Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Địa lý 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương 2016 lần thứ 12 các trường chuyên hạ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.66 KB, 7 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
LỚP 10
ĐỀ THI ĐÈ XUẤT
(Đề này có 02 trang, gồm 06 câu)

Câu 1 (3,0 điểm)
a. Nguyên nhân nào đưa tới hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

giữa hai chí tuyến?
b. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời có tác động như thế nào tới hiện tượng mùa trên
Trái Đất?
Câu 2 (4,0 điểm)
a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí? Vì sao ở tầng đối lưu, càng

lên cao nhiệt độ càng giảm?
b. Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng
địa hình trên bề mặt Trái Đất. Vì sao quá trình phong hóa diễn ra mạnh nhất trên bề
mặt Trái Đất?
Câu 3 (2,0 điểm)
Tại sao khi xây dựng các nhà máy thủy điện, con người có thể dự báo được những thay
đổi của môi trường?
Câu 4 (3,0 điểm)
a. Phân biệt hai bộ phận dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế
trong nguồn lao động. Tại sao nói cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là một trong những chỉ
tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia?
b. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hưởng như thế nào tới
cơ cấu dân số theo tuổi?

1




Câu 5 (4,0 điểm)
a. Vì sao có sự khác biệt về tính giai đoạn trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất công

nghiệp? Tính giai đoạn tác động như thế nào tới sản xuất công nghiệp?
b. Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Vì sao nói môi trường tự nhiên
không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người?
Câu 6 (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 – 2013
Năm
Sản phẩm
Than (tỉ tấn)
Dầu (tỉ tấn)
Điện (nghìn tỉ Kwh)

1950

1970

1990

2000

2013

1.82
0.5

0.97

2.9
2.34
4.96

3.39
3.33
11.8

4.61
3.61
15.4

7.9
4.13
23.1

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm của ngành công

nghiệp năng lượng trên thế giới giai đoạn 1950 – 2013.
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng của thế giới
trong giai đoạn trên.
.....................HẾT.....................
Người ra đề
(Ký, ghi rõ Họ tên - Điện thoại liên hệ)

Nguyễn Thị Thảo – 0984 180 191

2



HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP: 10
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã
định.
Câu
1
(3,0
điểm)

Ý
a

b

Nội dung chính cần đạt
Nguyên nhân nào đưa tới hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai
chí tuyến?
- Khái niệm chuyển động biểu kiến của Mặt Trời:
Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thực.Trong
1 năm, tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất tại các điểm nằm giữa hai
đường chí tuyến khiến người ta có ảo giác Mặt Trời như đang di chuyển giữa hai chí tuyến. Trong
thực tế không phải là Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
chuyển động không có thực đó gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
- Nguyên nhân:
Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc
66033’ và không đổi phương trong không gian. Nên 2 vĩ độ 23 027’B và 23027’N là giới hạn xa nhất
tia sáng Mặt Trời có thể tạo với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất một góc 90 0lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời có tác động như thế nào tới hiện tượng mùa trên Trái

Đất?
- Khái niệm mùa: mùa là phần thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu .
- Nguyên nhân sinh ra mùa: Trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương
trong không gian, nên có thời kì Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về
Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều
thay đổi trong năm. Sinh ra các mùa.
- Tác động của chuyển động biểu kiến tới hiện tượng mùa:
+ Mặt Trời chuyển động biểu kiến ở bán cầu nào sẽ quyết định tới góc chiếu sáng, diện tích chiếu
sáng, thời gian chiếu sáng và lượng lượng nhiệt nhận được của bề mặt đất tại mỗi bán cầu. Từ đó
quyết định số lượng các mùa trong năm và các đặc trưng về thời tiết, khí hậu trong từng mùa.
+ Tại xích đạo, trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, quanh năm nhận được góc chiếu sáng và
thời gian chiếu sáng lớn -> nóng quanh năm.
+ Vùng nhiệt đới có 2 mùa do: trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (trừ hai đường chí
tuyến), có sự chênh lệch không nhiều về góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng giữa 2 lần Mặt Trời
chuyển động biểu kiến ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt do: không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh, có sự chênh lệch về
góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm lớn.
+ Vùng cực quanh năm nhận được góc chiếu sáng nhỏ nên lạnh quanh năm.

