Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Phân tích các yếu tố quốc tế tác động đến cuộc kháng chiến chống mỹ của nhân dân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.51 KB, 54 trang )

Phân tích các yếu tố quốc tế tác động đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của
nhân dân Việt Nam.
Giai đoạn 1954 – 1975 Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, đương đầu với một đối thủ có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, trong lịch
sử 200 năm lập nước chưa từng nếm mùi thất bại. Cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam với mục tiêu chính nghĩa, khát vọng
độc lập tự do tự thân đã tạo ra sức mạnh vượt trội. Tuy nhiên, sức mạnh ấy sẽ được
nhân lên gấp bội lần, tính chính nghĩa càng tỏa sáng, nếu được gắn với thế hợp
pháp, gắn với các giá trị tiến bộ của nhân loại, được thế giới động viên, cổ vũ, ủng
hộ. Vì thế, đặt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong trào lưu dân chủ, tiến
bộ của thời đại, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng hòa bình thế giới, tranh thủ sự
đồng tình, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại ý chí
xâm lược của đế quốc Mỹ vừa là yêu cầu khách quan, vừa là mục tiêu chiến lược
của cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra trong bối cảnh hết sức phức
tạp; thế giới đan xen, chồng chéo nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, trên nền tảng đó,
xuất hiện các lực lượng tiến bộ, các phong trào đấu tranh với những mục tiêu mang
đậm tính thời đại, tính nhân văn sâu sắc:
Thứ nhất, các phong trào chống chiến tranh, chống xâm lược, vì an
ninh, hòa bình thế giới hết sức nổi trội, thành trào lưu chính. Trào lưu này là
kết quả của tâm lý chán ghét chiến tranh, ý thức về tính tàn khốc, sự hủy hoại của
chiến tranh không chỉ về mặt vật chất, mà còn cả về phương diện tinh thần đối với
con người. Trước những sự lựa chọn: Hòa bình hay chiến tranh, an ninh hay bất ổn,
bất công hay công bằng xã hội... được đặt ra trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đối
đầu phe phái, ý thức hệ, các lực lượng tiên tiến của thời đại gắn kết với nhau trong
1


một phong trào đấu tranh rộng lớn, hướng tới an ninh, phát triển và bình đẳng xã
hội.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội - một sức mạnh mới, một sức mạnh ngày càng


gia tăng, đang có những ảnh hưởng quyết định đến đa số các vấn đề của nhân
loại. Chủ nghĩa xã hội lúc này hiện diện trên hầu hết các châu lục, là ngọn cờ đầu
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Thứ ba, sự thức tỉnh dân tộc, tinh thần dân tộc, tính tự quyết dân tộc,
quyền quyết định vận mệnh dân tộc trào dâng mạnh mẽ. Sự suy yếu của các
nước đế quốc bởi chiến tranh và xung đột đã mở ra những hội cho các nước thuộc
địa, phụ thuộc chống lại ách nô dịch dân tộc, đấu tranh vì những quyền dân tộc bất
khả xâm phạm. Đây là một xu thế mới, lan tỏa nhanh chóng – xu thế của tiến bộ và
độc lập dân tộc, của hòa bình và công lý.
Thứ tư, xuất hiện các lực lượng chính trị độc lập, tích cực đấu tranh bảo
vệ hòa bình, chống chạy đua vũ trang, chống can thiệp, góp tiếng nói chung vì
ổn định, độc lập và không liên kết. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mỹ chọn Việt
Nam là một trong những trọng điểm triển khai chiến lược, coi đây là một trong
những vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn "làn sóng đỏ". Đứng trên tuyến đầu
chống Mỹ, Việt Nam trở thành tâm điểm, nơi hội tụ của vô số mâu thuẫn khác
nhau trên thế giới. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là hiện thân của
những giá trị đích thực mà nhân loại tiến bộ theo đuổi. Thách thức ý chí “không có
gì quý hơn độc lập, tự do” của nhân dân Việt Nam, đế quốc Mỹ đồng thời cũng
thách thức các lực lượng tiến bộ đang đấu tranh vì những khát vọng chính đáng,
những mục tiêu nhân văn của thời đại – hòa bình, độc lập tự do, bình đẳng và tiến
bộ xã hội. Tính nhân văn và thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
chính là điều kiện tiên quyết, là cơ sở, là nền tảng; đồng thời, cũng mở ra khả năng
hiện thực để Đảng, Nhà nước Việt Nam có thể tranh thủ các nhân tố quốc tế có lợi,
2


tạo ra sức mạnh cần thiết, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đóng
góp cho sự phát triển của thế giới và nhân loại.
Trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ - một cường quốc có tiềm lực
và sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội hơn Việt Nam gấp nhiều lần, chưa hề nếm

mùi bại trận trong lịch sử gần 200 năm lập nước, ngoài sức mạnh nội lực của toàn
thể dân tộc, phát huy các nhân tố quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, sức mạnh vật chất,
tinh thần của các lực lượng dân chủ, tiến bộ và hoà bình trên thế giới cho cuộc
kháng chiến mà Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam lường định là sẽ vô cùng
khốc liệt, gian khổ không chỉ là một yêu cầu khách quan, mà còn là mục tiêu chiến
lược được xác định ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến.
Có một hiện thực là bên cạnh các nhân tố quốc tế thuận lợi, trong việc tranh
thủ sức mạnh thời đại còn không ít những trở ngại, thách thức:
- Mỹ là đế quốc giàu và mạnh nhất thế giới, tâm lý sợ Mỹ, e ngại sức mạnh
Mỹ khá phổ biến, nhất là ở các nước thế giới thứ ba.
- Trong hệ thống XHCN, đặc biệt là giữa hai nước lớn, trụ cột (Liên Xô,
Trung Quốc) mâu thuẫn, bất đồng ngày càng gay gắt.
- Liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia có những khó khăn nhất định.
Xác định rõ tầm quan trọng, ảnh hưởng to lớn của những nhân tố quốc tế, sự
cần thiết, khả năng tranh thủ các nhân tố đó để gia tăng sức mạnh kháng chiến;
đồng thời, cân nhắc mọi khó khăn, bất lợi, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hình
thành nên hệ thống chủ trương, nhằm phát huy nhân tố quốc tế.
Thứ nhất, "củng cố không ngừng tình đoàn kết, hữu nghị với Liên Xô, Trung
Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác”, “tranh thủ sự giúp đỡ về quân sự của
các nước anh em đến mức cao nhất, trên cơ sở có lợi cho cuộc đấu tranh chống đế
quốc Mỹ”
Thứ hai, “tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông
Dương trở thành một khối thống nhất có một chiến lược chung”.
3


