Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Khảo sát quần thể di tích Đền Cửa Đạt huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.7 MB, 122 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................5
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ.................................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài...................................................................................................................5
7. Nội dung của đề tài....................................................................................................................5

CHƯƠNG 1..........................................................................................................6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA.......................................6
VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT..............6
1.1. Khái niệm về di sản văn hóa.....................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa của UNESCO.................................................................................6
1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa của Việt Nam................................................................................6
1.2. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa..............................................................................................7
1.3. Khái quát về không gian văn hóa Đền Cửa Đạt........................................................................8
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Xuân - Thanh Hóa........8
1.3.1.1. Tự nhiên.............................................................................................................................8
1.3.1.2. Kinh tế.............................................................................................................................10
1.3.1.3. Văn hóa xã hội.................................................................................................................13
1.3.2. Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt là quần thể di tích lịch sử văn hóa......................14
1.3.2.1. Tên gọi di tích...................................................................................................................14
1.3.2.2. Địa điểm di tích..............................................................................................................14
1.3.2.3. Đường đi đến di tích......................................................................................................16


1.3.2.4. Khảo tả chung về khu di tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Đạt...........................................16
1.3.2.5. Giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của di tích....................................................................17

CHƯƠNG 2........................................................................................................19


QUẦN THỂ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT –
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG.................................................19
2.1. Khảo tả quần thể khu di tích..................................................................................................19
2.1.1. Đền Trình (Đền Cô Ba - Thác Mạ)........................................................................................19
2.1.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................................19
2.1.1.2. Quy mô kiến trúc.............................................................................................................20
2.1.1.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Trình...................................................................20
2.1.2. Đền Cầm Bá Thước.............................................................................................................22
2.1.2.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................................22
2.1.2.2. Quy mô kiến trúc.............................................................................................................25
2.1.2.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Cầm Bá Thước....................................................29
2.1.3. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn................................................................................................35
2.1.3.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................................35
2.1.3.2. Quy mô kiến trúc.............................................................................................................38
2.1.3.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Bà Chúa Thượng Ngàn........................................39
2.2. Đánh giá về thực trạng của di tích và công tác quản lý, tổ chức lễ hội của khu di tích lịch sử
văn hóa Đền Cửa Đạt....................................................................................................................41
2.2.1. Mặt tích cực.......................................................................................................................41
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại...................................................................................................43

CHƯƠNG 3........................................................................................................46
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA...................46
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CỬA ĐẠT.....................................................46
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa

khu di tích Đền Cửa Đạt...............................................................................................................46
3.1.1. Những thuận lợi.................................................................................................................46
3.1.2. Những khó khăn.................................................................................................................46
3.2. Phương hướng chung............................................................................................................47
3.3. Một số giải pháp cơ bản........................................................................................................51
3.3.1. Giải pháp về tăng cường công tác truyền thông đường lối chính sách dân tộc và chính sách
phát triển văn hoá dân tộc thiểu số..............................................................................................51
3.3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức.......................................................................................52
3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách...........................................................................................54
3.3.4. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa.........................................................................................................................................55


3.3.5. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Thường Xuân...............................................................................................................57
3.3.6. Giải pháp về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá và tăng
cường vai trò của lực lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.................................................58
3.4. Một số giải pháp cấp bách.....................................................................................................59

KẾT LUẬN........................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................64
PHẦN PHỤ LỤC...............................................................................................66


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng tôi xin gửi đến toàn thể quý Thầy Cô
trong Trường cũng như quý Thầy Cô trong khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội
-Trường Đại học Nội Vụ hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia
nghiên cứu khoa học, được đi sâu tìm hiểu với thực tế công việc hơn, hiểu rõ
hơn nữa về những vấn đề lý luận chung cũng như những công việc cụ thể trong

thực tế nghề nghiệp tương lai, giúp chúng tôi có điều kiện tiếp cận với cách thức
làm việc khoa học và cách tư duy logic hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong bộ môn Văn hóa của
khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thiện đề
tài nghiên cứu này. Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị
Kim Chi đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Bước đầu đi vào thực tế, tập nghiên cứu khoa học, chúng tôi còn nhiều bỡ
ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài của chúng tôi được
hoàn thiện hơn.
Sau cùng chúng tôi xin kính chúc toàn thể quý Thầy Cô trong Trường
cũng như quý Thầy Cô trong khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội và cô Nguyễn
Thị Kim Chi thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao
đẹp của mình, truyền truyền tải kiến thức cũng như lòng nhiệt huyết trong công
việc cho thế hệ mai sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2014

Nhóm thực hiện


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SST

VIẾT TẮT

CỤM TỪ


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

BQL
CA

CHXHCN
XDCB
CĐN
CĐNH
CĐNH.SV
CĐT
CĐT.H
CĐT.SV
DSVH
ĐTCBT.HC
ĐTCBT.TĐ
ĐTCBT.NK
ĐTCBT.H
ĐTCBT.SV
GDTX
HĐND
PCCC
SIDA
THPT
THCS
TNHH
UBND
VHTTXH
VHTDTT
XDCB

Ban quản lý
Công an
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xây dựng cơ bản

Cung Đệ Nhất
Cung Đệ Nhị
Cung Đệ Nhị. Sân vườn
Cung Đệ Tam
Cung Đệ Tam. Hiên
Cung Đệ Tam. Sân vườn
Di sản văn hóa
Đền thờ Cầm Bá Thước. Hậu Cung
Đền thờ Cầm Bá Thước. Tiền Đường
Đền thờ Cầm Bá Thước. Nhà kho
Đền thờ Cầm Bá Thước. Hiên
Đền thờ Cầm Bá Thước. Sân vườn
Giáo dục thường xuyên
Hội đồng nhân dân
Phòng cháy chữa cháy
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Văn hóa thông tin xã hội
Văn hóa thể dục thể thao
Xây dựng cơ bản


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích tự nhiên 11,106,09 km2, nằm ở
cực Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách
thành phố Hồ Chí Minh 1.560km.

Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp
tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào) với đường biên giới 192 km, phía Đông là Vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ
biển 102km. Tọa độ địa lý: 190 - 18 - 20040 vĩ độ Bắc; 104022 - 10604 kinh độ
Đông.
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây
Bắc, những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng
về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về
kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có
thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền.
Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của
Thanh Hóa. Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ
phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang
Chánh, Bá Thước, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và
Thạch Thành. Độ cao trung bình vùng núi 600 - 700m, độ dốc trên 25 độ. Vùng
trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 - 20 độ. Vùng đồi núi
phía Tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có
tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện
thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện.
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của
cả nước. Đồng bằng Thanh hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ,
do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài trên
100km, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất
đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu
dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn,
1


Nghi Sơn).
Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam

Bộ, có một vị trí rất thuận lợi.
Đường sắt và Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven
biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và
miền núi, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong
cả nước. Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền
núi, trung du của tỉnh, Quốc lộ 217 nối liền Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của
nước bạn Lào.
Hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra
biển bằng 5 cửa lạch chính. Cảng biển Nghi Sơn là cửa ngõ của Thanh Hóa
trong giao lưu quốc tế và khu vực.
Sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng.
Thanh hóa là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu
vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và những
tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ và Nam Bộ nên có một vị trí
rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưu
quốc tế.
1.2. Thường Xuân là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt
Nam. Phía Bắc giáp các huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc. Phía Đông giáp các
huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn và Như Thanh. Phía Nam giáp huyện Như Xuân.
Phía Tây giáp các huyện Quỳ Châu và Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Phía Tây Bắc
có đường biên giới chung với Lào.
Huyện Thường Xuân có diện tích tự nhiên: 1.105,05 km2, là huyện rộng
nhất tỉnh Thanh Hóa. Địa hình đồi núi thấp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn, có các
đỉnh núi: Bù Chò (1.563m), Bù Rinh (1.291m). Có sông Chu, sông Dát chảy
qua. Có đường biên giới với nước Lào ở phía Tây huyện. Đất rừng chiếm
khoảng 80% diện tích.
Vùng đất cổ Thường Xuân từ ngàn xưa được ba dân tộc Thái, Mường,
Kinh cùng đoàn kết gắn bó với nhau trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, xây
2



dựng nên bề dày truyền thống văn hóa son sắt, thủy chung, thương người, vì
nghĩa và vì tình yêu quê hương đất nước. Những truyền thống tốt đẹp ấy kết
thành vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, vùng đất đã từng được các bậc
quân vương chọn làm hậu cứ, chiêu tập hiền tài để kháng chiên chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.
Với truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông trên
vùng đất đã từng chịu nhiều gian khó nhưng rất đỗi hào hùng - truyền thống tốt
đẹp của nhân dân các dân tộc Thường Xuân. Một vùng đất “địa linh nhân kiệt”
của núi rừng quê Thanh anh hùng bất khuất; đã sản sinh ra biết bao nhiêu anh
hùng hào kiệt, kinh bang tế thế làm rạng danh cho quê hương đất nước “Con Lạc
cháu Hồng”, sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân
Liên kỳ thú và công trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt - công trình trọng điểm
Quốc gia đã hoàn thành. Nhiều di tích văn hóa hấp dẫn khác như: Lũng Nhai nơi diễn ra hội thề của 18 tướng lĩnh cùng Bình Định Vương Lê Lợi quyết tâm
chống giặc Minh thế kỷ XV, Đền Cầm Bá Thước - người đã giương cao ngọn cờ
khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp suốt 10 năm liền
tại quê hương mình, Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn - Chúa của rừng xanh,… và
quần thể khu di tích cách mạng trên đất Thường Xuân.
1.3. Đền Cửa Đạt là nơi thờ danh nhân Cầm Bá Thước và Bà Chúa
Thượng Ngàn là một quần thể di tích nằm trên một dải đất cao, phía trước là núi
Ngạn sông Chu, thuộc địa bàn xã Xuân Mỹ, Huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.
Cách thành phố Thanh Hóa 60km về hướng Tây nhưng khu di tích Cửa Đạt thu
hút khá đông du khách khắp nơi về thăm. Đây là lễ hội lớn thờ Danh nhân Cầm
Bá Thước kết hợp với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Khu di tích Cửa
Đạt là một quần thể di tích tọa lạc trên một dải đất cao nằm bên dòng sông Chu
thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân. Đây là vùng miền nổi tiếng với công
trình thủy điện Hồ Cửa Đạt lớn nhất Đông Nam Á là niềm tự hào của người xứ
Thanh - không những mang tính chất là đập là thủy điện mà quan trọng nó còn
mang ý nghĩa là khu du lịch với phong cảnh ở đây thật đẹp, cảnh quan thiên
nhiên rất tuyệt vời.

3


Đến với lễ hội Cửa Đạt du khách sẽ được tìm hiểu về tế lễ trong tín
ngưỡng thờ thánh của người Thái xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, được
cùng tham gia các sinh hoạt văn hoá khác như lễ rước quan Cầm Bá Thước, các
trò chơi trò diễn dân gian như múa sạp, tung còn, hát giao duyên, chơi đu, đánh
khẳng,...
Điều đặc biệt là khách du lịch tới đây không chỉ dâng hương cầu lộc, cầu
tài mà còn mua những giống cây cành lộc về nhà trồng lấy may. Rất nhiều bạn
trẻ thích chọn di tích Cửa Đạt là nơi du xuân trong những ngày đầu năm, thế nên
lượng khách đến Đền Cửa Đạt trong những ngày xuân khá đông.
1.4. Với mong muốn tìm hiểu các giá trị của di tích hiện có, qua đó tìm
hiểu sâu hơn các giá trị lịch sử, văn hóa Quần thể di tích; góp phần vào việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời, giới thiệu các giá trị lịch sử văn hóa của từng di tích trong quần thể để nâng cao việc quảng bá du lịch nhằm
thu hút khách tham quan; phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương cho
học sinh, sinh viên; giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát quần thể di tích Đền Cửa Đạt
huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài: Cho tới nay, chưa có
một công trình nào nghiên cứu về di tích Đền Cửa Đạt, huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về di sản văn hóa, di tích lịch sử,
đề tài nghiên cứu đi sâu khảo sát khu di tích lịch sử Đền Cửa Đạt. Từ đó, đề xuất
các giải pháp bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của khu di tích góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu đổi mới công việc quản
lí di tích và bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa của khu di tích này.

