Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý nước thải và chất thải rắn y tế của trung tâm y tế thị xã sông công tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.95 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐỒNG THỊ PHƢƠNG ANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƢỚC
THẢI Y TẾ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên – năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐỒNG THỊ PHƢƠNG ANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƢỚC
THẢI Y TẾ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Lớp
: K43 - KHMT - N03
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Đặng Thị Hồng Phƣơng

Thái Nguyên – năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là một quá trình giúp cho bản thân sinh viên áp dụng kiến thức
đã học vào thực tế, từ đó giúp cho sinh viên hoàn thiện bản thân phục vụ cho

công tác sau này.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo của em
đã hoàn thành. Với lòng kiń h tro ̣ng và biế t ơn sâ u sắ c em xin đươ ̣c bày tỏ lờ i
cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiê ̣u Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , Ban Chủ nhiệm
khoa Môi Trường cùng toàn thể thầy cô giáo đagiảng
dạy và đào tạo hướng dẫn
̃
giúp em hệ thống hóa lại kiến thức đã học và kiểm nghiệm lại trong thực tế.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Đặng Thị Hồng Phƣơng đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các cô chú, anh chị trong cơ quan Phòng tài nguyên và môi trường
thị xã Sông Công và Trung tâm y tế thị xã Sông Công đã tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành được nhiệm vụ và hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến gia đình bạn bè, những người đã giúp đỡ rất nhiều để em hoàn thành được
chương trình học tập cũng như báo cáo tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của
một sinh viên thực tập nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè đề
khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Sinh viên
Đồng Thị Phƣơng Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam ............................ 10
Bảng 2.2. Một số các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh
viện tại Việt Nam [12] .................................................................... 18
Bảng 2.3 Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới .................................. 19
Bảng 2.4: Chất thải y tế phát sinh theo giường bệnh tại Việt Nam ................ 21
Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu .................................................................................. 25
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ............................ 26
Bảng 4.1: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong năm 2013 ..................... 42
Bảng 4.2: Lượng chất thải phát sinh trong 6 tháng năm 2014 ........................ 43
Bảng 4.3: Lượng chất thải y tế phát sinh trong năm ....................................... 44
Bảng 4.4: Công cụ thu gom chất thải rắn của Trung tâm y tế thị xã Sông Công ....46
Bảng 4.5: Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế ..................................................... 48
Bảng 4.6: Chất lượng không khí xung quanh lò đốt chất thải rắn y tế ........... 48
Bảng 4.7: Kết quả trình độ hiểu biết về chất thải y tế (%).............................. 49
Bảng 4.8: Lượng nước thải phát sinh trong năm ............................................ 50
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước xử lý tháng 11/2014 ......... 51
Bảng 4.10: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý tháng 11/2014 .......... 53
Bảng 4.11: So sánh kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải ................................ 54


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ hành chính thị xã Sông Công ................................................. 28
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế thị xã Sông Công năm 2013....................... 34
Hình 4.3: Biểu đồ thành phần rác thải sinh hoạt của trung tâm y tế ............... 42
Hình 4.4 : Biểu đồ so sánh kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải .................... 53


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

BNV

: Bộ Nội vụ

BYT

: Bộ Y tế

BV

: Bệnh viện

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BOD5

: Nhu cầu oxi sinh học

COD

: Nhu cầu oxi hóa học


CTYT

: Chất thải y tế

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

GB

: Giường bệnh

QĐ - BYT

: Quy định bộ y tế

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

TTLT

: Thông tư liên tịch

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa ................................................................................................... 2
1.4. Yêu cầu của đề tài .................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm thuật ngữ liên quan ................................................................... 4
2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế .......................................................................... 7
2.1.3. Thành phần của chất thải rắn y tế .............................................................. 9
2.1.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế ..........................................10

