Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá chất lượng nước mặt và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp tài nguyên nước trên địa bàn xã thanh vận huyện chợ mới tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ TƢƠI
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THÍCH HỢP TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ THANH VẬN - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ TƢƠI
Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THÍCH HỢP TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ THANH VẬN - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Lớp

: K43 - KHMT - N01

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông
ThS. Nguyễn Ngọc Sơn Hải

THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường
đại học, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn
và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và
viết đề tài với tiêu đề: “Đánh giá chất lượng nước mặt và đề xuất các biện
pháp quản lý thích hợp tài nguyên nước trên địa bàn xã Thanh Vận huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”.
Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông và thầy giáo Ths. Nguyễn
Ngọc Sơn Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin cảm các bác, các cô, chú, anh, chị công tác ở phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong thời gian thực tập tại đây.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh và động viên trong
suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp của em.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản,
những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai của em sau này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực
tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này

được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Hà Thị Tƣơi


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Thanh Vận năm 2013...................... 20
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng của các loại cây trồng chính trên
địa bàn xã Thanh Vận năm 2013 .................................................... 24
Bảng 4.3: Số liệu thống kê nhân khẩu của xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................... 26
Bảng 4.4: Các kiểu nhà vệ sinh trên địa bàn xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn qua kết quả điều tra các hộ gia đình ......................... 32
Bảng 4.5: Các loại công trình thoát nước của các hộ dân ............................... 33
Bảng 4.6: Các hình thức thu gom rác thải trên địa bàn................................... 34
Bảng 4.7: Nguồn tiếp nhận chất thải nhà vệ sinh của các hộ dân................... 36
Bảng 4.8: Kết quả phân tích các chỉ tiêu......................................................... 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Thanh Vận năm 2013 ............................ 23
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình trên.................. 32
địa bàn xã Thanh Vận. .................................................................................... 32
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống thoát nước thải..... 33
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ các hình thức thu gom rác của các hộ gia đình trên địa
bàn xã Thanh Vận ........................................................................... 35
Hình 4.5: Biểu đồ nguồn tiếp nhận các chất thải nhà vệ sinh của các hộ
gia đình .................................................................................. 36
Hình 4.6: Mô phỏng các vị trí lấy mẫu quan trắc và phân tích chất lượng nước
mặt trên địa bàn xã Thanh Vận ....................................................... 38
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn pH trong nước mặt xã Thanh Vận ....................... 39
Hình 4.8: Đồ thị biểu diễn hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước ............... 40
Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD5 ...................................................... 40
Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn nồng độ COD ..................................................... 41
Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn nồng độ DO ....................................................... 42
Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn nồng độ NO3- ...................................................... 42
Hình 4.13: Đồ thị so sánh giữa BOD và COD ................................................ 43


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ tài nguyên Môi trường


BVMT

Bảo vệ Môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Nồng độ oxy hòa tan

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KH


Kế hoạch

MPN/100ml

Most probable number 100 mililiters

PE

Polyethylen

QCVN

Quy chuẩn Việt nam



Quyết định

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TNMT

Tài nguyên Môi trường

TSS

Tổng chất rắn


TT

Thủy tinh

UBND

Ủy ban Nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


v

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài..........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..........................................3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................3
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4
2.1.1 Cơ sở lý luận................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ..............................................................................................9
2.2. Hiện trạng nguồn nước mặt trong và ngoài nước ...........................................10
2.2.1. Hiện trạng nước mặt trên thế giới ............................................................10
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam ...............................................12
2.2.3. Hiện trạng môi trường nước tại tỉnh Bắc Kạn ..........................................13
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................14
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện......................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu phân tích ........................................14
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: .....................................................14


vi

3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn và khảo sát thực địa .............................14
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước mặt ......15
3.4.4. Phương pháp kế thừa ................................................................................17
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu: .......................................................................17
3.4.6. Phương pháp tham khảo, so sánh kết quả với các chỉ tiêu môi trường
nước theo QCVN 08:2008..................................................................................17
3.5. Phạm vi giới hạn của đề tài .............................................................................17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................19
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thanh Vận ..................................19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................19
4.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội .........................................................23