3.2. Nhiệm vụ
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề
4


sau:
- Khái quát về di tích lịch sử Đền Cửa Đạt;
- Thực trạng hoạt động hiện nay của khu di tích lịch sử Đền Cửa Đạt;
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của
khu di tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quần thể di tích lịch sử Đền Cửa Đạt huyện Thường Xuân tỉnh
Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về lịch sử hình thành, khảo sát thực trạng và các giải pháp
bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của khu di tích Đền Cửa Đạt trong
những năm 2008 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
- Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn, phương pháp thống kê, phân
tích, tổng hợp, so sánh.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Đề tài là một tập hợp tư liệu tương đối đầy đủ về thực trạng và giá trị
văn hóa - lịch sử của quần thể di tích lịch sử Đền Cửa Đạt.
6.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một phần nguồn tư liệu, sử liệu tham
khảo quan trọng để nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của khu di tích.
6.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá trị khu
di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt.
7. Nội dung của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về di sản văn hóa và khái quát về không
gian văn hóa Đền Cửa Đạt
Chương 2: Quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt - công tác
quản lý và thực trạng
Chương 3: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu di tích lịch sử
Đền Cửa Đạt
5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT
1.1. Khái niệm về di sản văn hóa
1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa của UNESCO
Di sản văn hóa là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của các thế hệ trước để
lại. Theo UNESCO, di sản văn hóa gồm những di sản văn hóa hữu thể
(Tangible) và di sản văn hóa vô thể (Intangible).
Những di sản văn hóa hữu thể như: đình, đền, chùa, lăng, mộ, nhà ở,
thành quách, v.v…
Những di sản văn hóa vô thể như các biểu hiện tượng trưng và không sờ
thấy được của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá
trình tái tạo của đông đảo cộng đồng. Đó là: âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghi thức,
phong tục tập quán, y học, y dược cổ truyền, nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí
quyết và quy trình công nghệ các nghề truyền thống…
Di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa vô thể gắn bó hữu cơ với nhau
như hai mặt của một tờ giấy, khó mà tách biệt hai loại di sản văn hóa này.
1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa của Việt Nam
Bất cứ dân tộc nào cũng có một di sản văn hóa riêng, mang đậm bản sắc

văn hóa của dân tộc đó. Dân tộc Việt Nam cũng như vậy.
Điều 1. Luật Di sản văn hóa của Việt Nam nêu rõ định nghĩa về Di sản
Văn hóa của Việt Nam như sau: “Di sản văn hóa bao gồm Di sản Văn hóa phi
vật thể và Di sản Văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, ta thấy có sự thống nhất giữa khái niệm về Di sản Văn hóa của
UNESCO và khái niệm về Di sản Văn hóa của Luật Di sản Văn hóa Việt Nam.
Cả hai quan điểm nói trên đều coi Di sản Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong quá trình lịch sử,
được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
6


1.2. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sản
văn hóa dân tộc. Di tích lịch sử văn hóa thuộc di sản văn hóa vật thể.
Có rất nhiều quan niệm về di tích lịch sử văn hóa song thuật ngữ di tích
lịch sử văn hóa ở nhiều nước trên thế giới đều dùng với nghĩa chung nhất, rộng
nhất là các dấu tích, dấu vết còn lại trong lịch sử sáng tạo văn hóa của con
người. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Loan, thì di tích lịch sử văn hóa được các
nhà nghiên cứu văn hóa quan niệm như sau:
- Di tích lịch sử văn hóa được coi là di sản văn hóa nói chung, bao gồm di
sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể. Đây là quan niệm rộng nhất về di
tích lịch sử văn hóa được thể hiện trong Luật số 214 ngày 19 tháng 7 năm 1975
về bảo vệ di sản văn hóa của Nhật Bản. Theo luật này thì di tích lịch sử văn hóa
bao gồm: Di sản văn hóa vật chất, di sản văn hóa phi vật chất, di sản văn hóa
dân gian, các công trình lưu niệm.
- Di tích lịch sử văn hóa được quan niệm trong luật về giữ gìn và bảo vệ
di tích lịch sử của Philippines, công bố ngày 18 tháng 6 năm 1966. Theo đạo

luật này thì di tích lịch sử văn hóa sẽ bảo gồm các di sản văn hóa vật chất và phi
vật chất (như các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc), nhưng không bao gồm các di
sản văn hóa dân gian như phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng…
- Di tích lịch sử văn hóa là toàn bộ các di sản văn hóa tồn tại dưới dạng
vật chất cụ thể, bao gồm cả các cổ vật bất động sản (các công trình, các địa
điểm) và động sản (các đồ vật, hiện vật cụ thể). Quan niệm này được thể hiện ở
Pháp lệnh của nhà vua Ả Rập Xêut quy định quản lý di tích, công bố ngày 3
tháng 8 năm 1972, luật số 117 của Cộng hòa Ai Cập ban hành ngày 8 tháng 6
năm 1983, đạo luật số 16 của Tây Ban Nha công bố ngày 25 tháng 6 năm 1985.
- Di tích lịch sử văn hóa chỉ là một bộ phận của di sản văn hóa vật chất,
đó là các công trình, các địa điểm có liên quan đến các sự kiện, danh nhân lịch
sử có ý nghĩa tiêu biểu về khoa học, nghệ thuật, lịch sử của dân tộc, nghĩa là chỉ
bao gồm các bất động sản nếu gọi theo cách của các đạo luật của Ai Cập, Ả Rập
Xêut và Tây Ban Nha. Theo quan điểm này có Hiến chương Vơnizơ của Italia
7


