Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.8 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------

HÀ QUỐC DŨNG

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI
VÀ ĐỀ SUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN”

KHÓA LUẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------------

HÀ QUỐC DŨNG

Tên đề tài:


“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI
VÀ ĐỀ SUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN”

KHÓA LUẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huệ
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2015


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại
những kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.
Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu khắt
khe của nhà tuyển dụng sau khi ra trường. Được sự nhất trí của nhà trường và
ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên
đề tài “Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải và đề xuất biện pháp bảo vệ
môi trường tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”.
Hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới thầy giáo - Ths Nguyễn Thị Huệ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Môi
trường, Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn.
Trông suốt quá trình thực tập, mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng do
thời gian thực tập, kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế
nên bản khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót.
Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và toàn
thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hà Quốc Dũng


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxi sinh học

BVMT

: Bảo vệ môi trường

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

HCM


: Hồ Chí Minh

QCVN

: Qui chuẩn Việt Nam

TC

: Tiêu chuẩn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

: Tổng các chất rắn lơ lửng


MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 4

2.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
2.2.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường ................................... 6
2.2.2. Tình hình sử dụng nước của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn .......... 10
2.2.2.1. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn nước sử dụng. ................................ 10
2.3. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nước thải trên Thế giới và Việt Nam ... 10
2.3.1. Tình trạng ô nhiễm nước thải trên thế giới. .......................................... 10
2.3.1.1. Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện
trên Thế giới ................................................................................................... 11
2.3.2. Tình trạng ô nhiễm nước thải ở Việt Nam ............................................ 12
2.3.2.1. Hiện trạng xử lý và xả nước thải ở một số bệnh viện tuyến TW tại
Việt Nam ......................................................................................................... 15
2.3.3.Tổng quan nước của tỉnh Lạng Sơn ....................................................... 20
2.3.3.1. Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..................................... 20
2.3.3.2. Thực trạng sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ....................... 21
2.3.3.3. Hiện trạng xử lý và xả nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn ................................................................................................................... 24
2.3.4 Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện. ....................................... 24


2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước thải bệnh viện ..................................... 26
2.3.6. Độc tính của một số chất trong nước thải bệnh viện tới môi trường và
con người ......................................................................................................... 26
Phần III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 31
3.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu .............................................................. 31
3.1.1. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 31
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 31
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tp Lạng Sơn. .......................... 31
3.2.2. Tổng quan về bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn ................................. 31
3.2.3. Đánh giá hiện trạng nước thải bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn ....... 31
3.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm do nước thải bệnh viện ... 31

3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu. ............................................................... 31
3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 32
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu..................................................... 32
3.3.4. Nghiên cứu các văn bản luật, các văn bản dưới luật và các quy định có
liên quan đến tài nguyên nước......................................................................... 32
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 33
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Lạng Sơn. .............................. 33
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 33
4.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................... 33
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu ................................................................................ 34
4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 34
4.1.1.4. Điều kiện kinh tế. ............................................................................... 35
4.1.1.5. Cơ sở hạ tầng. ..................................................................................... 36
4.2. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn ...................................... 37
4.2.1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn .................................... 37


4.2.2. Công tác xử lý vệ sinh môi trường của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. . 39
4.2.3. Tình hình sử dụng nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. .......... 42
4.3. Đánh giá thực trạng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ... 42
4.3.1. Thực trạng phát sinh nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ..... 42
4.3.2. Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng
Sơn................................................................................................................... 43
4.3.3. Môi trường nước thải y tế ..................................................................... 50
4.3.3.1. Chất lượng nước thải trước quá trình xử lý ....................................... 51
4.3.3.2. Chất lượng nước thải sau quá trình xử lý ........................................... 53
4.4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viên ........ 56
4.4.1. Biện pháp quản lý .................................................................................... 56
4.4.2. Biện pháp lý hóa học. ............................................................................... 57