2.1.5. Thành phần nước thải y tế và các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm..................13
2.1.6. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng ....15
2.1.7. Một số công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh viện tại
Việt Nam ..............................................................................................................18
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 19
2.2.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới .........................................19
2.2.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế ở Việt Nam .........................................20
2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn và nước thải y tế trên tỉnh Thái Nguyên . 21
2.3. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....24
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 24
3.2. Thời gian.địa điểm ............................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sông Công .......................24
3.3.2. Tổng quan về Trung tâm y tế thị xã Sông Công .....................................24


vi

3.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế...........................24
3.3.4. Đánh giá chất lượngnước thải...................................................................24
3.3.5. Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao công tác quản lý chất thải
rắn y tế, nước thải.................................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa.................................................................................24
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu................................................................................25
3.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm .....................................26
3.4.4. Phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp ...............................................26
3.4.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................27
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................27

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Sông Công ....................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................33
4.2. Tổng quan về Trung tâm y tế thị xã Sông Công .................................. 38
4.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................38
4.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động .........................................................................39
4.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn ............................................ 41
4.3.1. Chất thải sinh hoạt .....................................................................................41
4.3.2. Chất thải rắn y tế ........................................................................................43
4.3.3. Trình độ hiểu biết của người nhà và bệnh nhân về công tác thu gom,vận
chuyển chất thải y tế ............................................................................................49
4.4. Đánh giá thực trạng nước thải .............................................................. 49
4.4.1. Thực trạng nước thải y tế ..........................................................................49
4.4.2. Hệ thống xử lý nước thải của trung tâm y tế thị xã Sông Công .............50
4.4.3. Đánh giá chất lượng nước thải của Trung tâm y tế .................................51


vii

4.5. Đề xuất giải pháp trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải y tế và hệ
thống xử lý nước thải .................................................................................. 55
4.5.1. Giải pháp đối với hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn y tế ...............55
4.5.2. Giải pháp đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế ..................55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 56
5.1. Kết luận ................................................................................................ 56
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Môi trường rất cần thiết cho sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của con
người cũng như tất cả các loài sinh vật trên trái đất, môi trường có nhiều chức
năng quan trọng khác nhau đối với sự sống trên Trái đất. Song song với tiến
trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, thì vấn đề về môi trường, sức khoẻ của cộng đồng là nền tảng và là
động lực để phát triển đất nước và tham gia hội nhập quốc tế. Với sự tăng về
dân số cùng với sự phát triển của các khu đô thị thì việc phát triển về vấn đề
giáo dục, kinh tế - văn hóa- xã hội đặc biệt là phát triển y tế nhằm đảm bảo
sức khoẻ cho nguồn lực lao động được coi là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Năm 2010, Việt Nam có khoảng 1186 bệnh viện với công suất là 187843
giường. Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Dự kiến
đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn y tế là 600 tấn/ngày và năm 2020 là
800 tấn/ngày. Hoạt động của bệnh viện ngoài mang lại phúc lợi cho xã hội và
con người thì trong quá trình hoạt động cũng gây các tác động tiêu cực tới
môi trường đặc biệt là ô nhiễm do nước thải và chất thải rắn y tế gây ra. Trên
cả nước có khoảng 70% bệnh viện chưa có các biện pháp xử lý nước thải. Với
tính chất độc hại, nước thải bệnh viện có sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn
gây bệnh nhất là nước thải được thải ra từ các phòng khoa, bệnh viện lây
nhiễm. Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với
dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ
cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi trường nước thải,
làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật, nếu không quản lý tốt có
thể gây ra những nguy cơ đáng kể cho con người và môi trường. Chất thải rắn



2

y tế (CTRYT) là một loại chất thải chứa nhiều thành phần gồm các chất nguy
hại và không nguy hại. Các vật sắc nhọn như kim tiêm... dễ làm trày xước da,
gây nhiễm khuẩn. Đồng thời, trong thành phần chất thải y tế còn có các loại
hóa chất và dược phẩm có tính độc hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn
da, gây phản ứng, gây nổ, nếu chúng không được quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Xuất phát từ những mối
nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra đối với môi trường và
con người, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng
đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ đó, nâng cao
năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất
thải cũng như nâng cao chất lượng cảnh quan vệ sinh cho bệnh viện.
Vì vậy, việc đánh giá thực quản lý nước thải và chất thải rắn y tế của
Trung tâm y tế thị xã Sông Công là rất cần thiết. Từ đó nâng cao chất lượng
quản lý chất thải y tế bệnh viện, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Do vậy, đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý nước thải và chất thải rắn y tế
của Trung tâm y tế thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được thực hiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng quản lý nước thải và chất thải rắn y tế của
trung tâm y tế thị xã Sông Công.
- Đề xuất giải pháp quản lý và phương pháp phù hợp để mang lại hiệu
quả cao hạn chế tác động của chất thải y tế đến môi trường và con người.
- Đề xuất giải pháp khắc phục và nâng cao công tác quản lý chất thải y
tế, nước thải.
1.3. Ý nghĩa
* Ý nghĩa trong học tập
- Giúp vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện kỹ năng điều tra tổng
hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.



