MỤC LỤC
I. Khái niệm...............................................................................................................................................3
II. Cơ chế bảo hiến của Hoa Kỳ..................................................................................................................4
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bảo hiến..............................................................................4
2. Phạm vi thẩm quyền kiểm tra giám sát tính hợp hiến......................................................................4
3. Quy trình bảo hiến............................................................................................................................6
a) Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến.....................................................................................................6
b) Trình tự, thủ tục bảo hiến.................................................................................................................6
4. Hệ quả pháp lý và hiệu lực của phán quyết......................................................................................7
III. Cơ chế bảo hiến của Pháp....................................................................................................................7
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bảo hiến..............................................................................7
2. Phạm vi thẩm quyền kiểm tra giám sát tính hợp hiến......................................................................8
3. Quy trình bảo hiến..........................................................................................................................10
a) Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến:..................................................................................................10
4. Hệ quả pháp lý và hiệu lực của phán quyết....................................................................................12
IV. So sánh hai cơ chế bảo hiến của Hoa Kỳ, Pháp...................................................................................12
B. Về vấn đề bảo hiến ở Việt Nam..............................................................................................................19
I. Sơ lược về quá trình phát triển của vấn đề bảo hiến trong hệ thống pháp luật Việt Nam...................19
1. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1946...........................................................................19
2. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1959...........................................................................21
3. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1980...........................................................................22
4. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).............................23
5. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 2013...........................................................................25
II. Cơ quan có thẩm quyền giám sát tính hợp hiến.................................................................................25
III. Nhận xét về hoạt động bảo hiến ở Việt Nam hiện nay.......................................................................27
IV. Bài học cho Việt Nam – Kinh nghiệm từ mô hình bảo hiến của Hoa Kỳ, Pháp....................................29
2
A. Cơ chế bảo hiến ở Hoa Kỳ, Pháp
I. Khái niệm
- Hiến pháp (Constitution): là đạo luật cơ bản của Nhà nước thể hiện chủ quyền của
nhân dân do cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân thông qua theo
thủ tục đặc biệt hoặc do nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu dân ý; trong đó quy
định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của: chế độ chính trị; chính sách phát
triển kinh tế, văn hóa – xã hội; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân; nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước then chốt ở
trung ương và địa phương… thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi
ích của giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) cầm quyền1.
- Vi hiến (Unconstitutional): là trường hợp mà đạo luật, hành vi hành chính, quyết
định của Tòa án hoặc hợp đồng tư nhân vi phạm một hoặc một số quy định của Hiến
pháp2.
- Judicial review/Constitutional review: Giám sát tư pháp, thẩm định tư pháp, tài phán
tư pháp… Ở đây được dịch là “bảo vệ Hiến pháp” hay “bảo hiến”: là thẩm quyền của các
Tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc
quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp3.
Hiến pháp là văn bản giới hạn chính quyền để bảo vệ con người, thông qua việc quy
định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và quyền con người, quyền công dân. Mà hoạt
động của các cơ quan nhà nước luôn chứa đựng nguy cơ cao trong việc xâm hại những
ranh giới hiến định đó. Chính vì vậy, đã có Hiến pháp thì tất yếu phải xây dựng cơ chế
bảo hiến, nếu không thì hiến pháp chỉ đơn thuần là những tuyên ngôn “nằm bên lề” cuộc
sống4. Hiện nay có nhiều quan điểm phân chia cơ chế bảo hiến thành các mô hình khác
nhau với những đặc trưng riêng. Trong đó, dựa trên góc độ tổ chức thì Arne Mavčič – nhà
Hiến pháp học người Slovenia – đã chia các thiết chế bảo hiến thành năm mô hình, cụ thể
đó là:
+ Mô hình Mỹ
+ Mô hình châu Âu lục địa
+ Mô hình hỗn hợp
+ Mô hình Pháp
1
Trường Đại học Luật TP.HCM, Đề cương môn học – Câu hỏi ôn tập và những tình huống của Luật Hiến pháp Việt
Nam, NXB Hồng Đức, tr. 17.
2
Dịch từ: < truy cập lần cuối vào lúc 01 giờ 25 phút
ngày 25 tháng 9 năm 2016.
3
Dịch từ: < truy cập lần cuối vào lúc 01 giờ 32 phút ngày 25
tháng 9 năm 2016.
4
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Nguyễn Văn Trí (2011), Xây dựng
và bảo vệ Hiến pháp – Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 307.
3
+ Mô hình Nghị viện đồng thời có chức năng bảo hiến.
Dưới đây, nhóm sẽ đi vào tìm hiểu cơ chế bảo hiến của hai quốc gia đặc trưng cho hai
mô hình ở trên thế giới, đó là Hoa Kỳ và Pháp. Đây là hai quốc gia điển hình với sự phát
triển và thành công trong lĩnh vực lập pháp, trong đó, cơ chế bảo hiến cũng không ngoại
lệ. Để làm sáng tỏ các cơ chế này, nhóm sẽ xem xét dựa trên các vấn đề về: cơ quan có
thẩm quyền thực hiện việc bảo hiến, phạm vi thẩm quyền kiểm tra giám sát tính hợp hiến,
quy trình bảo hiến và hậu quả pháp lý.
II. Cơ chế bảo hiến của Hoa Kỳ
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bảo hiến
Ở Hoa Kỳ cơ chế bảo hiến xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 19, trên cơ sở án lệ chứ
không phải do Hiến pháp quy định. Xuất phát từ phán quyết của Chánh án Tòa án Tối cao
John Marshall về vụ tranh chấp giữa William Marbury chống James Madison năm 1803:
“Chỉ có Tòa án mới có quyền và có nghĩa vụ tuyên bố cái gì được gọi là luật” (It is
emphatically the province and duty of the judicial department to say what the law is),
“một văn bản luật trái với hiến pháp không phải là luật” (a legislative act contrary to the
constitution is not law)5. Ông đã xác lập quyền của Tòa án tối cao xem xét lại tính hợp
hiến của bất kỳ văn bản luật nào của Quốc hội liên bang hay của cơ quan lập pháp các
tiểu bang, bằng tuyên bố, Hiến pháp liên bang là đạo luật cao nhất của đất nước và vì vậy
bất cứ văn bản luật nào do Quốc hội ban hành trái với Hiến pháp, có thể bị Tòa án tuyên
bố là không hợp hiến6.
Về nguyên tắc, Tòa án ở mọi cấp đều có quyền bảo hiến, cụ thể là trong quá trình xét
xử có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật có liên quan và có quyền tuyên bố
quy định đó là vi hiến, đồng thời từ chối không áp dụng quy định đó. Tuy nhiên, để bảo
đảm tính thống nhất trong vấn đề này, chỉ quyết định của Tòa án tối cao mới có hiệu lực
bắt buộc với mọi Tòa khác và mới có thể vô hiệu hóa một đạo luật 7. Như vậy, cơ quan có
thẩm quyền thực hiện việc bảo hiến được giao cho Tòa án tối cao Liên bang (the U.S.
Supreme Court) - là cơ quan tư pháp cao nhất trong hệ thống tư pháp của Hoa Kỳ - và nó
có chức năng quan trọng là phán xét tính hợp hiến của các đạo luật do Quốc hội Mỹ ban
hành. Mọi phán quyết của Tòa án tối cao được xem là quyết định cuối cùng và không bị
phúc thẩm lại.
2. Phạm vi thẩm quyền kiểm tra giám sát tính hợp hiến
Ở Hoa Kỳ, cơ quan tư pháp làm nhiệm vụ bảo hiến có thẩm quyền phán xét tính
5
Marbury v. Madison, 1 Cr. (5 U.S.), 176-177 (1803).
Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia, tr. 556-557.
7
Bảo hiến, chủ nghĩa lập hiến và nhà nước pháp quyền, xem tại: < truy cập lần cuối vào lúc 11 giờ 10 phút ngày 25 tháng 9 năm 2016.
6
4
hợp hiến của các đạo luật do Nghị viện ban hành, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
giữa các nhà nước liên bang, giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương,
giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, giải thích Hiến pháp… Tuy nhiên, các thẩm
quyền này bao giờ cũng gắn với những vụ việc cụ thể và được thực hiện song song với
các thẩm quyền khác của cơ quan tư pháp.
+ Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật: Đây là thẩm
quyền cơ bản, quan trọng hàng đầu của các Tòa án mang chức năng bảo hiến. Ở Mỹ
người ta thường đề cao vai trò của của Tòa án tối cao, bởi vì trong một vụ án, hai bên
thường đem vụ việc ra cơ quan tư pháp cao nhất, thực hiện mọi biện pháp chống án hay
phá án, do đó kết quả cuối cùng chỉ được khẳng định khi vị thẩm phán cao nhất trong hệ
thống tư pháp ra phán quyết. Trong lĩnh vực bảo hiến, thẩm quyền của Tòa án tối cao liên
bang Hoa Kỳ là độc tôn, cả Tổng thống và Nghị viện đều không thể can thiệp vào các
quyết định của Tòa tối cao liên bang về việc xem xét giá trị pháp lý hay sự giải thích một
đạo luật. Do đó, Tòa án tối cao liên bang có thẩm quyền rất lớn trong việc phán xét tính
hợp hiến của tất cả văn bản quy phạm pháp luật. Để chứng minh cho điều này, nhóm xin
đưa ra một số các ví dụ: Năm 1850, trên cơ sở tiền lệ của vụ án Marbury kiện Madison,
căn cứ vào quy định của Hiến pháp, Tòa án tối cao Hoa kỳ đã tuyên bố bác bỏ những
biểu quyết của Quốc hội nhằm duy trì chế độ nô lệ cho miền nam. Trong giai đoạn từ
1861 đến 1937, Tòa án tối cao Hoa kỳ đã làm vô hiệu 72 dự luật của Quốc hội và hàng
trăm luật khác của các tiểu bang.
+ Thẩm quyền giải thích Hiến pháp và các đạo luật: Ở một số các quốc gia trên thế
giới, hệ thống án lệ có vai trò đặc biệt quan trọng và chủ yếu trong nguồn luật. Điều đó
nói lên ý nghĩa to lớn của thực tiễn xét xử trong việc áp dụng các quy định pháp luật thực
định. Bởi lẽ, trong quá trình xét xử, các thẩm phán thường xuyên tiến hành việc giải thích
pháp luật. Việc giải thích Hiến pháp và các đạo luật thể hiện thẩm quyền của cơ quan tư
pháp trong việc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, nhằm làm cho tinh thần của Hiến pháp
được thể hiện và bảo đảm trong các văn bản pháp luật và trong từng trường hợp cụ thể
trên thực tế. Mặc dù không quy định chính thức trong các văn bản luật, nhưng Tòa án
thường xuyên phải giải thích luật bởi vì trong nhiều trường hợp các quy định của Hiến
pháp và các đạo luật mới chỉ dừng lại ở các nguyên tắc chung. Việc giải thích Hiến pháp
và luật của Tòa án phải tuân theo đúng tinh thần của các quy định của Hiến pháp và văn
bản luật đó. Tòa án tối cao liên bang có vị trí quan trọng trong vệc thực hiện thẩm quyền
này, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa các Tòa án tiểu bang trong việc giải thích Hiến
pháp, luật. Quá trình này thường được tiến hành khi xem xét những vụ việc cụ thể và gắn
liền với việc giải quyết các vụ việc đó. Nội dung giải thích Hiến pháp và các luật của Tòa
án có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia vụ việc và trở thành khuôn mẫu
5
cho các vụ việc tương tự.
+ Các thẩm quyền khác: Các Tòa án tư pháp Hoa Kỳ còn được trao các thẩm
quyền khác căn cứ vào điều kiện thực tế, truyền thống pháp lý… Ngoài ra, Tòa án Hoa
Kỳ còn có quyền xem xét và tuyên bố bất kỳ một đạo luật nào đó do Quốc hội làm ra hay
tuyên bố một quyết định nào đó của Tổng thống và Chính phủ là vi hiến. Ví dụ: năm 1952
Tòa án tối cao tuyên bố Tổng thống Truman đã vi hiến khi ra lệnh trưng dụng ngành công
nghiệp thép.
3. Quy trình bảo hiến
a) Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến
Tòa án thực hiện việc bảo hiến chỉ sau khi văn bản được ban hành hoặc có hiệu lực do
áp dụng triệt để nguyên tắc tam quyền phân lập nên các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và chỉ có quan hệ đối trọng với nhau mà
không có quan hệ tham vấn, thống nhất ý kiến
b) Trình tự, thủ tục bảo hiến
Do các cơ quan tư pháp đồng thời là cơ quan bảo hiến nên Tòa án không có thủ tục
đặc biệt để xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật hoặc giải quyết những vụ việc liên
quan đến Hiến pháp theo thẩm quyền. Ở Mỹ, việc xem xét tính hợp hiến của một văn bản
luật và giải quyết những vấn đề liên quan đến Hiến pháp được thực hiện theo thủ tục
thông thường. Trong một vụ việc cụ thể khi xét xử, nếu vấn đề xem xét tính hợp hiến của
các đạo luật được đặt ra và Tòa án cho rằng đạo luật được áp dụng có dấu hiệu trái với
Hiến pháp thì theo yêu cầu của các bên có liên quan hoặc Tòa án tự mình đệ đơn lên Tòa
án tối cao yêu cầu kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật đó. Như vậy việc kiểm tra tính hợp
hiến của các đạo luật được thực hiện ngay trong quá trình thực hiện thủ tục thông thường
tại Tòa án.
Quá trình xem xét tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật tại Tòa án tối cao
chủ yếu được thực hiện theo thông lệ. Sau khi phân công người chuẩn bị cho từng vụ án,
các thẩm phán tổ chức một buổi họp kín để quyết định những vụ án nào sẽ được đưa ra
tranh luận và những vụ án nào sẽ được đưa ra xét xử mà không cần tranh luận. Trường
hợp được ít nhất 4 thẩm phán đồng ý thì vụ án được đưa ra Tòa án xét xử mà không cần
tranh luận. Nếu có tranh luận, Tòa án sẽ giành khoảng một giờ để các bên tranh luận về
vụ việc và trả lời các câu hỏi của thẩm phán. Sau đó, các thẩm phán họp kín và quyết định
theo đa số. Phán quyết của Tòa án Tối cao có giá trị pháp lý cao nhất và có tính hướng
dẫn cho tất cả các Tòa án khi xem xét những vụ việc tương tự.
6
4. Hệ quả pháp lý và hiệu lực của phán quyết
Hệ quả pháp lý cuối cùng của những phán quyết của Tòa án trong lĩnh vực bảo
hiến dẫn tới sự vô hiệu của một đạo luật nào đó trên thực tế. Các đạo luật bị tuyên bố là
không hợp hiến về hình thức vẫn có tiếp tục có hiệu lực, nhưng Tòa án sẽ không áp dụng
đạo luật đó vào xét xử nữa. Hậu quả là cơ quan hành pháp không thể đưa văn bản vi hiến
vào thực tế. Do đó, Nghị viện thường quyết định bãi bỏ hoặc thay thế văn bản đó, bởi
thực tế nó không còn giá trị. Phán quyết của cơ quan tư pháp liên quan đến việc xác định
tính hợp hiến của các đạo luật có hiệu lực bắt buộc đối với các bên có liên quan đến vụ
việc và đối với các vụ việc tương tự. Điều này xuất phát từ quan niệm một đạo luật vi
hiến không chỉ gây thiệt hại cho một trường hợp cụ thể, trong một vụ việc cụ thể mà còn
có thể gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác và trong các trường hợp khác tương tự, đồng
thời đạo luật có thể phá vỡ trật tự của một quốc gia.
Trong hệ thống này, phán quyết của Tòa án cấp dưới có thể không được công nhận
và bị Tòa án cấp trên sửa đổi hoặc hủy bỏ. Về mặt thứ bậc, phán quyết của Tòa án cấp
trên thường có tính chất tiền lệ và có hiệu lực bắt buộc đối với Tòa án cấp dưới; phán
quyết của Tòa án cấp cao có hiệu lực bắt buộc đối với Tòa án các cấp. Tòa án Mỹ chỉ
kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật khi có một vụ án hoặc một vụ tranh chấp cụ thể.
Điều đó dẫn đến hậu quả tất yếu là hiệu lực phán quyết với các đạo luật chỉ giới hạn
trong những vụ án8.