Thứ ba, "ra sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân cả thế giới và
các nước Á, Phi, Mỹ-La tinh”.
Thứ tư, "kiên quyết cùng các anh em và nhân dân yêu chuộng hoà bình và
tiến bộ trên thế giới tiếp tục chung sức đấu tranh để bảo vệ và củng cố hoà bình,

chống lại chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ”.
Một cách tổng quát, tranh thủ những thuận lợi cơ bản, vượt qua thách thức,
vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần triển khai các hoạt động đa diện, đa phương,
song có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu đoàn kết, tập
hợp, tranh thủ mọi lực lượng có thể, phân hoá, cô lập kẻ thù, có thêm nhiều bè bạn.
Đây là những đòi hỏi, yêu cầu không hề đơn giản trong điều kiện bối cảnh quốc tế
phức tạp, tình hình quốc tế chuyển động khôn lường, các quan hệ quốc tế vận
động, biến đổi nhanh chóng, thường xuyên. Chuyển hóa sức mạnh quốc tế thành
sức mạnh hiện thực của cuộc kháng chiến trở thành một nội dung quan trọng trong
đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bắt đầu, Đảng, Nhà nước Việt
Nam đã xác định Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN là chỗ dựa, là hậu
phương quốc tế, sự hậu thuẫn vững chắc, nhân tố quốc tế số một, quan trọng nhất
đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. . Trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước
Việt Nam thường xuyên trao đổi, bàn bạc ý kiến với các nước XHCN, trong đó chú
ý tranh thủ hai nước lớn Trung Quốc, Liên Xô về các vấn đề quan trọng: Củng cố
hoà bình, xây dựng quân đội, cải cách ruộng đất, đấu tranh ngoại giao, tiếp quản
các thành phố, khôi phục kinh tế quốc dân…., đặc biệt là về việc xác định và thực
hiện đường lối cách mạng ở hai miền Nam, nhằm đạt sự đồng thuận của hệ thống
XHCN, từ đó, có được sự ủng hộ cao nhất. Sự ủng hộ của các nước XHCN về cả
tinh thần lẫn vật chất là một đảm bảo chắc chắn nâng cao thế và lực cho cuộc
kháng chiến. đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô, tiến hành kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt, hiệu quả của
4


Liên Xô. Ngoài ủng hộ chính trị, viện trợ kinh tế, phương tiện quân sự, Liên Xô
còn cử sang Việt Nam một đội ngũ chuyên gia quân sự hùng hậu, có trình độ
chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao. Trong điều kiện giữa các nước XHCN nảy
sinh bất đồng, Liên Xô, Trung Quốc mâu thuẫn sâu sắc, bằng những nỗ lực cao độ,

những bước đi sách lược linh hoạt, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã thành công trong
việc tranh thủ Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN từng bước đồng tình, đi đến
ủng hộ đường lối, mục tiêu, lập trường, quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt
Nam. Các nước XHCN đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách
toàn diện. Mỗi bước phiêu lưu, mỗi tính toán leo thang, nhà cầm quyền Mỹ đều
phải cân nhắc phản ứng của Liên Xô, Trung Quốc, của các nước XHCN. Việt Nam
đã tận dụng vai trò quan trọng của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN trên
trường quốc tế, đặc biệt đối với các tổ chức dân chủ, hoà bình, với phong trào giải
phóng dân tộc. Việt Nam tranh thủ được các viện trợ không hoàn lại, cho vay
không tính lãi với nhiều chương trình kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ...
và đặc biệt là viện trợ quân sự của cả Liên Xô, Trung Quốc. Riêng về viện trợ vật
chất, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổng khối lượng viện trợ quốc tế
cho Việt Nam ước tính 2.362.682 tấn, trị giá 7 tỷ rúp. Sự viện trợ của các nước
XHCN (đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc) to lớn về khối lượng, toàn diện về
chủng loại, kịp thời theo yêu cầu đã tạo ra cho cuộc kháng chiến một sức mạnh cần
và đủ để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt
Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Các con số viện trợ cho
thấy, lực lượng đồng minh chiến lược của Việt Nam trong lúc khó khăn, hay thuận
lợi, chủ yếu đứng về phía Việt Nam, kiên định sự ủng hộ, giúp đỡ. Bàn về nguyên
nhân thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bất kỳ đứng trên quan điểm
nào, đều có sự nhất trí cao độ rằng, Việt Nam chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược là
do hai nhân tố cơ bản: Nội lực của Việt Nam và sự giúp đỡ của các nước XHCN,
trước hết là hai nước lớn Liên Xô, Trung Quốc.
5


Trong lịch sử, đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt
Nam, Lào và Cam-pu-chia chống ngoại xâm là một tất yếu khách quan đã sớm
hình thành để chống thực dân Pháp. Sức mạnh liên minh này được phát triển lên
tầm cao mới trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Suốt 21 năm kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước Liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương
xây dựng trên nguyên tắc “hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có
chủ quyền” và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, không ngừng được củng
cố, vun đắp vì lợi ích chung. Đông Dương là một chiến trường - sự phối hợp nhịp
nhàng giữa ba chiến trường Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam đã buộc quân
đội Mỹ và Sài Gòn phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho mỗi nước,
cho chiến trường chính miền Nam Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động quân sự, mở
các cuộc tiến công chiến lược tiêu hao, tiêu diệt địch, giữ vững, mở rộng những địa
bàn đứng chân của Việt Nam và căn cứ của các nước bạn. Một biểu tượng sinh
động của tình đoàn kết chiến đấu Việt – Lào- Campuchia là tuyến vận tải chiến
lược Trường Sơn – tuyến giao thông huyết mạch đã đứng vững, bất chấp mọi sự
đánh phá, ngăn chặn quyết liệt, làm tròn nhiệm vụ gắn bó, nối liền chiến trường ba
nước, nối liền hậu phương miền Bắc với các hướng chiến lược quan trọng. Sau khi
tạo lực và tạo thế mới, quân và dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở
miền Nam Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng (30-4-1975),
giải phóng hoàn toàn miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng hai nước Lào
và Cam-pu-chia giành thắng lợi. Phối hợp với Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam, quân và dân Cam-pu-chia mở cuộc tổng công
kích, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh (17-4-1975) và nước Cam-pu-chia dân chủ ra
đời. Nắm vững thời cơ chiến lược của Việt Nam và Cam-pu-chia tạo nên, quân và
dân Lào thực hiện ba đòn chiến lược và mũi tiến công pháp lý, giải phóng hoàn
toàn đất nước, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2-121975). Sự nghiệp đoàn kết, liên minh chiến đấu của quân và dân ba nước Việt
6


Nam-Lào-Cam-pu-chia đã giành thắng lợi vẻ vang, kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ trong năm 1975. Những năm tháng chống Mỹ gian lao, dù còn những
thăng trầm nhất định, song Liên minh tự nguyện đoàn kết chiến đấu ba nước Đông
Dương cùng chia lửa và san sẻ gánh nặng đã thực sự phát huy tác dụng to lớn,
đóng góp cho thắng lợi cuối cùng.

Phong trào giải phóng dân tộc và thế giới thứ ba là bạn bè, đồng minh tự
nhiên của Việt Nam, nguồn ủng hộ chính trị, cổ vũ tinh thần cho nhân dân Việt
Nam. Những ví dụ tiêu biểu như cuộc đột kích của du kích quân Vênêduyêla bắt sĩ
quan Mỹ giữa Thủ đô Caracat để đổi lấy mạng sống cho anh hùng Nguyễn Văn
Trỗi, sự kiện Toà án quốc tế Béctrăng Rútxen xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc
Mỹ, Hội nghị 50 nước của Phong trào không liên kết (Gioóc-giơ-tao, 1972)... cho
thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng tiến bộ đối với cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam. Phong trào đã tác động nhất định tới chính sách chiến tranh
của Mỹ, tác động rõ rệt đến thái độ, cũng như ứng xử của Liên Xô, Trung Quốc
trong vấn đề giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ. Phong trào như một lực đẩy tương hỗ
đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, tạo ra sự cô lập nhất định, dội gáo
nước lạnh vào nước Mỹ hiếu chiến, mở rộng đáng kể hậu phương quốc tế của Việt
Nam. Nhà báo Mỹ, biên tập viên sáng lập của tạp chí The New RepublicWalter
Lippmann viết: "Không có một nước độc lập nào ở châu Âu, hay châu Á theo gót
chúng ta về Việt Nam cả".
Trong lịch sử loài người, có lẽ chưa từng có một phong trào quốc tế nào có
phạm vi rộng lớn như Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, bao trùm khắp
cả năm châu lục, lan tỏa từ các nước XHCN tới các nước TBCN, tới các nước dân
tộc độc lập, liên kết rộng rãi các xu hướng chính trị - xã hội trên thế giới vì Việt
Nam mà đấu tranh. Cuộc chiến tranh càng lan rộng, càng ác liệt, thì sự ủng hộ của
phong trào đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam lại càng
mạnh mẽ, nhiệt thành. Phong trào lên án giới cầm quyền Mỹ, thúc đẩy nhân dân
7


Mỹ chống chiến tranh; ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của nhà cầm quyền các
nước. Lương tri loài người thức tỉnh. Cả loài người tiến bộ đứng về phía Việt Nam.
Đó là nguồn cổ vũ lớn lao, nguồn động viên mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam,
sức mạnh cộng hưởng nâng cao tầm vóc cuộc chiến đấu của Việt Nam trên thế
giới.

