tế, tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm.
2.2.2. Nội dung thu NSNN

-

Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp
luật:
+ Thuế: là khoản đóng góp mang tính bắt buộc được Nhà nước qui
định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho
Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Là khoản

thu chủ yếu của NSNN.

7


+ Phí: Là khoản thu mang tính chất bù đắp hay một kho nộp có tính
chất bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng một
lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do Nhà nước cung
cấp. Nó có tính hoàn trả trực tiếp và do cơ quan hành pháp ban
hành.
+ Lệ phí: Là khoản thu của NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho
người nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa
mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN.
-

Các khoản thu thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước như:
+ Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vao các cơ sở kinh tế.
+ Tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế.
+ Thu hồi tiền cho vay của nhà nước ( cả gốc và lãi).

-

Vay nợ của chính phủ:
+ Vạy nợ trong nước: Thông thường bằng cách phát hành trái phiếu,
chính phủ ủy nhiệm cho Kho bạc Nhà Nước phát hành trái phiếu
dưới 3 hình thức:
 Tín hiệu kho bạc (ngắn hạn).
 Trái phiếu kho bạc (trung và dài hạn).
 Trái phiếu công trình (trung dài hạn).
+ Vay nợ nước ngoài: thường biểu hiện dưới 3 hình thức:

 Hiệp ước hoặc hiệp định vay mượn (viện trợ có trả lại ) giữa hai
chính phủ.
 Hiệp định vay mượn giữa Chình phủ với các tổ chức tài chính,
tiền tệ thế giới.


Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước phủ.

-

Viện trợ quốc tế.

-

Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

-

Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản.
2.2.3. Phân loại thu NSNN

-

Phân loại theo nội dung kinh tế:

8


+ Thu thường xuyên: là các khoản thu mang tính chất đều đặn, ổn
định về mặt thời gian và số lượng như các khỏan thu về thuê, phí, lệ

phí, lợi tức cổ phần..
+ Thu không thường xuyên: là những khoản thu không ổn định về
mặt thời gian phát sinh cũng như số lượng tiền thu như: thu nhận
viện trợ nước ngoài, đi vay trong và ngoài nước, thu tiền phạt…
-

Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN:
+ Thu trong cân đối NSNN: bao gồm các khoản thu thường xuyên và
không thường xuyên.
+ Thu bù đắp thiếu hụt NSNN.
2.2.4. Bồi dưỡng nguồn thu NSNN

-

Phải chú trọng kết hợp tốt việc khai thác, huy động các nguồn tài chính
khác vào NSNN với việc bồi dưỡng phát triễn các nguồn tài chính. Không
nhấn mạnh một chiều việc huy động vốn mà làm thui chột các động lực
nuôi dưỡng nguồn tìa chính, nguồn thu của NSNN.

-

Phải coi nâng cao năng suất lao động xã hội, năng suất lao động của từng
doanh nghiệp và tiết kiệm con đường cơ bản để tạo vốn, để tăng thu
NSNN.

-

Phải thực hiện toàn dân tạo vốn: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã
hội và dân cư nhằm tăng trưởng kinh tế. không chỉ dựa vào nguồn vốn
NSNN mà còn phải dựa vào vốn của doanh nghiệp, vốn tiết kiệm của dân

cư.

2.3. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.3.1. Khái niệm
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
2.3.2. Đặc điểm
-

Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị
xã hội mà Nhà nước đảm đượng trong từng thời kỳ. NSNN có được trong
từng năm, trong từng thời kỳ là có hạn nên buộc Nhà nước không thể bao
cấp tràn lan qua NSNN, mà phải tập trung nguồn tài chính vào phạm vi đã
hoạch định để giải quyết các vấn đề lớn của đất nước.

-

Chi NSNN gắn với quyền lực Nhà nước.

9


-

Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, vì
nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng..mà các khoản chi NSNN đảm nhận.

-


Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Đặc điểm này
giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng.

-

Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn với
sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng,
thuế, tỷ giá hối đoái…
2.3.3. Nội dung của chi NSNN

-

Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi có tác động dài, bao gồm: chi đầu
tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp
Nhà nước hoặc các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư, chi viện
trợ, đầu tư cho nước ngoài.
+ Chi đầu tư xay dựng các cồng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho cá doanh nghiệp Nhà nước
+ Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước

-

Chi cho quỹ hộ trợ phát triển

-

Chi thường xuyên: mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dung xã hội và
gắn liền với chức năng quản lí xã hội của Nhà nước. Hàng năm, NSNN chỉ
một số lượng khá lớn các nguồn tài chính cho lĩnh vực này.

