Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố cao bằng giai đoạn 2012 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.3 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ LỢI
Tên đề tài:

"ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014”

KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ LỢI
Tên đề tài:

"ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014”

KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT – N03

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu

THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới T.s Nguyễn Chí Hiểu - giảng viên khoa Môi Trường - Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn em tận trong quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Môi Trường đã nhiệt
tình truyền thụ cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo và tập thể cán
bộ Chi cục bảo vệ môi trường Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có
cơ hội được học hỏi, thực tập và hoàn thành đề tài.
Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thiếu kinh
nghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót và khiếm
khuyết. Em rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đoàn Thị Lợi


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích và các loại đất trên địa bàn thành phố Cao Bằng ........... 24
Bảng 4.2: Khối lượng rác thải sinh hoạt của một số hộ gia đình tại thành phố
cao bằng giai đoạn 2012- 2014 ...................................................... 26
Bảng 4.3:Một số công văn, kế hoạch được ban hành phục vụ công tác quản lý
nhà nước về môi trường tai thành phố Cao Bằng ........................... 31
Bảng 4.4: Kết quả đăng ký và thực hiện cam kết BVMT 2012- 2014. ......... 32
Bảng 4.5: Các dự án xây dựng tại TPCao Bằng đã lập cam kết BVMT ........ 33
Bảng 4.7. Một số văn bản thành phố đã tiếp nhận và triển khai ..................... 36
Bảng 4.8: Một số nội dung chỉ đạo về công tác quản lý môi trường đối với
UBND các xã, phường .................................................................... 37
Bảng 4.9: Ý kiến người dân để cải thiện môi trường...................................... 38
Bảng 4.10: Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường............... 39
Bảng 4.11: Các nguồn thông tin của người dân về vấn đề môi trường .......... 40


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Ý kiến người dân để cải thiện môi trường ...................................... 38
Hình 4.2: Biểu đồ mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường. ... 39


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Diễn giải

TTg

Thủ tướng

BVMT

Bảo vệ môi trường

TT

Thông tư



Nghị định

PTBV

Phát triển bền vững

CP

Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


NQ

Quy chuẩn Việt Nam

TTLT

Thông tư liên tịch

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

Phòng TN&MT

Phòng Tài nguyên và Môi trương

TP

Thành phố

TNMT

Tài nguyên môi trường

QLMT


Quản lý môi trường


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.2.1. mục tiêu tổng quát .......................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập ...................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm môi trường đặc điểm và chức năng của môi trường ..... 4
2.1.2. Khái niêm, đặc điểm và chức năng của quản lý môi trường. ......... 4
2.2. Luật pháp và các quy định pháp lý về quản lý bảo vệ tài nguyên ở Việt Nam ..........8
2.2.1. Các văn bản chung về môi trường .................................................. 8
2.2.2. Các văn bản pháp luật khác liên quan. ............................................ 9
2.3 Nội dung của công tác bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2014........10
2.4.Tình hình quản lý môi trường trên thế giới và ở Việt Nam .................. 13
2.4.1.Tình hình quản lý môi trường trên thế giới.................................... 13
2.4.2. Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam ................................... 14
2.5. Công tác quản lý môi trường tỉnh Cao Bằng ....................................... 16
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 19

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 19
3.2.1.Địa điểm ......................................................................................... 19


vi

3.2.2. Thời gian nghiên cứu: .................................................................. 19
3.3. Nội dungnghiên cứu ............................................................................. 19
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của thành phố
Cao Bằng tỉnh Cao Bằng ......................................................................... 19
3.3.2. Thực trạng môi trường thành phố Cao Bằng ................................ 19
3.3.3.Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố
Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 theo Luật Bảo vệ môi trường 2014. .. 19
3.3.4. Tìm hiểu nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ............ 20
3.3.5 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà
nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng gai đoạn 2012- 2014 ........ 20
3.3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về môi trường tại thành phố Cao Bằng ................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 20
3.4.1.Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật và các
quy định có liên quan .............................................................................. 20
3.4.2. Phương pháp kế thừa..................................................................... 21
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 21
3.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................. 21
3.4.5. Phương pháp đánh giá tổng hợp ................................................... 21
3.4.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu ........................... 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 22
4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tại Thành phố Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng ......22
4.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 22