Bên cạnh sức mạnh của Mặt trận to lớn đó, có sức mạnh của Phong trào
nhân dân Mỹ chống chiến tranh rộng lớn, kiên cường và quyết liệt. Những năm
1967- 1968, phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ lan rộng chưa từng có. Thanh
niên, sinh viên đốt thẻ quân dịch, cựu binh vứt bỏ huân chương phản đối chính
phủ. Nhiều cuộc biểu tình, diễu hành, hội thảo... được tổ chức trong 120 thành phố;
2.000 trường học, hàng trăm tờ báo và hơn 200 tổ chức quần chúng, tổ chức phi
chính phủ phản chiến... làm rung động Nhà Trắng. Một nước Mỹ chia rẽ, một
chính quyền chia rẽ, một xã hội chia rẽ. Walterrt Lipmann nhận xét: "Lương tâm
người Mỹ nổi giận". Điều đó phản ánh một hiện thực: Đây là cuộc chiến tranh mất
lòng dân nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Phong trào dẫn đến sự phân hoá đối với giới
cầm quyền Mỹ, tạo thành một sức ép thường trực, đòi lập lại hoà bình, rút quân Mỹ
và chống kéo dài, mở rộng chiến tranh. Phong trào đặt chính quyền Mỹ trước nguy
cơ của sự khủng hoảng toàn diện, "cơ cấu của chính phủ đã bị tan rã. Ngành hành
pháp bị choáng váng". Trên thực tế, tiếng thét phẫn nộ của phong trào nhân dân
Mỹ chống chiến tranh đã kết hợp với diễn biến ở chiến trường buộc Tổng thống
Mỹ Johnson phải chuyển từ leo thang sang xuống thang, buộc Tổng thống Nixon
phải rút dần quân Mỹ, không thể kéo dài cuộc chiến tranh phá hoại lần hai (19691972). Nếu phong trào dân tộc, phong trào nhân dân thế giới có tác động gián tiếp
đến nước Mỹ, thì phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh có tác động trực tiếp
- đế quốc Mỹ bị cô lập ngay tại nước Mỹ, rơi vào khủng hoảng triền miên, phải
"chiến đấu với một tay bị trói sau lưng". Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đây là "mặt
trận thứ hai" chống đế quốc Mỹ, một cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ, góp
8


thêm một sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
Việt Nam.
Sức mạnh dân tộc mang ý nghĩa chủ quan. Sức mạnh quốc tế tồn tại khách
quan. Sức mạnh quốc tế đã góp phần tạo ra một tập hợp lực lượng chưa từng thấy,
bao vây, cô lập và tiến công đế quốc Mỹ từ mọi phía, mọi hướng. Việt Nam chiến
thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ bằng sức mạnh tổng hợp của dân tộc

và thời đại. Việt Nam đã chiến thắng nhờ biết lấy thành quả của kháng chiến để mở
rộng và tăng cường đoàn kết quốc tế; nhân tố quốc tế đến lượt mình trở thành một
trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến – điều mà Willlam
Duiker, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam đã không thể lý giải: “Làm thế nào mà
người Việt Nam chiến thắng bằng cách duy trì một cuộc tiến công ngoại giao vượt
trội hơn hẳn một quốc gia vốn được coi là hùng mạnh nhất thế giới?”.
Phát huy nhân tố nội lực thực hiện đại đoàn kết dân tộc, kết hợp nhuần
nhuyễn với ngoại lực nhân tố quốc tế trên cơ sở những mục tiêu chính nghĩa, thời
đại và nhân văn – đó là thế, thời và lực của đất nước. Thế, thời và lực đó đã làm
nên một chiến thắng 30 - 4 vang dội. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã ghi
dấu ấn sâu đậm vào lịch sử dân tộc và nhân loại.

9


Cuộc trường chinh 9 năm chống thực dân Pháp kết thúc, nửa nước không còn bóng
ngoại xâm, song cả dân tộc vẫn chịu chung nỗi đau chia cắt. Trước nỗi đau cắt chia
đất nước , với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, kết thành một khối
thống nhất, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa, phấn
đấu vì một "ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất,
Bắc - Nam sum họp một nhà”[5]. Đương đầu với đế quốc Mỹ - một đối phương
mạnh hơn gấp nhiều lần về tiềm lực kinh tế, quân sự, trong lịch sử 200 năm lập
nước chưa hề nếm mùi bại trận, trên tinh thần “tự lực cánh sinh là chính”, Việt
Nam ra sức tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung
Quốc. Trong điều kiện hai nước có những bất đồng sâu sắc và Mỹ triệt để lợi dụng,
khoét sâu mâu thuẫn, hòng cô lập và làm suy yếu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, vận dụng triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Việt Nam chèo lái con thuyền
kháng chiến đi giữa hai ngọn sóng Xô – Trung, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ quốc tế,
tăng cường nội lực, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong quá trình ấy,
Việt Nam kết hợp đánh – đàm, kéo địch đến bàn đàm phán, buộc Mỹ ký kết Hiệp

định Paris - kết quả của cuộc đàm phán lâu dài nhất, khó khăn, phức tạp nhất trong
lịch sử ngoại giao Việt Nam. Hiệp định Paris đạt tới đỉnh cao triết lý “dĩ bất biến,
ứng vạn biến”, khi Mỹ buộc phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
của dân tộc, buộc phải cam kết rút quân và không can thiệp trở lại, còn Việt Nam
giữ nguyên lực lượng chính trị, vũ trang ở miền Nam, tạo cục diện chính trị và
chiến trường thuận lợi để đi tới thắng lợi cuối cùng. Nắm vững quy luật khách
quan, nắm vững thời và thế, biết cách tạo thời và thế, nắm vững nguyên tắc “dĩ bất
biến, ứng vạn biến”, thắng lợi của Hiệp định Paris là thắng lợi của nền ngoại giao
nhân văn Việt Nam trước nền ngoại giao trên thế mạnh của Mỹ, khi Việt Nam biến
nghịch thành thuận, biến những khả năng mỏng manh thành hiện thực có lợi.