năm 1964, Đạo luật gìn giữ và bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử công bố năm
1976 của Liên Xô.
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của nền khoa học bảo tàng
Xô Viết các tác giả giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đã đưa ra một khái
niệm mang tính khái quát về di tích lịch sử văn hóa như sau:
“Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan,
trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân hoạt
động sáng tạo ra trong lịch sử để lại”. Định nghĩa này đã phân biệt di tích lịch sử
văn hóa với các hình thái di sản vật thể khác như danh thắng, cổ vật và các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ.
Theo Luật Di sản của nước CHXHCN Việt Nam, một công trình được coi
là di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong

quá trình dựng nước và giữ nước;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
e) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn
lịch sử.
Như vậy, di tích lịch sử văn hóa là một công trình hay một địa điểm gắn
với sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay
nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.
1.3. Khái quát về không gian văn hóa Đền Cửa Đạt
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
Thường Xuân - Thanh Hóa
1.3.1.1. Tự nhiên
* Vị trí địa lí
Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Từ thành
phố Thanh Hóa theo Quốc lộ 47 qua Mục Sơn rồi đến cầu Bái Thượng với
chặng đường 57 km là sang địa phận huyện Thường Xuân. Diện tích tự nhiên
8


111.380,8 ha, là huyện có diện tích lớn nhất Thanh Hóa. Ở vị trí 19042’55” đến
2007’15” vĩ độ Bắc, 104054’33’ đến 105023’55” kinh độ Đông. Với số dân là
84.470 người thuộc 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống.
Phía Bắc Thường Xuân giáp Lang Chánh và Ngọc Lặc; phía Đông giáp
Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh; phía Nam giáp Như Xuân; phía Tây giáp Quế
Phong (tỉnh Nghệ An) và huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân
chủ Nhân dân Lào). Tỉnh lộ 507 nối đường Hồ Chí Minh qua thị trấn Thường

Xuân lên biên giới Việt – Lào qua cửa khẩu Bát Mọt.
Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, có lịch sử lâu đời, có truyền
thống văn hóa và cách mạng. Là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông
lâm nghiệp, phương thức sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp.
* Về tài nguyên đất đai: (Số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2012).
Tổng diện tích tự nhiên: 111.380,80 (ha), trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 99.113,83 (ha);
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 6.780,31 (ha);
+ Diện tích đất chưa sử dụng: 5.486,66 (ha).
* Về tài nguyên nước:
Thường Xuân có hệ thống sông ngòi khá phong phú, là nguồn tài nguyên
lớn về nguồn nước tưới đối với nông nghiệp; gồm có các sông sông Khao, sông
Chu, sông Đặt, sông Đằn. Hàng năm tổng lượng nước sông, suối cung cấp cho
vùng ước đạt 23 triệu m³ nước. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nhiều, độ dốc
lớn nên lượng nước phân bố không đều, có nơi thừa nhưng có nơi lại thiếu.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
thủy điện Cửa Đạt, đây là công trình đa chức năng vừa phục vụ nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp các huyện phía Bắc sông Chu và Nam sông Mã với diện
tích mặt hồ hơn 3000ha, dung lượng nước đạt trên 3 tỷ m3 nước, vừa phục vụ
phát điện cho nhà máy điện Cửa Đặt công suất 97MW đồng thời vừa thau chua
rửa mặn vùng hạ lưu sông Mã.
* Về tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn huyện có rất nhiều loại khoáng sản như: Thiếc, Sắt, Cao Lanh,
9


đất Sét làm gạch, Cát sỏi, Đá vôi, vàng, sa khoáng đá quý... nhưng trữ lượng ít.
*Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích rừng hiện nay là 90.417,96ha chiếm 80,4% tổng diện tích tự
nhiên, độ che phủ rừng đạt 76,3%. Cụ thể là:

+ Rừng đặc dụng: 23.475,05ha;
+ Rừng phòng hộ: 28.739,76ha;
+ Rừng sản xuất: 38.203,15ha.
Rừng Thường Xuân chủ yếu là rừng lá rộng, rừng hỗn giao, gỗ nứa, giang,
vầu, cây lá kim như: Pơ mu, Sa mu tập trung ở độ cao từ 700m trở lên, có hệ
thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài... gỗ quý hiếm có Lim xanh, Dôi, De,
Trò chỉ... Cây luồng là cây trồng chính của rừng sản xuất (diện tích khoảng
chiếm 22.000 ha), ngoài ra còn một số cây nguyên liệu khác như: Nứa, Keo,
Xoan và một số cây lấy gỗ khác... phục vụ phát triển nông sản và nguyên liệu
giấy. Ngoài các loài thực vật, rừng của huyện Thường Xuân có nhiều loại động,
thực vật quý hiếm như: Bò tót, nai, gấu, sói và loài linh trưởng, các loài chim,...
1.3.1.2. Kinh tế
Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất
lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng
phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nước song vẫn ở
mức thấp so với mức tăng trưởng của tỉnh và khu vực. Cơ cấu kinh tế đang từng
bước chuyển dịch theo hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây
dựng - Dịch vụ, thương mại. Năm 2012, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng, tỷ trọng lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 47,63%, công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ chiếm 52,37%. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 9,24 triệu đồng/người/năm. Lương thực bình quân đầu người đạt
330kg/người/năm.
* Đặc điểm sản xuất trong nông nghiệp:
- Ngành nghề sản xuất chính: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Quy mô và mô hình sản xuất: Nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung, tự cấp.
- Sản phẩm chủ yếu: Lúa, ngô, sắn, mía; trâu bò, dê, lợn; luồng, nứa.
10


- Sản phẩm lợi thế: Mía; sắn; trâu bò; luồng, nứa, keo.