3

- Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn để phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc có
khoa học, giúp bố trí thời gian công việc một cách hợp lý.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá thực trạng quản lý nước thải và chất thải rắn y tế của trung
tâm y tế từ đó rút ra nhận xét kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý
môi trường nhằm định hướng xây dựng phù hợp, đảm bảo sự phát triển hài
hòa kinh tế môi trường xã hội.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Đảm bảo số liệu chính xác ,khách quan.
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường Việt Nam.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1 Khái niệm thuật ngữ liên quan
* Khái niệm về môi trường
- Môi trường: Theo Điều 3, Chương I, Luật Bảo vệ môi trường 2014 [7]
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động

đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
- Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2014 [7]
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây
ảnh hưởng xấu đễn con người và sinh vật”.
- Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ sự xuất hiện của một chất lạ
trong môi trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành phần, tỷ lệ về hàm lượng
của các yếu tố có sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và con người nếu như
hàm lượng của các chất đó vượt khỏi giới hạn thích nghi tiềm tàng của cơ thể.
- Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như
hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,… hoặc các hoạt động do con người thực
hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến tranh và công nghệ quốc phòng, trong
sinh hoạt, trong đó công nghiệp được xem là nguyên nhân lớn nhất.
- Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, tuy
vậy chúng được phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất
thải khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hóa chất, các kim loại
nặng, đến chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay gián
tiếp gây nên sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô


5

nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến
mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
* Khái niệm về nước thải
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980 – 1995 và ISO 6170 – 1980 [14].
Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một
quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử

dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
- Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua vùng
đất ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành mà nước thải được chia thành:
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải tự nhiên và nước thải đô thị.
+ Nước thải sinh hoạt là: nước thải ra từ khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, công sở, trường học hay các cơ sở khác. Chúng chứa khoảng 58%
chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản cuả nước thải sinh hoạt là hàm
lượng cao các chất hữu cơ không bền sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ),
chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi.
+ Nước thải công nghiệp (hay nước thải sản xuất) là: nước thải từ các
nhà máy đang hoạt động sản xuất.
+ Nước thải tự nhiên là: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên. ở
những thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom bằng hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị là: chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát cuả một
thành phố. Đó là các hỗn hợp các chất thải kể trên.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại


6

cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm,
nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa
là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho
con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là

khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
+ Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.
* Khái niệm chất thải y tế
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở
y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.
- Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy trong tổng
số chất thải thông thường tạo ra từ các hoạt động y tế, gần 80% là chất thải


7

thông thường (tương tự như chất thải sinh hoạt) còn lại xấp xỉ 20% là những
chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn và chất thải giải phẫu
chiếm tới 15%; các vật sắc nhọn chiếm khoảng 1%; các hóa chất, dược phẩm

hết hạn chiếm khoảng 3% và các chất thải độc di truyền, vật liệu có hoạt tán
phóng xạ chiếm khoảng 1%.
Theo quy định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành, chất thải y
tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh,
chăm sóc, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo, chất thải y tế có thể ở dạng rắn,
lỏng, khí (Bộ Y tế, 2007) [4].
2.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế
* Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
* Chất thải lây nhiễm
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.