4.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 22
4.2. Thực trạng môi trường tại thành phố Cao Bằng .................................. 26
4.2.1. Chất thải sinh hoạt......................................................................... 26
4.2.2. Thực trạng môi trường nước ......................................................... 27
4.2.3. Thực trạng môi trường không khí. ................................................ 29


vii

4.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao
Bằng giai đoạn 2012- 2014 ......................................................................... 29
4.3.1. Đánh giá việc ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính
sách, chương trình, kế hoạc bảo vệ môi trường. ..................................... 29
4.3.2. Đánh giá việc tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết
bảo vệ môi trường tại thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012- 2014. ........ 32
4.3.3. Đánh giá công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT của
TP.Cao Bằng giai đoạn 2012- 2014 ........................................................ 33
4.3.4. Công tác chỉ đạo thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về
môi trường, giải quyết chanh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ
môi trường ............................................................................................... 35
4.3.5. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ
quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh ..............35
4.3.6. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với UBND
cấp xã, phường ........................................................................................ 36
4.4.Tìm hiểu mức độ quan tâm của người dân về môi trường.................... 37
4.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước
về môi trường tại thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012- 2014. ................... 40
4.6. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
môi trường tại thành phố Cao Bằng. ........................................................... 41
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43

5.1. Kết luận ................................................................................................ 43
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta đã và đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Công cuộc phát triển kinh tế đó đã tạo tiền đề cho sự gia tăng không
ngừng trên mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên sự tăng trưởng đó luôn tỷ lệ
thuận với sức ép về các vấn đề môi trường. Chính vì thế đặt ra yêu cầu với xã
hội nói chung và những người làm công tác bảo vệ môi trường nói riêng cũng
rất lớn, trong đó công tác đào tạo đội ngũ công nhân, ký sư, cán bộ quản lý
môi trường cho xã hội là đặc biệt quan trọng.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền
các cấp ,các cơ quan, tổ chức , đoàn thể trong việc bảo vệ môi trường nhà
nước ta đã ban hành các Luật Bảo vệ môi trường, các Thông tư, Nghị định có
liên quan. Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường thì công tác quản lý môi
trường là nhiệm vụ quan trọng nhất. Tuy nhiên việc thực hiện công tác quản
lý nhà nước về môi trường còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật của
nước ta chưa được chặt chẽ và còn nhiều thiếu sót.
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, tháng 10 năm 2010
thị xã Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III đến ngày 26 tháng 9 năm
2012 đô thị này đã được nâng cấp lên thành phố. Thành phố Cao Bằng gồm
11 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 8 phường: Hợp Giang, Tân
Giang, Bằng Giang, Ngọc Xuân , Sông Hiến, Đề Thám Duyệt Trung, Hòa
Chung và 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Hòa An. Thành phố Cao bằng là nơi

tập trung nhiều dân cư và có tố độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên cũng đã
làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Hiện nay, công tác quản lý môi trường ở nước ta nói chung và trên địa
bàn thành phố Cao Bằng nói riêng đang được đẩy mạnh một cách nhanh


2

chóng và hoàn thiện hơn. Mục tiêu là giúp các cơ quan chức năng có những
giải pháp, chính sách quản lý hợp lý nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giảm
thiểu đến mức thấp nhất các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm môi
trường, sự cố môi trường... nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống
cho nhân dân, hướng tới sự PTBV trên địa bàn thành phố Cao Bằng – tỉnh
Cao Bằng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của
Khoa Môi trường và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Chí
Hiểu, em đã tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá công tác quản lý nhà
nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014” để
đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT tại TP. Cao Bằng từ đó đề
ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao
Bằng giai đoạn 2012 – 2014.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường TP.Cao Bằng.
- Phát hiện những khó khăn trong công tác QLNN về môi trường và từ
đó đề ra những giải pháp hạn chế và khắc phục những khó khăn đó.
- Nâng cao sự hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc BVMT .
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Nắm vững những quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Khảo sát, đánh giá chính xác, trung thực, khách quan công tác quản lý
nhà nước về môi trường tại TP.Cao Bằng.
- Thu thập đầy đủ tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu một
cách khoa học và khách quan.