* Về kết quả sản xuất lâm nông nghiệp năm 2012:
- Tổng giá trị sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản đạt 667,5 tỷ đồng.
- Kinh tế lâm nghiệp đang được khôi phục và phát triển, từng bước hình
thành và phát triển các trang trại đồi rừng, vườn rừng, trong đó đã có khu vườn
rừng tập trung. Trồng rừng tập trung đạt 1446,3ha; trồng cao su tiểu điền đạt
272,15ha; luồng đạt 300ha. Trong nhiều năm qua, trên địa bàn huyện không để
xảy ra cháy rừng. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 75,2%.
- Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 10.119,2ha, tổng sản
lượng lương thực có hạt đạt 28.032 tấn. Một số cây lương thực chủ yếu là: Lúa,
Ngô, Khoai lang... Năng suất một số cây trồng chủ yếu: Lúa đạt 50,86 tạ/ha; ngô
81,51 tạ/ha; sắn 110 tạ/ha; khoai lang 54,32 tạ/ha; đậu tương 15,02 tạ/ha; lạc
15,41 tạ/ha; vừng 5 tạ/ha; mía 550 tạ/ha.
- Là huyện có tiềm năng, thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy
nhiên tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) còn thả tự
do vào rừng; chăn nuôi lợn, gà và các loại vật nuôi khác còn nhỏ lẻ. Tổng đàn
gia súc, gia cầm hiện có: đàn trâu 19.046 con, đàn bò 4.862 con, đàn lợn 30.491
con, gia cầm 347.255 con. Các loại dịch bệnh được phòng chống đảm bảo. Tổng
sản lượng thuỷ sản năm 2012 đạt 640 tấn.
* Về kết quả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 365,78 tỷ đồng; trong đó công
nghiệp Trung ương chiếm 73%, công nghiệp địa phương chiếm 27%. Tổng giá
trị thương mại và dịch vụ năm 2012 đạt 445,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng
hoá đạt 170,2 tỷ đồng. Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển.
Hoạt động dịch vụ văn hoá, du lịch diễn ra sôi động, năm 2012 đã có tới 85.000
lượt khách đến thăm quan và dâng hương tại khu di tích lịch sử văn hoá Cửa
Đặt, góp phần quảng bá hình ảnh Thường Xuân đến du khách trong và ngoài
nước và đem lại doanh thu 1,6 tỷ đồng.
* Về xây dựng kết cấu hạ tầng:
Năm 2012, trên địa bàn toàn huyện có 79 công trình đầu tư XDCB với tổng
11



số vốn là 360,9 tỷ đồng. Trong đó có: 34 công trình thuộc chương trình 20 từ
năm 2010; 8 công trình chuyển tiếp từ năm 2011. Riêng năm 2012 có 37 công
trình khởi công xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 123,188 tỷ đồng. Trong
số 79 công trình xây dựng, đã có 17 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng
trong năm 2012, gồm 4 công trình chuyển tiếp năm 2010, 2011 và 13 công trình
của năm 2012.
Mạng lưới giao thông: Trên địa bàn huyện có 12km đường Hồ Chí Minh và
61km đường tỉnh lộ 507 đi qua, tuyến đường Đồng Mới đi Bát Mọt dài 60 km;
tuyến Bái Thượng - Cửa đặt 12 km; đường liên xã 35 km và hàng nghìn km
đường giao thông liên xã, liên thôn khác. Hiện tại, đường giao thông đã đến
được tất cả các thôn bản trong toàn huyện, trong đó đường nhựa đã đến được tất
cả các xã.
Hệ thống thủy lợi: Thuỷ lợi có 70 công trình gồm 5 trạm bơm, 25 hồ chứa
lớn nhỏ, 24 đập đá xây và 04 đập đá xếp. Trong những năm gần đây các dự án
thuộc chương trình SIDA, WB, 135, ADB và các nguồn vốn khác đã và đang
sửa chữa, nâng cấp được 35 công trình. Hiện tại, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn
đảm bảo chủ động tưới được 85% diện tích đất sản xuất.
Mạng lưới điện: Hiện nay trên địa bàn có có 97 trạm biến áp (85 trạm hạ
thế, 12 trạm trung thế); 158km đường dây cao thế, 98km đường dây hạ thế để
đưa điện lưới quốc gia đến được 17/17 xã.
Về bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có 4 trạm thu phát sóng
truyền hình, 17/17 xã có điểm bưu điện xã văn hoá xã.
Hệ thống nước sạch: Toàn huyện có 03 hệ thống cấp nước sạch (Thị Trấn,
Bù Đồn và Bát Mọt) và 25 bản được dùng nước từ các công trình cấp nước tự
chảy. Tỷ lệ dân được dùng nước sạch đạt gần 90%, còn lại dùng nước khe suối,
giếng khơi.
* Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện:
Tổng thu ngân sách năm 2012 đạt 469,3 tỷ đồng. Trong đó: Thu trên địa

bàn 20,6 tỷ đồng; thu điều tiết ngân sách huyện, xã đạt 17,6 tỷ đồng.
12


1.3.1.3. Văn hóa xã hội
* Dân sinh:
Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn, bản và 05 khu phố; 20.445
hộ với 85.893 nhân khẩu, số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 43.736
người. Gồm các dân tộc là Thái, Kinh, Mường: Dân tộc Thái 45.523 người,
chiếm 53%; Dân tộc Kinh 37.192 người, chiếm 43,3%; Dân tộc Mường 3.178
người chiếm 3,7% (Số liệu dân số có đến 31/12/2012). Dân cư phân bố không
đều, tập trung phần lớn ở vùng thấp; mật độ dân số bình quân là 76 người/km2,
trong đó mật độ cao nhất là ở Thị trấn Thường Xuân 1750 người/km2, mật độ
dân số trung bình ở các xã vùng cao là 55 người/km2.
* Công tác giáo dục - đào tạo:
- Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo đã có nhiều chuyển
biến tích cực, quy mô phát triển học sinh của các ngành học, bậc học tương đối
ổn định, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt tỷ lệ cao. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị trường học từng bước được cải thiện, dần đáp ứng được yêu cầu đổi mới
của giáo dục hiện nay; công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn
quốc gia được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả.
- Đến nay, toàn huyện có 65 trường, 1.106 lớp, 24.935 học sinh, 1868
giáo viên. Trong đó có 2 trường THPT, 18 trường THCS, 26 trường Tiểu học,
18 trường Mầm non và 1 Trung tâm GDTX. Toàn huyện đã xây dựng được 10
trường chuẩn quốc gia, chất lượng phổ cập giáo dục luôn được giữ vững, tỷ lệ
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%, phổ cập THCS đạt 90,2%.
* Công tác y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân:
- Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện và có 3 phòng khám đa khoa
ở các xã xa trung tâm, có 6/17 trạm y tế có bác sỹ. Trong những năm gần đây
ngành Y tế đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối hiện