10


QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI LIÊN XÔ VÀ TRUNG QUỐC TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bên cạnh việc giữ vững đường lối độc
lập, tự chủ, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ
trương ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bè
bạn trên thế giới, mà trước hết là các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc,
tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, đặt
trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến phức tạp thời điểm bấy giờ, khi mâu thuẫn Xô
- Trung nảy sinh và ngày càng trở nên gay gắt, thì việc triển khai chiến lược đoàn kết
quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam thực không hề đơn giản. Quá trình đó đòi hỏi ở bộ
não chỉ đạo cách mạng Việt Nam phải kiên quyết giữ vững nguyên tắc, nhưng mềm dẻo
về sách lược. Bài viết này trình bày quá trình chỉ đạo chiến lược của Đảng, Nhà nước
Việt Nam, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị với Liên Xô và Trung
Quốc, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi tới thắng lợi.
1. Sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, hệ thống các nước XHCN ra đời và nhanh
chóng phát triển với trụ cột là Liên Xô, Trung Quốc. Thực hiện chính sách ủng hộ phong

trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và Trung Quốc đã giành được
tín nhiệm ngày càng lớn đối với nhân dân thế giới. Nhưng từ giữa những năm 50 của thế
kỷ XX trở đi, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như trong nội bộ các
nước XHCN nảy sinh bất đồng về đường lối, quan điểm và lợi ích. Những bất đồng đó
chẳng những không được khắc phục, mà ngày càng trở nên sâu sắc, đặc biệt là giữa Liên
Xô và Trung Quốc và được bộc lộ rõ kể từ sau chuyến thăm Bắc Kinh của N.Khơrusôp
(1954) – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1960 trở đi, quan hệ Liên Xô Trung Quốc xấu đi một cách nghiêm trọng, mâu thuẫn trở nên công khai, báo chí hai
nước lên tiếng tố cáo lẫn nhau. Năm 1960, Trung Quốc công bố văn kiện “Chủ nghĩa
Mác - Lênin muôn năm”, Liên Xô cắt viện trợ cho Trung Quốc và rút chuyên gia về
nước. Từ năm 1961-1962, mâu thuẫn đã ở mức căng thẳng với xung đột biên giới làm
cho 5.000 người Trung Quốc bị thiệt mạng. Năm 1963, tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc
11


đã có 9 bài xã luận đả kích và phê phán đường lối của Liên Xô. Các cuộc thương lượng
từ tháng 3 đến tháng 10-1964 giữa hai nước rốt cuộc vẫn không giải quyết được bất đồng.
Sau năm 1966, quan hệ Xô - Trung tiếp tục giảm sút nghiêm trọng. Hơn thế nữa, cả hai
nước bắt đầu tập trung một lực lượng lớn quân đội tại khu vực biên giới chung. Lãnh đạo
hai nước thậm chí chính thức kêu gọi quân và dân sẵn sàng bảo vệ biên giới nước mình.
Thêm vào đó, xảy ra những sự kiện như: Sinh viên Trung Quốc ở Matxcơva biểu tình bị
ngăn chặn (15-1-1967); Đại sứ quán Liên Xô ở Trung Quốc bị Hồng vệ binh đập phá, vây
hãm (26-1-1967 và 12-1-1967)... Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao hai nước liên tục gửi
công hàm tố cáo lẫn nhau. Đỉnh cao của sự bất đồng là xung đột biên giới nổ ra nhiều lần
trong năm 1969, quan hệ giữa hai nước đã mang tính chất thù địch rõ rệt. Báo cáo chính
trị Đại hội IX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (4-1969) gọi Liên Xô là “bọn xét lại” và
coi Liên Xô đồng loã với đế quốc Mỹ, tuyên bố “một thời kỳ mới chống bọn đế quốc Mỹ
và bọn xét lại Liên Xô bắt đầu”. Tuy báo cáo của Đại hội vẫn xếp Liên Xô sau Mỹ trong
hàng ngũ kẻ thù, nhưng lúc này Trung Quốc đã xem Liên Xô còn nguy hiểm hơn Mỹ, vì
cho rằng Liên Xô đang thi hành chính sách bá quyền nước lớn đối với các nước khác, còn
N.Khơrusôp thì tuyên bố: “Cuộc xung đột với Trung Quốc là không thể tránh khỏi”[1].

Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành “điểm nóng”, liên quan đến lợi ích của các cường
quốc đại diện cho quyền lực của thế giới. Chiến tranh Việt Nam trở thành một trong
những tiêu điểm thể hiện đối sách của mỗi nước. Trong tính toán chiến lược của mình,
vấn đề Việt Nam được cả Liên Xô và Trung Quốc “cân nhắc” sao cho mỗi bước đi đều
phù hợp với lợi ích chiến lược của mỗi bên. Lá bài Việt Nam trở nên nặng ký, mà cả Liên
Xô và Trung Quốc đều muốn có trong tay để sử dụng trong các cuộc thương thuyết bí
mật với Mỹ, phục vụ lợi ích quốc gia của mình.
Đương nhiên, Mỹ lập tức lợi dụng tình hình này, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tiến hành
thực hiện các thủ đoạn ngoại giao, thể hiện chính sách chia rẽ, khoét sâu mâu thuẫn, để
giảm thiểu sự đồng tình, ủng hộ về vật chất và tinh thần của hai nước XHCN lớn là Liên
Xô, Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Tác giả Oantơ
Isăcsơn trong cuốn “Kitxinhgơ - một tiểu sử” đã nhận xét một cách xác đáng: “Lợi ích
12


của Mỹ sẽ được phục vụ một cách tốt nhất nếu cả Trung Quốc và Liên Xô mỗi bên đều
có liên kết với Mỹ nhằm chống lại nước kia”. Bằng chính sách ngoại giao tay ba, Mỹ
muốn thông qua Trung Quốc và Liên Xô ép Việt Nam phải giảm bớt những nỗ lực quân
sự trên chiến trường, phải chấp nhận những điều kiện do phía Mỹ đưa ra. Một số nhà
nghiên cứu Mỹ cho rằng, giới lãnh đạo Mỹ đã tính toán và cân nhắc kỹ phạm vi rộng lớn
của những lợi ích chung Mỹ - Xô ở những nơi khác nhau trên thế giới - kể cả việc kiềm
chế những chính sách của Trung Quốc, sẽ làm cho Liên Xô sẵn sàng đáp ứng những
“sáng kiến” của Mỹ. Phía Mỹ cũng thừa nhận rằng, Trung Quốc cần sự giúp đỡ của Mỹ
để phá thế cô lập của họ. Một cách chung nhất, có thể thấy rằng, đưa ra và thực hiện
những thủ đoạn ngoại giao nhằm vào hai nước Liên Xô, Trung Quốc, Osington tin rằng
đây là biện pháp hữu hiệu, tạo nên sức ép có lợi cho Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt
Nam.
2. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Mỹ - một cuộc chiến tranh
có mức độ tàn bạo, khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới đương đại mà Mỹ tiến hành chống
lại dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương ra sức phát huy những

nhân tố thuận lợi, hạn chế những khó khăn, phức tạp, biến yếu tố quốc tế, yếu tố thời đại
thành sức mạnh hiện thực để tăng cường thực lực cho cuộc kháng chiến. Trong chiến
lược chung đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định Liên Xô, Trung Quốc là chỗ dựa
vững chắc cho công cuộc xây dựng và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng
là tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc trên mọi phương diện vật chất,
tinh thần, chính trị.... cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và như vậy, những bất
đồng, căng thẳng trong quan hệ Liên Xô - Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra những tác
động bất lợi, gây nên sức ép lớn, cản trở Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nói trên, ảnh
hưởng trực tiếp tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lúc này, một đường lối đối
ngoại phù hợp, tinh tế và khéo léo là hết sức cần thiết. Đường lối đó phải thoả mãn ba
yêu cầu: Thứ nhất, tăng cường sự đoàn kết trong phe XHCN trên tinh thần quốc tế vô
sản, có lý, có tình, góp phần tích cực hàn gắn những bất đồng, rạn nứt đang gia tăng trong
13