4.1.3. Hạn chế và tồn tại .....................................................................................30
4.2. Đánh giá thực trạng việc bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn xã
Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. ..........................................................32
4.2.1. Điều kiện vệ sinh môi trường của xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn. .............................................................................................................32
4.2.2. Hiện trạng công trình thoát nước thải (cống thải) của các hộ dân ...........33
4.2.3. Thực trạng thu gom rác trên địa bàn ........................................................34
4.2.4. Nguồn tiếp nhận các chất thải từ các hộ dân ............................................36
4.3. Chất lượng nước mặt trên địa bàn xã Thanh Vận ...........................................37
4.3.1. Một số vấn đề về chất lượng nước mặt xã Thanh Vận những năm gần đây ..... 37
4.3.2. Chất lượng nước mặt xã Thanh Vận thông qua việc đánh giá một số chỉ
tiêu lý, hóa ..........................................................................................................38
4.4. Những nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước mặt đến môi
trường và sức khỏe của người dân. ........................................................................45
4.4.1. Các ảnh hưởng đến môi trường nước mỗi khi lũ về.................................45
4.4.2. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường nước mặt
tại xã Thanh Vận ................................................................................................46
4.4.3. Nhà vệ sinh nông thôn ..............................................................................47


vii

4.4.4. Rác sinh hoạt ............................................................................................47
4.4.5. Nước chảy tràn .........................................................................................48
4.4.6. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi ..........................................................48
4.4.7. Chất thải từ hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ..............................49
4.5. Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước trên địa bàn xã Thanh
Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ......................................................................49
4.5.1. Giải pháp quản lý .....................................................................................49
4.5.2. Giải pháp kỹ thuật ....................................................................................50

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................52
5.1. Kết luận ...........................................................................................................52
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là một loại tài nguyên vô cùng quý giá và giữ vai trò rất quan
trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nước là khởi nguồn của sự sống trên Trái
Đất. Chúng ta không thể sống nếu không có nước vì nó cung cấp cho mọi nhu
cầu sinh hoạt trong xã hội. Từ xưa, con người đã sử dụng nguồn nước mặt để
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày (tắm, nước uống, nước tiêu…). Đến bây
giờ thì nước mặt vẫn là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất
của con người. Với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội trên thế giới ngày
nay thì nước mặt ngày càng trở nên là vấn đề quan trọng không chỉ của riêng
một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả mọi người, mọi vùng, mọi khu vực
trên Trái Đất. Song song đó với sự phát triển nhanh về dân số thì con người
ngày càng làm xấu đi nguồn nước mặt bằng việc thải lượng chất thải ngày
một tăng lên vào môi trường (trong đó có môi trường nước), ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh và sức khỏe con người. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải
đánh giá chính xác chất lượng nước ở hiện tại, quản lý tốt các nguồn gây ô
nhiễm, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm nước để duy trì chất lượng
nước mặt có thể cung cấp cho thế hệ sau sử dụng nhằm đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của môi trường.
Tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng có nguồn nước
ngọt phong phú được cung cấp bởi sông Cầu và mạng lưới sông ngòi chằng

chịt khắp nơi. Nguồn nước mặt này từ lâu đã là nguồn cung cấp chính cho
ngành nông nghiệp và sử dụng cho sinh hoạt của người dân địa phương.
Xã Thanh Vận đã và đang hòa nhập với sự phát triển theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa của cả nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế
của xã đã có bước phát triển vượt bậc, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò


2
chủ yếu, phần lớn là trồng lúa và hoa màu. Các cơ sở hạ tầng ngày càng được
chú trọng và đầu tư, nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển đó thì sự ô nhiễm môi trường ngày càng cao đặc
biệt là chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn. Việc đánh giá chất lượng
nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện tại để có
các biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô
nhiễm trước khi quá muộn, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới
tiêu cho người dân.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Nông và thầy giáo Ths. Nguyễn Ngọc Sơn Hải, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước mặt và đề xuất các biện pháp
quản lý thích hợp tài nguyên nước trên địa bàn xã Thanh Vận - huyện Chợ
Mới - tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt của xã
Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, đề tài tập trung vào các mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn xã
Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, giúp các cấp quản lý môi trường
địa phương theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt.
- Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô

nhiễm môi trường và tiến đến ngăn ngừa ô nhiễm.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu được đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thanh Vận
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước mặt của xã
- Xác định các tồn tại trong quản lý môi trường nước mặt của xã


