Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tóm tắt xây dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.84 KB, 9 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
+ Các kết quả nghiên cứu của khoa học giáo dục đã chỉ rõ “Trẻ em có khả năng
và rất cần học toán”. Vì vậy, hướng dẫn trẻ làm quen với toán từ lứa tuổi mầm non
không những chỉ giúp trẻ có những tri thức toán mà còn là cơ hội giúp trẻ hình thành
kỹ năng quan sát, so sánh, tìm tòi, … để phát triển tư duy, phát triển nhận thức.
+ Con đường nhận thức các tri thức khoa học của trẻ là con đường “Học bằng
chơi - chơi mà học”. Vì thế, việc sử dụng trò chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục
trẻ nói chung và hình thành các biểu tượng toán học cùng với các quá trình phát triển
tư duy cho trẻ nói riêng đã, đang và sẽ mãi là vấn đề trọng tâm của các quá trình đổi
mới giáo dục mầm non. Vấn đề đặt ra là sự cần thiết phải tìm tòi, nghiên cứu và sáng
tạo, làm mới các trò chơi cùng với các đồ dùng đồ chơi cho phù hợp, kết hợp với các
phương pháp hướng dẫn phù hợp để có thể lôi cuốn thu hút trẻ vào các hoạt động nhận
thức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo của trẻ.
+ Hệ thống các trò chơi, đồ dùng đồ chơi nhằm luyện tập các biểu tượng toán
đồng thời phát triển tư duy toán học cho trẻ tại một số trường mầm non chưa thực sự
đa dạng, phong phú. Các trò chơi về cơ bản mới chỉ chú trọng luyện tập các biểu
tượng toán học. Các trò chơi luyện tập khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, luyện
tập khả năng suy luận, phán đoán… chưa được các giáo viên chú trọng quan tâm
nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng. Vì thế, trong các hoạt động trẻ chưa thực sự linh
hoạt, chủ động và sáng tạo. Nói cách khác, hiệu quả của quá trình phát triển nhận thức,
phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy toán học ở trẻ còn những hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng em lựa chọn việc “Xây dựng một số trò chơi
nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xây dựng một số trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các trò chơi nhằm phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng em phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận; Nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu thống kê toán.



1


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
Để nhanh chóng tiếp cận với những trò chơi nhằm luyện tập các biểu tượng
toán, đồng thời phát triển tư duy toán học cho trẻ được xây dựng ở chương II, Nhóm
tác giả dành toàn bộ chương I nhằm nêu vắn tắt tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề
tài ở trong và ngoài nước, đồng thời hệ thống lại một cách ngắn gọn những cơ sở lý
luận chuyên ngành hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có liên quan
trực tiếp đến đề tài. Những cơ sở đó là: Sự phát triển các biểu tượng toán học đối với
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; Nội dung và kết quả mong đợi đối với việc hình thành các biểu
tượng toán cho trẻ mẫu giáo; Phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ
mầm non; Phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo 3 – 6 tuổi và Những yêu cầu trong công
tác tổ chức các hoạt động trí tuệ cho trẻ mầm non (Xem Tr 4 – Tr 33. BCKH).
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT
TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
Chương này nhóm tác giả tập trung xây dựng 12 trò chơi nhằm luyện tập các
biểu tượng toán, đồng thời phát triển tư duy toán học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với
cấu trúc:
Tên trò chơi
1. Mục tiêu
2. Chuẩn bị
3. Hình thức chơi
4. Cách chơi
Theo chúng em, các trò chơi này gần gũi với trẻ, tận dụng được các nguồn
nguyên vật liệu sẵn có, dễ tổ chức đối với giáo viên, dễ thực hành đối với trẻ. Thông
qua các trò chơi này không những các biểu tượng toán học được trẻ luyện tập, vận
dụng một cách linh hoạt, tự nhiên mà qua đó, trẻ còn được trải nghiệm và vận dụng

các biểu tượng toán học với các tri thức khoa học khác, vì thế vốn kiến thức về các
biểu tượng toán của trẻ được tích lũy và hoàn thiện dần cùng với vốn tri thức sống của
trẻ. Đồng thời các quá trình tư duy của trẻ cũng dần phát triển, hoàn thiện thông qua
các hoạt động quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, … (Xem Tr 34 –
Tr 64 BCKH)

