Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên NGUYỄN tất THÀNH yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.34 KB, 11 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
TỈNH YÊN BÁI
ĐỀ THI ĐÈ XUẤT

ĐỀ THI MÔN : Lịch sử
LỚP 10
(Đề này có 02 trang, gồm 07 câu)

Câu 1 (2,5 điểm)
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng như thế nào đối với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (2,5 điểm)
Vương triều Trần đã có những biện pháp gì để củng cố khối đoàn kết dân tộc
trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII?
Câu 3 (3,0 điểm)
Khái quát sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Đại Việt thế kỷ X
– XV. Theo em, những tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào còn tồn tại cho đến ngày
nay? Nêu ảnh hưởng của một tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống tâm linh người
Việt trong bối cảnh hiện đại.
Câu 4 (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884).
Câu 5 (3,0 điểm)
So sánh phong trào Đông du và phong trào Duy tân đầu thế kỉ XIX theo các
nội dung sau:
- Giống nhau
- Khác nhau:
Nội dung so sánh
Kẻ thù và mục tiêu trước mắt
Phương pháp, hình thức đấu tranh


Cơ sở xã hội
Câu 6 (3,0 điểm)

Phong trào Đông du

1

Phong trào Duy tân


Khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm
1918. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con
đường cứu nước của những người đi trước?
Qu
Câu 7 (3,0 điểm)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn
khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Em hãy phát biểu ý kiến về nhận định: Chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến to lớn trong tình hình
thế giới.
--- Hết --Người ra đề: Đoàn Thanh Mai

Số điện thoại: 0913 945 460

2


HƯỚNG DẪN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN LỊCH SỬ
LỚP 10
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.
Nội dung cần đạt

Điểm
Câu 1
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng như thế nào đối với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và cách mạng Việt Nam?
1. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào giải

2,5

phóng dân tộc trên thế giới
- Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ Latinh. Cách
mạng tháng Mười không những thức tỉnh mà còn cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu

0,25

tranh, chỉ ra con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng và triệt để của sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây

0,25

có sự gắn bó mật thiết với nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc.
- Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Cách mạng tháng
Mười đã nêu một tấm gương sáng cho các dân tộc đang bị đế quốc, thực dân nô

0,25


dịch. Những người yêu nước chân chính trong các nước thuộc địa đã tiếp thu
ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, dùng ánh sáng đó để soi rõ con đường
cách mạng giải phóng dân tộc…
- Sau Cách mạng tháng Mười, một loạt phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ:
cuộc khởi nghĩa tháng 3/1919 ở Triều Tiên; phong trào Ngũ tứ (4/5/1919) ở

0,25

Trung Quốc; cao trào cách mạng ở Ấn Độ những năm 1918-1922…
- Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân
tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành người bạn đồng minh, tin cậy, là

0,25

chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân.
2/ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga với cách mạng Việt Nam
- Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam, đã
tác động đến những người yêu nước Việt Nam trên con đường tìm chân lý cứu
nước mà người đầu tiên thấy được giá trị của cuộc cách mạng này chính là
Nguyễn Ái Quốc.

3

0,25


- Nhờ ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến
với chủ nghĩa Mác Lênin. Tháng 7/1920, sau khi đọc bản Luận cương về vấn đề

dân tộc và thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước

0,25

đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đi theo con đường của Cách mạng tháng
Mười Nga - con đường cách mạng vô sản…
- Từ năm 1921 đến năm 1930: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa
Mác Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam thông qua con đường sách báo
bí mật với các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách

0,25

mệnh...; Người còn thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền
bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao ý thức chính trị cho thanh niên Việt Nam,
chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười là được sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Nga, đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời để rồi sau đó
lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Như vậy,

0,25

nhờ đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga mà cách mạng Việt
Nam đã giành được nhiều thắng lợi to lớn.
- Dưới tác động của Cách mạng tháng Mười Nga, cuộc đấu tranh của cách
mạng Pháp và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của Pháp

0,25

(trong đó có Việt Nam) có mối liên hệ mật thiết với nhau trong công cuộc
Câu 2


chống kẻ thù chung là thực dân Pháp.
Vương triều Trần đã có những biện pháp gì để củng cố khối đoàn kết dân
tộc trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ

2,5

XIII?
* Ở thời bình: Nhà Trần thực hiện kế sách “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ
bền gốc”, chăm lo cho đời sống của nhân dân, làm cho đất nước cường thịnh,