quan hệ Xô - Trung, làm thất bại mưu đồ lợi dụng của Mỹ; thứ hai, đảm bảo được quan
hệ cân bằng giữa Việt Nam - Liên Xô và Việt Nam - Trung Quốc, tránh liên minh chặt
chẽ với bên này hay bên kia; thứ ba, giữ vững được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
Đây vừa là một đòi hỏi khách quan, vừa là một vấn đề hết sức phức tạpm, bởi vào thời
điểm đó các quan hệ quốc tế chồng chéo, đan xen nhau trong một tổng thể quan hệ của
các siêu cường mạnh nhất thế giới không dễ gì phân định tách bạch. Để thắng Mỹ, Việt
Nam cần sự ủng hộ trên mọi phương diện của người anh cả Liên Xô - trụ cột của phe
XHCN, đồng thời không thể thiếu sự giúp đỡ của nước láng giềng lớn với sự hậu thuẫn
của gần một tỷ nhân dân Trung Quốc anh em, trong khi mối quan hệ tay ba này lại
thường xuyên chịu sự chi phối bởi những tính toán lợi dụng của Mỹ.
Trước những chuyển biến đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước Việt Nam
không xem nhẹ tính chất khó khăn và phức tạp của tình hình, có những chủ trương, biện
pháp, thể hiện sự phân tích sắc sảo, sự nhanh nhậy trong hoá giải những nguy cơ, làm
giảm thiểu tối đa tác hại của sự tranh chấp giữa Liên Xô - Trung Quốc và tiềm năng lợi

dụng của Mỹ. Định hướng “củng cố không ngừng tình đoàn kết, hữu nghị với Liên Xô,
Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác”[2] được nhấn mạnh tại Hội nghị Trung
ương lần thứ 7 (3-1955).
Trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn
đầu các đoàn đại biểu Việt Nam lần lượt đi thăm các nước XHCN: Năm 1956, thăm
chính thức Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ; năm 1957, thăm 9 nước, gồm tất cả các
nước XHCN ở Đông Âu, Bắc Á và một số nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á (trong đó có
Liên Xô, Trung Quốc); trong hai năm 1959-1960, hai lần thăm Trung Quốc và Liên Xô.
Thông qua các hoạt động đối ngoại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh bầy tỏ lòng mong muốn
tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước, đề cao quan hệ đoàn
kết giữa các nước trong phe XHCN do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu, thông báo tình
hình Việt Nam, Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc
đối với sự chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 15 (1-1959).
14


Từ năm 1960 trở đi, khi mâu thuẫn giữa Liên Xô - Trung Quốc đạt mức độ trầm trọng,
Đảng và Nhà nước Việt Nam tăng cường đẩy mạnh các hoạt động trên mặt trận đối ngoại,
hướng trực tiếp vào mục tiêu củng cố, phát triển tình hữu nghị, hợp tác với Liên Xô và
Trung Quốc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ cho cuộc kháng chiến đang bước vào giai
đoạn quyết liệt. Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá thực chất những bất đồng giữa
Liên Xô - Trung Quốc với hai mặt hai vấn đề: 2- Mâu thuẫn tuy găy gắt nhưng có giới
hạn, chủ yếu diễn ra dưới hình thức chiến tranh lạnh là chính; 2- Mặc dù sự phân liệt Xô Trung còn chưa bất lợi lắm, song về lâu, về dài, nếu không được khắc phục, nó rất là
nguy hiểm, tác động bất lợi tới cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đảng, Nhà
nước Việt Nam luôn coi những điểm khác biệt, những mâu thuẫn trong hệ thống các nước
XHCN và giữa Liên Xô - Trung Quốc là những mâu thuẫn có tính chất nội bộ, tạm thời,
không mang tính chất đối kháng, nhưng cần phải nỗ lực để dẹp bỏ, tránh để cho mâu
thuẫn gia tăng, gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; trên cơ sở đó,
Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với cả

hai nước. Đề cương công tác đối ngoại do Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày trước Bộ
Chính trị đầu năm 1962 nêu rõ nhiệm vụ cần kíp của Đảng, của Nhà nước là phải góp
phần tích cực giữ vững và tăng cường đoàn kết nhất trí trong phe XHCN. Chủ trương đó
tiếp tục được nhấn mạnh và cụ thể hoá bằng những giải pháp lớn, thể hiện trong hệ văn
kiện Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 9 (12-1963), lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965), lần thứ 13
(1-1967)... Đó là đường lối nhất quán nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc tế quan trọng: “Ra
sức góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa”[3]; “đẩy mạnh
đấu tranh chính trị và ngoại giao, góp phần củng cố sự đoàn kết trong phe xã hội chủ
nghĩa”[4], “tranh thủ sự giúp đỡ về quân sự của các nước anh em đến mức cao nhất, trên
cơ sở có lợi cho cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tăng cường đoàn kết quốc tế trong
phe xã hội chủ nghĩa”[5]...
Như vậy, trong các văn kiện, các tuyên bố, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định
quyết tâm làm hết sức mình để củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị anh em trên
15


tinh thần quốc tế vô sản với các nước XHCN nói chung, với hai nước Liên Xô và Trung
Quốc nói riêng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện tư tưởng ấy, việc được coi là khó khăn
nhất là xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô, Việt Nam với Trung Quốc, giữ
được thế cân bằng trong điều kiện hai nước này đang có những bất hoà sâu sắc, đảm bảo
nguyên tắc không đứng về một bên và không đứng về bên này chống bên kia. Thực hiện
nguyên tắc này thật không đơn giản. Nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu,
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương động viên nỗ lực cao nhất ở trong nước, kiên quyết
kháng chiến, lấy việc đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm mục tiêu
tối cao, làm cơ sở để tranh thủ sự đồng tình của các nước XHCN, đặc biệt là của Liên Xô
và Trung Quốc. Về phía hai nước anh em, mặc dù có những quan điểm khác nhau, những
lợi ích, chính sách khác nhau đối với Việt Nam và chiến tranh Việt Nam, nhưng cả Liên
Xô, Trung Quốc đều có điểm tương đồng, mẫu số chung là quan điểm ủng hộ, giúp đỡ
nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, làm nghĩa vụ quốc tế đối với một nước

XHCN - nước Việt Nam DCCH, bảo đảm hòa bình thế giới. Để đảm bảo quan hệ đoàn
kết, hữu nghị với cả hai đồng minh chiến lược, Việt Nam luôn chủ động, tế nhị trong
quan hệ với hai nước, không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa hai bên, tránh
gây ra những hiểu lầm không cần thiết. Tháng 5-1963, Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu
Kỳ sang thăm Việt Nam và vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô” thường
xuyên được nêu lên với hàm ý đổi bằng việc Trung Quốc sẵn sàng viện trợ trọn gói cho
Việt Nam. Từ năm 1960-1964, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô liên tiếp gửi thông
điệp (13 bức thư và thông báo[6]) đề cập đến bất đồng Xô - Trung; đề nghị Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam phải thay đổi lập trường với Trung Quốc, ngầm tỏ ý sẽ cắt viện
trợ quân sự nếu Việt Nam không có thái độ “phù hợp”. Trước tình hình ấy, Việt Nam vẫn
nhất quán đường lối đoàn kết với cả hai nước và có sự ứng phó mềm dẻo. Năm 1965,
Việt Nam hoan nghênh ý kiến của Liên Xô đề nghị lập Mặt trận thống nhất và lập cầu
hàng không để giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ, nhưng khi Trung Quốc phản đối đề nghị
này, thì Việt Nam tạm thời gác vấn đề này lại. Việt Nam cũng công khai cải chính những
tin tức nói Trung Quốc cản trở hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh
qua Trung Quốc. Trong những năm cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở nên khốc liệt, Chủ
16


tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm Trung Quốc hai lần trong năm 1965 và 1966. Việt Nam
đồng ý để Trung Quốc cử một đội quân sang làm đường ở vùng đất Việt Nam gần biên
giới với Trung Quốc; đồng thời, Việt Nam cũng tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Xô.
Tháng 2-1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N. Côxưghin đã được Việt Nam
đón tiếp trọng thể và thân thiết. Việt Nam cử đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước do đồng
chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng dẫn đầu đi thăm Liên Xô (4-1965), dự
Đại hội lần thứ XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (3-1966). Đảng Lao động Việt Nam cũng
không tham gia Hội nghị 75 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế do Liên Xô triệu tập
năm 1970 mà không có Đảng Cộng sản Trung Quốc tham dự. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Việt Nam trao đổi và thông báo với lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc về các vấn đề lớn qua
các cuộc gặp gỡ cấp cao khá thường xuyên. Trong 7 năm (1965-1972) đã có tới 51 cuộc

gặp cấp cao Việt Nam - Liên Xô (từ cấp uỷ viên Bộ Chính trị trở lên). Với Trung Quốc,
số lần gặp gỡ cũng xấp xỉ[7]. Ngày 8-10-1972, lúc cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trao cho
cố vấn của Tổng thống Mỹ H.Kitxinhgơ “Dự thảo Hiệp định”, thì hai Uỷ viên Bộ Chính
trị khác của Việt Nam cũng trao văn kiện đó cho lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc.
Một nội dung lớn, quan trọng, nhất quán trong đường lối, chính sách và hoạt động đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là làm
hết sức mình để khôi phục, củng cố, tăng cường tình đoàn kết quốc tế vô sản giữa các
Đảng anh em, giữa Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam luôn thể hiện mong muốn Liên
Xô, Trung Quốc dẹp bỏ bất đồng, tự kiềm chế, giải quyết từng bước những bất đồng trên
cơ sở có lý, có tình vì lợi ích chung của cách mạng thế giới. Tháng 1-1963, Bộ Chính trị
Đảng Lao động Việt Nam ra tuyên bố đề nghị các Đảng anh em chấm dứt công kích lẫn
nhau trên đài phát thành, trên báo chí và đề nghị họp các Đảng Cộng sản để dẹp sự bất
hoà trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong dịp kỷ niệm 50 năm Cách
mạng Tháng Mười (1967), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo nhan đề “Cách mạng
Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc”, trong đó có đoạn: “Đảng
chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu
nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị
17


với Liên Xô, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước anh em khác”[8]. Đặc
biệt, khi quan hệ Liên Xô - Trung Quốc trở nên căng thẳng từ năm 1966 đến lúc xung đột
xảy ra năm 1969, Việt Nam thể hiện rõ ràng thái độ không ủng hộ cuộc đối đầu của hai
nước XHCN, tránh làm những việc có thể đào sâu thêm hố ngăn cách giữa hai nước.
Đặt lợi ích dân tộc, lợi ích bảo đảm thắng Mỹ lên hàng đầu, Việt Nam luôn tôn trọng
tiếng nói và vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong các vấn đề có liên quan. Đảng, Nhà
nước Việt Nam đề ra sách lược mềm dẻo, tránh phê phán trực tiếp ý định của Liên Xô
thúc đẩy hoà hoãn với Mỹ trong bối cảnh Mỹ leo thang và sa lầy trong cuộc chiến tranh ở
Việt Nam, nhưng cũng không phủ nhận hoàn toàn lời khuyên của Liên Xô sớm tìm một
giải pháp kết thúc chiến tranh thông qua thương lượng. Việt Nam không công khai phê

phán Liên Xô có ý muốn Việt Nam tạm thời giảm chi viện cho miền Nam, xuống thang
kỹ thuật với Mỹ, một điều không thể có được khi đế quốc Mỹ đang mở rộng chiến tranh
và khi tương quan lực lượng ở chiến trường và trên thế giới chưa cho phép thực hiện. Với
Trung Quốc, khi cuộc “cách mạng văn hoá” diễn ra, Việt Nam coi đó là công việc nội bộ
của Trung Quốc và bày tỏ mong muốn tình hình Trung Quốc sớm ổn định, không làm ảnh
hưởng đến sự ủng hộ, chi viện của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam, không gây trở ngại cho việc quá cảnh hàng viện trợ từ Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu cho Việt Nam. Đảng, Chính phủ Việt Nam trước sau như một, ủng hộ
lập trường của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc trong vấn đề giải phóng Đài Loan
và những vấn đề quốc tế khác. Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc trong
quan hệ quốc tế, coi trọng truyền thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước và vai
trò của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương.
Vào dịp đầu và cuối năm 1967, khi Việt Nam tuyên bố sẽ có thương lượng trực tiếp với
Mỹ, nếu phía Mỹ chấm dứt ném bom và mọi hành động chống phá VNDCCH, phía
Trung Quốc tỏ ý muốn Việt Nam đánh mà chưa vội đàm, Việt Nam đã kiên trì trao đổi,
giải thích với Trung Quốc về bước đi sách lược nhằm kiềm chế Mỹ. Ngày 17-11-1968,
khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm Trung Quốc Chủ tịch Mao Trạch Đông
đã nói rằng, Việt Nam đánh giỏi, đàm phán cũng giỏi và khẳng định ủng hộ phương châm
18


vừa đánh, vừa đàm của Việt Nam[9]. Năm 1971, Trung Quốc sử dụng phương thức
“ngoại giao bóng bàn”, bí mật mời H.Kitxinhgơ - cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ tới
Bắc Kinh, dàn xếp, chuẩn bị cho chuyến đi của Nicxơn đến Bắc Kinh tháng 2-1972,
Đảng, Nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc không tiếp Nicxơn. Đề nghị ấy của Việt
Nam mặc dù không được phía Trung Quốc chấp thuận, nhưng Việt Nam vẫn kiềm chế
các phản ứng. Các động thái trên cho thấy, Việt Nam đã tạo dựng được mối quan hệ thoả
đáng với cả Liên Xô, Trung Quốc, dựa trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không đứng
về bên nào, không vì quan hệ với nước này mà làm phương hại tới quan hệ với nước kia.
Khi đặt mục tiêu giữ vững cân bằng trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, tăng

cường củng cố tình đoàn kết quốc tế XHCN, trong những trường hợp cần thiết, Đảng,
Nhà nước Việt Nam đã bày tỏ quan điểm, đấu tranh thẳng thắn trên tinh thần anh, em.
Nhằm mục tiêu khẳng định sự nhất trí, thu hẹp bất đồng về những vấn đề mang tính
nguyên tắc, quan hệ trực tiếp tới sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam,
từ năm 1971 trở đi, trước thực tế là Liên Xô và Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách
đối ngoại một cách mạnh mẽ, nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của mỗi nước, nhất là thái
độ của Trung Quốc đối với Mỹ, Việt Nam khẳng định mạnh mẽ đường lối độc lập tự chủ
của mình. Báo chí Việt Nam đăng tải các bài bình luận nhấn mạnh rằng thời đại của các
nước lớn áp đặt các nước nhỏ theo ý của mình không còn nữa. Tuy vậy, những tuyên bố
chính thức của Việt Nam lúc đó vẫn đề cao quan hệ và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung
Quốc. Việt Nam yêu cầu Liên Xô, Trung Quốc giữ vững lập trường ủng hộ Việt Nam trên
phương diện chính trị, ủng hộ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ vì độc
lập dân tộc và hoà bình, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam; đề nghị các nước
thể hiện lập trường đó trên các diễn đàn quốc tế, trong hoạt động ở Liên Hiệp Quốc và
nhất là trong quan hệ với Mỹ. Lập trường trên đây của Việt Nam đã có tác động nhất định
tới Liên Xô, Trung Quốc. Trong tuyên bố công khai sau khi tiếp H.Kitxinhgơ vào năm
1971, Trung Quốc nhấn mạnh, vấn đề Việt Nam phải do chính người Việt Nam quyết
định, còn Liên Xô cũng thường xuyên khẳng định tinh thần đoàn kết, ủng hộ Việt Nam.