đại và đầy đủ như bệnh viện, trung tâm y tế huyện. Song vẫn còn nhiều Trạm y
tế cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiếu thốn, số cán bộ có trình độ chuyên môn còn
yếu dẫn đến gặp khó khăn trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân.
13


- Đến nay, có 12/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các hoạt động
truyền thông dân số, giáo dục sức khoẻ cộng đồng có nhiều chuyển biến tích
cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì mức 0,82%.
* Văn hóa thông tin, tuyên truyền:
- Đến nay có 47/143 thôn bản, 20 trường học, 7 cơ quan được công nhận
làng văn hoá, cơ quan có nếp sống văn hóa; 3/17 xã, 73/143 thôn bản, khu phố
có nhà văn hoá; có 4 trạm phát lại truyền hình, tỷ lệ dân số được xem truyền
hình đạt 85%; có khoảng 11/17 số xã, thôn bản có loa phát thanh công cộng;
100% dân số được nghe đài phát thanh.
1.3.2. Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt là quần thể di tích lịch
sử văn hóa
1.3.2.1. Tên gọi di tích
Căn cứ theo Quyết định số 02/QĐ-VHTT ngày 10 tháng 8 năm 1989 của
Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) về
việc công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh thì di tích có tên
gọi là Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn. Gọi như vậy bởi nơi
đây có hai ngôi đền thờ gồm: Đền thờ Cầm Bá Thước - một trong những thủ
lĩnh trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX và Đền thờ Bà
chúa Thượng Ngàn (hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhị) - vị thần cai quản vùng rừng
núi theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, được nằm trong vùng thắng cảnh
xinh đẹp của vùng đất Cửa Đặt, huyện Thường Xuân. Ngoài ra, vì đền được xây
dựng tại Cửa Đặt (Cửa Đạt) - nơi hợp lưu giữa sông Đặt với sông Chu nên di
tích còn có tên gọi khác là Đền Cửa Đặt, ngoài ra không còn tên nào khác.

1.3.2.2. Địa điểm di tích
Di tích Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn hiện nay thuộc
làng Đặt, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.
Xưa là vùng đất thuộc Mường Chiềng Ván (còn gọi Mường Trịnh Vạn).
Vào thời Nguyễn là một động (đơn vị hành chính), thuộc huyện Thọ Xuân (miền
núi). Thọ Xuân (miền núi) sau nhập với huyện Lang Chánh vào năm Minh
Mệnh thứ 16 (1835).
14


Từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) Trương Đăng Quế kinh lược Thanh
Hóa tâu: “Trong châu Lang Chánh, các xứ Trịnh Vạn, Mậu Lộc, Quân Thiên,
Lâm Lư (ở phía tả sông Lương) dân cư giữa núi, mỗi đám một hai nhà, chẳng
thành làng xóm, mà rừng rú núi khe đi lại là gian hiểm và xa cách châu lỵ, thiệt
khó xem xét; huống chi xứ ấy hai mặt Tây, Bắc tiếp giáp Quỳ Châu tỉnh Nghệ
An và xứ Sầm Tộ, Trấn Biên, cũng là một nơi quan yếu, nếu giữ gìn nơi ấy, thời
xứ Lâm Lự và Quân Thiên không cậy hiểm được nữa. Vậy xin chia Trịnh Vạn
làm hai xã với xã Thọ Thắng, xã Mậu Lộc đặt tên là tổng Trịnh Vạn”. Dưới thời
Pháp thuộc đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là vùng đất thuộc xã
Nhân Trầm, tổng Nhân Sơn, châu Thường Xuân, phủ Thọ Xuân.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là vùng đất thuộc huyện Thọ
Xuân. Từ năm 1954 đến năm 1963 trực thuộc xã Hiệp Tháp, huyện Thường
Xuân. Ngày 25 - 6 - 1963 theo Quyết định số 121-NV của Bộ Nội vụ, xã Xuân
Mỹ được thành lập (trên cơ sở chia xã Hiệp Tháp thành 3 xã nhỏ).
Từ ngày 03 tháng 4 năm 2008 xã Xuân Mỹ được sáp nhập vào xã Vạn
Xuân theo Nghị định số 38/2008/NĐ-CP của Chính Phủ về việc giải thể xã
Xuân Mỹ, Xuân Liên và Xuân Khao (vùng long hồ nước Cửa Đặt) và sáp nhập
vào xã Vạn Xuân.
Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn được xây dựng tại
vùng đất có truyền thống yêu nước và cách mạng; đây là nơi có nhiều núi non

hiểm trở, nên gắn liền với nhiều hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ đầu thế
kỷ XV mà đến nay vẫn còn dấu tích. Tương truyền, thời kỳ đầu khi nghĩa quân
Lam Sơn còn non yếu, nghĩa quân bị quân Minh truy đuổi phải chạy về phía
thượng nguồn sông Chu. Ở đây, nghĩa quân đã dựng lán, hạ trại để tập luyện và
rèn binh khí. Dấu vết lán trại thì không còn nhưng trên sông vẫn còn hòn đá, nơi
Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi mài son rửa bút (có tích lại nói rằng để chuẩn bị cho
những ngày chiến đấu tiếp theo, Lê Lợi chọn nơi đây rèn vũ khí. Khi gươm, giáo
là xong được đem ra hòn đá nơi đây để mài, họ miệt mài làm đến nỗi nước ở
khúc sông đó đen như mực nên gọi là Hòn Mài Mực). Nơi hòn đá ông ngồi còn
vết lõm xuống cạnh chỗ mài mực, chỗ gác bút. Có lẽ nghĩa quân Lam Sơn và Lê
15