4.4.3. Biện pháp sinh học. .................................................................................. 57
4.5. Một số biện pháp xử lý nước thải bệnh viện ............................................ 58
4.5.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khối ........... 59
4.5.2. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo mô hình DEWATS ........... 60
Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng nước và xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn
các tỉnh............................................................................................................. 17
Bảng 2.2. Một số các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh
viện tại Việt Nam............................................................................................. 19
Bảng 4.1: Lượng rác thải rắn của Bệnh viện Đa Khoa Lạng Sơn 2014 .......... 40
Bảng 4.2: Phân loại chất thải rắn bệnh viện theo mức độ độc hại .................. 40
Bảng 4.3: Lượng nước thải theo quy mô giường bệnh ................................... 41
Hình 4.3. Sơ đồ 2: Hệ thống xử lý cục bộ nước thải từ các labo xét nghiệm 46
Bảng 4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước thải trước xử lý của
bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ................................................................... 51
Bảng 4.5. Kết quả phân tích một đố số chỉ tiêu vật lý, sinh học nước thải trước
xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. .................................................. 52
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, sinh học của nước thải sau quá
trình xử lý ........................................................................................................ 53
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chỉ tiêu hóa học của nước thải sau quá trình xử lý
......................................................................................................................... 54
Bảng 4.8: So sánh kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh
Lạng Sơn.......................................................................................................... 55



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức của Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. ... 38
Hình 4.2. Sơ đồ 1: Nguyên tắc phân luồng xử lý nước thải trong bệnh viện
(Nguôn: Trung tâm quan trắc tỉnh lạng sơn, tháng 12/2014) ......................... 43
Hình 4.4 : Biểu đồ một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải trước khi xử lí của
bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn .................................................................... 51
Hình 4.5: Biểu đồ một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải sau khi xử lí của
bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. ................................................................... 54
Hình 4.6: Biểu đồ một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải trước và sau khi xử
lí của bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. ......................................................... 55



1

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường rất cần thiết cho sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của con
người cũng như tất cả các loài sinh vật trên trái đất, môi trường có nhiều chức
năng quan trọng khác nhau đối với sự sống trên trái đất. Song song với tiến
trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, thì vấn đề về môi trường, sức khoẻ của cộng đồng là nền tảng và là
động lực để phát triển đất nước và tham gia hội nhập quốc tế. Với sự tăng về
dân số cùng với sự phát triển của các khu đô thị thì việc phát triển về vấn đề
giáo dục, kinh tế văn hóa xã hội đặc biệt là phát triển y tế nhằm đảm bảo sức
khoẻ cho nguồn lực lao động được coi là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Năm
2010, Việt Nam có khoảng 1186 bệnh viện với công suất là 187843 giường.
Hoạt động của bệnh viện ngoài mang lại phúc lợi cho xã hội và con người thì

trong quá trình hoạt động cũng gây các tác động tiêu cực tới môi trường đặc
biệt là ô nhiễm do nước thải y tế gây ra. Trên cả nước có khoảng 70% bệnh
viện chưa có các biện pháp xử lý nước thải. Với tính chất độc hại, nước thải
bệnh viện có sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh nhất là nước thải
được thải ra từ các phòng khoa, bệnh viện lây nhiễm. Ngoài ra, các chất
kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt
các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ
các vi khuẩn tự nhiên của môi trường nước thải, làm mất khả năng xử lý nước
thải của vi sinh vật, nếu không quản lý tốt có thể gây ra những nguy cơ đáng
kể cho con người và môi trường.
Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn trực tiếp


2

của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực
trạng chất lượng nước thải và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bệnh viện
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước
thải bệnh viện.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ chính xác chất lượng nước thải y tế của bệnh viện
- Số liệu thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan
- Kết quả phân tích phải chính xác
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
- Giúp vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện kỹ năng điều tra tổng
hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
- củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn để phục vụ công tắc bảo vệ môi trường.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
- sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc
có khoa học, giúp bố trí được thời gian và công việc một cách hợp lý.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý
nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.


