Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất các biện pháp bảo vệ, quản lý môi trường trên địa bàn xã thượng đình huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG THỊ NGỌC

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ
THƢỢNG ĐÌNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG THỊ NGỌC

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ
THƢỢNG ĐÌNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Lƣơng Văn Hinh


THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Đây là
thời gian để củng cố và hệ thống lại kiến thức trong suốt quá trình học tập của bản
thân đồng thời tiếp xúc với thực tế và làm quen với công việc sau này của bản thân.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi
trường, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông
thôn và đề xuất các biện pháp bảo vệ, quản lý môi trường trên địa bàn xã
Thượng Đình , huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành tốt đươc
khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân em không thể thiếu sự
giúp đỡ hỗ trợ của các thầy cô, bạn bè trong thời gian học tập.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy
giáo PGS.TS Lương Văn Hinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường,
các thầy giáo, cô giáo và cán bộ nhà trường đã truyền đạt cho em những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các phòng,
ban, nghành, UBND xã Thượng Đình cùng nhân dân địa phương đã tạo những
điều kiện tốt nhất và giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ
động viên em trong suốt thời gian qua.
Trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài, em đã rất cố gắng nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo và bạn bè
đóng góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 07 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Dương Thị Ngọc


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của xã Thượng Đình .......................... 27
Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính ...................... 31
Tình hình phát triển chăn nuôi ................................................................. 31
Kết quả điều tra tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia
đình trên địa bàn xã Thượng Đình ........................................................... 37
Bảng 4.5: Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các
hộ gia đình trên địa bàn xã Thượng Đình ................................................ 38
Bảng 4.6: Kết quả điều tra, khảo sát tình trạng sử dụng bể lọc của các hộ gia đình
trên địa bàn xã Thượng Đình ................................................................... 39
Bảng 4.7: Kết quả điều tra khảo sát các kiểu cống thải của các hộ gia đình đang
được sử dụng trên địa bàn xã Thượng Đình, năm 2014........................... 41
Bảng 4.8: Kết quả điều tra, khảo sát các kiểu nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ
sinh của các hộ gia đình trên địa bàn xã Thượng Đình, năm 2014 .......... 42
Bảng 4.9: Kết quả điều tra lượng rác thải mỗi ngày của các hộ gia đình trên địa bàn
xã Thượng Đình, năm 2014 ..................................................................... 43
Bảng 4.10: Kết quả điều tra nơi chứa rác của các hộ gia đình trên địa bàn xã Thượng
Đình, năm 2014 ........................................................................................ 44
Bảng 4.11: Kết quả điều tra về tình hình xử lý rác thải của các hộ gia đình trên địa
bàn xã Thượng Đình, năm 2014............................................................... 45
Bảng 4.12: Tình hình sử dụng các loại phân bón của các HGĐ trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2015 .......................................................................... 47
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của các HGĐ trên địa bàn xã Thượng

Đình, năm 2015 ........................................................................................ 48
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng các loại nhà tiêu của các hộ gia đình trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2015 .......................................................................... 49
Bảng 4.15: Kết quả điều tra, khảo sát các kiểu chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia
đình trên địa bàn xã Thượng Đình, năm 2014 ......................................... 50
Bảng 4.16: Kết quả điều tra tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình
trên địa bàn xã Thượng Đình, năm 2014 ................................................. 51
Bảng 4.17: Kết quả điều tra ý kiến của người dân về chất lượng môi trường không
khí, năm 2014 ........................................................................................... 52
Bảng 4.18: Kết quả điều tra về tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2014 .......................................................................... 54
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:


iii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1:

Bản đồ địa giới hành chính xã Thượng Đình – huyện Phú Bình – tỉnh Thái
Nguyên ..................................................................................................... 25

Hình 4.2:

Biểu đồ tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt .................................... 38

Hình 4.3:


Biểu đồ chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ gia đình trên địa
bàn xã Thượng Đình, năm 2015............................................................... 39

Hình 4.4:

Biểu đồ tình hình sử dụng bể lọc của các hộ gia đình trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2015 .......................................................................... 40

Hình 4.5:

Biểu đồ các kiểu cống thải được sử dụng trong các hộ gia đình trên địa
bàn xã Thượng Đình, năm 2015............................................................... 41

Hình 4.6:

Biểu đồ các nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ gia đình trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2015 .......................................................................... 42

Hình 4.7:

Biểu đồ thể hiện lượng rác thải ra mỗi ngày của các HGĐ trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2015 .......................................................................... 43