19


3. Trong sự nghiệp củng cố, tăng cường tình đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô
và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không thể không kể đến
vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người luôn đề cao tầm quan trọng song trùng của hai
nhiệm vụ: 1- Tăng cường đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với Liên
Xô, Trung Quốc; 2- Tích cực góp phần thu hẹp những bất đồng giữa hai nước lớn trong
phe XHCN. Phát biểu tại khoá họp đặc biệt Xô-viết tối cao Liên Xô nhân dịp kỷ niệm lần
thứ 40 Cách mạng Tháng Mười Nga (1957) Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong
hoàn cảnh quốc tế hiện nay, khi bọn đế quốc đang âm mưu phá hoại sự nhất trí của các

nước xã hội chủ nghĩa, âm mưu gây một cuộc chiến tranh mới, thì sự nhất trí của các
nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu có một ý nghĩa đặc biệt to
lớn”[10].Trước sự bất đồng giữa các nước XHCN, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở
Đảng và Nhà nước Việt Nam cần đặc biệt quan tâm và làm hết sức mình để khắc phục sự
rạn nứt trong quan hệ giữa các nước, giữ gìn, củng cố tình đoàn kết giữa Việt Nam và
Liên Xô, Trung Quốc, có những chỉ thị cụ thể và uốn nắn kịp thời các hoạt động ngoại
giao để thực hiện có hiệu quả chính sách đối ngoại đối với Liên Xô, Trung Quốc.
Bằng sự hiểu biết sâu sắc hai nước bạn lớn của Việt Nam và quan hệ chân thành, gần gũi
với các nhà lãnh đạo hai nước, Hồ Chí Minh đã xử lý thành công nhiều tình huống ngoại
giao tế nhị và phức tạp trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc. Hồ Chí Minh luôn đặt
lòng tin vào các nước anh em: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với
Trung Quốc, với các nước xã hội chủ nghĩa sẽ thất bại thảm hại”[11]; quan niệm và coi
những bất đồng nảy sinh trong hệ thống XHCN, giữa hai nước Liên Xô, Trung Quốc
không phải là chuyện lạ và căn dặn cán bộ, đảng viên: “Mục đích của ta là vì đoàn kết. Vì
đoàn kết mà phải tranh đấu. Tranh đấu để đi đến đoàn kết chứ không nói xấu ai...Phải làm
sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn với các nước anh
em...”[12]. Trong những năm cuối đời, khi viết bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn trăn trở một nỗi niềm về tình đoàn kết, về sự thống nhất trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, trong khối các nước XHCN: “Là một người suốt đời phục vụ
cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc
20


tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu về sự bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh
em”[13]; đồng thời, bày tỏ một niềm tin sắt đá: “Tin chắc rằng các đảng anh em và các
nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”[14]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương
giải quyết những bất hòa giữa Liên Xô - Trung Quốc trên quan điểm độc lập, chống
khuynh hướng áp đặt cho nhau, chú trọng việc phát huy, thúc đẩy mặt tích cực trong
chính sách đối ngoại của Liên Xô, Trung Quốc, hướng việc đoàn kết song phương Liên
Xô, Trung Quốc trên nền tảng chính nghĩa của cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân

dân Việt Nam, phát huy vai trò của mỗi nước trong việc tranh thủ những xu thế chính trị
có lợi cho cuộc kháng chiến.
4. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), một trong những
nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam là củng cố, tăng
cường tình đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ của cả Liên Xô, Trung Quốc, của các
nước XHCN, củng cố chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Để hoàn
thành tốt nhiệm vụ này, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán giữ gìn, củng cố tình hữu
nghị và thu hẹp bất đồng giữa hai nước XHCN lớn. Đó là chủ trương chiến lược, một
quan điểm mang tính nguyên tắc, bắt nguồn từ mục tiêu của cuộc kháng chiến và từ nhận
thức về sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc đối với sự nghiệp thống nhất đất
nước của nhân dân Việt Nam. Bằng sự nỗ lực cao độ, Việt Nam đã tranh thủ được Liên
Xô, Trung Quốc từng bước đồng tình, đi đến ủng hộ đường lối, mục tiêu, lập trường và
quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam, giành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ to
lớn, quý báu về mọi mặt. Việt Nam đã tận dụng vai trò quan trọng của Liên Xô trên
trường quốc tế, đặc biệt đối với các nước Đông Âu, các tổ chức dân chủ, hoà bình quốc
tế, với phong trào giải phóng dân tộc. Việt Nam tranh thủ vai trò to lớn của Trung Quốc
là hậu phương trực tiếp của Việt Nam, bảo đảm việc đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng,
cung cấp hậu cần, đảm bảo vận chuyển. Việt Nam tranh thủ các viện trợ không hoàn lại,
cho vay không tính lãi với nhiều chương trình kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ...
và đặc biệt là quân sự của cả Liên Xô và Trung Quốc. Có lẽ, trong thực tiễn lịch sử, hiếm

21


có trường hợp hai nước đối địch nhau lại cùng cung cấp viện trợ cho một nước thứ ba,
như mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô thời kỳ này.
Về viện trợ quân sự, Liên Xô - nước có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh đã viện
trợ cho Việt Nam ngoài một số vũ khí thông thường, còn phần lớn là những vũ khí hiện
đại như máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, pháo binh.... Từ năm
1955-1960, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một khối lượng hàng quân sự là 29.996

tấn[15], gôm hàng hậu cần, vũ khí, trang bị kỹ thuật. Từ năm 1961-1964, Liên Xô gửi
sang Việt Nam 47.223 tấn hàng quân sự[16]. Có thể thấy, số viện trợ quân sự trong một
thời gian ngắn đã tăng gần gấp đôi. Riêng năm 1962, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam
khoảng 200 triệu USD trang thiết bị (kể cả máy bay) để giúp miền Bắc củng cố quốc
phòng[17]. Tên lửa “đất đối không” của Liên Xô đã được sử dụng lần đầu tiên tại Việt
Nam vào ngày 24-7-1965 và đã bắn rơi máy bay Mỹ[18].
Trong giai đoạn 1965-1968, khi quan hệ Việt Nam - Liên Xô có bước phát triển đáng kể,
số hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cũng tăng vọt: 226.969 tấn[19]. Mùa khô 19651966 và 1966-1967, khi cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam,
Bắc diễn ra quyết liệt, Việt Nam rất cần vũ khí, đạn dược, Liên Xô đã đưa gấp sang Việt
Nam “100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45
chiếc máy bay chiến đấu”[20]. Như vậy, trong hai năm 1966-1967, Liên Xô là nước cung
cấp chủ yếu viện trợ quân sự cho Việt Nam. Tính ra, “Liên Xô đã cung cấp 500 triệu rúp
trang thiết bị cho lực lượng quân sự Bắc Việt Nam (xấp xỉ 550,5 triệu USD)”[21]. Trong
những năm 1969-1972, mức viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam đạt 143.793 tấn
và chỉ riêng nâm 1969, giá trị hàng viện trợ quân sự lên tới 1,1 tỷ rúp. Cùng với viện trợ
quân sự, Liên Xô tích cực đào tạo giúp Việt Nam đội ngũ cán bộ quân sự giỏi, có thể vận
hành được những vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp. Riêng năm 1966, có 2.600 sĩ
quan Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia quân sự của
Liên Xô cũng đã sang chiến trường Việt Nam trực tiếp giúp bộ đội Việt Nam về mặt kỹ
thuật. Từ năm 1969, do hoạt động quân sự trên chiến trường miền Bắc của Việt Nam
giảm, cho nên viện trợ của Liên Xô có giảm hơn trước đó, nhưng cũng lên tới 500 triệu
22