+ Chi sự nghiệp: các khoản chi này tạo thành một bộ phận chi quan
trọng của tài chính Nhà nước và thực chất đây là những khoản chi
cho dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát triễn kinh tế
- xã hội và nâng cao dân trí của dân cư. Như vậy, về mặt nội dung,
chi sự nghệp gồm chi đảm bảo các hoạt động sự nghiệp và chi có
tính chất trợ cấp cho các đối tượng xã hội nhất địch. Đây là khoản
chi quan trọng và có nhu cầu rất lớn.
+ Chi quản lý Nhà nước: đây là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt
động của hê thống các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến
địa phương và cơ sở, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và
hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. là khoản chi cho tiêu
dùng nhưng có ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động của các cơ
quan quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội và có tác dụng tham gia
kiểm tra các hoạt động trong toàn bộ xã hội.
10


+ Chi quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội: thuộc về lĩnh vực chi cho
tiêu dùng xã hội.
-

Chi dự trữ Nhà nước:
+ Chi điều chỉnh các hoạt động thị trường, điều hòa cung cầu về tiền,
ngoại tệ và một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả, trên cơ sở đó
đảm bảo sự hoạt động ổn định của nền kinh tế xã hội.
+ Chi giải quyết hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống xã hội.

-


Chi trả nợ vay:
+ Trả nợ vay trong nước: đây là các khoản nợ mà Nhà nước vay của
các taangf lớp dân cư, các tổ chưc đoàn thể xã hội, các tổ chức kinh
tế bằng cách phát hành các loại chứng khoán.
+ Trả nợ vay nươc ngoài: các khoản nợ mà Nhà nước vay của chính
phủ các nước, các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.
2.3.4. Phân loại

-

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
+ Chi đầu tư kinh tế.
+ Chi cho y tế.
+ Chi cho giáo dục.
+ Chi cho phúc lợi xã hội.
+ Chi cho quản lý hành chính.
+ Chi cho an ninh quốc phòng.

-

Căn cứ vào tính chất sử dụng:
+ Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất: là những khoản chi cho các
ngánh sản xuất vật chất: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp,
thương nghiệp…
+ Chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất: là những khoản chi về các
dịch vụ công cộng, văn hóa, giáo dục, y tế, TDTT, nghiên cứu khoa
học, quản lý Nhà nước..

-


Căn cứ vào chức quản lý của Nhà nước:

11


+ Chi nghiệp vụ: gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, trẩ nợ
trong và ngoài nước, hỗ trợ và chuyển giao, hưu trí và thâm niên,
cung cấp và dịch vụ, trợ giá và trợ cấp…
+ Chi phát triển: gồm các khoản về phát triển kinh tế, các dịch vụ xã
hội, quản lý hành chính, an nin,h quốc phòng.
-

Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội:
+ Chi tích lũy: gôm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản,chi cấp
vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước,chi dự trữ…
+ Chi tiêu dùng: gồm các khoản chi đa dạng và phức tạp hơn nhiều so
với chi tích lũy: chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá,
chi khác…

-

Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi:
+ Chi thường xuyên
+ Chi đầu tư phát triển
+ Chi trả khác

12



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Biểu đồ 3.1. Tình hình chung thu chi NSNN giai đoạn 2000-2015
3.1. TÌNH HÌNH THU NSNN
3.1.1. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2000 - 2005
Trong năm 2001-2003 cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo chiều hướng
tích cực hơn, thu từ nguồn trong nước đã tăng từ 50,7% lên 52,6% so với tổng
thu trong năm 2003 nhưng thu từ dầu thô, hoạt động XNK đã giảm từ 47,4%
xuống còn 45,9% năm 2003. Ngoài ra do thực hiện pháp lệnh về phí và lệ phí
đã bãi bỏ 140 khoản phí thuộc các bộ ngành TW và 105 khoản phí thuộc các
địa phương đã làm giảm chi phí xã hội khoảng 1. 000 tỷ đồng mỗi năm. Thu
NSNN năm 2004 dự kiến đạt 166. 900 tỷ đồng, vượt dự toán 11,8%, tăng
17,4% so với năm 2003 và tương đương 22,7% GDP. Trong đó số tăng thu, số
tăng từ dầu thô, nhà đất chiếm tỷ trọng lớn.
Năm

Doanh thu (Tỷ đồng)

Tốc độ thu NSNN (2000 – 2005 )