III. Cơ chế bảo hiến của Pháp
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bảo hiến
Các quy định về giám sát Hiến pháp đã sớm được ghi nhận trong Hiến pháp năm
1799 và Hiến pháp năm 1852. Theo các quy định này, Thượng viện có quyền thực hiện
việc giám sát Hiến pháp. Năm 1946, Ủy ban giám sát Hiến pháp được hình thành bao
gồm Tổng thống, Chủ tịch hai viện và 10 thành viên khác, Chủ tịch Ủy ban là Tổng
thống. Đến năm 1958, cùng với sự ra đời của Hiến pháp năm 1958, Hội đồng bảo hiến
(Le conseil constitutionnel) được thành lập. Hội đồng bảo hiến được coi là sáng tạo lớn
của các nhà lập pháp dưới nền Cộng hoà thứ V. Kể từ đó, mô hình Hội đồng bảo hiến của
Pháp đã dần trở thành mô hình giám sát Hiến pháp tiêu biểu của châu Âu mà các nhà luật
học thường gọi là mô hình giám sát Hiến pháp kiểu Pháp.
Tại Pháp, Hội đồng bảo hiến là cơ quan đặc biệt thực hiện việc giám sát tuân theo
Hiến pháp. Theo Điều 56 Hiến pháp năm 1958, Hội đồng bảo hiến bao gồm 9 thành viên
và ngoài ra còn có thành viên đương nhiên là các cựu tổng thống. Tổng thống, Chủ tịch
8
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Nguyễn Văn Trí (2011), Xây dựng
và bảo vệ Hiến pháp – Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 218
7
Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, mỗi người được bổ nhiệm 3 thành viên. Tổng thống chỉ
định Chủ tịch Hội đồng bảo hiến trong số thành viên mà Tổng thống đã bổ nhiệm. Chủ
tịch Hội đồng bảo hiến có quyền quyết định trong trường hợp Hội đồng biểu quyết ngang
phiếu. Các cựu tổng thống là thành viên đương nhiên của Hội đồng bảo hiến suốt đời,
miễn là họ không giữ những chức vụ mà pháp luật cấm thành viên của Hội đồng bảo hiến
kiêm nhiệm. Từ khi Hội đồng được thành lập, chưa một Tổng thống nào được chọn làm
Chủ tịch Hội đồng bảo hiến. Tư cách thành viên Hội đồng bảo hiến chấm dứt khi hết
nhiệm kì, từ chức, không còn khả năng công tác hoặc qua đời. Thành viên của Hội đồng
bảo hiến không bị giới hạn bởi độ tuổi và cũng không có quy định cụ thể về điều kiện
trình độ chuyên môn của các thành viên. Cứ 3 năm một lần thành viên Hội đồng bảo hiến
lại được thay đổi 1/3. Nhằm bảo đảm sự độc lập của thành viên Hội đồng bảo hiến, pháp
luật quy định thành viên Hội đồng có nhiệm kì 9 năm và không được tái bổ nhiệm. Trong
trường hợp có thành viên chết hay từ chức, thành viên mới sẽ được bổ nhiệm để hoàn
thành hết nhiệm kì còn lại. Nếu nhiệm kì còn lại đó ít hơn 3 năm thì thành viên mới này
sẽ được tiếp tục công tác đủ nhiệm kì 9 năm9.
2. Phạm vi thẩm quyền kiểm tra giám sát tính hợp hiến
Hội đồng bảo hiến Pháp có những thẩm quyền sau:
+ Thẩm quyền giải thích Hiến pháp và xem xét tính hợp hiến của các đạo luật: việc
giải thích Hiến pháp của Hội đồng bảo hiến mang tính hình thức và bắt buộc đối với mọi
cơ quan (lập pháp, hành pháp, tư pháp), tổ chức, cá nhân và với chính Hội đồng bảo hiến.
Đây là thẩm quyền rất quan trọng bởi lẽ các quy định của Hiến pháp thường mang tính
tuyên ngôn và để xác lập các nguyên tắc hơn là các quy định cụ thể.
+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bầu cử và trưng cầu ý dân: Điều 58 của
Hiến pháp Pháp quy định: “Hội đồng bảo hiến kiểm soát sự hợp lệ của cuộc bầu cử Tổng
thống. Hội đồng xem xét đơn khiếu nại và tuyên bố kết quả”. Hội đồng bảo hiến thực hiện
thẩm quyền này rất chặt chẽ. Khi bầu cử Tổng thống, Chính phủ phải thông báo cho Hội
đồng bảo hiến toàn bộ tiến trình của cuộc bầu cử như thời gian biểu, việc bỏ phiếu… Hội
đồng bảo hiến có trách nhiệm kiểm tra quá trình lựa chọn cũng như tư cách của các ứng
cử viên Tổng thống. Sau khi kết thúc bỏ phiếu vòng 1, Hội đồng sẽ công bố tên hai ứng
cử viên có số phiếu cao nhất. Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc bỏ phiếu vòng 2, Hội
đồng bảo hiến sẽ công bố tên Tổng thống đắc cử. Hội đồng bảo hiến có trách nhiệm kiểm
tra khoản tiền các ứng cử viên sử dụng trong quá trình tranh cử trong thời hạn 2 tháng sau
khi bầu cử. Nếu Tổng thống mới có bất cứ sai phạm nào trong quá trình sử dụng các
khoản tiền này, Hội đồng bảo hiến sẽ tuyên bố việc mất tư cách Tổng thống. Đối với các
ứng cử viên khác, nếu có vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, Hội
9
Theo ThS. Trần Quỳnh Nga, Hội đồng bảo hiến của Cộng hòa Pháp, Tạp chí Luật học số 11/2009, tr. 72-73.
8
đồng còn có quyền kiểm soát đối với các cuộc bầu cử ở Thượng Nghị viện và Hạ Nghị
viện: “Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng bảo hiến quyết định sự hợp lệ của cuộc
bầu cử Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ” (Điều 59 Hiến pháp Pháp năm 1958). Ngoài ra,
theo Điều 60 Hiến pháp Pháp năm 1958, Hội đồng còn xem xét sự hợp lệ của cuộc trưng
cầu ý dân và tuyên bố kết quả.
+ Thẩm quyền tư vấn: Thẩm quyền tư vấn mang nhiều nét chính trị và có tầm quan
trọng rất lớn trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Pháp. Hội đồng có quyền
tham gia vào quá trình thiết lập vị trí Tổng thống khi Tổng thống đương nhiệm không
thực thi được nhiệm vụ của mình. Hội đồng bảo hiến đưa ra các ý kiến tư vấn chính thức
theo đề nghị của Tổng thống khi cần ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc (Điều 16
Hiến pháp Pháp năm 1958) và tư vấn về các quyết định được đưa ra trong hoàn cảnh đó.
Trong trường hợp Tổng thống hỏi ý kiến của Thủ tướng và Chủ tịch hai viện, các ý kiến
đó bắt buộc phải đăng Công báo, nếu tham khảo ý kiến Hội đồng thì không phải đăng
Công báo về các ý kiến được tư vấn. Hội đồng bảo hiến còn thực hiện quyền tư vấn theo
đề nghị của Chính phủ về các văn bản, quyết định trong việc tổ chức bầu cử Tổng thống
và trưng cầu dân ý.
+ Thẩm quyền giám sát Hiến pháp trong việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
ban hành văn bản giữa Nghị viện và Chính phủ: Pháp là một trong số ít các quốc gia quy
định thẩm quyền đặc biệt này cho Hội đồng bảo hiến. Hội đồng bảo hiến giải quyết tranh
chấp về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Nghị viện và Chính phủ,
xác định các lĩnh vực do văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ điều chỉnh trong
trường hợp có xung đột. Thường thì Hội đồng bảo hiến đưa ra các phán quyết về vấn đề
này ở giai đoạn soạn thảo các đạo luật. Chính phủ có thể phản đối quá trình chuẩn bị một
đạo luật ở Nghị viện vì cho rằng đạo luật này quy định những vấn đề không thuộc thẩm
quyền của Nghị viện được xác định tại Điều 34 Hiến pháp Pháp. Trong trường hợp này,
trước hết Chính phủ và Nghị viện phải thỏa thuận với nhau để giải quyết vấn đề. Nếu
không thỏa thuận được, Hội đồng bảo hiến sẽ giải quyết theo yêu cầu của các bên và ra
quyết định trong thời hạn 8 ngày. Trong thời gian này, việc thảo luận hay sửa đổi các đạo
luật đó hoàn toàn bị đình chỉ. Cơ quan đề nghị Hội đồng bảo hiến giải quyết tranh chấp
phải thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan. Hội đồng bảo hiến có thể hủy bỏ đạo
luật nếu xét thấy nội dung văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
+ Giám sát Hiến pháp về vấn đề quyền con người: Ngoài Lời nói đầu của Hiến
pháp Pháp 1958, các quy định về quyền con người không được ghi nhận cụ thể trong
Hiến pháp của Pháp. Hội đồng bảo hiến căn cứ vào Lời nói đầu của Hiến pháp 1958,
Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 để kiểm tra tính hợp hiến của các đạo
luật liên quan đến vấn đề quyền con người. Như vậy, quyền xem xét tính hợp hiến của các
9
đạo luật của Hội đồng bảo hiến không chỉ thu hẹp trong phạm vi các điều của Hiến pháp
mà còn được mở rộng sang Lời nói đầu và các nguyên tắc chung về quyền con người.