2


1. TRÒ CHƠI 1: LẤY BI
2. TRÒ CHƠI 2: BÉ THÔNG MINH
3. TRÒ CHƠI 3: GÀ VÀ CHÓ CÓ MẤY CHÂN
4. TRÒ CHƠI 4: XẾP TAM GIÁC (Bé chơi với những que tính)
5. TRÒ CHƠI 5: BÉ CHỌN PHẦN THƯỞNG
6. TRÒ CHƠI 6: SỐ VÀ CHỮ SỐ
7. TRÒ CHƠI 7: XẾP ĐẦY Ô TRỐNG (Bé chơi với các hình hình học)
8. TRÒ CHƠI 8 : TÌM VẬT THEO YÊU CẦU
9. TRÒ CHƠI 9: BÉ GIẢI SUDOKU (Với các hình hình học)
10. TRÒ CHƠI 10: BÉ CHƠI VỚI NƯỚC

11. TRÒ CHƠI 11: NGÔI NHÀ CỦA BÉ
12. TRÒ CHƠI 12: BÉ GIẢI SUDOKU (Với các chữ số)

CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
Các hoạt động luyện tập các biểu tượng toán đồng thời phát triển tư duy toán
học cho trẻ mẫu giáo xây dựng ở chương II đã được chúng em cùng với bạn bè đồng
nghiệp và một số giáo viên mầm non triển khai thực hiện trên 02 nhóm trẻ mẫu giáo
lớn (mỗi nhóm gồm 30 trẻ) tại trường mầm non Hà Lan – Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
Nhóm thử nghiệm: Nhóm mẫu giáo lớn Hoa Sen gồm 30 trẻ
Nhóm đối chứng: Nhóm mẫu giáo lớn Hoa Hồng gồm 30 trẻ

Nhìn chung, cả hai nhóm trẻ có sức khỏe và khả năng nhận thức cùng với các
điều kiện khác là tương đương nhau.
Để có cơ sở đánh giá kết quả nhận thức các biểu tượng toán học và khả năng
phát triển tư duy của trẻ, nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống các bài tập đánh giá (Xem
Tr 65 – Tr 70 BCKH).
Từ hệ thống các bài tập đánh giá, chúng em đã xây dựng được thang điểm cụ
thể để xếp loại mức độ nắm bắt, vận dụng các biểu tượng toán học và khả năng phát
triển tư duy toán học của trẻ như sau:
+ Loại yếu: Từ 0 đến 14 điểm;
+ Loại trung bình: Từ 15 đến 29 điểm;
+ Loại khá: Từ 30 đến 44 điểm;

3


+ Loại giỏi: Từ 45 đến 60 điểm.
1. Kết quả thử nghiệm
1.1 Kết quả khảo sát nhóm thử nghiệm

Lớp

[ 0 − 15)
[15 − 30)
[ 30 − 45)
[ 45 − 60)

Tần số
1
5
11

13
N = 30

Tần suất
3,3
16,7
36,7
43,3
100%

Bảng 1
Từ bảng phân bố tần số tần xuất ghép lớp (Bảng 1) ta thấy : Tổng số trẻ khảo
sát là 30 trẻ ở nhóm thử nghiệm thì thu được kết quả như sau:
- Loại giỏi

: 13 trẻ chiếm 43,3 %

- Loại khá

: 11 trẻ chiếm 36,7 %

- Loại trung bình : 5 trẻ chiếm 16,7 %
- Loại yếu

: 1 trẻ chiếm 3,3 %

2.2. Kết quả khảo sát nhóm đối chứng
Lớp

[ 0 − 15)

[15 − 30)
[ 30 − 45)
[ 45 − 60)

Tần số
3
9
13
5
N = 30

Tần suất
10
30
43,3
16,7
100

Bảng 2
Từ bảng phân bố tần số tần xuất ghép lớp (Bảng 2) ta thấy : Tổng số trẻ khảo
sát là 30 trẻ ở nhóm đối chứng thì thu được kết quả như sau:
- Loại giỏi

: 5 trẻ chiếm 16,7 %

- Loại khá

: 13 trẻ chiếm 43,3 %

- Loại trung bình : 9 trẻ chiếm 30 %

- Loại yếu

: 3 trẻ chiếm 10 %

Để tiện cho việc so sánh mức độ nắm bắt, liên hệ, vận dụng, các biểu tượng về
số lượng, hình dạng, kích thước, không gian cũng như khả năng phát triển tư duy ở trẻ
ở 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng, từ bảng 3 và bảng 6 ta xây dựng bảng tổng hợp
sau:

4


Lớp

[ 0 − 15)
[15 − 30)
[ 30 − 45)
[ 45 − 60)