8

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải phóng xạ
Các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán,
hóa trị liệu, và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: dạng rắn, lỏng và khí.
- Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ,
giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
- Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ
phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh,
các chất bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chất phóng xạ,…
- Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất
phóng xạ,…
* Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải hóa học bao gồm các hóa chất có thể không gây nguy hại như
đường, axit béo, axit amin, một số loại muối,… và hóa chất nguy hại như
Formaldehit, hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dùng để tiệt khuẩn y tế
và dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong tẩy uế, thanh trùng,…
Chất thải hóa học nguy hại gồm:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Formaldehit: Đây là hóa chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó
được sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc
khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa
giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác,…


9


- Các chất quang hóa: Các dung dịch dùng để cố định phim trong
khoa Xquang.
- Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế gồm các hợp chất
của halogen như metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như halothane,
các hợp chất không chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat,…
- Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh,…
- Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các
khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
* Các bình chứa có khí áp suất
Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy,
CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần,… Đa số các
bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không
được tiêu hủy đúng cách. ( Bộ Y tế , 2007) [4].
2.1.3. Thành phần của chất thải rắn y tế
* Thành phần vật lý
Thành phần vật lý của chất thải rắn y tế gồm các dạng:
- Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải,…
- Đồ giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh,…
- Đồ thủy tinh: Chai lọ, ống tiêm, bông tiêm, thủy tinh, ống nghiệm,…
- Đồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng,…
- Đồ kim loại: Kim tiêm, dao mổ, hộp đựng,…
- Bệnh phẩm: Máu mủ dính ở băng gạc,…
- Rác rưởi, lá cây, đất đá,…



10

* Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của chất thải rắn y tế gồm các dạng:
- Những chất vô cơ: Kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất,
thuốc thử,…
- Những chất hữu cơ: Đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa,...
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phần C, H, O, N, S,
Cl và một phần tro,...
Trong đó:
- Thành phần hữu cơ là phần vật chất có thể bay hơi sau khi được nung ở
nhiệt độ 950oC.
- Thành phần vô cơ (tro) là phần tro còn lại sau khi nung rác ở 950 oC
(Nguyễn Trọng Tiến, 2012) [13].
Bảng 2.1: Thành phần chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam
Thành phần rác thải bệnh viện

Tỷ lệ %

Kim loại, vỏ hộp

0.7

Thuỷ tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa

3.2

Bông băng, bột bó gãy chân

8.8


Chai, túi nhựa các loại

10.1

Bệnh phẩm

0.6

Rác hữu cơ

52.57

Đất đá và các vật rắn khác

21.03

Giấy các loại

3
(Nguồn: Bộ Y tế 2006) [3]

2.1.4. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
Có nhiều phương pháp có thể áp dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế.
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định. Việc áp dụng các
phương pháp này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi quốc gia,
địa phương, các cơ sở y tế.


11


Mục đích của việc xử lý chất thải rắn y tế là loại bỏ những đặc tính nguy
hiểm như lây nhiễm, truyền bệnh để biến chúng thành rác thải thông thường
và có thể xử lý giống như các loại chất thải thông thường khác.
* Phương pháp khử trùng
Phương pháp này được áp dụng để khử trùng đối với chất thải rắn y tế có
nguy cơ lây nhiễm cao nhằm hạn chế xảy ra tai nạn cho nhân viên thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện.
- Khử trùng bằng hóa chất: Clo, Hypoclorite… đây là phương pháp rẻ
tiền, đơn giản nhưng có nhược điểm là thời gian tiếp xúc ít không tiêu hủy hết
vi khuẩn trong chất thải. Vi khuẩn có khả năng bền vững với hóa chất, nên xử
lý không hiệu quả. Hóa chất bản thân đã nguy hiểm, cần nghiền nhỏ hóa chất
thải để giảm thể tích.
- Khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao: Đây là phương pháp đắt tiền, đòi
hỏi chế độ vận hành, bảo dưỡng cao, xử lý kim tiêm khi nghiền nhỏ, làm biến
dạng. Nhược điểm của phương pháp là tạo mùi hôi nên với bệnh viện có lò
đốt thì kim tiêm đốt trực tiếp.
- Khử trùng bằng siêu cao tầng: Phương pháp có hiệu quả khử trùng tốt,
năng suất cao. Tuy nhiên, đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị đắt tiền và yêu cầu có
chuyên môn, là phương pháp chưa phổ biến.
* Phương pháp chôn lấp
Trong hầu hết các bệnh viện huyện chất thải rắn y tế được chôn lấp tại
bãi công cộng hay chôn lấp trong khu đất của một số bệnh viện. Trường hợp
chôn lấp trong bệnh viện, chất thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất
lên, nhiều lớp đất phủ trên quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.
Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, bào thai, nhau thai và bộ phận
cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất bệnh