3
- Nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước mặt
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải
thiện môi trường nước mặt của xã trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho bản thân nắm được thực trạng về môi trường nước mặt tại
đơn vị thực tập. Qua đó, đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ,
giữ gìn và vệ sinh môi trường tại địa phương.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của người
dân về bảo vệ môi trường nước mặt.
- Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nước mặt.
- Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt tại địa phương.


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không
chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn
nước bị ô nhiễm là vector lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân
gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống của con người trở nên khó
khăn khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về hai
phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các tác
động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khỏe con người,
kinh tế và phúc lợi xã hội. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên
nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định
hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các
hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước.
Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, ta cần tìm hiểu
một số khái niệm sau:
*Môi trƣờng là gì?
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
- Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người” (Hoàng
Văn Hùng, 2008) [3].


5

- Theo Luật BVMT Việt Nam 2014 [6], chương 1, điều 3: “Môi trường
là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật”.
*Chức năng của môi trƣờng?
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Môi trường có chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất.
- Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người (Lê
Văn Khoa và cs 2001) [4].
*Ô nhiễm môi trƣờng là gì?
- Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm
suy thoái chất lượng môi trường”.
- Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước
là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008) [3].
Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là
sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi


6
cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” (Lê Văn Khoa

và cs, 2001) [4].
* Nước Mặt: Theo khoản 3, điều 2, chương 1 Luật Tài nguyên nước được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông
qua ngày 21/6/2012, “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”.
* Chất thải: Theo khoản 12 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
năm 2014, “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
* Tiêu chuẩn môi trƣờng:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quang, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và tổ chức công bố dưới dạng văn
bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.
2.1.1.2. Nguồn gốc và các dấu hiệu nhận biết nước bị ô nhiễm
* Nguồn gốc của ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Sự nhiễm nguồn nước có thể là nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt,...đưa vào môi
trường nước các chất bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
- Nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước thải xả ra từ các nhà máy,
vùng dân cư, khu công nghiệp, GTVT, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón
nông nghiệp vào môi trường nước.
* Nguồn nƣớc bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trƣơng sau:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…)


7
- Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô
cơ, xuất hiện các chất độc hại…)

- Lượng oxi hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để
oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng
gây bệnh.
2.1.1.3. Đánh giá chất lượng nước
Theo Escape (1994) [10], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông
số, các chỉ tiêu đó là:
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường
ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong
nước. Trong lĩnh vực cấp nước, PH là yếu tố phải xem xét trong quá trình
đọng tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ
thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì PH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loại vi sinh vật có liên quan.
- Các thông số hóa học:
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước.
+ NO2: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ
trong nước thải.
+ Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của
chúng lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Sắt, Mangan, v.v... ở hàm lượng nhỏ


8
nhất định chúng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực
vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật

và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
- Các thông số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
2.1.1.4. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp
- Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong
nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD.
- Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm môi
trường nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón vô
cơ (là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxi,
ngoài ra chúng còn chứa các nguyên tố như N,P,K cùng các nguyên tố vi
lượng khác), các khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết.
- Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito,
Photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn đến sự tăng trưởng của thực vật
bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra những biến đối lớn trong hệ sinh thái nước, làm
giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm.
- Ô nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: thường gặp trong
thủy vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô
nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới
hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân hủy và sẽ tích
lũy theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người.
- Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở thủy vực nhận nước thải sinh hoạt,
đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây
bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật.