đôla[22]. Từ năm 1969-1971, Liên Xô đã ký với Việt Nam 7 hiệp nghị viện trợ và tăng
cường hợp tác kinh tế, quốc phòng. Năm 1972, do ảnh hưởng của chiến lược ngoại giao
tay ba Mỹ - Xô -Trung, cho nên viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam có giảm, nhưng đó là
giảm viện trợ kinh tế, còn viện trợ quân sự lại tăng lên, gấp đôi vào năm 1972[23]. Đó là
một trong những điều kiện đảm bảo cho quân dân Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động
quân sự và giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc Mỹ phải ký Hiệp định

Paris (1-1973). Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Liên Xô
vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Việt Nam, tuy mức viện trợ có giảm, song những năm
1973-1975, đạt 65.601 tấn[24] hàng hậu cần và trang bị vũ khí, kỹ thuật.
Cùng với Liên Xô và các nước XHCN khác, Trung Quốc đã giành cho nhân dân Việt
Nam sự ủng hộ, viện trợ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá. Trong lĩnh
vực quân sự, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chủ yếu là vũ khí bộ binh, quân trang,
quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện
vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo... Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm
(1965-1975), “Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 4,847 triệu tấn lương thực, 262 triệu
mét vải, 89,1 nghìn tấn bông, 81,05 nghìn tấn sợi, 625,67 nghìn tấn sắt thép, 1,774 triệu
tấn xăng, dầu mỡ các loại, 2.510 toa xe lửa, 32.496 chiếc ô tô, 1.400 chiếc máy ủi...”[25].
Nếu tính chung trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổng khối lượng viện trợ quốc
tế ước tính 2.362.682 tấn, trị giá 7 tỷ rúp[26], thì viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng
trên 50 % tổng số viện trợ nói trên. Ngoài ra, theo thoả thuận giữa Việt Nam và Trung
Quốc một số đơn vị công binh và pháo binh của Trung Quốc đã sang giúp Việt Nam nâng
cấp, sửa chữa mở rộng thêm và bảo vệ các tuyến đường giao thông trên bộ, thuộc các tỉnh
biên giới giáp Trung Quốc. Từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1969, một số chi đội phòng
không của quân đội Trung Quốc đã luân phiên nhau sang tham gia chiến đấu chống máy
bay Mỹ, bảo vệ các tỉnh phía Bắc, giáp biên giới Việt – Trung (số lượng kỹ sư và lực
lượng bộ đội thuộc lực lượng pháo binh Trung Quốc lên tới 320.000 người). Trung Quốc
đồng ý cho quá cảnh một khối lượng lớn hàng quân sự của Liên Xô viện trợ cho Việt

23


Nam qua biên giới Xô - Trung và vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc
vào Việt Nam.
Việc thực hiện thành công sự đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN đã
tạo ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam một sức mạnh tổng hợp cần và đủ để
hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh

thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
Với mục tiêu hoàn thành thắng lợi sự nghiệp thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước Việt
Nam đã động viên, khích lệ nhân dân làm tròn nghĩa vụ dân tộc, giữ gìn tình đoàn kết
quốc tế, làm xoay chuyển thái độ của Liên Xô và Trung Quốc theo hướng có ngày càng
có lợi cho đường lối chống Mỹ, cứu nước, góp phần làm giảm bớt khó khăn, làm thất bại
những tính toán ngoại giao của đế quốc Mỹ.
Bằng đường lối đối ngoại thích hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế lúc đó, Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của mâu thuẫn Xô Trung, của sự chia rẽ và phân liệt trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, làm
thất bại kế hoạch lợi dụng mâu thuẫn trong hệ thống XHCN, đặc biệt là giữa Liên Xô Trung Quốc để cô lập và làm suy yếu Việt Nam của Mỹ. Sau này, phía Mỹ đã phải thừa
nhận: Một trong những nguyên nhân đưa đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam là đã quá tin vào việc thông qua thủ đoạn hoà hoãn tay đôi với Liên Xô và
Trung Quốc, lợi dụng bất đồng, đối địch giữa Liên Xô - Trung Quốc để thực hiện “chiến
tranh bóp nghẹt” ở Việt Nam mà không lường trước được rằng, Việt Nam đã đề ra và
thực hiện đường lối kháng chiến chống Mỹ, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Việc lực
lượng đồng minh chiến lược của Việt Nam trong lúc khó khăn, hay thuận lợi chủ yếu
đứng về phía nhân dân Việt Nam, kiên định sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế to lớn cho sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước là một minh chứng sinh động về việc kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở độc lập tự chủ, tranh thủ tối đa điều kiện quốc tế
thuận lợi đi đôi với phát huy sức mạnh nội lực.

24


QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƯỚC
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dù đã qua đi hơn 30 năm,
song chưa bao giờ lùi xa vào lịch sử. Với tầm vóc và tư cách là biểu tượng của khát khao
độc lập tự do, khát khao hoà bình, thống nhất, là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt
Nam, cuộc kháng chiến có sức sống mãnh liệt, vượt thời gian. Chẳng có gì là kỳ lạ, nếu
như trong rất nhiều sự kiện của thế kỷ XX in dấu đậm nét trong lịch sử nhân loại, cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn luôn khơi gợi, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
rất nhiều chuyên gia, rất nhiều nhà nghiên cứu cả trên thế giới, cũng như ở Việt Nam trên
nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng dễ dàng nhận thấy rằng, còn nhiều khía cạnh của cuộc
kháng chiến mới chỉ đang hé lộ. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cũng nằm trong rất
nhiều khía cạnh ấy.

1. Lợi ích chiến lược– cơ sở củng cố quan hệ Việt - Trung trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước
Lợi ích chiến lược luôn là một trong những vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia. Đó cũng
là mối quan tâm hàng đầu mà mỗi quốc gia đặt nhiệm vụ đảm bảo trong mọi hoàn cảnh,
điều kiện. Lợi ích chiến lược không nhất thành bất biến, nó vận động không ngừng và chi
phối chiến lược của mỗi quốc gia trên mọi phương diện, nhất là trong quan hệ quốc gia –
quốc gia; quốc gia - quốc tế.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ nhờ lợi dụng vị trí đặc biệt của mình mà
trở thành đế quốc giầu có, hùng mạnh nhất thế giới tư bản, thực hiện chiến lược toàn cầu
mở rộng ảnh hưởng. Trong chính sách đối ngoại đó, Mỹ rất coi trọng vị trí chiến lược của
Việt Nam – nơi Mỹ đánh giá là một trong những vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn
chủ nghĩa cộng sản. Bên cạnh đó, chính sách của Mỹ ở miền Nam Việt Nam gắn với
chính sách của Mỹ ở Đông Dương, Đông Nam Á và nằm trong chính sách của Mỹ đối
25


×