12


viện hoặc chôn trong nghĩa trang tại địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn.
Vật sắc nhọn cũng được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu
đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom,
vận chuyển chất thải và cộng đồng.
Hiện tại, còn một số bệnh viện, chất thải nhiễm khuẩn nhóm A vẫn được
trộn lẫn với chất thải sinh hoạt mà không được xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu
hủy và được thải ra bãi rác của huyện, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi
trường của cộng đồng sống gần bãi rác.
* Thiêu đốt chất thải rắn y tế
Phương pháp thiêu đốt là một kỹ thuật được áp dụng khi một lượng lớn
các chất thải nguy hại cần được thiêu hủy. Phương pháp này đảm bảo khả
năng phân hủy chất thải có hiệu quả cao đối với hầu hết các chất thải hữu cơ
và lượng khí thải sinh ra với lượng nhỏ có thể kiểm soát được.
Đốt chất thải là quá trình oxy hóa chất thải bằng oxy của không khí ở
nhiệt độ cao bằng oxy không khí. Bằng cách đốt chất thải nguy hại ta có thể
giảm thể tích của nó đến 80-90%. Nếu nhiệt độ lò đốt < 800oC dioxin và furan
sẽ hình thành. Nhiệt độ lò đốt từ 900-1200oC hợp chất PCB là hợp chất hữu
cơ chứa Cl sẽ cháy hết. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt phải là các chất
không nguy hại như H2O, CO2… [10].
Xử lý bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức
nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu xử lý công nghệ tiên tiến còn
có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất
so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí đốt 1 tấn rác cao hơn
khoảng 10 lần. Tuy nhiên, đốt rác y tế bao gồm nhiều chất khác nhau sinh
khói độc và dễ sinh dioxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt (phần xử
lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác).



13

Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các
công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ
thống xử lý khí thải rất tốn kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá
trình đốt có thể gây ra.
* Xử lý bằng công nghệ sinh học
Hình thức xử lý này đang dần phát triển. Quy trình xử lý có việc sử dụng
chất vi sinh để tiêu diệt vi trùng. Về cơ bản quy trình xử lý này khá giống với
việc xử lý bằng hóa chất vì tận dụng các tính năng của vi sinh (hóa chất) để
tiêu diệt vi trùng.
* Xử lý bằng chất phóng xạ
Hình thức xử lý này chỉ phù hợp với một số loại rác thải đặc biệt.
Nguyên lý là sử dụng chất phóng xạ nhằm tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh.
Phương pháp này đòi hỏi việc xử lý phải được cách ly để tránh bị nhiễm
phóng xạ. Việc sử dụng phương pháp này cần phải được nghiên cứu kỹ càng
để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2.1.5. Thành phần nước thải y tế và các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm
Nước thải bệnh viện gồm có:
- Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt.
- Các vi sinh vật, vi khuẩn, virut được thải ra từ bệnh nhân có thể dẫn
đến lây lan.
- Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng
trong chẩn đoán và điều trị).
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa chảy
trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn… chứa nhiều các hợp chất vô cơ hay hữu
cơ dễ bị phân hủy hay thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền bệnh rất
nguy hiểm cho người và động vật. Nếu loại nước thải này thải ra môi trường một
cách bừa bãi thì đây là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và lan



14

truyền các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng tới điều kiện vệ sinh, sức khỏe của
nhân dân. Nước thải từ bệnh viện thường mang chất nguy hại do trong nước thải
thường lẫn các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, Cadmi, Arsen, Xianua… và
dung dịch máu từ quá trình tẩy rửa vết thương của bệnh nhân.
Nước thải bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây chuyền, gồm
rất nhiều thành phần sống,các chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ, các thành phần
các chất đó liên tục tương tác với nhau nảy sinh thêm các thành phần mới,
chất mới với những nguy cơ mới.
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virút và các mầm bệnh
sinh học khác nhau trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại
hoá chất độc hại từ cơ thể và phế phẩm điều trị, các chất dùng trong quá trình
khử trùng, các đồng vị phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải
nguy hại. Những nghiên cứu mới đây cho thấy sự có mặt của một vài chất
trong số đó dẫn đến giảm hiệu quả xử lý nước thải.
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước thải này ô nhiễm
nặng nề về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1000 lần tiêu
chuẩn cho phép, với nhiều vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virut đường
tiêu hoá, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng
cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Sau khi hoà tan vào hệ thông thoát nước thải
sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thuỷ sản,
vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thuỷ canh và trở lại với con người.
*Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện
gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của nitơ (N), phốppho (P), các
chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong
nước thải làm giảm hàm lượng oxi hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới đời
sống của động, thực vật thuỷ sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị



15

phân huỷ sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân huỷ được xác định gián tiếp
thông nhu cầu ôxi sinh học (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá
độ nhiễm bẩn chất hữu có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD.
Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiên tượng phú dưỡng nguồn tiếp
nhân dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thuỷ sinh; các
chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn
cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là
nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm
như thương hàn, tả, lỵ...làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng động. Song các chất
hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân
hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) của nước
thải. Như vậy chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá nước thải bệnh viện là: E.coli,
COD, BOD, Chất rắn lơ lửng, N, P.(Nguyễn Xuân Nguyên,2004) [8].
2.1.6. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
* Tác hại, nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe
cộng đồng
Chất thải y tế là môi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật
gây bệnh, các hóa chất độc hại, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ…
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải
bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng
dân cư nếu công tác y tế không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây
bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các đường: qua các vết da bị
chầy xước hoặc bị thương, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa,
tác động gián, ruồi, muỗi, chuột… tất cả những người tiếp xúc và làm công tác y
tếnguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bi tác động bởi chất thải y tế bao gồm:
Cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh bệnh viện, những người thu gom phế liệu, người

bệnh người nhà bệnh nhân và người dân sống gần bệnh viện.
Các nguy cơ gây bệnh của công tác y tế là: Các bệnh viêm đường tiêu
hóa do các vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, trứng giun; Nhiễm khuẩn đường hô


16

hấp do lao, do phế cầu khuẩn; Tổn thương nghề nghiệp nhiễm khuẩn da; Bệnh
than; AIDS; Nhiễm khuẩn huyết; Viêm gan A, B; Thần kinh; Gây độc, ăn
mòn, cháy, nổ.
- Ở Nhật Bản, các nghiên cứu về chất thải y tế đã đưa ra các số liệu như sau:
+ Việc khảo sát của các nhà y tế cộng đồng năm 1986 cho thấy 67,3%
những người thu gom rác trong bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn,
44,4% những người thu gom rác bên ngoài bệnh viện bị tổn thương khi thu
gom các chất thải bệnh viện.
Qua các nghiên cứu về tác hại của CTYT dối với người tiếp xúc trong đề
tài này, chúng tôi đã lựa chọn các nhân viên y tế, hộ lý và các nhân viên thu
gom, vận chuyển rác (sau này gọi tắt là vệ sinh viên); Bệnh nhân và người
nhà bệnh nhân để nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của họ đối với các
vấn để về CTYT.
* Tại Việt Nam
a) Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường: một số nghiên cứu
đã cho thấy ô nhiễm môi trường chủ yếu là môi trường nước và không khí.
Theo tài liệu thu thập của Trần Thị Minh Tâm (2006): Kết quả điều tra
quản lý CTYT tại một số bệnh viện ngoại thành Hà Nội cho thấy: Các chỉ tiêu
trong nước thải như COD, BOD5, NH4, coliform và FeCAl coliform ở mức
độ ô nhiễm nặng so với tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả nghiên cứu tại 8 bệnh viện huyện của 4 tỉnh (2012) cho thấy,
100% mẫu nước sinh hoạt tại các khoa không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật, các
chỉ số coliform, BOD, COD đều cao so với tiêu chuẩn cho phép. Các vi khuẩn

có khả năng gây bệnh phân lập được từ nước sinh hoạt, nước thải, không khí
và dụng cụ chuyên khoa tại các bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn đường ruột.
b) Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng: Các nghiên
cứu ở Việt Nam một số nghiên cứu đã đề cập đến những ảnh hưởng của
CTYT đối với cộng đồng xung quanh bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu
nào đi sâu đánh giá thực trạng tác động của CTYT đối với sức khỏe ở những


×