Điểm
1,00
0,5

0,5
2,00
0,25
0,25

0,5


0,25
0,25
0,25

2
(4,0
điểm)

a

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí? Vì sao ở tầng đối lưu, càng lên cao
nhiệt độ càng giảm?
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ không khí trên Trái Đất chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố: vĩ độ địa lí, lục địa - đại
dương, địa hình, dòng biển,…
- Mỗi nhân tố lại có vai trò khác nhau, tác động với mức độ khác nhau:
+ Vĩ độ địa lí: càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của mặt trời càng nhỏ, chênh lệch thời gian chiếu
sáng trong năm càng lớn, nên nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt năm càng lớn
+ Lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa, đại
dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn...
+ Địa hình: càng lên cao nhiệt độ càng giảm; sườn phơi nắng có nhiệt lớn hơn sườn khuất nắng;
cùng sườn phơi nắng, sườn dốc hơn thì nhiệt cao hơn; cùng sườn khuất nắng sườn dốc hơn thì nhiệt
thấp hơn; Sườn đón gió mưa nhiều nên nhiệt thấp hơn sườn khuất gió;
+ Dòng biển: dòng biển nóng đi qua thì nhiệt cao. Dòng biển lạnh chảy qua làm giảm nhiệt độ
không khí trên bề mặt.
+ Nhân tố khác: bề mặt đệm, lượng mưa,…
- Mức độ tác của các nhân tố tại các nơi khác nhau thì khác nhau -> nhiệt độ trên Trái Đất luôn có sự
khác biệt theo thời gian và không gian.

3


0,25
2,00
1,50

0,25
0,25
0,5

0,25


b

* Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì:
- Tầng đối lưu là tầng không khí sát mặt đất tới độ cao khoảng 8km (ở cực) và 16km (ở xích đạo).
- Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do bức xạ sóng dài từ bề mặt đất phát xạ ngược trở lại
sau khi đã hấp thụ bức xạ mặt trời.
- Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm do:
+ Càng lên cao càng cách xa nguồn cung cấp nhiệt là bề mặt đất.
+ Càng lên cao, lượng hơi nước trong không khí càng ít nên khả năng giữ nhiệt kém, nhiệt độ giảm
+ Càng lên cao không khí càng loãng, ít các phần tử vật chất (tro, bụi, các vi sinh vật,..) nên khả
năng hấp thụ và giữ nhiệt kém.
Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng địa hình
trên bề mặt Trái Đất. Vì sao quá trình phong hóa diễn ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất?
* Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng địa hình trên
bề mặt Trái Đất
- Nội lực là các lực được sinh ra trong lòng Trái Đất. Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của
thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, động đất, núi lửa,..
- Ngoại lực là những lực được sinh ra bên ngoài, trên bề mặt đất như nguồn năng lượng gió, mưa,

băng, nước chảy, sóng biển,…
- Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời, liên tục và có tính đối lập nhau về phương hướng. Nội lực
làm nâng lên hoặc hạ xuống các bộ phận của vỏ Trái Đất, có khuynh hướng làm tăng tính gồ ghề của
bề mặt đất. Ngoại lực có khuynh hướng san bằng các bề mặt gồ ghề đó.
- Mặc dù đối lập nhau nhưng nội lực và ngoại lực vẫn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.Địa hình là kết quả
của sự tác động tổng hợp giữa nội lực và ngoại lực nhưng trong từng trường hợp thì nội lực hoặc
ngoại lực sẽ đóng vai trò ưu thế hơn.
* Quá trình phong hóa diễn ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất do:
- Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của
nhiệt độ, nước, sinh vật,..
- Quá trình phong hóa diễn ra chủ yếu trên bề mặt đất do:
+ Bề mặt đất là nơi chịu tác động trực tiếp bởi bức xạ Mặt Trời với cường độ mạnh, mà năng lượng
bức xạ mặt Trời lại là nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực.
+ Bề mặt đất là nơi tiếp xúc của các quyển địa lý (thủy quyển, khí quyển, sinh quyển,..) -> các yếu
tố ngoại lực đa dạng và tác động mạnh mẽ nhất.
Khi xây dựng các nhà máy thủy điện, con người có thể dự báo được những thay đổi của môi
trường vì:
- Khi xây dựng các nhà máy thủy điện, con người có thể dự báo được những thay đổi của môi trường
vì dựa vào quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
+ Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là một quy luật về mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau giữa các thành phần và các bộ phân lãnh thổ khác nhau trong lớp vỏ địa lí.
+ Nguyên nhân: các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ
nội lực hoặc ngoại lực. Các thành phần luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất năng lượng cho
nhau để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
+ Biểu hiện của quy luật:
Tính thống nhất: trong bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ
thuộc vào nhau tạo nên tính thống nhất.
Toàn bộ hệ thống luôn trong trạng thái động, khi một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi
của các thành phần còn lại hoặc cả hệ thống.
- Khi xây dựng nhà máy thủy điện, con người sẽ ngăn dòng chảy của sông hình thành hồ thủy điện,