0,5

vua tôi thuận hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân no ấm, đã tạo được niềm tin của
nhân dân vào triều đình. Vì vậy, khi có giặc ngoại xâm xâm lược, nhà Trần dễ
dàng huy động được sức mạnh của toàn dân.
Trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhà
Trần đã đề ra những biện pháp sau để củng cố khối đoàn kết dân tộc:
(1) Chủ động hàn gắn những rạn nứt trong nội bộ quý tộc, tướng lĩnh cấp cao
(Trần Quang Khải – Trần Hưng Đạo…).
- Triệu tập Hội nghị Bình Than (1282) để thống nhất kế sách đánh giặc
nhưng đồng thời cũng để đoàn kết các vương hầu, quý tộc, quan lại trước vận
nước nguy nan.
(2) Mở rộng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, biến quyết tâm của triều đình

4

0,5



thành quyết tâm của cả nước:

0,5

- Triệu tập Hội nghị Diên Hồng (đầu năm 1285) với thành phần là các
vị bô lão – những người lớn tuổi, có uy tín rất cao ở các địa phương để khích lệ
tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân, biến cuộc kháng chiến do triều
đình phát động thành một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn.
(3) Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc trong toàn dân, tạo nên khí thế
quyết tâm đánh giặc bừng bừng khắp cả nước.

0,5

- Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch Tướng sĩ không chỉ để thể hiện sự căm
thù giặc, quyết tâm đánh giặc, dù phải hy sinh cả tính mạng của ông, mà quan
trọng hơn còn để thức tỉnh tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc của các
tướng sĩ, để đoàn kết tướng sĩ. Được sự khích lệ của bài Hịch, nhiều tướng sĩ đã

Câu 3

khắc lên tay hai chữ “Sát Thát” thề giết hết giặc Nguyên xâm lược.
* Kết luận: Nêu vai trò, tác dụng của các biện pháp trên…
Khái quát sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng Đại Việt thế kỷ

0,5

X – XV. Theo em, những tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng nào còn tồn tại cho

3,0


đến ngày nay? Phân tích ảnh hưởng của một tôn giáo, tín ngưỡng trong đời
sống tâm linh người Việt trong bối cảnh hiện đại.
a/ Từ thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo và các tôn giáo lớn như
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đã được truyền bá vào nước ta, từng bước hòa nhập

0,25

vào đời sống của nhân dân.
* Nho giáo
- Trên bước đường xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền,

0,25

hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhân và từng bước
nâng cao.
- Thời Lý, Trần: Nho giáo được truyền bá vào nước ta nhưng ở giai đoạn đầu dưới
thời Lý - Trần, Nho giáo mới chỉ ảnh hưởng trong nhân dân chứ chưa phổ biến
trong nhân dân. Nho giáo chi phối nội dung trong thi cử. Các Nho sĩ bấy giờ học

0,25

các tư tưởng cơ bản, giáo lý của Nho giáo như Tứ thư (Trung dung, Luận ngữ, Đại
học, Mạnh Tử), Ngũ kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc– đã mất, Xuân Thu).
- Thời Lê – sơ: Khi chế độ phong kiến đạt tới mức độ đỉnh cao, quyền lực tập trung
tối cao trong tay nhà vua, chính vì vậy, giai cấp thống trị cần một công cụ tinh thần
để bóc lột nhân dân và họ tìm thấy ở trong những khuôn phép, giáo lý của Nho
giáo. Nho giáo trở nên phổ biến trong cả quần chúng nhân dân, trở thành tôn giáo
giữ vị trí độc tôn.
* Phật giáo
- Phật giáo vốn đã được truyền bá khá sâu rộng, ngày càng thấm sâu hơn vào cuộc


5

0,25


sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng. Nhiều nhà sư thức
thời như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực vào sự nghiệp

0,5

giữ nước và dựng nước. Một số vị vua thời Lý, Trần đã tìm đến Phật giáo. Vua
Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra
dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa chiền được mọc lên ở nhiều nơi, tượng Phật
được đúc khắc nhiều.
- Tuy nhiên, đến thời Lê sơ, nhà nước đã ra nhiều chính sách kìm hãm, hạn chế sự
phát triển của Phật giáo. Phật giáo thu hẹp dần, đi vào đời sống quần chúng nhân

0,25

dân với việc xây dựng các đình, đền, chùa,...
* Đạo giáo: khá phát triển dưới thời Lý - Trần với việc xây dựng nhiều Đạo quán.