Nhóm thử nghiệm
ni

1
5
11
13
N = 30

fi


3,3
16,7
36,7
43,3
100
Bảng 3

Nhóm đối chứng
ni

fi

3
9
13
5

10
30
43,3
16,7
100

N = 30

Từ bảng tổng hợp trên (Bảng 3) ta thấy hệ thống các hoạt động đã có tác động
tích cực tới những trẻ trực tiếp tham gia thử nghiệm. Ngoài tác dụng lôi cuốn, thu hút
trẻ tham gia các hoạt động nhận thức thì các biểu tượng toán học nói chung đã được
luyện tập củng cố, tác động đến trẻ đồng thời bởi nhiều giác quan, do đó trẻ dễ làm
quen tiếp thu, liên hệ vận dụng chúng một cách tự nhiên. Đồng thời các quá trình tư

duy, đặc biệt là tư duy toán học của trẻ cũng được phát triển và dần hoàn thiện. Vì vậy,
mặc dù cùng những điều kiện tương đương nhau nhưng kết quả thu được ở nhóm thử
nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, cụ thể:
- Loại giỏi ở nhóm đối chứng là 16,7 % thì ở nhóm thử nghiệm là 43.3 %
- Loại khá ở nhóm đối chứng là 43.3 % thì ở nhóm thử nghiệm là 36,7 %
- Loại trung bình ở nhóm đối chứng là 30 % thì ở nhóm thử nghiệm là 16,7 %
- Loại yếu ở nhóm đối chứng là 10 % thì ở nhóm thử nghiệm là 3.3 %
Những kết quả trên đã khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả tác động tích cực
đến quá trình nhận thức và phát triển tư duy đối với trẻ của hệ thống các trò chơi đã
xây dựng.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Một trong những vấn đề cơ bản của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là hình
thành ở trẻ một hệ thống các biểu tượng toán học cơ bản ban đầu. Đồng thời phát triển
ở trẻ các quá trình tư duy , khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng phán đoán
và suy luận lôgic.
Để làm tốt công tác này, người giáo viên mầm non ngoài việc phải nắm vững
một hệ thống các khái niệm kiến thức toán học cơ bản cùng với cơ sở lý luận chuyên
ngành hình thành các biểu tượng toán cho trẻ còn phải được trang bị và thường xuyên
tự trang bị cho mình một hệ thống các trò chơi cùng với những đồ dùng đồ chơi đa
dạng, phong phú để từ đó có thể chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các

5


hoạt động nhận thức cho trẻ. Đây cũng là hướng đi chính của đề tài.
Thực hiện đề tài này, chúng em đã xây dựng được 12 trò chơi cùng với 12 bài
tập (Xem Tr 34 – Tr 70 BCKH). Các trò chơi và các bài tập này đã được chúng em tổ
chức thử nghiệm trên hai nhóm trẻ tại trường mầm non Hà Lan – Bỉm Sơn – Thanh
Hóa với những kết quả khả quan (Xem bảng 3).
Để các trò chơi và các bài tập được hoàn thiện hơn, có thể ứng dụng tốt hơn

vào quá trình luyện tập các biểu tượng toán đồng thời phát triển tư duy toán học cho
trẻ, chúng em mong nhận được những góp ý quý báu của các thầy, cô và bạn bè đồng
nghiệp.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục
Việt Nam, 2010.
[2]Đỗ Thị Minh Liên – Lý luận và phương pháp hình thành các biểu tượng toán
học sơ đẳng cho trẻ mầm non. NXB Đại học sư phạm. 2010.
[3]Trần Thị Nga – Trần lan Hương – Hướng dẫn trẻ mẫu giáo học toán. NXB
Hà Nội. 2004.
[4]Trương Kim Oanh – Lê Minh Hòa – Trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu
giáo. NXB Giáo dục, 2002.
[5]Nguyễn Thạc – Nguyễn Ngọc Châm – Trần Lan Hương – Tuyển tập các trò
chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo. NXB Hà nội. 2004.
[6]Đào Nh.Trang - Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non. NXB
Giáo dục 1999.
[7]O.A.Mikhailova, Các bài toán, trò chơi lý thú dành cho trẻ mẫu giáo, NXB
Maxcơva, 1985 .
[8] Taruntaura, Phát triển các bài tập toán học cho trẻ mầm non, NXB Maxcơva,
1989.
[9] A.I. Xorôkina, Giáo dục trí tuệ trong quá trình dạy học cho trẻ mẫu giáo,
NXB Giáo dục Hà Nội, 1997.

7



TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI
NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm Non

THANH HÓA, THÁNG 4 /2016
8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016

XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI
NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN HỌC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI


Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục Mầm Non

Nhóm sinh viên thực hiện : Tống Ngọc Anh
Nam/Nữ: nữ
Hoàng Thị Trang
Nam/Nữ: nữ
Nguyễn Thị Ngọc
Nam/Nữ: nữ
Trịnh Thị Hiền
Nam/Nữ: nữ
Dân tộc
:
Kinh
Lớp, khoa
: K17C – GDMN
Năm thứ
: 2 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học
: GDMN
Người hướng dẫn
: Ths. Doãn Đăng Thanh

THANH HÓA, THÁNG 4 /2016
9



×