3

- Từ tài liệu và số liệu thu thập được, rút ra những thuận lợi và những
hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về môi trường và đưa ra các giải
pháp thiết thực phù hợp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý môi trường
của TP.Cao Bằng tỉnh Cao Bằng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Nâng cao kiến thức và kĩ năng , rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ công
tác bảo vệ môi trường, vận dụng, phát huy và nâng cao kiến thức đã học.
1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Hoàn thiện thêm về các văn bản, quy định của Nhà nước về BVMT.
- Tăng cường khả năng quản lý môi trường một cách có khoa học hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm môi trường đặc điểm và chức năng của môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.[6]

2.1.1.1.Đặc điểm của môi trường
- Là hệ thống hở gồm nhiều cấp có 3 phân hệ:
- Phân hệ sinh thái tự nhiên.
- Phân hệ nhân văn.
- Phân hệ các điều kiện.
2.1.1.2 Chức năng cơ bản của môi trường.
- Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của
con người.
- Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
- Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới đời sống của con
người và các sinh vật trên trái đất.
- Nơi lưu trữ và cung cấp hệ thống thông tin cho con người.
2.1.2. Khái niêm, đặc điểm và chức năng của quản lý môi trường.
2.1.2.1. Khái niệm
“Quản lý môi trương là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia”. (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006).[7]
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông (2006): Quản lý môi trường là một
lĩnh vực trong quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con
ngườ dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thong tin, đối


5

với các vấn đề liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng
hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.[7]
2.1.2.2.Vai trò của công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Được thực hiện trong việc chỉ đạo công tác BVMT và phân phối nguồn
lợi chung giữa chủ thể quản lý tài sản và xã hội.

Tổ chức khai thác và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên quốc gia và môi
trường.Ngoài ra còn phối hợp với quốc tế về BVMT và PTBV.
2.1.2.3.Đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường.
a, Cơ sở của quản lý môi trường.
 Cơ sở triết học.
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và
xã hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên - Con người - Xã hội", trong đó
yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống trên
được thực hiện trong các chu trình sinh địa hoá của 5 thành phần cơ bản:


Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ

từ các chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp.


Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra

các chất thải.


Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất

thải, chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản.


Con người và xã hội loài người.




Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con

người với số lượng ngày một tăng.
Tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội" đòi hỏi
việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường
phải toàn diện và hệ thống. Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đó,
phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh


6

trong hệ thống đó. Vì chính con người đã góp phần quan trọng vào việc phá
vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên - con người - xã hội. Sự
hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường, sinh thái
nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu
thuẫn, tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội".[8]
 Cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi
trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các
phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình
thành và phát triển ngành khoa học môi trường.[8]
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong
thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi
trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo.
Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường,
các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn

ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ
thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế
giới.[8]
 Công cụ kinh tế
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải
vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng


7

hóa có chất lượng tốt và giá thàng rẻ sữ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó,
loại hang hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta
có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng
hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO.[8]
 Công cụ pháp luật
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và
luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế
điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế
trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từn quốc gia
và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về
môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX, giữa các quốc gia Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về
môi trường con người tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị
thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký
kết. Cho đến nay đã có hang nghìn ccs văn bản luật quốc tế về môi trường ,

tong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi Trường được quốc hội nước Việt Nam thông
qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị
định 175/CP ngày 18/10/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường, luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các
nghành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu
chuẩn chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi
trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật Dầu
khí, Luật hàng hải, Luật Đất đai, Luật phát triển và bảo vệ rừng.