Hình 4.8:

Biểu đồ nơi chứa rác của các HGĐ trên địa bàn xã Thượng Đình, năm
2015 .......................................................................................................... 44

Hình 4.9:


Biểu đồ tình hình xử lý rác thải của các HGĐ trên địa bàn xã Thượng
Đình, năm 2015 ........................................................................................ 46

Hình 4.10: Biểu đồ tình hình sử dụng các loại phân bón của các HGĐ tại xã Thượng
Đình, năm 2015 ........................................................................................ 47
Hình 4.11 : Tình hình sử dụng thuốc BVTV của các HGĐ trên địa bàn xã Thượng
Đình, năm 2015 ........................................................................................ 48
Hình 4.12: Tình hình sử dụng các loại nhà tiêu của các hộ gia đình trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2015 .......................................................................... 49
Hình 4.13: Biểu đồ các kiểu chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn xã
Thượng Đình, năm 2015 .......................................................................... 51
Hình 4.14: Biểu đồ tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa
bàn xã Thượng Đình, năm 2015............................................................... 52
Hình 4.15: Biểu đồ ý kiến của người dân về chất lượng môi trường không khí trên địa
bàn xã Thượng Đình, năm 2015............................................................... 53
Hình 4.16: Biểu đồ tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn xã Thượng Đình,
năm 2015 .................................................................................................. 54


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật


CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HGĐ

: Hộ gia đình

HST

: Hệ sinh thái

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

PTBV

: Phát triển bền vững

TN&MT


: Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..............................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................3
1.3. Yêu cầu của đề tài ..........................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................3
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................3
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn.................................................................................4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................5
2.1.1 Khái niệm, chức năng của môi trường .........................................................5
2.1.2 Khái niệm ô nhiễm và suy thoái môi trường................................................5
2.1.3 Khái niệm nông thôn, tiêu chuẩn môi trường và quản lý môi trường .........7
2.2 Cơ sở pháp lý...................................................................................................8

2.3 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................9
2.3.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và diễn biến môi trường trên Thế giới .......9
2.3.2 Hiện trạng môi trường nông thôn Việt Nam ..............................................13
2.3.3 Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên ..................................................17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...22
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................22
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................22
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................22
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................22
3.2.2 Thời gian nghiên cứu .................................................................................22
3.3 Nội dung nghiên cứu .....................................................................................22
3.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22


vi

3.4.1 Phương pháp kế thừa ..................................................................................22
3.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu ....................................................................23
3.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa ..................................................................23
3.4.4 Phương pháp phỏng vấn .............................................................................23
3.4.5 Phương pháp quan sát, đánh giá.................................................................23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................24
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...............................................................24
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................................24
4.1.2 Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ...........................................................29
4.1.3 Văn hóa – y tế - giáo dục – an ninh quốc phòng........................................34
4.2 Nhận xét chung..............................................................................................35
4.2.1 Thuận lơi ....................................................................................................35
4.2.2 Khó khăn ....................................................................................................36

4.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Thượng Đình – huyện Phú
Bình – tỉnh Thái Nguyên .....................................................................................37
4.3.1 Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt ..................................................................37
4.3.2 Vấn đề nước thải ........................................................................................40
4.3.3. Vấn đề rác thải...........................................................................................43
4.3.4 Vấn đề sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật ..............................46
4.3.5 Hiện trạng nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của các HGĐ ................49
4.3.6 Hiện trạng môi trường không khí ...............................................................52
4.3.8 Môi trường và sức khỏe .............................................................................53
4.3.9 Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ........................................55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................58
5.1 Kết luận .........................................................................................................58
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................61


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu.Sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học, kĩ thuật vào những năm cuối
của thế kỷ XX đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường sống của
con người. Những năm gần đây tất cả các nước đều chung tay, góp sức để
bảo về môi trường ngày càng trong sạch hơn.Hàng loạt các biện pháp
được đề xuất thực hiện và thu được những thành tựu lớn trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.Tuy nhiên, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng vẫn đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội,
đặc biệt là ô nhiễm môi trường ở nông thôn, do rác thải của các nhà máy,

rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật..
Ô nhiễm môi trường nông thôn do người dân sử dụng các loại hóa
chất BVTV trong nông nghiệp (như: thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ
cỏ dại…) không đảm bảo an toàn, có tình trạng sau khi phun thuốc trừ
sâu bệnh hoặc cỏ dại người nông dân rủa bình bơm và đổ thuốc thừa ở
bất cứ nơi nào mà không chú ý đảm bảo an toàn tới nguồn nước; bao bì,
chai lọ chứa hóa chất độc hại được người dân vứt bỏ quanh nhà, quanh
mương máng hoặc trên nương rẫy… Điều đó đã làm ảnh hưởng trực
tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày và là tiền đề phát sinh các loại
bệnh tật mà người nông dân không thể nhận thấy ngay được. Ngoài ra,
tại các xóm nông thôn, các loại rác thải chưa được thu gom và người
dân tự do vứt các loại rác thải (như: túi nilông, xác động vật nuôi bị
chết, các đồ dùng phế thải của gia đình…) ra môi trường xung quanh,
cộng với phân gia súc gia cầm vương vãi càng làm cho môi trường sống


2

thêm ô nhiễm. Mặt khác, làm nông nghiệp không chỉ dựa vào mấy loại
cây trồng như lúa, ngô, đậu tương…mà người dân còn chăn nuôi để tăng
nguồn thu nhập và lấy phân bón cho cây trồng. Điều đó dĩ nhiên người
dân phải tiếp xúc trực tiếp với phân gia súc gia cầm. Nếu không có biện
pháp nuôi nhốt, thu gom và xử lý các nguồn phân gia súc hợp lý và khoa
học thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn miền núi trên địa
bàn xã Thượng Đình hiện nay sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Dân số ở khu vực nông thôn chiếm đại đa số trong tổng dân số
Việt Nam tuy nhiên, do phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, trình độ
dân trí còn thấp và ý thức về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế khiến
cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường gặp nhiều khó
khăn.Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách

để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ và nhận thức của người
dân về môi trường. Ví dụ như các chương trình về nước sạch, chương
trình tuyên truyền về giáo dục môi trường, chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương
là khác nhau vì vậy để có những hướng giải quyết cho phù hợp và khả
thi thì cần có những đánh giá và tìm hiểu cụ thể về từng địa phương.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông lâm –
Đại học Thái Nguyên, Em tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá hiện
trạng môi trường nông thôn và đề xuất các giải pháp bảo vệ, quản lý
môi trường tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Lương Văn Hinh –
Giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Thượng Đình,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhằm phòng chống và khắc phục
tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường; tìm ra những vấn đề môi
trường cần ưu tiên giải quyết cũng như các giải pháp tối ưu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thượng
Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn của xã Thượng Đình,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động sản xuất và

sức khỏe của người dân trên địa bàn xã Thượng Đình.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường của địa
phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại xã Thượng Đình.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Bộ câu hỏi điều tra phải dễ hiểu, đầy đủ các thông tin cần thiết
cho việc đánh giá.
- Đánh giá chính xác, trung thực, khách quan hiện trạng môi
trường nông thôn tại xã.
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế.


4

- Nâng cao kiến thức thực tế cho bản thân.
- Tích lũy kinh nghiệm phục vu cho công tác sau này.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Cung cấp các thông tin, hiện trạng về môi trường của một xã.
- Tạo cơ sở để đánh giá hiện trạng môi trường của một huyện.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm, chức năng của môi trường
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
bao quanh con người, có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật (Theo Luật Bảo vệ môi trường, năm 2014) [8].
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “ Toàn bộ hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên
thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con
người” [8]
- Chức năng của môi trường:
+ Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
+ Môi trường là nơi cung cấp nguồn tại nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.
+ Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra
trong hoạt động sống và sản xuất.
+ Môi trường có chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất.
+ Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. (Đường Hồng Dật, 2010) [3]
2.1.2 Khái niệm ô nhiễm và suy thoái môi trường
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Theo Luật
BVMT, năm 2014) [8]


6

+ Ô nhiễm môi trường đất là quá trình thoái hóa đất và bị ô nhiễm
bởi các hóa chất độc hại khi hàm lượng các chất đó cao hơn tiêu chuẩn

cho phép.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp. Trong đó
đáng chú ý là ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp và sản xuất
nông nghiệp (dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích sinh
trưởng, phân bón….)
+ Ô nhiễm môi trường nước là sự làm thay đổi thành phần và tính
chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con
người và sinh vật.
Theo Hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến
đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm
nước và gây nguy hại cho việc sử dụng của con người, cho nông
nghiệp, công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng
như các loài hoang dại.
+ Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ hoặc sự biến
đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi,
có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn….có ảnh hưởng đến đời sống của
con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát
ra không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành
phần khác nhau được hỗn hợp trong sự cân bằng biến động, mỗi thành
phần có vai trò riêng trong việc gây ồn. Nó khác nhau đối với những
người khác nhau, ở những chỗ khác nhau và trong những thời điểm
không giống nhau. Ô nhiễm tiếng ồn như là một âm thanh không mong