0,25

Tuy nhiên đến thời Lê sơ, Đạo giáo cũng bị hạn chế.
* Các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ “Nhiên thần”, “Nhân thần”,...

0,25


vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy.
b/ Tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng còn tồn tại cho đến ngày nay: Phật giáo, các tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với làng nước…
c/ Phân tích ảnh hưởng

0,25

- HS lựa chọn và phân tích ảnh hưởng của một tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống

0,5

tâm linh người Việt hiện đại.
Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884).
1. Nguyên nhân thất bại
a. Nguyên nhân khách quan
- Do so sánh lực lượng chênh lệch, lực lượng kháng chiến của ta chủ yếu là

3,0

những người nông dân với vũ khí thô sơ, còn thực dân Pháp có quân lính tinh

0,5

nhuệ, có vũ khí hiện đại…
b. Nguyên nhân chủ quan
- Cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính chất tự phát, thiếu một đường lối

0,5


đúng đắn, thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
- Các cuộc đấu tranh còn diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự phối hợp với nhau và

0,25

thiếu tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
- Do triều đình thiếu kiên quyết kháng chiến, sợ dân hơn sợ giặc nên đã thực
hiện chủ trương «cầu hòa» và câu kết với thực dân Pháp để cùng đàn áp phong

0,25

trào đấu tranh của nhân dân.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta, tiếp nối truyền

0,25

thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Nhờ tinh thần của nhân dân, một số sĩ phu yêu nước trong phe chủ chiến đã
kiên quyết, anh dũng chống Pháp, trở thành anh hùng của thời đại: Nguyễn Tri
Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết…

6

0,25


- Mặt trận nhân dân kháng chiến đã trở thành lực lượng hỗ trợ chủ yếu và làm

0,25


nên chiến thắng ban đầu của quan quân triều đình Huế.
- Cuộc chiến đấu của nhân dân ta khiến cho kẻ địch tạm thời chùn bước, kéo dài
cuộc chiến tranh xâm lược của địch, phải đến hơn 26 năm Pháp mới tạm thời ổn

0,25

định tình hình Việt Nam.
- Mặt trận nhân dân kháng chiến là cơ sở và chỗ dựa đắc lực cho phe chủ chiến
hành động trong tình hình mới (Tạ Hiện, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện

0,25

Thuật…), họ là lực lượng chủ lực trong phong trào Cần Vương chống Pháp
cuối thế kỷ XIX.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, là cội nguồn nuôi dưỡng tinh thần
bất khuất của ông cha ta, từ đó được nhân lên gấp bội trong sự nghiệp giải
Câu 5

0,25

phóng dân tộc.
So sánh phong trào Đông du và Duy tân theo các nội dung sau:
a) Giống nhau

b) Khác nhau
Phong trào Đông du

Phong trào Duy tân


Kẻ thù và mục tiêu
trước mắt
Phương pháp, hình
thức đấu tranh
Cơ sở xã hội

a) Giống nhau
- Đều là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Đều do các văn thân sĩ phu tư sản hóa, có lòng yêu nước, trăn trở tìm con

0,25
0,25

đường cứu nước đất nước lãnh đạo.
- Đều tập hợp, lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo thành
một cuộc đấu tranh sôi nổi trong cả nước, đồng thời phản ánh nguyện vọng của

0,25

nhân dân yêu nước lúc bấy giờ.
- Đều không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử đặt ra, đều bị bế tắc về đường lối

0,25

và đều thất bại.
b) Khác nhau
Phong trào Đông du
Phong trào Duy tân
Điểm
- Xem thực dân Pháp là kẻ - Xem chế độ phong kiến,

thù trước mắt và mục tiêu coi vua quan nhà Nguyễn
Kẻ thù và trước mắt là đánh đuổi là kẻ thù trước mắt, phải
mục tiêu thực dân Pháp giành độc đánh đổ chế độ phong
trước mắt lập dân tộc, khôi phục lại kiến rồi sau đó phát triển

7


chế độ phong kiến theo tư xã hội, mới đánh đuổi
tưởng quân chủ lập hiến.

0,75

thực dân Pháp, giành độc

- Lấy nhiệm vụ dân tộc lập.
làm mục tiêu trước mắt.