9
- Ô nhiễm nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước rộng, ao, hồ,.. Chúng sẽ lan truyền và

tích lũy trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập
vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước,
mặt khác nước cũng có thể gây ra những tai họa cho con người và môi trường.
Do vậy, việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong
bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các
biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng
cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững
tài nguyên nước.
Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài nguyên nước đang có hiệu lực:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6
năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm
2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
- Nghị định 19/2015/NĐ – CP Ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ - BTNMT ngày 31 tháng 11 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;


10
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước mặt;
2.2. Hiện trạng nguồn nƣớc mặt trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Hiện trạng nước mặt trên thế giới
Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. Trong
đó nước đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại ở dạng băng tuyết
ở các cực và 0,6% ở các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam
cực và chỉ có hơn 10% ở Bắc cực, phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông
băng. Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các sông, suối, hồ, nước
ngầm chỉ khoảng 2 triệu khối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có
36.000 km3 còn lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm
để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy, nguồn nước
mặt đóng vai trò rất quan trọng (Nguyễn Lê Thụy Nhã Phương, 2006) [5].
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự suy giảm về tài nguyên nước.
Những nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các
năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện
nay, trong khi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ô nhiễm chất hữu cơ: trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô
nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l hoặc COD > 44 mg/l); 5% số dòng sông
có nồng độ DO thấp (<55% bão hòa); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô
nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD khoảng 3 mg/l, COD khoảng 18 mg/l).
Ô nhiễm do dinh dưỡng: Khoảng 10% số con sông trên thế giới có
nồng độ nitrat rất cao (9÷25 mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước
uống của WHO (10mg/l). Khoảng 10% các con sông có nồng độ photpho từ
0,2 ÷ 2 mg/l tức cao hơn 20 ÷ 200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm.


11
Hiện nay trên thế giới có 30 ÷ 40% hồ chứa bị phú dưỡng hóa. Trên 30%
trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Australia và Mehico
cũng bị phú dưỡng hóa. Tuy nhiên các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20%

lượng nước ngọt toàn cầu) chưa bị phú dưỡng.
Ô nhiễm do KLN: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏ khai
thác, các ngành công nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp chất thải công
nghiệp. Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ KLN không hòa tan trong
nước tăng dần từ đầu thế kỷ đến 1960, sau đó lại giảm dần nhờ các biện pháp xử
lý nước thải. Nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong các năm 1990 tương ứng là 11 mg/l,
2 mg/l, 80 mg/l, 200 mg/l. Nồng độ các nguyên tố này vào những năm 1960
tương ứng là 8 mg/l, 10 mg/l, 600 mg/l, 500 mg/l. Đến năm 1980 nồng độ Hg,
Cd, Cr, Pb trong nước sông Rhine là 5 mg/l, 20 mg/l, 70 mg/l, 400 mg/l.
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Có khoảng 25% số trạm quan
trắc toàn cầu phát hiện các hóa chất hữu cơ chứa Cl- như ĐT, Aldrin, Dieldrin
và PBC với nồng độ < 10 mg/l. Tại một số dòng sông nồng độ các hóa chất
này khá cao (100 ÷ 1000 mg/l) như sông Irent ở Anh, hồ Biwa và Yoda ở
Nhật. Ô nhiễm do Clo hữu cơ nặng nhất trên 100mg/l là ở một số sông thuộc
Columbia (DDT & Dieldrin), Indonexia (PCB), Malaixia (Dieldrin) và
Tazania (Dieldrin).
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễm vi
sinh vật, nó là nguyên nhân gây ra cái chết cho 25000 người/ngày ở các nước
đang phát triển. Sông Yamune trước khi chảy qua New Delhhi có 7500 feacal
coliform/100 ml, sau khi chảy qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới
24.000.000/100 ml.
Việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Có đến hơn 1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội
sử dụng nước sạch và 1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là


12
các vấn đề quan trọng nhất trong tất cả vì ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe
con người là rất lớn: chúng là nhân tố chính gây ra hơn 900 triệu trường hợp
mắc bệnh ỉa chảy hằng năm và từ đó dẫn đến cái chết của hơn 2 triệu trẻ em,