thực hiện quá trình tích nước, xả lũ. Như vậy, sẽ dẫn tới một số thay đổi:
+ Thay đổi chế độ dòng chảy
+ Thay đổi hệ thống nước ngầm trong khu vực.
+ Thay đổi địa chất, địa hình trong khu vực.
+ Thay đổi hệ sinh thái
+ Phá rừng, mở rộng hồ -> gia tăng xói mòn
+ Khí hậu trong lòng hồ thay đổi.
- Khi xây dựng nhà máy thủy điện, nếu không có sự chuẩn bị, tính toán cụ thể sẽ gây những tác động
tiêu cực tới môi trường xung quanh.

3
(2,0
điểm)

0,25
0.5
0,25
0,25

2,0
1,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,75
0,25
0,25
0,25

2,00
0,25
0,25
0,25
0,5

0,5

0.25
4

a

Phân biệt hai bộ phận dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế trong nguồn

4

1,50


(3,0
điểm)

b

5
(4,0
điểm)

a


lao động. Tại sao nói cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia?
* Phân biệt dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế:
- Nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.
- Nguồn lao động gồm 2 bộ phận:
+ Dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người đang có việc làm và cả những người không có việc
làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm trong một ngành nào đó trong một khoảng thời gian nhất
định
+ Dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm những người trong độ tuổi lao động những không
tham gia hoạt động kinh tế vì các lí do đang đi học, nội trợ, không có khả năng lao động và không có
nhu cầu làm việc.
* Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia vì:
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là một tiêu chí tổng hợp được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu
sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, GDP bình quân đầu người,…
- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế bao gồm 3 nhóm ngành: nông – lâm – ngư nghiệp, công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Mối tương quan tỉ lệ lao động giữa ba nhóm ngành phản ánh trình độ
phát triển của mỗi quốc gia ở mức độ nhất định:
+ Lao động tập trung chủ yếu trong linh vực sản xuất vật chất (nông nghiệp, công nghiệp) -> năng
suất lao động chưa cao -> giá trị tăng thêm của nền kinh tế còn thấp -> kinh tế tăng trưởng chậm,
chuyển dịch chậm, tích lũy ít, GDP/người ở mức thấp.
+ Lao động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ -> các hoạt động kinh tế đa dạng hơn, tạo ra giá trị cho
nền kinh tế nhiều hơn, đồng thời nhu cầu tiêu dùng của con người cũng tăng lên -> giá trị tăng thêm
của nền kinh tế nhiều hơn, tăng trưởng nhanh hơn, GDP/người cao.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu dân
số theo tuổi?
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức độ thấp hay cao đều có những tác động tới cơ cấu
dân số ở mức độ nhất định.
* Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao:

- Những nước có trình độ phát triển KT-XH ở mức cao đặc trưng trong cơ cấu ngành chủ yếu là dịch
vụ và công nghiệp, mức độ sử dụng khoa học – công nghệ ở trình độ cao, thu nhập cao.
-Tác động tới cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Không có áp lực lớn về việc làm; nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ cá nhân nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống được đặt lên hàng đầu -> tâm lí kết hôn muộn, ngại kết hôn, ngại sinh con hoặc
không muốn sinh con -> gia tăng tự nhiên ở mức thấp.
+ Chất lượng cuộc sống cao, môi trường sống tốt, chăm sóc sức khỏe tốt -> tuổi thọ tăng
lên, tỉ lệ tử rất thấp. tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ suất tử có xu hướng tăng lên do có lượng
người già nhiều
=> gia tăng tự nhiên ở mức rất thấp, hoặc âm =>cơ cấu dân số già.
* Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức thấp:
- Đặc trưng bởi nền kt chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ ở mức
thấp; quy mô GDP nhỏ, GDP và thu nhập bình quân ở mức thấp.
- Tác động:
+ Sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ở mức thấp, mức độ áp dụng khoa học – công nghệ
trong sản xuất còn thấp; trình độ phát triển các ngành công nghệ cao chưa có, chủ yếu dựa vào các
ngành cần nhiều lao động, khai thác tài nguyên -> áp lực về vấn đề việc làm và lao động có trình độ
+ Nhận thức của người dân còn thấp -> quan niệm, phong tục tập quán còn lạc hậu -> Khả năng
thực hiện chính sách còn hạn chế.
=> Duy trì cơ cấu dân số trẻ
Vì sao có sự khác biệt về tính giai đoạn trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp?
Tính giai đoạn tác động như thế nào tới sản xuất công nghiệp?
* Có sự khác biệt về tính giai đoạn trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp do:
- Đặc điểm về tính giai đoạn của mỗi ngành:
+ Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn (tác động và đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để
tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu
dùng). Hai giai đoạn này có thể diễn ra song song, đồng thời và cách biệt về mặt không gian.
+ Sản xuất nông nghiệp gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, không tách rời nhau và thường phải
tương đồng về mặt không gian lãnh thổ.
- Nguyên nhân sự khác biệt do đối tượng lao động của 2 ngành khác nhau:


5

0,50

0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
1,50

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
3,00
2,00
0,5

0,5



+ Công nghiệp: đối tượng sản xuất của công nghiệp là khoáng sản, nguyên liệu nên việc sản xuất có
thể tiến hành song song, đồng thời, cách xa nhau về mặt không gian.
+ Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, là cơ thể sống, phát triển tuân theo quy
luật sinh học và chịu tác động lớn của tự nhiên; các quy luật sinh học và tự nhiên đều tồn tại độc lập
với ý muốn của con người. Vì vậy, các giai đoạn trong sản xuất nông nghiệp phải theo tuần tự, không
thể đảo lộn hoặc cắt bỏ.
* Tính giai đoạn tác động tới sản xuất công nghiệp:
- Giai đoạn thứ 2 của sản xuất công nghiệp tác động vào nguyên liệu nên trên cùng một diện tích
rộng có thể tập trung một khối lượng lớn tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.
- hai giai đoạn có thế tiến hành xa nhau về không gian nên sản xuất có thể tiến hành song song, đồng
thời làm cơ sở sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa.
b

6
(4,0 điểm)

Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên (địa hình, đất, nước, khí hậu, sinh
vật,..).
+ Môi trường tự nhiên xuất hiện trên Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động
vào tự nhiên, làm nó thay đổi nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật của riêng
nó.
- Môi trường nhân tạo:
+Môi trường nhân tạo bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối
của con người.
+ Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con
người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ
bị hủy hoại.


a

Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu
Bảng số liệu thể hiện tốc độ
tăng trưởng các sản phẩm của
ngành công nghiệp năng
lượng (đơn vị: %)
1970
100
100
100

1990
159.3
468.0
511.3

186.3
666.0
1216.5

0,5
0,5
1,00
0,5
0,5
1,00
0,25

0,25

0,25
0,25

0,5

2000
1,5

* Vẽ biểu đồ đường.
Vẽ biểu đồ đường đảm bảo
chính xác số liệu khoảng cách
năm, có chú giải và tên biểu
đồ và tính thẩm mĩ.
b

c

Nhận xét:
- Sản lượng các sản phẩm đều có xu hướng tăng và tăng liên tục nhưng tốc độ tăng khác nhau (minh
họa)
- Sản lượng điện có tốc độ tăng nhanh nhất, thứ 2 là dầu và than có tốc độ tăng chậm nhất (minh
họa).
Giải thích:
- Sản lượng điện tăng nhanh nhất do: nhu cầu sử dụng ngày càng tăng (cả sản xuất và đời sống), đặc
biệt với nền sản xuất hiện đại; sử dụng nhiều nguồn năng lượng sản xuất điện khác nhau (cả năng
lượng truyền thống và năng lượng sạch)
- Sản lượng dầu tăng nhanh hơn than do:


6

1,00
0,5
0,5
1,00
0,5


+ So với than, dầu có nhiều ưu điểm hơn:Sản phẩm tạo ra đa dạng hơn, sử dụng nhiều cho đời sống,
sản xuất; Dễ sử dụng, dễ vận chuyển, dễ nạp nhiên liệu cho động cơ; Nhiệt lượng cao, cháy không để
lại tro; Cung cấp nguyên liệu quý cho các ngành hóa dược phẩm quan trọng.
TỔNG ĐIỂM

7

0,5

20,00



×