2000

90479

2001

103888

14.47%


2002

123860

36.48%

2003

152274

67.8%

2004

190928

110.4%

2005

228287

151.55%

13


Nguồn thu từ khu vực sản xuất kinh doanh năm 2000 chiếm 50.45% trong
tổng thu nội địa. Nguồn thu nội địa tăng cao và trở thành nguồn thu chủ yếu
của ngân sách nhà nước, năm 2001 là 50.68%, năm 2002 là 51.69%, năm 2003

là 51.67%, năm 2004 là 54.77%, năm 2005 là 52.49%. Trong đó năm 2004 là
cao nhất, qua đó thấy tăng tính ổn định và bền vững của NSNN.
Nhìn chung, các khoản thu tăng dần qua các năm, cụ thể:
-

Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp :
Năm

Thu thuế SDĐNN (tỷ đồng)

Tốc độ tăng thu thuế SDĐNN (%)

2000

1776

2001

814

-0.54167

2002

772

-0.56532

2003


151

-0.91498

2004

130

-0.9268

2005

132

-0.92568

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện chính sách miễn, giảm trên,
từ năm 2003 đến năm 2010, mỗi năm đã miễn, giảm cho 11.249.076 hộ với
diện tích miễn, giảm khoảng 5.462.278 ha; tổng số thuế miễn, giảm là
1.851.577 tấn quy thóc, tương đương 2.837 tỷ đồng. Đẩy nhanh tốc độ xóa đói
giảm nghèo, nâng cao phần nào đời sống nông thôn, hạn chế tốc độ phân cấp
giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn với một chính sách thuế ưu đãi cho các
hộ nông dân nghèo.
-

Thu phí lệ phí :
Năm

Thu phí lệ phí (tỷ đồng)


Tốc độ tăng thu chi, lệ phí (%)

2000

2713

2001

2583

-0.047917435

2002

3021

0.11352746

2003

3279

0.208625138

2004

4182

0.541467011


2005

4192

0.545152967

Tình hình thu chuyển biến không đều qua các năm. Vào giai đoạn
2001-2002 đã giảm 438 nghìn tỷ đồng. Và với việc thực hiện pháp lệnh về phí
và lệ phí đã bãi bỏ 140 khoản phí thuộc các bộ ngành trung ương và hơn 200
khoản phí thuộc các địa phương nên đã làm cho các khoản thu từ phí và lệ phí

14


vào NSNN hàng năm tăng tương đối nhẹ, bình quân hàng năm tăng khoảng
13,32%
-

Thu thuế xuất nhập khẩu -thuế tiêu thụ đặc biệt :
Năm

Thu thuế xuất nhập khẩu -thuế tiêu
thụ đặc biệt (tỷ đồng)

Tốc độ tăng Thu thuế
XNK-TTĐB (%)

2000

13568


2001

17574

0.295253538

2002

22083

0.627579599

2003

21507

0.585126769

2004

21654

0.595961085

2005

23660

0.743808962


Thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu năm 2000 - 2005 đạt 120046 tỷ
đồng, bình quân hàng năm tăng khoảng 15,09%. Sau khi hoàn thuế GTGT
theo chế độ, số thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt gần 145 tỷ đồng.
Thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam tương đối ổn định, chỉ giảm
nhẹ ở các năm 2003 , 2004 , nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 23660 và cao
nhất trong giai đoạn 2000 – 2005.
-

Thu viện trợ không hoàn lại :
Năm

Thu viện trợ không hoàn lại
(tỷ đồng)

Tốc độ tăng Thu viện trợ
không hoàn lại (%)

2000

2028

2001

2011

-0.008382643

2002


2249

0.108974359

2003

2969

0.464003945

2004

2877

0.418639053

2005

3789

0.868343195

Thu từ viện trợ không hoàn lại trong giai đoạn 2000- 2005 đạt 15923
nghìn tỷ đồng . Thể hiện tình hình thu ổn định qua các năm , cao nhất ở năm
2005 là 3789 tăng 912 nghìn tỷ đồng so với năm 2004.
Tốc độ thu ngân sách nhà nước từ năm 2000-2005 tuy nhiên, xét chung
giai đoạn 2000- 2005, ngành thuế đã hoàn thành và vượt xa mức dự toán thu
ngân sách nhà nước kể cả những năm gặp khó khăn do tác động xấu của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
3.1.2. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2006 - 2010