2 triệu đứa trẻ này có thể sống sót nếu như chúng được sử dụng nước sạch và
sống trong điều kiện hợp vệ sinh. Bất cứ thời gian nào cũng có khoảng 2 triệu
người bị mắc bệnh sán màng và khoảng 900 triệu người bị mắc bệnh giun
móc. Bệnh tả, bệnh thương hàn cũng liên tiếp tàn phá hạnh phúc con người.
Như vậy nguồn nước mặt của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nghiêm
trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam
Theo thống kê, tỷ lệ nước mặt trung bình tính theo đầu người với lượng
nước sinh ra trong lãnh thổ nước ta vào khoảng 10.240 m3/người/năm. Với
mức độ tăng dân số như hiện nay vào năm 2025 tỷ lệ này sẽ chỉ còn tương
ứng 2.830 và 7.660 m3/người/năm. Theo tiêu chuẩn của hội tài nguyên nước
Quốc tế, quốc gia có tỷ lệ nước bình quân đầu người thấp hơn 40.000 m3
được đánh giá là quốc gia thiếu nước. Trong khi đó nguồn nước mặt của nước
ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo kết quả quan trắc, cho thấy chất lượng nước ở thượng lưu các con
sông còn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như
BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đặc
biệt mức độ ô nhiễm ngày càng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ
về các con sông giảm. Hàm lượng BOD5 và N-NH4+ ở một số hệ sông chính
đã có hiện tượng vượt tiêu chuẩn cho phép và dao động từ 1,5 – 3 lần. Hàm
lượng chất rắn lơ lửng (SS) đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép loại A
(TCVN 5942 – 1995) từ 1,5 – 2,5 lần. Chỉ số coliform tại một số sông lớn
cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 – 6 lần (TCVN 5942 – 1995)
(Hồng Hà – Minh Trà, 2014) [13].


13

Tại các ao hồ kênh rạch và các sông nhỏ trong nội thành các thành phố

lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế cũng đang ở tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần (đối với tiêu
chuẩn nguồn nước mặt loại B theo TCVN 5942 – 1995). Các hồ trong nội
thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và
tái nhiễm bẩn hữu cơ không có khả năng làm sạch nữa.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt này nổi bật lên ở các điểm nóng đó
là báo động ô nhiễm nước ở 3 lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, hệ
thống sông Đồng Nai.
2.2.3. Hiện trạng môi trường nước tại tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn, với tổng chiều dài là 313 km,
lưu lượng lớn 105,3 m3/s và có nước quanh năm. Ngoài các con sông chính,
trong tỉnh còn có các hệ thống sông suối lớn, nhỏ khá nhiều, song đa phần nhỏ
và ngắn, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác ghềnh. Mùa khô các
sông suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa nước lại dồn về rất nhanh nên
thường gây nên lũ quét ở miền núi (Vũ Hải, 2013) [14].
Nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú nhất là nước mặt
(khoảng 3,7 tỷ m3, hàng năm tiếp nhận 2 – 2,5 tỷ nước mưa). Hiện nay việc
khai thác tài nguyên nước mới chỉ dừng lại ở mức tự nhiên là chính, chưa có
giải pháp khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi
trường. Trong tương lai cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng đâu nguồn để hạn
chế dòng chảy chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, xây dựng các phai, đập, hồ chứa
nước cho sinh hoạt và sản xuất nhằm khai thác hợp lý, khoa học và có hiệu quả
nguồn tài nguyên nước của tỉnh.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Môi trường nước mặt tại xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Phòng Tài Nguyên & Môi Trường - huyện Chợ Mới - tỉnh
Bắc Kạn.
- Thời gian: Từ 16/8/2014 đến 15/12/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thanh Vận,
- Đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường của nhân dân xã Thanh Vận,
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của xã Thanh Vận,
- Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước mặt,
- Đề xuất giải pháp góp phần cải thiện chất lượng nước mặt của xã.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu phân tích
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Các số liêu thứ cấp được thu thập tại xã Thanh Vận, phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn và các nguồn khác như sách,
báo, internet…
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn và khảo sát thực địa
Tiến hành phỏng vấn đối với các hộ gia đình tại các thôn, bản trên địa
bàn xã Thanh Vận theo bộ câu hỏi (Phụ lục 2)
Tổng số: 60 hộ
Phương pháp chọn hộ theo phương pháp ngẫu nhiên: 6 hộ/thôn (xóm).
Quá trình đi quan sát trực tiếp hiện trạng nước các sông suối tại vị trí
lấy mẫu giúp cho việc thực hiện đề tài. (Vị trí lấy mẫu được thể hiện trong
bản đồ 4.6)