3

- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và
xử lý theo quy định.
- Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý
nước thải y tế một các phù hợp và khoa học với điều kiện của bệnh viện nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


4

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luâ ̣t Bảo vê ̣ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội

Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ
01/7/2006.
- Luật tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông
qua ngày 26/06/2012;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc
“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
- Nghị định số 25/2013/NĐ – CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và quyết định
số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy chuẩn quốc gia
về môi trường.
- Thông tư số 18/2013/TT – BYT ngày 01 tháng 07 năm 2013
của Bộ Y tế về việc quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ
thuật, thiết bị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.


5

- Thông tư số 31/2013/TT – BYT ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ
Y tế về việc quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
- Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT – BTC – BTNMT ngày 15

tháng 05 năm 2013 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường về việc
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ – CP ngày 29/03/2013 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp;
- QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ao hồ tự nhiên và nhân tạo;
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6:1990) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
- TCVN 7382: 2004 – Chất lượng nước- Nước thải bệnh viện- Tiêu
chuẩn thải;
- TCN- CTYT 39: 2005 Tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, khoa điều trị
tích cực và chống độc.
- Luật số 08/2008/QH10 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước


6

- Nghị định số 149/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm
2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài

nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 34/2005/NĐ - CP ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2005/TT - BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Nghị đinh 149/2004/NĐ CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất
thải y tế (Số 43/2007/QĐ - BYT) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).
- Quyết định 153/2006/QĐ- TTg ngày 30/06/2006 của thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai
đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định 81/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- QCVN 28: 2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
- Khái niệm về môi trƣờng:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với


7

nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,

phát triển của con người và thiên nhiên."
- Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng:
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng:
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm Tiêu chuẩn môi trường".
- Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ sự xuất hiện của một chất lạ
trong môi trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành phần, tỷ lệ về hàm lượng
của các yếu tố có sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và con người nếu như
hàm lượng của các chất đó vượt khỏi giới hạn thích nghi tiềm tàng của cơ thể.
- Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như
hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,… hoặc các hoạt động do con người thực
hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến tranh và công nghệ quốc phòng, trong
sinh hoạt, trong đó công nghiệp được xem là nguyên nhân lớn nhất.
- Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại,
tuy vậy chúng được phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và


8


chất thải khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hóa chất, các kim
loại nặng, đến chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay
gián tiếp gây nên sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là
bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên
đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng nƣớc:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước
ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm
nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm
thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
+ Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.


9


a, Khái niệm về nước thải và phân loại nước thải.
- Nước thải là loại chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con
người và đã làm thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
- Thành phần chất thải lỏng hay nước thải được định nghĩa như một
dạng hoà tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dung, nước mưa, nước mặt, nước
ngầm,..) và chất thải từ sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, các khu vực sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, nông
nghiệp,… Ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm nước xảy ra khi các chất nguy hại
xâm nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn
nước. Nước thải chưa xử lý là nguồn tích luỹ các chất độc hại lâu dài cho con
người và các sinh vật khác. Sự phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải có
thể tạo ra các chất khí nặng mùi. Thông thường, nước thải chưa xử lý là
nguyên nhân gây bệnh và ô nhiễm môi trường do nó chứa nhiều các chất độc
phức tạp hoặc mang các cất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển cho các
loại vi khuẩn, các thực vật thuỷ sinh nguy hại.
- Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua
vùng đất ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành mà nước thải được chia
thành: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải tự nhiên và nước
thải đô thị.
+ Nước thải sinh hoạt là: nước thải ra từ khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, công sở, trường học hay các cơ sở khác. Chúng chứa khoảng 58%
chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản cuả nước thải sinh hoạt là hàm
lượng cao các chất hữu cơ không bền sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ),
chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi.
+ Nước thải công nghiệp (hay nước thải sản xuất) là: nước thải từ các
nhà máy đang hoạt động sản xuất.