8

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước
Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường.[8]
b. Đối tượng, mục tiêu của quản lý môi trường.
* Đối tượng của QLMT: điều tiết các lợi ích sao cho hài hòa trên nguyên
tắc ưu tiên lợi ích của quốc gia, của toàn xã hội.
* Mục tiêu của QLMT.
Một là: khắc phục và phòng chống suy thoái.
Hai là: PTBV theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững.
Ba là: Xây dựng các công cụ QLMT có hiệu lực quốc gia và các vùng,
lãnh thổ.
c, Các nguyên tắc của QLMT.
- Hướng tới sự PTBV
- Dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
2.2. Luật pháp và các quy định pháp lý về quản lý bảo vệ tài nguyên ở
Việt Nam

2.2.1. Các văn bản chung về môi trường
Nghị định 179/203/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Quyết định số 2576/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển
nhân lực ngành tài nguyên môi trường giai đoạn 2012- 2020.
Quyết định số 784/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn ,
mức chi thanh toán công tác phí và hội nghị phí sử dụng ngân sách nhà nước
trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Quyết định số 107/QĐ-BTNMT về việc ban hành chương trình hành
động của BTNMT thực hiện nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năn


9

2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg về việc quy định về thu hồi và xử lý sản
phẩm thải bỏ.
Quyết định số 1250/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về
đa dạng sinh học đến năn 2020 tầm nhìn đến 2030.
Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT về việc quy định về bảo vệ môi
trường làng nghề.
Thông tư số 04/2012/TT- BTNMT về việc quy định tiêu chí xác định cơ
sở gây ô nhiễm môi trường,gây ô nhiễm môi trường quan trọng.
Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT- BGTVT- BTNMT về việc hướng
dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy
nội địa.
Thông tư số 40/2013/TT-BTNPTNT về việc ban hành danh mục các
loài động vật , thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của công ước về

buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về việc lập, thẩm đinh, phê
duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Thông tư số 12/2006/TT- BTNMT thông tư hướng dẫn làm thủ tục, mẫu
hồ sơ đăng ký cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại.[1]
2.2.2. Các văn bản pháp luật khác liên quan.
Luật Đất Đai năm 2003.
Luật Hàng Hải.
Luật Khoáng sản.
Luật Dầu Khí.
Luật Tài nguyên nước.


10

Luật Bảo vệ sức khỏe của công dân.
Pháp lệnh về đê điều.
Pháp lệnh bảo vệ nguồn thủy sản.
Pháp lệnh về các công trình giao thông.
Các quy chuẩn môi trường.
- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại.
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xuang quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.
- QCVN 08 :2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước ngầm.
- QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thỉa
của bãi chôn lấp chất thải rắn.[1]
2.3 Nội dung của công tác bảo vệ môi trƣờng theo Luật Bảo vệ môi
trƣờng 2014
Theo chương XIV Luật bảo vệ môi trường 2014 thì trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được nêu rõ trong điều 143:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
c) Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương phù
hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;


11

d) Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến,
giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo
đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
theo thẩm quyền;
e) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi
trường theo thẩm quyền;
g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh;

h) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trên địa bàn.[6]
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ
môi trường;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về
bảo vệ môi trường;
c) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo
thẩm quyền;
d) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
đ) Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ
môi trường;
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;


12

g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các
vấn đề môi trường liên huyện;
h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban
nhân dân cấp xã;
i) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.[6]
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ
sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ
môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi
trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia

đình văn hóa;
b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy
quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia
đình, cá nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp
trên trực tiếp;
d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy
định của pháp luật về hòa giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân
phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên
địa bàn;
e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;