15
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước mặt
Tiến hành lấy mẫu ở 5 vị trí, với 2 mẫu tĩnh và 3 mẫu động vào tháng 10/2014

Địa điểm lấy mẫu
- M1: Hồ Tân Minh tại thôn Quan Làng I, xã Thanh Vận
- M2: Hồ tại thôn Nà Đon, xã Thanh Vận
- M3: Suối tại thôn Bản Pjo
- M4: Suối tại thôn Phiêng Khảo, xã Thanh Vận
- M5: Suối thôn Nà Kham, Thanh Vận
3.4.3.1. Phương pháp lấy mẫu nước
* Chuẩn bị dụng cụ
- Thiết bị thu mẫu: Bình chứa mẫu (bằng nhựa, thép không rỉ hoặc thủy
tinh), thiết bị phân tầng đáy, thủy sinh. Thiết bị lấy mẫu ở các độ sâu khác
nhau, gầu lấy mẫu, bơm.
- Bình chứa mẫu có dung tích 2 lít (phân tích các chỉ tiêu lý hóa) phải
sạch, khô và tráng ít nhất 3 lần bằng chính nguồn nước trước khi lấy mẫu.
Mẫu nước cần lấy đầy bình và đậy kín nắp. Riêng mẫu phân tích vi sinh cần
lấy trong bình riêng đã được thanh trùng ở nhiệt độ 1750C trong 1 giờ và
không được lấy quá đầy.
- Ghi nhận vào hồ sơ lấy mẫu: Chai lấy mẫu cần được ghi nhãn, ghi
chép đầy đủ những chi tiết liên quan đến việc lấy mẫu như: thời điểm lấy mẫu
(ngày, giờ), tên người lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, loại mẫu, các dữ liệu về thời
tiết, mực nước, dòng chảy, khoảng cách bờ, độ sâu, phương pháp lấy mẫu, chi
tiết về phương pháp lưu giữ mẫu đã dùng.
* Phương pháp lấy mẫu
- Tiến hành lấy mẫu ở 5 vị trí (vị trí lấy mẫu thể hiện trong bản đồ 4.6)
- Quá trình thu mẫu nước gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn và rửa kỹ chai, lọ đựng mẫu (sử dụng chai 2 lít và
rửa sạch bằng xà phòng trước khi lấy mẫu).


16
Bước 2: Tráng bình bằng nước tại nơi lấy mẫu, dùng tay cầm chai nhựa

2 lít nhúng vào dòng nước khoảng giữa dòng, cách bề mặt nước khoảng 30 –
40 cm, hướng miệng chai lấy mẫu nước về phía dòng chảy tới, tránh đưa vào
chai lấy mẫu các chất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây… thể tích nước
phụ thuộc vào thông số cần khảo sát.
Bước 3: Đậy nắp bình, ghi rõ lý lịch mẫu đã thu (thời gian lấy mẫu,
người lấy mẫu…)
Bước 4: Bảo quản mẫu theo quy định sau:
Thời gian bảo

STT

Thông số phân tích

Chai đựng

Điều kiện bảo quản

1

BOD

PE

Lạnh 40C

4 giờ

2

COD


PE

Lạnh 40C

4 giờ

3

DO

TT

Cố định tại chỗ

6 giờ

4

pH

PE

Không

6 giờ

5

SS


PE

Lạnh 40C

4 giờ

6

Nitrate

PE

Lạnh 40C

24 giờ

quản tối đa

Ghi chú: PE: chai polyethylen
TT: chai thủy tinh
3.4.3.2. Phương pháp phân tích
Các mẫu sau khi lấy được mang về phòng phân tích của khoa Môi trường
trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên với các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
Phƣơng pháp phân tích

STT

Chỉ tiêu phân tích


1

pH

2

Độ đục

Phương pháp khối lượng

3

BOD5

Phương pháp ủ ở 200C trong 5 ngày (cảm biến sensor)

4

COD

Phương pháp Kalipemanganat

5

DO

Dùng máy đo DO

6


NO3-

Phương pháp so màu UV - VIS

Dùng máy đo pH


×