15


Trong giai đoạn này vào năm 2007 với việc gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO), Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn,
nhiều quy định đã được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn và cam kết gia nhập
WTO. Và trong điều kiện nền kinh tế suy giảm, phải thực hiện chính sách
miễn, giảm, giãn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng
tổng thu NSNN bình quân hàng năm vẫn vượt dự toán 118,04%.Trong giai
đoạn này với việc Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO và
do chịu tác động của suy giảm kinh tế nên các khoản thu có tốc độ tăng trưởng
không ổn định.Nét nổi bật trong thu NSNN trong giai đoạn này là mặc dù nền
kinh tế phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thách thức và biến động khó
lường từ năm 2008, nhiều khoản thu giảm mạnh nhưng tổng thu nội địa vẫn
tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và giữ vai trò chủ đạo trong tổng thu NSNN.
Năm

Doanh thu (Tỷ đồng)

Tốc độ thu NSNN (2006 – 2010)

2006

279472

2007

315915

0.130399468


2008

416783

0.491322923

2009

442340

0.582770367

2010

558158

0.997187554

Các khoản thu dần qua các năm:
-

Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Năm

Thu thuế SDĐNN ( tỷ đồng)

Tốc độ tăng thu thuế SDDNN (%)


2006

111

2007

113

0.018018

2008

98

-0.11712

2009

67

-0.3964

2010

56

-0.4955

Thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm, bình quân
hàng năm giảm khoảng 22%, và các khoản thu từ nhà đất còn rất thấp so với

tiềm năng thực tế do công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập.
-

Thu phí lệ phí :
Năm

Thu phí lệ phí (tỷ đồng)

2006

4986

2007

4059

Tốc độ tăng thu chi, lệ phí (%)
-0.18592

16


2008

7773

0.558965

2009


9363

0.877858

2010

10021

1.009828

Tình hình thu có chiều hướng tăng nhanh qua các năm, cao nhất là năm
2010 nhưng tăng mạnh là năm 2008 thêm 3714 tỷ đồng so với năm 2007. Giai
đoạn này vẫn nằm trong lộ trình thực hiện pháp lệnh về phí và lệ phí nên các
khoản thu từ phí và lệ phí vào NSNN hàng năm tăng tương đối nhẹ nên bình
quân hàng năm tăng khoảng 16,57%.

-

Thu thuế xuất nhập khẩu - thuế tiêu thụ đặc biệt:

Năm

Thu thuế XNK-TTĐB
(tỷ đồng)

Tốc độ tăng Thu thuế XNK-TTĐB
(%)

2006


26280

2007

38385

0.460616

2008

59927

1.280327

2009

77040

1.931507

2010

73816

1.808828

Thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu giai đoạn này có mức tăng trưởng
khá, bình quân hàng năm tăng 22,15%, sau khi hoàn thuế GTGT theo chế độ
thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân tăng 27,42%. Đạt được sự tăng
trưởng này là một thành tựu nổi bật của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đó

là mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Thị trường được mở
rộng, thông suốt với 149 nền kinh tế thành viên.Từ năm 2007, tình hình nhập
khẩu cũng bắt đầu biến động mạnh, tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 39,82%
năm 2007 và 28,6% năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới,
nhập khẩu giảm còn 13,34% năm 2009, tuy nhiên nhập khẩu đã nhanh chóng
phục hồi, năm 2010 tăng 21,3% và năm 2011 tăng 25,83%.
-

Thu viện trợ không hoàn lại:

Năm

Thu viện trợ không hoàn lại
(tỷ đồng)

2006

7897

2007

4256

Tốc độ tăng Thu viện trợ
không hoàn lại (%)

-0.46106

17



2008

7275

-0.07876

2009

6520

-0.17437

2010

5500

-0.30353

Thu viện trợ không hoàn lại giai đoạn này vẫn có sự tăng trưởng không ổn
định. Đến năm 2008 đã tăng mạnh lên 70.93% so với năm 2007,nhưng do tác
động của suy thoái kinh tế thu viện trợ không hoàn lại giảm 15,99% năm
2009. Chủ yếu là do: việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam một vài
thuận lợi, như tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007-2012 đạt bình quân
6,5%/năm mặc dù thấp hơn so với các giai đoạn trước, nhưng đây vẫn được
xem là sự tăng trưởng khá khi mà nhiều nước trên thế giới tăng trưởng kinh tế
rất thấp
3.1.3. Tình hình thu NSNN giai đoạn 2011 – 2015
Giai đoạn 2011-2015 về thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách cho
thấy, thu NSNN gặp nhiều khó khăn khi các nguồn thu chủ đạo đều suy giảm,

trong khi đó nhu cầu chi cho các nhiệm vụ cấp bách vẫn tăng cao. Trong bối
cảnh đó, ngành Tài chính đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu
tăng thu, tiết kiệm chi, đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Năm