13

h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.[6]
2.4.Tình hình quản lý môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1.Tình hình quản lý môi trường trên thế giới
Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu năm 2000, chương
trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ XXI, khi
thế giới đang giải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước,
đất, không khí, gia tăng chất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy
giảm tầng ozon, biến đổi khí hậu, thì các vấn đề mới vẫn tiếp tục nảy sinh, như tác
động tiềm tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổi gen, sự hạn chế

về giải quyết hậu quả do tiếp xúc với hóa chất tổng hợp độc hại.
Báo cáo “Triển vọng môi trường toàn cầu 2000” của UNDP đã làm rõ
tính bức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải
ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên là: Sự
biến đổi khí hậu, suy giảm chất và lượng tài nguyên nước, suy thoái đất, nạn
phá rừng và sa mạc hóa. Tiếp theo là các vấn đề xã hội: sự gia tăng dân số và
biến đổi 10 về giá trị xã hội. Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối tương tác
phức tạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quyển và đại đương, sự
dịch chuyển của các dòng hải lưu (UNDP, 2000) [3].
Chính vì vậy, vấn đề môi trường đang được thế giới quan tâm và các
hoạt động về môi trường diễn ra đều nhằm mang lại cho chúng ta một môi
trường tốt đẹp hơn.
Ở Mỹ, cơ quan quản lý bảo vệ môi trường được thành lập vào tháng 7
năm 1970, gồm 5000 cán bộ công nhân viên. Tổ chức của cơ quan gồm: Giám
đốc, phó giám đốc và các trợ lý giám đốc về hành chính và quản lý nguồn lực,
không khí và phóng xạ, thi hành và bảo đảm tuân thủ luật, các hoạt động quốc
tế, chính sách quy hoạch và đánh giá, phòng ngừa thuốc trừ sâu và chất độc,


14

nghiên cứu và triển khai, chất thải rắn và ứng phó khẩn cấp với những diễn
biến môi trường.
Ở Canada từ lâu đã rất quan tâm đến vấn đề môi trường. Vấn đề môi
trường ở Canada khởi động mạnh từ năm 1980. Hiện nay Canada có 14 bộ
luật về môi trường. Mỗi ngành có một bộ luật riêng về đất, nước, không khí,
các chất phế thải độc hại, luật môi trường vùng đất ngập nước, nước
ngầm…Cơ quan môi trường của chính phủ Canada gồm 18000 người. Tất cả
các nhân viên môi trường hầu hết là người am hiểu luật, có trình độ cao về kỹ
thuật trong ngành môi trường mà mình quản lý.

Ở Anh Quốc, cơ quan quản lý bảo vệ môi trường gồm có 7 văn phòng
khu vực và một văn phòng đại diện cơ qun môi trường tại xứ Wales. Các văn
phòng khu vực, văn phòng đại diện xứ wales được chia thành 26 phòng trực
thuộc, số lượng cán bộ trực thuộc tại 26 phòng này lên tới 9500 cán bộ. Ở đay
việc xử lý vi phạm như gây ô nhiễm môi trường thực hiện rất nghiêm túc và
theo đúng nguyên tắc một cách chặt chẽ. Luôn đảm bảo vấn đề về môi trường
cho đời sông sinh hoạt của con người nơi đây.
Ở Nhật Bản, cơ quan quản lý bảo vệ môi trường trực thuộc chính phủ
chịu trách nhiệm quản lý, là cơ quan chủ chốt điều phối, thúc đẩy chính sách,
kế hoạch môi trường của Quốc gia và được phân chia ra các cơ quan nhỏ hơn:
Ban đền bù thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm gây nên, Hội đồng bảo tồn biển đảo
Seto, Hội đồng chứng nhận dặc biệt về bệnh Mimanata, Viện nghiên cứu môi
trường Quốc gia và một số cơ quan quản lý về môi trường khác.[17]
2.4.2. Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam
Từ sau khi thành lập Bộ tài nguyên và môi trường , năm 2002 hệ thống
quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương đang từng
bước được xây dựng ở cả 4 cấp theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi
trường với quản lý nhà nước về thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa là những