7

muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường

sống của con người, bao gồm: đất đai, công trình xây dựng và động vật
nuôi trong nhà. (Trần Yêm và cs) [13]
- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng
của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật (Theo Luật Bảo vệ môi trường, năm 2014) [8]
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: Sự biến động
của tự nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài
nguyên quá khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng
trưởng kinh tế, sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng…

2.1.3 Khái niệm nông thôn, tiêu chuẩn môi trường và quản lý môi
trường
- Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy
ban nhân dân xã.
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ
yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp chính. Nông thôn có cơ
cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp
hơn so với thành thị.
- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số
về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô
nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan
nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng
để bảo vệ môi trường (Theo Luật Bảo vệ môi trường, năm 2014) [8]
- Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý xã hội; có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có
hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi


8


trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng,
hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp:
Luật pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo
dục….Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau
tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường
được thực hiện ở mọi quy mô: Toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện,
cơ sở sản xuất, hộ gia đình. (Đặng Như Toàn, 2003) [10]
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi
trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục
hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được các nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Theo
Luật BVMT, năm 2014) [8]
2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014 có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.
- Luật Đa dạng sinh học 2008, ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP, ngày 09 tháng 04 năm 2007 của
Chính phủ về Quản lý chất thải rắn.


9


- Nghị định 162/2003/NĐ-CP, ngày 19 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ
liệu, thông tin về tài nguyên nước.
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường
quy định về quản lý Chất thải nguy hại.
- Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLB-BKHĐT-BNN về việc
thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn do Bộ Kế hoạch đầu từ - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành.
- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg Khuyến khích phát triển
ngành nghề nông thôn.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Định hướng phát
triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh
đối với các loại nhà tiêu.
- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc áo dụng TCVN về môi trường.
- Chỉ thị 36/2008/CT-BNN ngày 20 tháng 02 năm 1008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động
bảo vệ môi trường trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và diễn biến môi trường trên
Thế giới
a) Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng.
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán dioxit cacbon (CO2)
hàng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2



10

đã đạt đến mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo đánh giá của
Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về
ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu toàn cầu. Những kết quả
dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi trong
thành phần loài và năng suất của HST, sự gia tăng các hiện tượng thời
tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khỏe con người. Các nhà
khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên
khoảng 0,5oC và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 – 4,5oC so với nhiệt độ
ở thế kỷ XX. Trái Đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển dâng cao, do sự tan băng và sẽ nhấn chìm một
vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất nông
nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão,
động đất, núi lửa, hỏa hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến
sự sống của loài người một cách trực tiếp mà còn gây ra những thiệt hại về
kinh tế và các vấn đề môi trường nghiêm trọng khác nữa.
( Nguồn: Liên Hợp Quốc, 2000, GEO – 2000)
b) Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Ô zôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu
khí quyển gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao
từ 16 – 40km phụ thuộc vào vĩ độ. Việc giao thông đường bộ do các
phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30 – 50% lượng NOx ở các nước
phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hởi(VOC) tạo ra Ô zôn măt đất.
Tầng ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái
Đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá
hủy đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu



11

khác, khi tầng Ôzôn tiếp tục bị suy thoái, các tác động này càng trở nên
tồi tệ. Ví dụ, mức cạn kiệt tầng Ôzôn là 10% thì mức bức xạ cực tím ở
các bước sóng gây phá hủy tăng 20%. Bức xạ tia cực tím có thể gây hủy
hoại mắt, làm đục thủy tinh thể và phá hủy võng mạc, gây ung thư da,
làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, bức xạ tia cực tím tăng
lên được coi là nguyên nhân làm suy yếu các hệ miễn dịch của con
người và động vật, đe dọa tới đời sống của động và thực vật nổi trong
môi trường nước sống nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng qua quang
hợp để tạo ra thức ăn trong môi trường thủy sinh.
c) Tài nguyên bị suy thoái.
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị
triệt phá mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc.
Sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, trên thế giới diện
tích rừng có khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị
mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng
nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh, đặc biệt ở những
nước đang phát triển. Chủ yếu do nhu cầu khai thác gỗ củi và nhu cầu
lấy đất làm nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác, gần 65 triệu ha
rừng bị mất vào những năm 1990 – 1995.
Theo Tổ chức Lương thực thực phẩm thế giới (FAO) thì trong
vòng 20 năm tới, hơn 140 triệu ha đất sẽ bị mất đi giá trị trồng trọt và
chăn nuôi. Đất đai ở hơn 100 nước trên thế giới đang chuyển chậm sang
dạng hoang mạc, có nghĩa là 900 triệu người đang bị đe dọa.
Sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình CNH – HĐH, thâm
canh nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức gây ra khủng
hoảng nước trên phạm vi Toàn cầu. Gần 20% dân số Thế giới không
được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy



12

giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu ven biển đó
là sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống là phổ biến ở các siêu đô thị, ô
nhiễm nitrat (NO3-) và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác
động đến chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi.
Mất đất, mất rừng, cạn kiệt nguồn nước làm cho hàng chục triệu
người buộc phải di dân, di cư, gây xuống cấp các điều kiện sức khỏe,
nhà ở, môi trường.
d) Ô nhiễm môi trường ở quy mô rộng
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các
loại chất thải vào đất, biển, các thủy vực đã gây ô nhiễm môi trường ở
quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đô thị. Bước sang thế kỷ
XX, dân số Thế giới chỉ có 1/7 dân số sống ở các đô thị; Nhưng đến
cuối thế kỷ XX, dân số sống ở các đô thị tăng lên nhiều và chiếm tới ½
dân số Thế giới.
e) Sự gia tăng dân số
Dân số Thế giới đang ngày càng tăng nhanh; Hiện nay ở một số
nước sự gia tăng dân số đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và
tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm
trọng giữa dân số và môi trường.
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến
năm 1927 tăng lên 2 tỷ người; năm 1999 đã là 6 tỷ người, trong đó trên
1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Mỗi năm dân số Thế giới tăng
thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến năm 2020, dân số Thế
giới sẽ ở mức từ 7,5 – 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. 95%
dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển do đó các nước này sẽ



13

phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội đặc
biệt là môi trường, sinh thái.
f) Sự suy giảm đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Sự đa dạng của tự nhiên là nguồn vật liệu quý giá cho các nghành công
nghiệp, dược phầm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người và cũng
là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài mới.
Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô
cùng quan trọng. Việc bảo vệ ĐDSH còn có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ
và loài người phải chịu trách nhiệm tuyệt đối về việc bảo vệ ĐDSH trên
Trái đất bởi ĐDSH là nguồn tài nguyên nuôi sống con người.
Nguyên nhân chính của sự mất ĐDSH là:
+ Mất nơi sinh sống của sinh vật do chặt phá rừng và phát triển
kinh tế.
+ Săn bắn quá mức để buôn bán.
+ Ô nhiễm đất, nước, không khí.
+ Việc du nhập nhiều loài ngoại lai
Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn
thất về giá trị ĐDSH mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế.
Hầu hết các loài bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và một nửa
sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các
dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị tổn thương.
2.3.2 Hiện trạng môi trường nông thôn Việt Nam
a) Ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp, 74% dân số đang sống trong
khu vực nông thôn và miền núi với khoảng 20% số hộ ở mức đói nghèo.
Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt

động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trường có


14

tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã và đang trở nên
bức xúc. Hiện tại, nông thôn nước ta có số hộ chăn nuôi gia súc, gia
cầm rất phát triển, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình của khu vực đó
tham gia. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, làm chuồng trại
dưới sàn nhà, phân thải lâu ngày không được xử lý mà xả thẳng vào
nguồn nước. Ngoài ra, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm gần nơi ở đã làm
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và làm cho môi trường nông
thôn ngày càng ô nhiễm (Theo Lê Văn Khoa và cs,2005). [6]
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông
cho thấy nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang
có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao.
Trong đó, lo ngại nhất là chất thải tử chăn nuôi. Hiện cả nước có
khoảng 17.000 trang trại chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông
Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%), với tổng đàn gia súc khoảng 38
triệu con và trên 215 triệu con gia cầm. Theo tính toán của Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 – 15kg/con/ngày, trâu là 15 –
20kg/con/ngày, lợn là 2,5 – 3,5kg/con/ngày và gia cầm là 80 –
90gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải trong chăn
nuôi của nước ta khoảng 75 triệu tấn/năm.
Nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc
đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi
tôm tập trung, trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia tăng ô nhiễm
nguồn nước. Cùng với đó, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV
trong trồng trọt một cách lan tràn, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm

môi trường đất , nước. Hiện nay lượng thuốc BVTV ngoài danh mục


15

được cho phép sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn động cần tiêu hủy là
hơn 700kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng).
b) Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng
chất thải sinh hoạt. Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả
rác cũng không ngừng tăng; trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của
bộ phận người dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi
trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế.
Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất
trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc BVTV và việc sử dụng
phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại
cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra
lượng chất thải rắn sinh hoạt vào khoảng 10 triệu tấn/năm; nhưng đến
năm 2010 con số đó tăng lên tới 13,5 triệu tấn/năm. Số rác thải này
cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình
trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng
lo ngại.
c) Thiếu nước sạch sinh hoạt
Theo kết quả điều tra toàn quốc về VSMT nông thôn do Bộ Y tế
thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ sinh cá
nhân trên địa bàn cả nước còn kém; chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,
11,7% trường học, 36,6% trạm y tế, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ
tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết đinh
08/2005/QĐ – BYT); Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước

sạch còn rất thấp; chỉ có 7,8% khu chợ nông thôn, 11,7% dân cư nông
thôn, 14,2% trạm y tế xã, 16,1% UBND xã và 26,4% trường học có tiếp


16

cận sử dụng nước máy. Ngoài ra, kiến thức của người dân về VSMT và
vệ sinh cá nhân còn hạn chế, người dân còn có thái độ không tích cực
trong việc tìm hiểu về vấn đề này.
Ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn tập quán sử dụng phân tươi
(không ủ) để bón cho các loại cây trồng. Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long còn nhiều hộ sử dụng hố xí trên kênh rạch. Trên cả nước mới có
khoảng trên 60% số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch.
d) Ô nhiễm tại các làng nghề
Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học & Công nghệ Môi
trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học & Công nghệ cho
thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thấy thông số ô
nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho
kết quả khoảng 60% ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất.
Ở các làng nghề tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải
trực tiếp vào không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng
Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc
da, làm miến dong Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột,
da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thói, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy
qua làng.
Hầu hết nhiên liệu sử dụng tại các làng nghề là than. Do đó,
lượng bụi và các lượng khí SO2, CO2, CO và NOx thải ra trong qua
strinhf sản xuất của các làng nghề khá cao, gây ra hiện tượng ô nhiễm
môi trường không khí.
Hiện trạng về VSMT nông thôn ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề

bức xúc. Các chất ô nhiễm ngày càng tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất,
nước kể cả ngấm sâu dưới đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi
trường gây ra do con người trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp


17

chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải
sinh hoạt ở các khu phân bố dân cư (Lê Văn Khoa và cs, 2004) [6]
2.3.3 Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.526,215 km2. Về mặt hành chính,
Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã; với tổng số 106
xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.
a)Các vấn đề về chất thải rắn
- Về chất thải sinh hoạt
Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trong
toàn tỉnh khoảng 404 tấn/ngày, đã thu gom khoảng 36%, nhưng chỉ có
thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công thực hiện thu gom và xử lý
rác thải theo quy trình hợp vệ sinh. Ở thành phố Thái Nguyên gia cho
công ty Môi trường và đô thị thực hiện thu gom và chôn lấp tại bãi rác
Đá Mài; ở thị xã Sông Công giao cho Ban quản lý đô thị của thị xã và
xử lý tại nhà máy chế biến rác Sông Công.
Ở các huyện, tiến độ xây dựng các dự án bãi chôn lấp chậm, rác
thải đang được chôn lấp tại các bãi chôn lấp tạm thời, chưa có đơn vị
chuyên trách đứng ra thu gom và xử lý rác thải, chủ yếu do các tổ vệ
sinh tự quản thực hiện. Các tổ vệ sinh tự quản được hình thành một
cách tự phát, cả tỉnh có khoảng hơn 12 đơn vị tự quản vệ sinh môi
trường ở các huyện tổ chức thu gom rác ở khu vực trung tâm thị trấn. Vì
vậy, ở các huyện còn khá phổ biến tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa

bãi tạo các chân cầu, suối, ven đường giao thông và các nơi công cộng.
-Về chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại
Chất thải y tế được thu gom và xử lý hợp vệ sinh còn thấp, chỉ đạt
49%. Ở các bệnh viện tuyến huyện chủ yếu còn chôn lấp thủ công.


×