Doanh thu (Tỷ đồng)

Tốc độ thu NSNN (%)

2011

721804

2012

734883

0.01812

2013

790800

0.095588

2014

814100

0.127869


2015

884800

0.225818

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nguồn thu vẫn dồi dào, biểu hiện là
tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2015 vừa qua đạt 884800 tỷ đồng tăng
thêm 70700 tỷ đồng
Các khoản thu dần qua các năm
- Thu nội địa:
Năm

Thu nội địa (Tỷ đồng)

2011

443731

2012

477106

0.075214488

2013

530000


-0.678097766

2014

551400

-0.81397288

2015

657000

-0.792473368
18

Tốc độ thu nội địa (%)


Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ
yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội. Chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ là những giải pháp quan trọng
được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu của nghị quyết 11. Kết quả bước đầu
của việc thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ là tốc độ tăng giá tính theo
tháng đã giảm dần kể từ tháng 4/2011. Do đó thu nội địa có chiều hướng giảm
dần qua các năm, cao nhất đạt 657000 ở năm 2015.
-

Thu thuế xuất nhập khẩu

Năm


Thu thuế xuất nhập khẩu
(Tỷ đồng)

Tốc độ thu nội địa (%)

2011

81405

2012

71276

-0.124427246

2013

140800

0.729623488

2014

160300

0.969166513

2015


160000

0.965481236

Thuế xuất nhập khẩu cũng có chiều hướng tăng theo các năm, cao nhất
đạt 160300 ở năm 2014
Nhìn chung, thu NSNN luôn được giữ ở trạng thái gia tăng và vượt dự
toán, lượng thu năm sau cao hơn năm trước, các khoản thu NSNN biến động
tương đối ổn định. Cùng với sự tăng cao về số thu, thì cơ cấu thu NSNN đã
thay đổi theo chiều hướng tích cực, trong đó thu nội địa tăng cao và dần dần
trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN (đến năm 2012 thu nội địa đã chiếm
khoảng 63% thu NSNN), quy mô thu NSNN cũng tăng khá đồng đều qua các
năm. Tổng cục thống kê (2011) cho biết các địa phương có quy mô thu NSNN
hơn 1000 tỷ đồng/năm tăng từ 21 tỉnh – thành phố năm 2006 lên tới 41 tỉnh –
thành phố năm 2010, trong đó có 5/63 địa phương có số thu hơn 10.000 tỷ
đồng/năm như: Hà Nội, TP.HCM, bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai
.Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những
bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó
lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại
toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng
trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có
xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị
trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng
sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở
trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây
áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi
19


cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng. Và

năm 2015 - Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây
dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, năm đầu của
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
3.2. TÌNH HÌNH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2.1. Tình hình chi NSNN giai đoạn 2000 -2005
- Trong giai đoạn này có những chuyển biến tích cực: Cơ cấu chi có
nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập
trung ưu tiên chi cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội quan trọng và
giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.
+ Chi NSNN đạt trên 782.563 tỷ đồng tăng so với mục tiêu đề ra.
+ Giữ mức bội chi hợp lý (dưới 5% so với GDP), đảm bảo trả nợ hết hạn
theo cam kết.
- Bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề về: tình trạng nợ cơ bản đã được
khắc phục một phần nhưng số tiền nợ vẫn còn lớn. Đầu tư của nhà nước
chiếm tỷ trọng cao nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng thấp. Chi ngân sách
cho một số lĩnh vực phục vụ nhu cầu chăm lo phát triển con người như giáo
dục, y tế…chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết.
 Quy mô chi NSNN qua các năm 2000-2005
- Quy mô chi ngân sách bình quân các năm 2000-2005 đạt 19,24%, cao
hơn mức bình của giai đoạn 1995-1999. Quy mô chi năm sau thường cao hơn
năm trước.
Năm

Tổng chi (tỷ đồng)

Tốc độ chi NSNN (%)