Lợi chọn Thường Xuân làm căn cứ ở những ngày đầu khởi nghĩa và gắn bó với
mảnh đất này vì thế mà đồng bào quanh vùng còn lưu lại những câu ca về tích
Hòn Mài Mực: “Mài mực nuôi con, mài son đánh giặc”. Khi xưa núi rừng heo
hút, đường đi lối lại khó khăn, để đi lên vùng Nhân Trầm nhanh thì Lê Lợi đã
cho đóng các bè để đi theo con sông Chu lên, đến ngã ba của con sông Chu và
con sông Đặt hiện nay, nhân dân địa phương thường để lương thực tiếp tế cho
nghĩa quân ở hai bên bờ sông, vì thế con sông này được Lê Lợi đặt tên gọi là
sông “Đặt”, ngã ba nơi con sông Đặt hợp lưu vào sông Chu gọi là Cửa sông Đặt
sau dân gian quen gọi tắt là Cửa Đặt.
Hiện nay Đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng ngàn nằm nơi hợp lưu
giữa sông Đặt và sông Chu. Phía đông giáp sông Đặt; phía tây giáp Núi Róc;
phía nam giáp núi Róc; phía bắc giáp Hồ Cửa Đạt.
1.3.2.3. Đường đi đến di tích
Để đi đến di tích chúng ta có thể đi bằng nhiều loại phương tiện khác nhau
như ô tô, xe máy, xe đạp. Từ thành phố Thanh Hóa theo đường Quốc lộ 47 về
hướng Tây khoảng 48km qua các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân đến
Ngã ba Mục Sơn rẽ trái theo trục đường liên huyện đến cầu Bái Thượng thuộc

xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân. Từ cầu Bái Thượng đi theo đường 507 khoảng
3km đến Thị trấn Thường Xuân. Từ ngã ba Bưu điện (Ngã Ba Đồng Chó) tại
Thị trấn, rẽ trái theo đường liên xã khoảng 10km qua xã Xuân Cẩm đến cầu Cửa
Đặt thuộc làng Đặt, xã Vạn Xuân là tới di tích.
1.3.2.4. Khảo tả chung về khu di tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Đạt
* Về cảnh quan thiên nhiên
Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn tọa lạc trên một khu
đất cao ráo dưới chân núi Róc - nơi hợp lưu giữa hai con sông Chu và sông Đặt.
Đây cũng là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phía tây có Hồ
Cửa Đạt và khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên với nhiều ngọn núi cao trên
1.000 mét như: Pù Rinh, Pù Gió, Pù Ta Leo quanh năm sương mù bao phủ và
lạnh giá, rất hấp dẫn đối với giới du lịch mạo hiểm, những người ham muốn
chinh phục và khám phá thiên nhiên.
16


Hồ Cửa Đạt là bức tranh phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, núi
rừng trùng điệp bốn mùa mây mù che phủ.
Dọc qua lòng hồ, phía trước là khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Khu
bảo tồn này được ví như Amazon của Việt Nam bởi giá trị đa dạng sinh học cao,
đặc trưng cho hai vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều loài
thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, là môi trường sinh cảnh lý
tưởng cho các loài động vật cư trú và phát triển. Mới đây, tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên Xuân Liên đã tổ chức lễ đón nhận cây di sản Việt Nam cho 2 cây Pơ mu
và Sa mu dầu trên nghìn năm tuổi. Điều này góp phần rất lớn trong việc giữ gìn
và phát triển du lịch sinh thái nơi đây.
Ngoài ra quanh đây có nhiều địa danh gắn liền với nhiều huyền thoại, với
những câu chuyện kể của nhân dân trong vùng về người anh hùng Lê Lợi, Lê Lai.
* Về niên đại:
Theo nhân dân địa phương cho biết thì xưa kia khu di tích chỉ thờ Bà chúa

Thượng ngàn - vị thần cai quản núi rừng. Sau này, khi Cầm Bá Thước - một
trong những thủ lĩnh của phong trào Cần Vương bị quân Pháp bắt và giết, tưởng
nhớ tới công lao đóng góp to lớn của ông đối với đất nước, nhân dân địa phương
đã lập đền thờ ông bên cạnh đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Đầu thế kỷ XX đền
thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn được dựng theo kiểu nhà sàn đơn
giản bằng tranh tre, nứa, lá. Đến khoảng năm 1980 đền được xây dựng lại trên
nền đất cũ bằng các vật liệu gạch, vôi, vữa xi măng hai ngôi đền thờ một gian,
nằm sát bờ sông. Năm 2006 sau khi công trình thủy điện hoàn thành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép di dời toàn bộ công trình lùi về phía sau 25 mét
và nâng cao so với cốt nền của đền cũ 8 mét để tạo mặt bằng rộng rãi, cao ráo
tránh lũ lụt và thuận lợi cho du khách thập phương đến dâng hương tại di tích.
1.3.2.5. Giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của di tích
- Về lịch sử: Di tích Đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn là di
tích được nhân dân địa phương xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Trải qua thời gian
tồn tại di tích đã được nhân dân địa phương nhiều lần trùng tu và tôn tạo lại như
ngày nay. Thông qua di tích cho thấy được sự xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu (Bà
17


Chúa Thượng Ngàn) và thờ danh nhân có công với đất nước (Cầm Bá Thước) đã
có từ lâu tại vùng Cửa Đạt, huyện Thường Xuân.
- Về văn hóa: Di tích Đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn là
nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng. Như vậy, việc thờ cúng ở đây thể
hiện lòng biết ơn của nhân dân địa phương đối với người đã có công với quê
hương, đất nước, các vị thần cai quản rung núi theo tín ngưỡng thờ Mẫu; thể
hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân
tộc.
- Về mỹ thuật: Thông qua di tích và các hiện vật còn lưu giữ tại di tích
như voi, ngựa đá… giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về mỹ thuật, kiến trúc,
nghệ thuật điêu khắc.