3. Quy trình bảo hiến
a) Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến:
Khi ra đời đầu tiên ở Pháp, Hội đồng bảo hiến chỉ có chức năng kiểm tra tính hợp
hiến của các dự án luật trước khi công bố (bắt buộc đối với các đạo luật tổ chức, không
bắt buộc đối với các đạo luật thường). Ngoài ra Hội đồng còn giải quyết khiếu nại và
tham gia vào tổ chức hoạt động bầu cử Quốc hội, Tổng thống, giải quyết khiếu nại và
tham gia tổ chức trưng cầu ý dân, tham gia vào việc áp dụng tình trạng khẩn cấp theo
Điều 16 Hiến pháp, xác định tình trạng khuyết Tổng thống, xem xét sự phù hợp giữa điều
ước quốc tế với Hiến pháp, giải quyết các tranh chấp về việc phân định thẩm quyền giữa
Chính phủ với Quốc hội (phân định quyền lập pháp với quyền lập quy). Đây được xem là
một mô hình bảo hiến chuyên biệt, mang tính chính trị - pháp lý, phòng ngừa từ xa đối
với những biểu hiện vi hiến. Gần đây Hội đồng bảo hiến đã được trao quyền kiểm hiến
sau (kiểm hiến các đạo luật đã có hiệu lực). Như vậy tính hợp hiến của một đạo luật sẽ
được kiểm tra thông qua Hội đồng bảo hiến trước và cả sau khi chúng được công bố.
b) Trình tự, thủ tục bảo hiến
Vấn đề về sửa đổi Hiến pháp:
Việc sửa đổi Hiến pháp được quy định trong phần XVI với một điều duy nhất là Điều
89, theo đó, quy trình này có hai bước sau:
- Sáng kiến sửa đổi: Tổng thống là người có quyền đưa ra sáng kiến sửa đổi Hiến
pháp dựa trên đề xuất của Thủ tướng và các nghị sỹ. Như vậy, cơ quan lập pháp và hành
pháp cùng chia sẻ quyền đưa ra sáng kiến sửa đổi Hiến pháp. Tương tự, việc đưa ra sáng
kiến sửa đổi của nhánh hành pháp cũng phải dựa trên sự nhất trí giữa Tổng thống và Thủ
tướng;
- Thông qua dự thảo sửa đổi: có hai tình huống như sau: Một là, nếu các nghị sỹ đề
xuất sửa đổi, Tổng thống trình dự thảo sửa đổi trước mỗi viện của Quốc hội để thông qua
với thủ tục khác nhau, sau đó, sẽ tiến hành trưng cầu ý dân 10. Khác với thủ tục lập pháp,
trong trường hợp có bất đồng giữa hai viện, thủ tướng có quyền triệu tập một Ủy ban hỗn
hợp hai viện để soạn thảo một văn bản chung. Nhiều dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thất
bại ở giai đoạn này, ví dụ: đề xuất mở rộng lĩnh vực trưng cầu ý dân (năm 1984), tăng
cường quyền lực của Hội đồng Hiến pháp (năm 1990,1993)... do bất đồng quan điểm giữa
hai viện. Hai là, nếu Chính phủ đưa ra đề xuất sửa đổi, Tổng thống có hai lựa chọn: hoặc
Tổng thống hành xử như trên hoặc Tổng thống trình dự thảo sửa đổi trước Hội nghị lập
10
Xem thêm: Thái Vĩnh Thắng (2010), Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại - Lý luận và thực tiễn (Sách chuyên
khảo), Nxb. Tư pháp Hà Nội, tr. 174- 218.
10
hiến (gồm hai viện Quốc hội) do Chủ tịch Hạ Nghị viện chủ tọa để thông qua với 3/5 số
phiếu tán thành mà không cần tổ chức trưng cầu ý dân.
Về việc ban hành các đạo luật: Các đạo luật được ban hành sau khi Hội đồng bảo
hiến thực hiện chức năng chính là xem xét tính hợp hiến của các đạo luật trước khi công
bố.
Về việc thực thi Hiến pháp:
Thủ tướng người điều hành hoạt động của Chính phủ, chịu trách nhiệm về Quốc
phòng, đảm bảo việc thi hành các đạo luật và có quyền ban hành văn bản pháp quy, đề
nghị Tổng thống bổ nhiệm và cách chức các Bộ trưởng; có quyền sáng kiến lập pháp; đề
nghị Nghị viện họp bất thường, đề nghị Ủy ban hỗn hợp giữa các Thượng nghị viện và
Hạ nghị viện họp giải quyết bất đồng trong quá trình thông qua các dự luật; yêu cầu Tổng
thống kiến nghị với Nghị viện xem xét lại dự luật; yêu cầu Hội đồng Hiến pháp phân định
thẩm quyền giữa lập pháp và lập quy; đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm trước Hạ nghị viện.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Tổng thống và Hạ nghị viện.
Hệ thống Tòa án được phân định thành hai nhánh Tòa độc lập với nhau: Tòa án Tư
pháp và Tòa án Hành chính. Hệ thống Tòa án Tư pháp có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc
trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân... Hệ thống
Tòa án Hành chính có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính, xem xét tính đúng đắn
của các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các công chức và cơ quan quản lý
nhà nước.
Hệ thống viện công tố thay mặt nhà nước thực hiện quyền buộc tội trước Tòa án. Hệ
thống này được tổ chức theo ngành dọc và gắn với hệ thống Tòa án Tư pháp. Công tố
viên chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp.
Tổng thống là trung tâm bộ máy chính quyền, thực hiện chức năng kép: vừa là người
đại diện cho quốc gia, vừa lãnh đạo quyền hành pháp. Điều 5 quy định: Tổng thống có
nhiệm vụ bảo vệ bảo vệ Hiến pháp, là trọng tài điều hòa hoạt động của các cơ quan công
quyền và sự trường tồn của Quốc gia; bảo vệ độc lập dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ và tôn
trọng các thỏa thuận và hiệp ước Quốc tế. Vì Tổng thống do dân bầu và có nhiệm kỳ 5
năm (trước sửa đổi Hiến pháp 2000 nhiệm kỳ là 7 năm). Tổng thống có quyền giải tán
Nghị viện của chính thể đại nghị và toàn quyền thành lập Chính phủ của cộng hòa Tổng
thống. Trong lập pháp, quyền quan trọng nhất của Tổng thống là giải tán Hạ nghị viện.
Trong lĩnh vực hành pháp Tổng thống lãnh đạo tối cao Chính quyền hành pháp như. Tổng
thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, sau đó Thủ tướng đệ trình các ứng cử viên Bộ
trưởng để Tổng thống bổ nhiệm. Nếu hạ nghị viện không tín nhiệm Thủ tướng, Tổng
thống có hai lựa chọn: hoặc chọn Thủ tướng mới hoặc giải tán Hạ nghị viện, Điều 15 quy
định Tổng thống là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang và đứng đầu các Hội đồng và ủy
ban quốc gia tối cao về quốc phòng.
11
Đối với từng loại vụ việc cụ thể, Hội đồng bảo hiến thực hiện quyền giám sát
Hiến pháp theo các trình tự, thủ tục khác nhau do pháp luật quy định. Các phiên họp
của Hội đồng bảo hiến là các phiên họp kín. Hội đồng xem xét, quyết định các vấn đề
thuộc thẩm quyền trên cơ sở các tài liệu viết do các bên cung cấp và do Hội đồng thu
thập. Trong các phiên họp này không có sự tham gia tranh luận của các bên có liên
quan.
Sau khi thụ lý, Chủ tịch Hội đồng chỉ định một số thành viên chuẩn bị hồ sơ vụ
việc. Cùng với Tổng thư kí, các thành viên này có trách nhiệm thu thập chứng cứ, tài
liệu cần thiết và lấy ý kiến của Chính phủ. Sau đó, Hội đồng bảo hiến sẽ mở các
phiên họp và ra quyết định. Phiên họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất
7 thành viên. Trong trường hợp biểu quyết ngang phiếu, Chủ tịch Hội đồng có quyền
quyết định. Khi có thành viên của Hội đồng không đồng ý với nội dung của quyết
định thì họ có quyền ghi ý kiến phản đối của mình cùng với quyết định của Hội đồng
bảo hiến.