2000


108961

2001

129773

19.10041207

2002

148208

36.01930966

2003

181183

66.28243133

2004

214176

96.56207267

2005

262697


141.0926845

- Mặc dù quy mô chi NSNN tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng chi
NSNN có chậm lại. Năm 2000, chi NSNN tăng 21,6% so với năm 1999. Năm
2001, tăng 19,1% so với năm 2000. Năm 2002, chỉ còn tăng 14,21% so với
20


năm 2001. Năm 2003, do tăn lương tối thiểu từ 210.000 đồng lên 290.000
đồng, nên tốc độ tăng chi tiêu so với năm 2002 lại lên đến 22,25%. Năm 2004,
tốc độ tăng lại giảm xuống còn 18,2%. Năm 2005, tăng đến 22,66 %.
- Nhìn chung, về quy mô nhu cầu chi NSNN không quá cao so với khả
năng thu, không gây sức ép xấu đến cân đối NSNN. Tuy nhiên tình hình thực
hiện chi NSNN luôn luôn vượt qua dự toán là điều đáng xem xét. Năm 2005,
một số khoản chi đã vượt dự toán khá lớn. Chi sự nghiệp kinh tế vượt dự toán
30,2% so với dự toán, chi bổ sung quỹ dự trữ quốc gia vượt 58%, chi quản lý
bộ máy nhà nước vượt 11,9%. Chi bù lỗ dầu nhập khẩu ước thực hiện 11.000
tỷ đồng... Tình trạng chi tiêu vượt dự toán đã phê chuẩn thể hiện kỷ luật tài
chính chưa nghiêm và chứa đựng những nguy cơ tác động xấu đến tính bền
vững, ổn định của NSNN.
+ Từ nhiều năm nay chi đầu tư phát triển đều vượt dự toán và tăng cao so
với năm trước. Năm 2003, chi ĐTPT tăng 23,67% so với năm 2002. Năm
2004 tăng 10,8% so với năm 2003, chiếm 30,86% tổng chi NSNN. Năm 2005
tăng 19,8% so với năm 2004.
+ Bội chi NSNN năm 2004, tính theo chuẩn quốc tế là 1,6% GDP. Bình
quân 4 năm 2001- 2004 chỉ ở mức 2,2%GDP.
 Một số mặt cụ thể của chi NSNN về nội dung và thực trạng chi cho
hoạt động kinh tế - xã hôi, văn hóa:
- Chi cho phát triển kinh tế - xã hội: Khoản chi này hàng năm bình

quân tăng khoảng 16,44%. Chiếm khoảng 55% trong tổng chi tiêu NSNN.
Năm 2001 đạt 56,73%; năm 2005 ước khoảng 50,37% tổng chi NSNN.
- Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Đầu tư cho giáo dục là một
trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Năm 2001 tăng lên
bằng 21,7% so với năm 2000; năm 2002 chiếm khoảng 12,04% tổng chi
NSNN. Đến năm 2005, tăng còn 12,8% so với năm 2004. Mặc dù đầu tư cho
giáo dục của ta cũng tăng nhưng chưa tập trung dứt điểm và chú trọng điểm.
Cho nên, cũng dàn trải và thiếu đồng bộ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục; đồng thời, chưa có sự kết hợp đầu tư từ ngân sách và các nguồn thu huy
động từ xã hội hoá (XHH). Tức là huy động toàn dân tham gia giáo dục.
Trong khi đó, nguồn thu từ học phí cũng lộn xộn, chưa có cơ chế chính sách
thu quản lý thống nhất, sử dụng chưa đúng cho đào tạo.Việc sử dụng chi cho
GD-ĐT chưa được cân đối giữa chi cho con người và mua sắm trang thiết bị
dạy học. Thực tế, ngân sách chủ yếu mới tập trung để trả lương, cũng đầu tư
cho thiết bị dạy học cả phổ thông và ĐH chưa được chú trọng. Tỷ lệ trả lương

21


cho giáo viên chiếm từ 90 - 95%, đầu tư xây dựng cơ bản mới chỉ chú trọng
xây “vỏ” bên ngoài, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm thực hành rất ít.
- Chi cho y tế: Trong vòng 6 năm (2000-2005), mặc dù NSNN đã tăng
chi y tế từ 5 USD lên khoảng 10 USD/ người (mặc dù vậy tính trong tổng chi
ngân sách thì con số này giảm từ 3,17% năm 2000 xuống 2,9% tổng chi
NSNN năm 2005). Tuy nhiên, nếu tính chi phí cho mỗi cá nhân thì phần nhà
nước chi mới đảm bảo được khoảng 20%, 80% còn lại do gia đình người ốm
tự trả. Mức chi NSNN cho y tế nước ta thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái
Lan, Singapo, Brunây. Tổ chức y tế thế giới đã xếp Việt Nam đứng thứ
187/191 nước thành viên khi xét về “tỷ trọng chi cho y tế từ nguồn tài chính
công”. Tuy nhiên dịch chuyển ngân sách cho y tế lên mức này là cực kỳ khó vì