10


+ Nước thải tự nhiên là: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên. ở
những thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom bằng hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị là: chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát cuả một
thành phố. Đó là các hỗn hợp các chất thải kể trên.
2.2.2. Tình hình sử dụng nước của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn
2.2.2.1. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn nước sử dụng.
Nước được cung cấp từ nguồn nước sạch của Công ty TNHH một
thành viên cấp thoát nước Lạng Sơn, được khử trùng sau đó bơm lên bể phân
phối. Hệ thống cấp thoát nước này sử dụng chung cho Bệnh viện.
- Nhu cầu nước của bệnh nhân: Tiêu chuẩn nước của một giường bệnh là
250 lít/người/ngày. Trong đó 120 lít/ngày.đêm cho sinh hoạt và 130
lít/ngày.đêm cho hoạt động chữa bệnh.
- Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của một cán bộ nhân viên là 120 lít/ngày.
Như vậy với 663 giường bệnh và 625 cán bộ nhân viên thì nhu cầu sử
dụng nước của Bệnh viện là khoảng 7.000 m3/tháng.
2.3. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nƣớc thải trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình trạng ô nhiễm nước thải trên thế giới.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp
độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển
kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành
ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng
tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề
cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế
kỷ 18.


11


Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn
dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn
tính.
Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu
người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở
Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác.
Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm
trọng. Theo các số liệu thống kê, mỗi năm ở Trung Quốc xảy ra khoảng
1.700 tai nạn ô nhiễm và 40% sông ngòi ở nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng .
2.3.1.1. Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện
trên Thế giới
Ở những điều kiện dịch tễ thuận lợi có thể qua con đường nước mà lan
truyền các bệnh truyền nhiễm đường ruột như: Thương hàn, tả, phó thương
hàn, Tulare, Brucella… Các số liệu công bố đã khẳng định khả năng bằng con
đường nước bệnh Brucella đã thấy ở hơn 70 quốc gia trong đó: có mô tả kĩ ở
Pháp, Thuỵ Điển, Mỹ. Cũng những thông báo về người bị bệnh lao bằng con
đường nước.
Dịch bệnh thương hàn quan sát được năm 1926 ở thành phố Roopxxtop
trên sông Đông. Trên một đoạn cống thoát nước người ta sử dụng để đổ nước
thải của một khui vực có các bệnh viện dần dần xảy ra tắc và đường cống
nước thải bệnh viện bị vỡ, nước tràn vào đất. Cách chỗ vỡ 10-20m là công
trình ngầm của hệ thống cấp nước. Nước thải bệnh viện đi vào hệ thống cấp
nước đã xảy ra bùng nổ dịch bệnh và sau đó người ta tìm ra nguyên nhân rồi
khắc phục.
Ở một thị trấn của Ukraina quan sát được sự bùng phát bệnh thương
hàn bằng 60,6 các ca mắc bệnh cả năm (tính trung bình) của thị trấn.



12

Vấn đề về sự nguy hiểm thực tế hay tiềm năng lan truyền bệnh lao do xả
vào nguồn nước thải chưa được làm sạch hoàn thiện vẫn còn gây tranh cãi.
Phần lớn các tác giả cho rằng do tính bền vững đáng kể của người và động vật
đối với bênh lao và do nước thải đã được pha loãng trong sông hồ có chứa
nước mà sự có mặt của vi khuẩn bệnh lao trong nguồn nước không gây nguy
hiểm. Tuy nhiên những số liệu khác quan cho thấy con người bị mắc bệnh lao
qua đường nước là có thực. Nhà nghiên cứu V.Gostead đã mô tả trường hợp bị
bênh lao của 3 đứa trẻ sau khi ngã xuống sông bị nhiễm bẩn bởi nước thải.
Trong nhiều tài liệu khác cũng có mô tả những trường khác tương tự.
Như vậy, những ví dụ trên đã khẳng định các trường hợp mắc bệnh ở
người và động vật do nước thải bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện truyền
nhiễm chưa được xử lý và khử trùng triệt để.
2.3.2. Tình trạng ô nhiễm nước thải ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp
và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều
nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau (Cao Liêm và Trần Ðức
Viên,1990). Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và
hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng
nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường
nông thôn. Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có
một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến
Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số.
Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà
máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm
bẩn đáng kể. Khu công nghiệûp Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải
công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và
cả vùng phụ cận. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh



13

do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải
cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của
các đô thị ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi
trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào
đúng nghĩa như tên gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và
nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm
mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung... (Cao Liêm và Trần Ðức
Viên,1990).lehue_bn
Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn
và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các
quốcgia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nước
còntrong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát
triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội,
Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẳng, Cần Thơ v.v…, việc giải quyết và
xử lý nước thải nầy hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua
mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả
mà không qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất công kỹ
nghệ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn
nước ngày càng trầm trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt,
nguồn nước mặt và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn được sử dụng
được nữa trong một tương lai không xa. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn
20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp
kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước



14

ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang
phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô
nhiễm trầm trọng.Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm,
mặn hoá các thấu kính nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng
bằng. Nước ngầm ở các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải
không xử lý. Các thấu kính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoá do
khai thác quá mức.
Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do các nguồn thải công
nghiệp và hoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng các hồ nội địa gia tăng.
Một số vùng cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước (nước mặt và
nước ngầm) đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu đô thị và
các thành phố công nghiệp. Chẳng hạn như nước ngầm đang được khai thác ở
một số nhà máy nước thành phố Hà Nội cũng đã bị ô nhiễm như Pháp Vân,
Mai Động hoặc như ở thành phố Hồ Chí Minh nước ngầm bắt đầu bị nhiễm
mặn và suy giảm khả năng khai thác.
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên
cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh
cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi
khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ,
thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật
bản, giun đỏ, trứng giun v.v...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Ðể đánh
giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường
dùng chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn

coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô


15

nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Ðể xác định chỉ số coliform người ta
nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một
thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn
môi trường
Ðể giải quyết các vấn đề môi trường trên cần phải có kế hoạch nghiên cứu
tổng thể và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý. Trong đó, cần
quan tâm đúng mức các vấn đề xử lý nước thải, quy hoạch các công trình thuỷ
điện, thuỷ nông một cách hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
2.3.2.1. Hiện trạng xử lý và xả nước thải ở một số bệnh viện tuyến TW tại
Việt Nam
Quản lý nước thải và dịch thải lỏng phát sinh tại các bệnh viện được ưu
tiên hàng đầu trong kiếm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh nghề nghiệp. Tuy
vậy, thực hành quản lý dịch thải và nước thải bệnh viện tại Việt Nam chưa có
các hướng dẫn chi tiết, tập huấn, thực hành để phân tách và xử lý các dòng
thải lỏng nguy hại ngay tại nguồn phát sinh. Bên cạnh đó, thực trạng đầu tư và
hoạt động của các hệ xử lý nước thải cần được cải thiện về công nghệ, nguồn
kinh phí duy tu vận hành và đào tạo cán bộ vận hành. Theo số liệu thống kê
của Bộ Y tế, hiện cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại bao gồm: 1.361 cơ sở
khám, chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành
và bệnh viện tư nhân; 789 cơ sở thuộc hệ dự phòng tuyến Trung ương, tỉnh và
huyện; 77 cơ sở đào tạo y dược tuyến Trung ương, tỉnh; 180 cơ sở sản xuất
thuốc và 11.104 trạm y tế xã. Tổng lượng nước thải y tế phát sinh tại các cơ
sở khám, chữa bệnh cần xử lý khoảng 125.000 m3/ngày chưa kể lượng nước
thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản xuất
thuốc và cơ sở y tế Bộ, ngành. Theo số liệu thống kê cho thấy, có 773 bệnh

viện cần được xây dựng và trang bị mới hoặc sửa chữa nâng cấp hệ thống xử
lý nước thải, trong đó khoảng gần 563 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước


×