4. Hệ quả pháp lý và hiệu lực của phán quyết
Trường hợp Hội đồng bảo hiến tuyên bố đạo luật bị xem xét có một hoặc một số điều
khoản trái với Hiến pháp và các điều khoản này là phần không thể tách rời của đạo luật
thì đạo luật này vẫn có thể được công bố nhưng các điều khoản vi hiến sẽ bị loại trừ.
Tổng thống có thể yêu cầu Nghị viện thảo luận lại về các điều khoản đó. Điều 62 Hiến
pháp Cộng hòa Pháp năm 1958 quy định: “Một điều khoản bị tuyên bố là không hợp hiến
thì không thể được ban bố hoặc đưa ra thi hành. Các quyết định của Hội đồng bảo hiến
không thể bị kháng nghị. Các cơ quan hành chính và tư pháp có nghĩa vụ phải chấp
hành”. Như vậy, quyết định của Hội đồng bảo hiến là quyết định cuối cùng, không thể bị
xem xét hoặc xét xử bới bất cứ cơ quan tổ chức nào và có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối
với tất cả các bên liên quan.11
IV. So sánh hai cơ chế bảo hiến của Hoa Kỳ, Pháp
Điểm giống nhau:
+ Thứ nhất, mục đích của cả hai cơ chế đều nhằm bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp –
được xem như đạo luật gốc của quốc gia.
+ Thứ hai, tính chính trị trong hai cơ chế bảo hiến này được thể hiện rõ đó là nguyên
tắc kiềm chế - đối trọng hay cân bằng quyền lực.
+ Thứ ba, đều được quy định trong Hiến pháp của 2 quốc gia và dựa vào tình hình
thực tế mà áp dụng.
11
Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang, Nguyễn Văn Trí (2011), Xây dựng
và bảo vệ Hiến pháp – Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 252
12
Điểm khác nhau:
Cơ chế
Kiểu Hoa Kỳ
bảo hiến
(American Model)
Tiêu chí
Cơ quan thực Trong mô hình này, thẩm quyền
hiện quyền
giám sát Hiến pháp được giao cho
bảo hiến
các Tòa án có thẩm quyền chung
thực hiện. Theo đó, bất kỳ Tòa án
nào cũng có thể ra phán quyết về
tính hợp Hiến của các đạo luật. Hoạt
động bảo hiến gắn liền với việc giải
quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án
(giám sát cụ thể).
Về mặt thể
chế (Ai có
thẩm quyền?)
Phi
tập
trung
(decentralized
constitutional review): Các Tòa án
bình thường có quyền giám sát bảo
hiến – có thể tuyên một văn bản
pháp luật vi hiến.
Đặc trưng của mô hình bảo hiến kiểu
Hoa Kỳ là không thành lập cơ quan
bảo hiến chuyên trách. Thay vào đó,
Tòa án ở mọi cấp về nguyên tắc đều
có quyền bảo hiến, cụ thể là trong
13
Kiểu Pháp
(the French Model)
Hội đồng bảo hiến Cộng Hòa Pháp
là cơ quan chuyên trách được giao
chức năng bảo hiến. Hội đồng bảo
hiến bao gồm 9 thành viên do Tổng
thống bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch
Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch
Hạ viện bổ nhiệm 1/3 với nhiệm kì 9
năm và các thành viên không ai
được phép giữ chức vụ này quá một
nhiệm kì. Ngoài 9 thành viên nói
trên, các cựu Tổng thống Pháp (nếu
không từ chối) đều là thành viên của
Hội đồng bảo hiến. Hiện nay tại
Pháp, thẩm quyền bảo hiến còn được
mở rộng cho một số cơ quan khác
như Hội đồng nhà nước và Toà án
tối cao.
Từ năm 1959, Hội đồng nhà nước đã
thực hiện quyền kiểm hiến đối với
các đạo luật khi có tranh chấp về
thẩm quyền theo quy định của Điều
37 Hiến pháp.
Tập trung (centralized constitutional
review): Chỉ có Hội đồng bảo hiến
và các cơ quan trên. Đặc trưng của
mô hình này là không giao quyền
bảo hiến cho toàn bộ hệ thống Tòa
án mà chỉ giao cho một số cơ quan
chuyên trách.
Về mặt thời
điểm (Diễn ra
lúc nào?)
Mang tính cụ
thể hay trừu
tượng?
quá trình xét xử có quyền xem xét
tính hợp hiến của các đạo luật có liên
quan và có quyền tuyên bố quy định
đó là vi hiến, đồng thời từ chối
không áp dụng quy định. Tuy nhiên,
để bảo đảm tính thống nhất trong vấn
đề này, chỉ quyết định của Tòa án tối
cao mới có hiệu lực bắt buộc với mọi
Toà khác và mới có thể vô hiệu hóa
một đạo luật.
Giám sát sau (Posteriori hoặc Ex
Post): Tòa án thực hiện bảo hiến chỉ
sau khi văn bản được ban hành hoặc
có hiệu lực do áp dụng triệt để
nguyên tắc tam quyền phân định nên
các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp phải chịu trách nhiệm về hành
vi của mình và chỉ có các quan hệ
đối trọng với nhau mà không có
quan hệ tham vấn, thống nhất ý kiến
giữa ba cơ quan này như trong mô
hình cộng hòa đại nghị thường thấy.
Đặc điểm trên dẫn đến việc Hoa Kỳ
chỉ áp dụng “tài phán sau” được thực
hiện bởi Tòa án mà không có chức
năng phòng hiến như trong mô hình
Hội đồng Hiến pháp của Pháp.
Ở một số quốc gia (trong đó có
Pháp), một đảng phái chính trị, một
nhóm lợi ích nào đó đều có thể kiện
một đạo luật của Nghị viện là bất
hợp hiến trên cơ sở đối chiếu các quy
phạm của đạo luật đó với các quy
phạm của Hiến pháp mà không cần
viện dẫn đến một hành vi xâm phạm
quyền hiến định của một thể nhân cụ
14
Cả giám sát trước và giám sát sau
(Priori hoặc Ex Ante): Chức năng
giám sát Hiến pháp theo mô hình
này chủ yếu là giám sát trước, mang
tính bắt buộc đối với các đạo luật về
tổ chức, quy chế hoạt động của Nghị
viện, các tranh chấp về bầu cử và
trưng cầu dân ý.
Ngoài ra ở Pháp còn có giám sát sau
được quy định trong lần cải cách
năm 2008 (kiểm hiến các đạo luật đã
có hiệu lực).
Cả trừu tượng và cụ thể: Hội đồng
hiến bảo hiến thực hiện bảo hiến mà
không cần có vụ việc cụ thể; một số
thực hiện bảo hiến đối với cả vụ việc
cụ thể.
thể. Tòa án Hoa Kỳ không có thẩm
quyền thụ lý các vụ án Hiến pháp
mang tính trừu tượng như vậy, mà
chỉ có thẩm quyền khi có một vụ
việc cụ thể trong đó các quyền hiến
định bị xâm hại trên thực tế (người
Mỹ có châm ngôn: chân lý luôn
mang tính cụ thể). Do đó, Tòa án
Hoa Kỳ chỉ xem xét vụ án Hiến pháp
qua hành vi xâm phạm cụ thể có thể
phát sinh từ nhiều lĩnh vực khác
nhau. Vì hai lý do này mà người Mỹ
vẫn tiếp tục trao quyền tài phán Hiến
pháp cho Tòa án ở tất cả các cấp.
Việc xem một vụ án nào đó có phải
là vụ án Hiến pháp hay không không
dựa vào việc nó được giải quyết ở
Tòa án nào, mà dựa trên cơ sở khi
công dân khiếu nại quyền của anh ta
được quy định trong Hiến pháp đã bị
xâm hại.
Tòa án Hoa Kỳ có thể tuyên bố một
hành vi của Tổng thống, hay của bất
kỳ cơ quan lập pháp, hành pháp hay
người thi hành công vụ ở liên bang
hay tiểu bang là bất hợp hiến. Đặc
biệt, Tòa án Hoa Kỳ có quyền xem
xét lại tính hợp hiến của một đạo luật
do Nghị viện liên bang ban hành.