ngành nào cũng đòi tăng thì ngân sách chịu sao nổi.
- Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ, môi trường: Giai đoạn 20002005 chi NSNN cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ, môi trường
tăng dần qua các năm tăng bình quân khoảng 15,76%, chiếm 1,12% tổng chi
NSNN.
- Chi sự nghiệp phát thanh và truyền hình: nhìn chung có chiều
hướng tăng từ năm 2000-2005, chiếm tỷ trọng 0,62% tổng chi NSNN. Nhưng
giai đoạn năm 2002, lại bị giảm xuống còn 681 tỷ đồng, so với năm 2001 giảm
18,73%
-

Chi lương hưu và đảm bảo xã hội:

Năm

Chi lương hưu và đảm bảo XH (tỷ đồng)

Tốc độ tăng (%)

2000

10739

2001

13425

25.01163982

2002


13221

-1.519553073

2003

16451

24.43082974

2004

17282

5.051364659

2005

17747

2.690660803

Chi lương hưu và đảm bảo xã hội có sự biến động mạnh giai đoạn 2001-2003,
Năm 2002 giảm 1,52% so với năm 2001, và tăng mạnh vào năm tiếp theo là
năm 2003 lên đến 24,43%. Nguyên nhân là do việc ban hành quyết định tăng
lương của Nhà nước năm 2003.
-

Chi quản lý hành chính:


22


Năm

Chi quản lí hành chính (tỷ đồng)

Tốc độ tăng (%)

2000

8089

2001

8734

7.973791569

2002

8599

6.30485845

2003

11359

40.42526888


2004

15901

96.57559649

2005

18761

131.9322537

Nhìn chung chi quản lí hành chính tăng qua các năm nhưng không
đông đều. Cụ thể năm 2002 giảm 1,55% so với năm 2001. Chiếm tỷ trọng thấp
khoảng 6,7% trong tổng chi NSNN.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
giảm dần qua các năm, chiếm tỷ trong ngày càng thấp trong tổng chi NSNN.
Năm 2001 là 846 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 0,78% nhưng năm 2005 chỉ
còn 0,026% với 68 tỷ đồng.
3.2.2. Tình hình chi NSNN giai đoạn 2006-2010
- Báo cáo của Bộ Tài Chính cho biết tổng chi ngân sách Nhà nước trong
giai đoạn 2007-2010 tăng bình quân 12,87%. Trong đó, chi đầu tư phát triển,
chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội, chi sự nghiệp phát thanh truyền hình,
chi lương hưu đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, chi quản lý hành chính,
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, có nhiều
khoản chi biến động trong giai đoạn trên.
- Đánh giá từng qua giai đoạn: Chi thường xuyên giai đoạn 2006-2010
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN khoảng 50-60%, riêng năm
2010 vọt lên gần 73% và liên tục vượt dự toán chi thường xuyên ở mức từ

5,24% (2009) đến 8,1% (2010) và 9,3% (2007), thậm chí tới 15,3% (2008).
Đáng chú ý, thu nội địa luôn thấp hơn so với chi thường xuyên cho thấy bất
cập trong đảm bảo tính bền vững của NSNN.
Các khoản chi tăng dần qua các năm:
- Chi cho đầu tư phát triển: tăng trưởng bình quân đạt 13,04%; Trong
đó năm 2009 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi NSNN với 32,31% và
cũng là năm có tốc độ tăng cao nhất với 23,97% so với năm 2008.
- Chi phát triển sự nghiệp kinh tế, xã hội: đây là khoản chi chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng chi NSNN. Đặc biệt năm 2010 chiếm tỷ trọng lên
đến 58,05%. Chi tăng dần qua các năm tương đối đồng đều.
23


- Chi lương hưu và đảm bảo xã hội: tăng trưởng bình quân đạt 15,1%
qua các năm. Trong đó tăng cao nhất vào năm 2009 với 35,35% so với năm
2008.
- Chi sự nghiệp kinh tế và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: tăng
trưởng khá ổn định. Trong giai đoạn năm 2006-2010, chi sự nghiệp kinh tế
tăng bình quân khoảng 23,56%, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính tăng bình
quân khoảng 10,4%.
Các khoản chi biến động nhiều trong giai đoạn 2006-2010: tình trạng
chi NSNN có sự biến động giống nhau ở 4 khoản chi như sau: Chi sự nghiệp
giáo dục, đào tạo, Chi sự nghiệp y tế, Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và
môi trường, Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính đều giảm ở năm 2008 và tăng lại
vào năm 2009.
Năm 2007
(%)