- Về mặt thắng cảnh: Đây là di tích nằm tại khu vực Cửa Đạt - nơi có
nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng thu hút
nhiều du khách đến dâng hương và thưởng ngoạn.
Như vậy, sự tồn tại của Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng
Ngàn đã thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay.
Các cảnh quan và công trình nơi đây đã tạo thành một quẩn thế danh lam thắng
cảnh tuyệt đẹp, không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà cả du lịch sinh thái đối
với người dân và du khách thập phương. Chính vì thế Đền thờ Cầm Bá Thước
và Bà Chúa Thượng Ngàn luôn luôn mở cửa quanh năm để đón khách tham
quan và phục vụ khách thập phương về dâng hương cầu lộc, cầu tài.
* Tiểu kết chương 1
Khu di tích lịch sử Văn hóa Cửa Đạt vừa chứa đựng những giá trị lịch sử
đồng thời vừa gắn liền với tín ngưỡng văn hóa dân gian bản địa, gắn với văn hóa
tâm linh của người Việt nói chung và dân bản địa nói riêng. Ở đây, chúng tôi
thấy rõ sự hòa quyện, hỗn dung của các tính ngưỡng dân gian, các tôn giáo du
nhập trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Trong phần khảo tả ở chương
2, đề tài của chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn.

18


CHƯƠNG 2
QUẦN THỂ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT –
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG
2.1. Khảo tả quần thể khu di tích
2.1.1. Đền Trình (Đền Cô Ba - Thác Mạ)
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết kể lại rằng, ngày 9 tháng giêng năm Mậu Tuất (1418),
khi Lê Lợi vừa tròn 34 tuổi thì bị giặt truy đuổi khỏi Đồn Lạc Thủy. Lê Lợi đã
phải chạy trốn vào vùng Linh Sơn, quân tướng toán loạn. Lê Lợi chạy đến Đồng

Chó (hiện nay là ngã ba thị trấn Thường Xuân) thì bị quân giặt đuổi kịp, chó săn
vây chặt. Ông cùng cận vệ là Lê Liễu chui vào hốc cây đa, đàn chó săn vây, sủa
xung quanh, giặc xỉa dáo vào trúng đùi Lê Liễu. Bỗng trong hốc đa, có một con
cáo trắng chạy vụt ra thì đàn chó săn dượt đuổi theo. Nhờ thế, mà Lê Lợi đã
thoát nạn, quân giặc tức giận vì không bắt được Lê Lợi mà giết sạch đàn chó
săn.
Sau khi thoát nạn, Lê Lợi lội sông đến chỗ vùng Thác Mạ thì gặp một xác
người phụ nữ mặc áo trắng chết trôi dạt ở bờ. Ông đã đem xác ấy vùi vào hốc đá
ven sông và cầu mong phù hộ cho nghĩa quân.
Khi các trung thần tìm đến gặp ông ở Hòn Mài Mực và đã cùng vào cầu
xin ở hốc đá ven sông. Sau khi đã thắng trận, Lê Lợi cho lập Miếu thờ người
phụ nữ áo trắng để bày tỏ lòng biết ơn của ông đã phù hộ cho nghĩa quân thắng
trận.
Ngày nay, đây là nơi thờ Cô Ba (Cô Bơ) - một trong “Thập nhị Vương
cô” nên còn được gọi là Đền Cô Ba. Ngoài ra, do có vị trí nhìn sang làng Thác
Mạ - bên kia bờ sông Chu, nên đền còn được gọi là Đền Cô Ba - Thác Mạ (Đền
Trình).
Thập nhị Vương cô (12 cô), từ cô Cả (Cô Đệ Nhất) đến cô thứ 12 (Cô
Bé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu. Theo tín ngưỡng thờ Mẫu thì đây là nơi
đón tiếp mọi người đến trình bái trước khi vào đền chính thờ Thánh Mẫu
Thượng Ngàn hành lễ.
19


2.1.1.2. Quy mô kiến trúc
Đền Trình nằm tại km số 6 bên bờ tả ngạn sông Chu trên đường từ trung
tâm huyện lỵ Thường Xuân, theo trục lộ liên tỉnh đi đập thủy điện Cửa Đặt đến
đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn. Ngôi đền có vị trí độc đáo,
nằm cheo leo bên sườn đồi dốc đứng trên bờ sông Chu, nhìn sang Bản Mạ - bản
cổ có 52 hộ gia đình người Thái đen sinh sống từ hàng trăm năm nay.

Theo dân địa phương ở đây cho biết: Đền Trình trước đây quy mô nhỏ,
đơn sơ. Mới đây chính quyền và nhân dân địa phương xã Xuân Cẩm đã tu sửa,
tôn tạo lại, khắc phục tình trạng xuống cấp, hư hỏng của các hạng mục công
trình và tránh tình trạng quá tải vào các dịp lễ hội đầu năm.
Cấu trúc đền Trình hiện tại gồm có: Cổng, Đền chính, và Am Cô.
Đền chính được xây quay mặt theo hướng Đông là nơi thờ Sơn thần thổ
địa và Hội đồng Thánh quan. [Phụ lục 2. tr.74]
Am Cô là một Am nhỏ, xây cuốn vòm, bốn góc mái uốn cong nhìn về
hướng Nam, là nơi thờ Cô Ba. Ngoài ra, phía sau bên cạnh Am Cô có bệ thờ lộ
thiên thờ tả hữu năm vị Ngũ Tướng Đại Thần. [Phụ Lục 2. tr.74]
Ngày 19/09/2013, tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
đã diễn ra lễ khởi công tu sửa, tôn tạo và nâng cấp đền Cô Ba - Thác Mạ. Sau
khi hoàn thành, đền Cô Ba - Thác Mạ cùng với đền thờ Cầm Bá Thước và Bà
chúa Thượng ngàn sẽ tạo nên một quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc
gia.
Hiện nay, đền Cô Ba - Thác Mạ nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử
văn hóa Đền Cửa Đạt đã được Ủy ban nhân dân Huyện Thường Xuân phê duyệt
và công nhận.
2.1.1.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Trình
Đền Trình hay còn gọi là Đền Cô nằm trong quần thể khu di tích đền Cửa
Đạt, đây là nơi để bất cứ một du khác nào khi đến dâng hương tại đền Cầm Bá
Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn đều phải đặt chân ở đây đầu tiên, như một lời
thông báo về sự có mặt của mình đến với quần thể khu di tích Cửa Đạt, thể hiện
lòng thành kính khi đến với khu di tích.
20


×