Nhưng khác với Tòa tài phán Hiến
pháp ở một số quốc gia khác, Tòa án
Hoa Kỳ không tuyên bố hủy bỏ đạo
luật bất hợp hiến mà chỉ từ chối áp
dụng nó trong một vụ án Hiến pháp
cụ thể. Tuy nhiên, sự từ chối áp dụng
này ở một quốc gia coi trọng án lệ
15
Ai có quyền
khởi kiện?
Thủ tục tiến
hành nếu có
hành vi vi
hiến
như Hoa Kỳ sẽ có tác dụng như việc
tuyên bố hủy bỏ đạo luật bất hợp
hiến đó của Nghị viện
Các bên có tranh chấp trong vụ án Các chủ thể khác nhau có thể khởi
bình thường có thể nêu vấn đề bảo kiện bảo hiến, lúc đầu chỉ là các
hiến
thiết chế hành pháp (Tổng thống,
Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện và
Chủ tịch Hạ viện), sau này có thêm
nghị sỹ, và hiện nay có thêm công
dân.
Không giống như các nước theo mô Đề nghị xem xét về tính hợp hiến
hình Hội đồng bảo hiến hoặc Tòa án phải được lập thành văn bản và gửi
Hiến pháp, ở Hoa Kỳ xem xét tính đến Chủ tịch Hội đồng bảo hiến,
hợp hiến của một văn bản hoàn toàn người đề nghị cũng không phải đưa
diễn ra tại Tòa án thường, vì vậy, nó ra lí do hoặc cơ sở cho yêu cầu của
giống như thủ tục tố tụng thông mình. Hội đồng không bị giới hạn
thường. Bất kỳ vụ án nào từ lĩnh vực bởi phạm vi yêu cầu mà có quyền
dân sự, kinh tế hành chính, hình sự mở rộng phạm vi xem xét tính hợp
đều có thể dẫn đến vụ án Hiến pháp hiến của các quy định khác trong
nếu như công dân khiếu nại rằng toàn bộ đạo luật. Căn cứ để tuyên bố
quyền của anh ta được ghi nhận tính hợp hiến của một đạo luật là các
trong Hiến pháp đã bị xâm hại. quy định của Hiến pháp và các
Trong khi xét xử một vụ việc cụ thể, nguyên tắc có giá trị như Hiến pháp.
nếu vấn đề xem xét tính hợp hiến của Tổng thư kí văn phòng Chính phủ có
các đạo luật được đặt ra và Tòa án trách nhiệm kiểm tra các kiến nghị
xét xử cho rằng đạo luật được áp về việc xem xét tính hợp hiến của
dụng có dấu hiệu trái với Hiến pháp các đạo luật trước khi ban hành. Nếu
thì theo yêu cầu của các bên liên có yêu cầu phải gửi ngay cho Chủ
quan hoặc Tòa án tự mình đệ đơn lên tịch Hội đồng bảo hiến. Đối với các
Tòa án Tối cao yêu cầu kiểm tra tính đạo luật được thông qua bằng con
hợp hiến của đạo luật đó. Các thẩm đường trưng cầu dân ý, Hội đồng
phán của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ không phải xem xét tính hợp hiến.
việc, đồng thời cũng chính họ thực Giới hạn thời gian cho các yêu cầu
hiện luôn việc kiểm tra, đánh giá và này là khoảng thời gian Hiến pháp
kết luận về tính hợp hiến của các đạo quy định để Tổng thống kí lệnh công
luật được áp dụng trong vụ án đó.
bố, trong vòng 15 ngày kể từ ngày
16
Điểm khác biệt thực tế của thủ tục tố
tụng của vụ án Hiến pháp là nó thu
hút sự chú ý của dư luận và có thể
gây ảnh hưởng về mặt chính trị, nên
việc kháng cáo lên Tòa án tối cao dễ
dàng được chấp nhận hơn.
Hiệu lực của
phán quyết
Phán quyết của Tòa án về tính hợp
Hiến của đạo luật không có hiệu lực
chung thẩm như trong mô hình Hội
đồng bảo hiến, mà có thể bị xem xét
lại bởi một Tòa án cấp trên
Hậu quả pháp
lý khi xảy ra
hành vi vi
hiến
Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi
Hiến thì đạo luật đó không còn giá
trị áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án tư
pháp không có thẩm quyền hủy bỏ
hay tuyên bố đạo luật đó vô hiệu như
trong hệ thống giám sát Hiến pháp
tập trung. Tòa án chỉ không áp dụng
đạo luật đó trên thực tế. Phán quyết
của Tòa án cấp trên có hiệu lực bắt
buộc đối với các Tòa án cấp dưới,
phán quyết của Tòa án tối cao có giá
trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư
pháp. Như vậy, về hình thức đạo luật
17
đạo luật được thông qua. Đối với các
điều ước quốc tế cũng tương tự như
vậy. Trong trường hợp có sự xung
đột giữa điều ước quốc tế và Hiến
pháp thì việc gia nhập hoặc kí kết sẽ
không được thực hiện cho đến khi
Hiến pháp được sửa đổi cho phù
hợp. Ví dụ như trường hợp Hiệp ước
Maastricht về phát hành đồng tiền
chung châu Âu năm 1997, do Hiệp
ước có điều khoản trái với Hiến
pháp năm 1958 nên Nghị viện Pháp
đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp để
tham gia vào Hiệp ước này.
Quyết định của Hội đồng bảo hiến là
quyết định chung thẩm, không thể bị
xem xét hay xét xử lại bởi bất cứ cơ
quan, tổ chức nào và có hiệu lực
pháp lí bắt buộc đối với tất cả các
bên có liên quan. Tuy nhiên, Hội
đồng bảo hiến vẫn cho khiếu nại đối
với các lỗi kĩ thuật khi soạn thảo văn
bản.
Điều 62 Hiến pháp năm 1958 quy
định: “Một điều khoản bị tuyên bố là
bất hợp hiến thì không thể được ban
bố hoặc đưa ra thi hành. Các quyết
định của Hội đồng bảo hiếnkhông
thể bị kháng nghị. Các cơ quan
hành chính và tư pháp có nghĩa vụ
phải chấp hành”.
Trường hợp Hội đồng bảo hiến
tuyên bố đạo luật được xem xét có
một hoặc một số quy định trái với
Hiến pháp và nếu các quy định đó là
phần không thể tách rời khỏi đạo
vẫn còn hiệu lực, nhưng thực tế luật thì đạo luật đó không được phép
không được áp dụng nữa
công bố. Nếu các quy định đó là
phần có thể tách rời khỏi đạo luật thì
đạo luật này vẫn có thể được Tổng
thống kí công bố nhưng các điều
khoản vi hiến sẽ bị loại trừ hoặc
Tổng thống có thể yêu cầu hai viện
thảo luận lại về các điều khoản đó.
Nếu quy chế hoạt động của Nghị
viện có điều khoản vi hiến thì nó sẽ
không được thực hiện tại Nghị viện.
Trong trường hợp này, Nghị viện
phải sửa đổi, bổ sung những điều
khoản vi hiến hoặc phải ban hành
đạo luật mới thay thế đạo luật đã bị
tuyên bố là không hợp hiến
Nguyên nhân của sự khác nhau giữa hai cơ chế bảo hiến Hoa Kỳ và Pháp:
+ Một là, do áp dụng triệt để nguyên tắc tam quyền phân định nên các cơ quan lập
pháp, hành pháp, tư pháp phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và chỉ có các quan
hệ đối trọng với nhau mà không có quan hệ tham vấn, thống nhất ý kiến giữa ba cơ quan
này như trong mô hình cộng hòa đại nghị thường thấy. Đặc điểm trên dẫn đến việc Hoa
Kỳ chỉ áp dụng “tài phán sau” được thực hiện bởi Tòa án mà không có chức năng phòng
hiến như trong mô hình Hội đồng Hiến pháp của Pháp nhận thức về các đạo luật. Nếu như
trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law), thực tiễn xét xử của các Tòa án là
một nguồn luật cơ bản (án lệ) chủ yếu thì đối với các nước châu Âu lục địa tiêu biểu là
Pháp, luật thành văn có giá trị rất quan trọng và được coi là nguồn luật cơ bản chỉ đứng
sau Hiến pháp, các đạo luật phải phù hợp với Hiến pháp. Do đó, Tòa án trong thực tiễn
xét xử của mình không thể phán xét về tính hợp Hiến của các đạo luật. Chức năng này
phải do một cơ quan có thẩm quyền cao hơn thực hiện.