15

khoảng trống trước đây trong quản lý môi trường ở địa phương, đặc biêt là từ
cấp tỉnh trở xuống đang dần được bổ sung. Sauk hi thành lập các sở Tài
nguyên và Môi trường đã có các phòng Tài nguyên và Môi trường ở các quận
huyện và các cán bộ địa chính kiêm quản lý môi trường hoặc chuyên trách về
môi trường ở cấp phường, xã.
Hiện nay 64 Sở Tài nguyên và Môi trường đều có phòng quản lý môi
trường. Ở một số Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng quản lý môi trường
còn có thêm Chi cục bảo vệ môi trường và phòng quản lý chất thải rắn… Với

cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, Chi cục bảo vệ môi trường có
thêm một số điều kiện về con người và cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt
động tác nghiệp như: quan trắc môi trường, thu phí nước thải, tư vấn cho các
tổ chức và doanh nghiệp về môi trường…
Bên cạnh đó nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề về môi trường vùng và
địa phương, Bộ Tài nguyên và môi trường đã thành lập 3 Chi cục thuộc thuộc
Cục Bảo vệ môi trường 3 miền: Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực miền
Trung và Tây Nguyên ( tại thành phố Đà nẵng); Chi cục Bảo vệ môi trường
khu vực Đông Nam Bộ ( tại thành phố Hồ Chí Minh); Chi cục Bảo vệ môi
trường Tây Nam Bộ ( tại thành phố Cần Thơ). Đặc biệt là việc quyết định
thành lập Cục Cảnh sat môi trường và các phòng cảnh sát môi trường thộc các
tỉnh giúp cho hệ thống quản lý môi trường luôn được chặt chẽ.
Với sự giúp đỡ của UNDP và UNEP vào tháng 12 năm 1991, Việt Nam
đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về môi trường và phát
triển bền vững, đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch quốc gia về môi trường và
phát triển bền lâu 1991 - 2000 với mục tiêu chủ yếu là tạo ra sự phát triển
tuần tự của khuôn khổ quốc gia về quy hoạch và quản lý môi trường.
Đặc biệt là vào tháng 12 năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên của
nước ta đã ra đời gồm 7 Chương với 55 điều khoản, có ý nghĩa rất lớn trong


16

công tác quản lý và BVMT giúp công tác này đạt những hiệu quả tích cực.
Song cùng với quá trình phát triển, Luật bảo vệ môi trường đã bộc lộ những
thiếu sót, bất cập chưa thực sự phù hợp với sự phát triển trong nước, trong
khu vực và biên giới. Để phù hợp với những điều kiện khách quan, nâng cao
hiệu quả công tác quản lý và BVMT, ngày 29/11/2005 Luật bảo vệ môi
trường được sửa đổi, bổ sung đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2006, Luật gồm 15 chương và 136 điều khoản. Cùng với các

hoạt động bảo vệ môi trường trong nước Việt Nam còn tham gia các công ước
quốc tế có liên quan đến môi trường.
Công tác quản lý môi trường là một công việc không thể thiếu trong lĩnh
vực Bảo vệ môi trường đối với Việt Nam nói riêng và đối với tất cả các quốc
gia khác nói chung. Vì vậy, tổ chức công tác quản lý môi trường là nhiệm vụ
quan trọng nhất của công tác BVMT, bao gồm các mảng công việc sau đây:
- Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định luật
pháp dùng cho công tác BVMT.
- Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ chất lượng môi trường.
- Bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ môi trường.
- Các bộ phận nghiên cứu, giám sát kỹ thuật và đào tạo cho các địa
phương, ở các cấp các ngành.[2]
2.5. Công tác quản lý môi trƣờng tỉnh Cao Bằng
Từ khi Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành, được sự quan tâm
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với sự cố gắng, nỗ lực của
các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cộng đồng dân cư, sự giúp đỡ của các tổ
chức quốc tế... thì công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Chợ Mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục.
* Công tác thẩn định.
- Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường/ Đề án cải tạo phục
hồi môi trường được 17 hồ sơ.


×