- Lấy nhiệm vụ dân chủ

Phương

- Bạo động vũ trang.

làm mục tiêu trước mắt.
- Bất bạo động.

pháp,

- Cầu viện Nhật, dựa vào - Dựa vào Pháp để tiến


hình thức Nhật để đánh Pháp.

hành cải cách, canh tân

đấu tranh

đất nước, khai dân trí,

0,75

chấn dân khí, hậu dân
sinh.
Cơ sở xã - Dựa vào tầng lớp bên - Dựa vào quần chúng
hội

trên trong xã hội, dựa vào nhân dân, nhất là những
những người giàu có để người nông dân nghèo.
tập hợp, kêu gọi, lôi kéo.

- Là cơ sở xã hội của

0,5

phong trào chống thuế ở
Trung Kì năm 1908.

Câu 6

Khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm

1918. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với
quá trình cứu nước của những người đi trước?
1. Khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1918
- Nguyễn Ái Quốc hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại
Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An… Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước,

8

3,0


ở một vùng quê giàu truyền thống đấu tranh cách mạng…, từ rất sớm, Người đã

0,25

có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường

0,25

cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đi qua nhiều quốc gia, châu lục, làm
nhiều nghề để kiếm sống và tìm đường cứu nước. Người dừng chân khảo sát

0,25

khá lâu ở ba nước đế quốc lớn là Mỹ, Anh và Pháp.
- Qua quá trình khảo sát thực tiễn, Người nhận thấy: Ở đâu nhân dân lao động
cũng cực khổ, ở đâu chủ nghĩa đế quốc cũng tàn ác. Từ đó, Người sớm hình
thành quan điểm giai cấp đúng đắn: Ở đâu nhân dân lao động cũng là bạn, ở đâu


0,25

chủ nghĩa đế quốc cũng là thù.
- Cuối năm 1917, sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người từ
Anh trở lại Pháp. Người đã tích cực học tập, làm việc và rèn luyện trong cuộc
đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Người nhanh

0,25

chóng trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt Nam
yêu nước ở Pa-ri;
- Người còn viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi míttinh để tố
cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam; tham gia đấu tranh đòi

0,25

cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương.
- Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng từ
cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có sự chuyển biến mạnh

0,25

mẽ, dần tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin.
2. Những nét khác biệt trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc so với các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX
- Phan Bội Châu: vận động quần chúng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của
nước ngoài (Nhật Bản), bạo động đánh Pháp giành độc lập cho dân tộc, thiết lập
nền quân chủ lập hiến, sau đó chuyển sang tư tưởng cộng hòa, thể hiện qua


0,25

phong trào Duy tân, Việt Nam Quang phục hội…
- Phan Châu Trinh: giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách, canh tân đất nước,
cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền, vạch trần chế độ

0,25

phong kiến thối nát, đòi hỏi Pháp phải sửa chế độ cai trị thuộc địa.
- Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ yêu nước
cách mạng như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… nhưng

0,25

không tán thành con đường cứu nước của họ, do đó, đã quyết định ra đi tìm con
đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Hướng đi: Người không hướng về các nước phương Đông (Trung Quốc, Nhật
Bản như các thế hệ đi trước) mà quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp…

9

0,25


10


- Mục đích đi của Người cũng không phải là sang để cầu viện mà là «xem nước
Pháp và các nước khác làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào», tức là đi để khảo
Câu 7


0,25

cứu thực tiễn và lựa chọn, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn
khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Em hãy phát biểu ý kiến về nhận định:

3,0

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến to lớn
trong tình hình thế giới.
1/ “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến to lớn
trong tình hình thế giới” là một nhận định chính xác, phản ánh đúng thực tiễn

0,5

lịch sử.
2/ Nhận định trên là đúng vì:
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ra
đời ở Đông Âu, sau đó mở rộng sang châu Á, trở thành hệ thống thế giới, là đối

0,75

trọng của chủ nghĩa tư bản.
- Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ
nghĩa với sự sụp đổ của các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản, sự suy yếu

0,5

của các nước Anh, Pháp và sự giàu mạnh của Mĩ để trở thành một siêu cường

đứng đầu thế giới tư bản.
- Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc châu Âu, đưa tới sự ra
đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ở châu Á và châu Phi, góp phần quan

0,75

trọng làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
- Quan hệ quốc tế có sự thay đổi lớn: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật
tự thế giới mới đã được xác lập: trật tự “hai cực Ianta” với đặc trưng nổi bật là
thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai
siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực, hai phe này là
nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong
phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX.
--- Hết ---

11

0,5



×