+ Hai là, Pháp quan niệm rằng thẩm phán Tòa án tư pháp cũng giống như các quan
chức hành chính khác, khó có thể cưỡng lại sức ép từ cơ quan lập pháp và hành pháp, do
đó không thể đưa ra phán quyết đúng đắn về tính hợp hiến của văn bản cũng như hành vi
do cơ quan lập pháp, hành pháp ban hành hoặc thực hiện.
+ Ba là, ở Pháp, các thẩm phán Tòa án tư pháp có sự chuyên môn hóa cao, do đó
tầm nhìn của họ thường bị giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn hẹp, không như thẩm phán
18
ở Hoa Kỳ
+ Bốn là, nếu như ở Hoa Kỳ, Nghị viện không thể một mình thay đổi luật mà cần
phải có chế định về quyền phủ quyết của Tổng thống và của Tòa án Tối cao thì ở Pháp,
việc sửa một đạo luật đối với Nghị viện khá đơn giản, chỉ cần được các nghị sĩ tán thành
theo tỷ lệ đa số thường. Với tỷ lệ tán thành đó, Nghị viện có thể phủ quyết luôn cả phán
quyết của Tòa án.
B. Về vấn đề bảo hiến ở Việt Nam
I. Sơ lược về quá trình phát triển của vấn đề bảo hiến trong hệ thống pháp luật Việt
Nam
Trải qua hơn 70 năm bảo vệ và xây dựng đất nước, qua 8 lần sửa đổi, 5 bản Hiến
pháp ra đời đã từng bước đánh dấu quá trình lập hiến và lập pháp của nước ta. Được
nhiều nước trên thế giới công nhận là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, đi kèm với Hiến
pháp luôn phải có một cơ chế bảo vệ chặt chẽ, tránh sự vi phạm của các cơ quan có thẩm
quyền trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Dưới đây là sơ lược quá trình phát triển
của vấn đề bảo hiến trong hệ thống pháp luật Việt Nam, xét ở hai khía cạnh: hiệu lực
pháp lý của Hiến pháp và thẩm quyền thực hiện việc bảo hiến từ Hiến pháp đầu tiên cho
đến bản hiện hành.
1. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1946
Là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời vào thời điểm đất nước vừa giành
được độc lập, Hiến pháp 1946 được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chủ quyền lập hiến
thuộc về nhân dân và cách thức lập hiến là Quốc hội lập hiến. Tại phiên họp đầu tiên của
Chính phủ lâm thời (03/09/1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách
của Chính phủ, mà một trong sáu nhiệm vụ cấp bách đó là tổ chức tổng tuyển cử đề bầu ra
Quốc hội, Quốc hội có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Hiến pháp. Người viết: “Trước
chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên
chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân
chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ” 12. Ngày 20/09/1945, Chính phủ lâm thời
ban hành Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do chủ tịch Hồ
Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945, bản Dự thảo Hiến pháp đầu tiên được công bố để
nhân dân đóng góp ý kiến. Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I (do
cuộc tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 bầu ra) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của
nước ta13. Như vậy tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh lúc bấy giờ là
quyền lập hiến thuộc về nhân dân, chủ thể của quyền lập hiến là quốc dân, Quốc hội chỉ là
12
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, T.4, tr.8
19
chủ thể được nhân dân bầu ra để đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lập hiến. Hiến
pháp 1946 có sự phân biệt rạch ròi giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp cũng như chức
năng, nhiệm vụ của “Quốc hội lập hiến” và “Quốc hội lập pháp”. Điều này thể hiện ở Lời
nói đầu: “Được quốc dân giao cho trách nhiệm…, Quốc hội nhận thấy rằng…” và
Chương III về Nghị viện nhân dân, trong đó Điều thứ 23 của chương này có quy định
Nghị viện nhân dân “đặt ra các pháp luật”. Tức là “Quốc hội” ở Lời nói đầu là Quốc hội
lập hiến, chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là ban hành Hiến pháp; còn “Nghị viện nhân dân”
là Quốc hội lập pháp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử không cho phép nên thực tế việc
bầu Nghị viện nhân dân chưa thực hiện được. Quốc hội tiếp tục hoạt động, gánh vác trách
nhiệm cả về lập hiến và lập pháp. Dù không nêu rõ hiệu lực tối cao của Hiến pháp nhưng
thay vào đó sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp dẫn đến việc phân cấp
hiệu lực pháp lý giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác: Hiến pháp có hiệu lực
pháp lý tối cao, các văn bản pháp luật khác phải hợp hiến14.
Cùng với việc trao cho nhân dân quyền lập hiến thông qua Quốc hội, Hiến pháp 1946
còn quy định thêm một quyền khác nữa, đó là: “Nhân dân có quyền phúc quyết Hiến
pháp…” (Điều thứ 21) hay về sửa đổi Hiến pháp: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách
thức sau đây: a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu; b) Nghị viện phải bầu ra một
ban dự thảo những điều thay đổi; c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng
chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết” (Điều thứ 70). Tuy nhiên, vì những điều kiện
khách quan như đã phân tích ở trên nên những quy định này cũng chỉ nằm trên giấy mà
chưa được thực hiện trên thực tế.
Về vấn đề giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật: Hiến pháp 1946 chưa đặt
ra được một cơ chế bảo vệ Hiến pháp một cách rõ ràng mà chỉ có những quy định chung
chung, khó khả thi. Chẳng hạn như Điều thứ 31: “Những luật đã được Nghị viện biểu
quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được
thông tri. Nhưng trong thời hạn ấy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại.
Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ
tịch phải ban bố”. Quy định này thể hiện sự hạn chế của nguyên tắc tập trung dân chủ, bởi
vì nếu Chủ tịch nước không đồng ý với sắc luật vì nhận thấy có dấu hiệu trái với các quy
định của Hiến pháp thì có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại, nhưng nếu Nghị viện
biểu quyết vẫn giữ nguyên thì Chủ tịch nước bắt buộc phải ban bố. Hay Điều thứ 52 quy
định quyền hạn của Chính phủ có quyền “bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ
quan cấp dưới, nếu cần”; quy định này mang nặng tính quan liêu và tùy tiện, vì cụm từ
“nếu cần” ở đây không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn nhất định nào cả mà chỉ theo ý chí
13
Trường Đại học Luật TP.HCM, Đề cương môn học – Câu hỏi ôn tập và những tình huống của Luật Hiến pháp
Việt Nam, NXB Hồng Đức, tr. 25.
14
Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang (2013), Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc bảo đảm quyền
con người, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.119.
20
chủ quan của người cầm quyền. Nếu nội dung của mệnh lệnh, nghị quyết đó không trái
với Hiến pháp mà Chính phủ thấy “cần” thì sẽ bãi bỏ, hoặc nếu có dấu hiệu vi hiến nhưng
Chính phủ lại thấy “không cần” thì nó vẫn được giữ nguyên và đem ra thi hành.
2. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1959
Điều 50 của Hiến pháp 1959 quy định: “Quốc hội có những quyền hạn sau đây: 1Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; 2- Làm pháp luật…”. Không còn sự tách bạch giữa
Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp, quy định này đã trực tiếp chỉ ra chủ thể có quyền
lập hiến là Quốc hội, Quốc hội đảm nhận cả hai vai trò vừa làm ra Hiến pháp vừa làm ra
pháp luật. Bên cạnh đó, Điều 43 và Điều 112 cũng khẳng định: “Quốc hội là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, “Chỉ có Quốc hội
mới có quyền sửa đổi Hiến pháp” đã gián tiếp thừa nhận hiệu lực pháp lý của Hiến pháp
cao hơn các đạo luật thông thường khác do Quốc hội thông qua, các luật, các Nghị quyết
của Quốc hội hay các văn bản của các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái
với Hiến pháp.
Về vấn đề bảo hiến: Khoản 3 Điều 50 trao cho Quốc hội quyền “giám sát việc thi
hành Hiến pháp” nhưng quyền “sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị
của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp15” lại là của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều
này thật sự bất hợp lý vì nếu văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có sự vi
hiến thì chủ thể nào có thẩm quyền xử lý?