Năm 2008
(%)


Chi sự nghiệp giáo dục, đào
tạo

1

-0.39796184

Chi sự nghiệp y tế

1

-12.42542311 34.54292666 29.84396

Chi sự nghiệp khoa học, công
nghệ và môi trường

1

-58.03524461 19.42964588 8.737864

Chi bổ sung quĩ dự trữ tài
chính

1

-14.05405405 55.34591195 11.33603

Các khoản chi


Năm 2009
(%)

Năm 2010
(%)

29.42494399 12.81881

Năm 2007-2008 nền kinh tế nước ta bị lạm phát cao, các khoản chi trên đều bị
cắt giảm. Ngược lại lạm phát năm 2009 tăng thấp và cần đẩy mạnh tăng chi
NSNN để kích thích tăng trưởng kinh tế đối phó với tác động của khủng
hoảng toàn cầu trong khi dự toán NSNN năm 2009 lại chưa tính đến tác động
này thì chi NSNN lại vượt dự toán ở mức thấp hơn năm 2006 và 2008, tương
đương với năm 2007. Dẫn đến năm 2010, chi NSNN có phần tăng chậm hơn
năm 2009.
3.2.3. Tình hình chi NSNN giai đoạn 2011-2015
- Tình hình chi năm 2011: Tổng chi NSNN năm 2011 ước tính đạt
787.554 tỷ đồng, cao hơn dự toán của năm. Trong đó chi đầu tư phát triển là
208.306 tỷ đồng, tăng 13,72% so với năm 2010. Các khoản chi khác như: chi
phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, quản lý hành
chính, … tăng hơn so với các năm trước đó, tỷ lệ tăng 37,98%. Nguyên nhân
một phần là do từ 1/5/2011 thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu từ
730.000 đồng/tháng lên mức 830.000 đồng/tháng (tăng 13,7%), lương hưu và
24


trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu. Thực hiện
chế độ phụ cấp công vụ với mức 10%, thực hiện phụ cấp thanh niên ngành
giáo dục theo Nghị quyết của Quốc hội. Riêng về khoản chi sự nghiệp phát
thanh, truyền hình có sự giảm nhẹ ước tính là 8.645 tỷ đồng, giảm 183 tỷ

đồng.
- Tình hình chi năm 2012: Tổng chi NSNN năm 2012 ước tính đạt
978.463 tỷ đồng, vượt dự toán của năm và tăng 24,24% tăng khá mạnh so với
năm 2011. Trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển tăng cao hơn 25.140 tỷ đồng so với năm 2011.
Nguyên nhân tăng là do tập trung đầu tư cho các công trình, dự án lớn cần đẩy
nhanh tiến độ đưa vào hoạt động nhằm mang lại hiệu quả đầu tư; chi cấp bù
chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối
với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; chi dự trữ
quốc gia để ứng phó với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão
lũ,...
+ Chi phát triển sự nghiệp gồm các khoản chi: giáo dục, đào tạo; chi
cho sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; chi sự
nghiệp phát thanh, truyền hình; chi lương hưu, đảm bảo xã hội; chi sự nghiệp
kinh tế; chi quản lý hành chính… Khoản chi này tiếp tục tăng so với các năm
trước. Tỷ lệ tăng là 14,12%. Nguyên nhân là do nâng cao chất lượng kết quả
xóa mù chữ, thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
cho các đối tượng con em các hộ nghèo, sống thường trú tại vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung đảm bảo chi cho công tác khám chữa
bệnh, chi phòng chống dịch bệnh, chi vốn đối ứng tiếp nhận các dự án ODA;
chi mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ cá nhân
thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp,
hỗ trợ người cận nghèo, học sinh, sinh viên mua thẻ bảo hiểm y tế theo Luật
Bảo hiểm y tế; dự phòng kinh phí phòng, chống dịch; bên cạnh đó Chính phủ
tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ bản từ 01/5/2012: (i) Điều chỉnh mức tiền
lương tối thiểu chung từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng (tăng
220.000 đồng, tương ứng tăng 26,5%); (ii) Lương hưu và trợ cấp ưu đãi người
có công tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu; (iii) Phụ cấp công vụ mức 25%
(tăng thêm 15% so với năm 2011).
- Tình hình chi năm 2013:Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước

tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư
phát triển 201,6 nghìn tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ
bản 196,3 nghìn tỷ đồng, bằng 115,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã

25


×