Ngoài ra, Hiến pháp 1959 còn quy định cho các cơ quan nhà nước từ trung ương đến
địa phương thẩm quyền kiểm tra, giám sát và xử lý các văn bản pháp luật do cơ quan nhà
nước cấp dưới ban hành, chẳng hạn như Điều 73 về thẩm quyền ban hành và kiểm tra văn
bản của Hội đồng Chính phủ: “Hội đồng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và
pháp lệnh mà quy định những biện pháp hành chính, ban bố những nghị định, nghị quyết,
chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những nghị định, nghị quyết, và chỉ thị ấy”; Điều 74 về
những quyền hạn của Hội đồng Chính phủ: “4- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định
không thích đáng của các Bộ, các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ; sửa đổi hoặc bãi
bỏ những quyết định không thích đáng của Ủy ban hành chính các cấp; 5- Đình chỉ việc
thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi
bỏ những nghị quyết ấy”; Điều 85: “Hội đồng nhân dân có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ
những quyết định không thích đáng của Ủy ban hành chính cấp mình, có quyền sửa đổi
hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực
tiếp và những quyết định không thích đáng của Ủy ban hành chính cấp dưới trực tiếp”;
Điều 105: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm sát
15
Khoản 7 Điều 53 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959.
21
việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ….”. Tuy nhiên, Hiến
pháp 1959 vẫn chưa giải quyết triệt để hẳn tính chủ quan, duy ý chí của các cơ quan có
thẩm quyền, vì cụm từ “không thích đáng” vẫn chưa được đặt trong một khuôn khổ pháp
lý nhất định, nếu lạm dụng có thể tùy tiện dẫn tới sự vi hiến.
Hiến pháp 1959 từng bước siết chặt các quy định về giám sát và bảo vệ Hiến pháp nói
chung, dù còn có nhiều bất cập từ bản Hiến pháp 1946. Tuy nhiên, những quy định này
đỏi hỏi phải có một cơ quan cụ thể đảm nhiệm việc thực hiện nó, đây là điều mà Hiến
pháp 1959 vẫn chưa làm được.
3. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1980
Ra đời trong hoàn cảnh Bắc – Nam thống nhất hai miền, đất nước bước vào thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1980 là sự kế thừa và phát triển của hai bản Hiến
pháp trước đó. Cũng như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 quy định thẩm quyền ban hành
và sửa đổi Hiến pháp chỉ thuộc về Quốc hội (Điều 83 và 147), thế nhưng bản Hiến pháp
này đã có một bước tiến bộ khi trực tiếp ghi nhận cụ thể, rõ ràng là: “ Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý
cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”16 và chủ thể ban hành
nó là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”17.
Điều này nhằm nhấn mạnh quyền lực tuyệt đối và tối thượng của Quốc hội, “đặt Quốc hội
cao hơn cả Hiến pháp”18.
Về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, Quốc hội “thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn
bộ hoạt động của Nhà nước”19, “giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật” 20.
Các cơ quan trực thuộc và chấp hành của Quốc hội “giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà
nước thực hiện quyền giám sát” 21, “đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật” 22. Về
cơ bản, những quy định này không có sự khác biệt gì về nội dung, thẩm quyền thi hành so
với Hiến pháp 1959, chỉ khác về tên gọi của cơ quan đó: Hội đồng Nhà nước đảm trách
các chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng tương đương với Hội
đồng Chính phủ. Tuy nhiên, cũng như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, Hiến pháp
1980 không quy định cụ thể thẩm quyền xử lý văn bản trái Hiến pháp của Quốc hội.
16
Điều 146 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980.
Điều 83 Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam năm 1980.
18
Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang (2013), Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc bảo đảm quyền
con người, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 123.
19
Điều 82 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980.
20
Khoản 3 Điều 83 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980.
21
Điều 92 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980.
22
Điều 107 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980.
17
22
Quyền giám sát tối cao của Quốc hội chỉ mang tính chất chung, vì thẩm quyền xử lý văn
bản trái với Hiến pháp của cơ quan nhà nước ở trung ương được giao cho Hội đồng Nhà
nước. Bên cạnh đó, Hiến pháp 1980 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước được ban
hành trên cơ sở Hiến pháp 1980 đã quy định cho cả hệ thống cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương đều có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra, giám sát Hiến pháp, xử lý các
văn bản vi hiến nhưng vẫn chưa quy định cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này
cũng như về trình tự, thủ tục xem xét và xử lý. Vì vậy, chưa có cơ quan nào xem xét và
xử lý các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành không phù hợp hoặc trái với Hiến
pháp trên thực tế theo như quy định trong Hiến pháp. Theo đánh giá của các nhà nghiên
cứu thì một số quy định trong Hiến pháp 1980 chỉ mang tính tuyên ngôn, duy ý chí, được
ghi nhận nhưng không có hiệu lực trên thực tế23.
4. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Hiến pháp 1992 ra đời đã từng bước hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Trên nền
tảng của Hiến pháp 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều
của bản Hiến pháp này, Quốc hội đã cho ra đời các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như:
Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Luật hoạt động giám
sát của Quốc hội năm 2003, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996,… Theo đó, Hiến pháp là
“luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất 24”, Quốc hội vẫn là “cơ quan duy
nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của Nhà nước25”, nhưng hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và
pháp luật có sự tham gia của nhiều các chủ thể khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cấp chính
quyền địa phương. Cụ thể như sau:
+ Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của
Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao26.
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương27.
23
Theo Vũ Đình Lê (2007), Cơ chế bảo vệ Hiến pháp tại Việt Nam – Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP.HCM.
24
Điều 146 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001.
25
Điều 83 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 200 1.
26
Khoản 9 Điều 84 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001.
27
Khoản 5, 6 Điều 91 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001.
23
+ Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản
quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách 28.
+ Chủ tịch nước giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội29; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao30.
+ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 31.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
các Bộ, cơ quang ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những
nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mình phụ trách32.
+ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân cấp dưới trực tiếp; Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật của
Ủy ban nhân dân cùng cấp33.
Bên cạnh đó, Điều 10 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 đã quy
định thẩm quyền và trình tự xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Trình tự này được tiến hành như sau:
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật
có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
2. Quốc hội thảo luận. Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban
hành văn bản quy phạm pháp luật có thể trình bày, bổ sung những vấn đề có liên quan.
3. Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản
quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, quy định trên chỉ áp dụng cho chủ thể giám sát tối cao là Quốc hội, những
chủ thể khác lại không có một văn bản pháp lý nào về trình tự, thủ tục xử lý. Việc giao
quyền cho các chủ thể này nhưng lại không có luật, nghị quyết để hướng dẫn, dẫn đến
tình trạng bối rối khi triển khai trên thực tế, cuối cùng là không một cơ quan nào thực hiện
28
Khoản 2, 3 Điều 26 và khoản 4,5,6 Điều 27 Luật tổ chức Quốc hội 2001.
Khoản 7 Điều 103 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001.
30
Điều 105 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001; Điều 16 Luật tổ chức Tòa án
nhân dân 2002; Điều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.
31
Khoản 2 Điều 112; khoản 4, 5 Điều 114 và Điều 116 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ
sung 2001.
32
Điều 116 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001.
33
Điều 120, 123, 124 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung 2001.
29
24
thẩm quyền này, hoặc đùn đẩy trách nhiệm sang cho Quốc hội.
5. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp 2013
Cùng với sự phát triển của đất nước, Hiến pháp 2013 ra đời đánh dấu một sự thay đổi
lớn cả về nội dung và hình thức. Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp 2013 vẫn là cao nhất,
nhưng không còn là “luật cơ bản của Nhà nước” nữa mà là “luật cơ bản của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định “mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử
lý”. Khoản 2 Điều 119 quy định:
“Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách
nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”
Tuy nhiên, kể từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành cho đến nay, vẫn chưa có
một đạo luật cụ thể nào quy định về cơ chế này cũng như là cơ quan chuyên trách đảm
nhiệm nó. Thẩm quyền xử lý của các chủ thể cũng không khác biệt so với những quy định
của Hiến pháp 1992, nhưng có sự thay đổi trong thủ tục xử lý các văn bản có dấu hiệu trái
với Hiến pháp, luật. Ngoài ra, chủ thể có quyền yêu cầu sửa đổi Hiến pháp cũng đã được
mở rộng, theo đó, khi có đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội thì Ủy ban dự thảo Hiến pháp sẽ
được thành lập34. Quốc hội không còn giữ vị trí độc tôn như trước nữa.
II. Cơ quan có thẩm quyền giám sát tính hợp hiến
Luật Giám sát hoạt động Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định rất
nhiều chủ thể tham gia giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, gồm: Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu
Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Các chủ thể này tiến hành giám sát những vấn đề liên quan đến ban hành, thi hành pháp
luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân… Tuy nhiên, chỉ có hoạt động giám sát tối
cao là thẩm quyền riêng của Quốc hội: giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác
của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử
quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát tối cao
văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
34
Khoản 1 Điều 120 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
25