TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH SƠN LA
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
LỚP 10
(Đề này có 2 trang, gồm 7 câu)
Câu 1 (2,5 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học về cách mạng tháng mười Nga năm 1917
em hãy:
1. Chỉ ra những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng này.
2. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách mạng
Tháng Mười Nga vào cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Việt Nam (81945) như thế nào?
Câu 2 (2,5 điểm)
Nêu kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai? Rút ra bài học cho cuộc đấu tranh
bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay?
Câu 3 (3,0 điểm)
Qua câu nói của Trần Bình Trọng khi ông bị giặc Mông - Nguyên bắt được và
dụ ông đầu hàng, ông đã trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất
Bắc”.
1. Phát biểu ý kiến của em về câu nói đó.
2. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm
lược Mông – Nguyên.
Câu 4 (3,0 điểm)
Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì”, triều đình và nhân dân có thái
độ khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào? Vì sao?
Câu 5 (3,0 điểm)
Chứng minh rằng: Văn minh Đại Việt được tạo thành từ các yếu tố kế thừa,
phát triển văn minh Văn Lang – Âu Lạc của người Việt cổ và sự tiếp thu có chọn lọc
từ văn hóa bên ngoài.
Câu 6 (3,0 điểm)
Nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những
năm đầu thế kỉ XX. Qua đó, em có suy nghĩ gì về trào lưu dân tộc chủ nghĩa của hai
nhà cách mạng họ Phan?
Câu 7 (3,0 điểm)
Tại sao nói quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những
năm 1911 - 1917 là quá trình khảo sát, lựa chọn? Quá trình ấy đã đem lại kết quả gì?
.....................HẾT.....................
Người ra đề
(Nguyễn Thị Giang – SĐT 01278023442)
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP: 10
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bằng những kiến thức lịch sử đã học về cách mạng tháng mười Nga
(2,5 đ) năm 1917 em hãy:
1. Chỉ ra những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng này.
2. Nguyễn Ái Quốc vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách
mạng Tháng Mười Nga vào cuộc đấu tranh giành chính quyền ở
Việt Nam (8-1945) như thế nào?
a. Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười:
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo
- Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp 0,50
cách mạng
- Tự chủ và sáng tạo, tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi
do tình hình quốc tế đem lại.
- Nắm vững nghệ thuật chọn đúng thời cơ để khởi nghĩa
b. Nguyễn Ái Quốc vận dụng những bài học kinh nghiệm của Cách
mạng Tháng Mười Nga vào cuộc đấu tranh giành chính quyền ở
Việt Nam (8-1945):
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo: Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn
giải phóng dân tộc thành công phải có: “… sự lãnh đạo của đảng 0,50
cách mạng chân chính của giai cấp công nhân toàn tâm, toàn ý
phục vụ nhân dân”. Nhận thức về vấn đề này, ngay khi tìm được
con đường giải phóng dân tộc Người đã tích cực chuẩn bị và thành
lập Đảng cộng sản Việt Nam 2/1930.
- Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp
cách mạng. Tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và bài học
kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Mười Nga: “Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cần vận động 0,50
tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thành lập mặt
trận dân tộc thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết
toàn dân. Người đã đóng góp lớn vào việc quyết định và thành lập
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh)…
- Tự chủ và sáng tạo, tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi
do tình hình quốc tế đem lại: Sau khi phát xít Đức đầu hàng
9/5/1945, quân Đồng minh phản công trên mặt trận Châu Á - Thái
Bình Dương… Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng.
Khắp nơi trên đất nước ta, Việt Minh tổ chức những cuộc mít tinh,
biểu tình thị uy vũ trang, có tới hàng nghìn người tham gia. Quần 0,50
chúng sẵn sàng đứng lên giành chính quyền. Các tầng lớp trung
gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.
- Nắm vững nghệ thuật chọn đúng thời cơ để khởi nghĩa: Trước
những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước…
Ngày 13/8/1945, trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh chính 0,50
thức phát lệnh khởi nghĩa toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945
ở Việt Nam đã thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời.
2
Nêu kết cục chiến tranh thế giới thứ hai? Rút ra bài học cho cuộc đấu
(2,5 đ) tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay.
a. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của 0,25
phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường 0,25
chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định 0,25
trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề cho nhân loại: Hơn 70 quốc gia 0,50
với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu
người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đôla…
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình 0,25
hình thế giới
b. Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay:
- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều 0,25
khu vực khác nhau trên thế giới.
- Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây
nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến 0,25
tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt
nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh 0,25
nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi
người.
- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột,
hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra 0,25
hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới như giải quyết các tranh chấp
bằng biện pháp hòa bình…
3
Qua câu nói của Trần Bình Trọng khi ông bị giặc Mông - Nguyên bắt
(3,0 đ) được và dụ ông đầu hàng, ông đã trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam
còn hơn làm vương đất Bắc”.
1. Phát biểu ý kiến của em về câu nói đó.
2. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân
xâm lược Mông – Nguyên.
1. Phát biểu ý kiến về câu nói đó:
- Câu nói đó thể hiện ý chí sắt đá, tinh thần hy sinh, quyết chiến 0,50
quyết thắng của Trần Bình Trọng và của nhân dân Đại Việt.
2. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông – Nguyên:
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo tiềm lực mọi mặt cho cuộc kháng 0,50
chiến. Nhà Trần chăm lo sức dân tạo nên sự đoàn kết gắn bó giữa
triều đình và nhân dân.
- Sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ vương triều.
0,50
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của các vua Trần, cùng hàng loạt
các vị tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần 0,50
Nhật Duật...
- Nhờ chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo như: thực hiện kế
hoạch “vườn không nhà trống”, kiên quyết chống quân xâm lược 0,50
đến cùng.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta, nòng
0,50
cốt là quân đội nhà Trần.
4
Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì”, triều đình và nhân
(3,0 đ) dân có thái độ khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào? Vì
sao?
a. Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì”, triều đình và
nhân dân có thái độ khác nhau, sự khác nhau đó thể hiện:
0,50
- Triều đình sau một thời gian ngắn, chống đối yếu ớt đã đi từ thỏa
hiệp này đến thỏa hiệp khác và cuối cùng đầu hàng Pháp.
+ Năm 1862, kí Hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông cho
Pháp.
0,50
+ Năm 1867, để mất 3 tỉnh miền Tây.
- Thái độ của nhân dân:
+ Phối hợp cùng với quan quân triều đình chống Pháp (1858 – 0,25
1861).
+ Tự động vũ trang, lập căn cứ chống Pháp: Như Trương Định,
0,25
Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương…
+ Chiến đấu bằng ngòi bút: tiêu biểu Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
0,25
Thông…
+ Bất hợp tác: phong trào “tị địa”…
0,25
b. Có sự khác nhau đó vì:
- Triều đình muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ Nguyễn, phải
0,50
đứng trước hai kể thù: thực dân Pháp và nông dân, nhà Nguyễn
chấp nhận thỏa hiệp với Pháp.
- Nhân dân chỉ có sự lựa chọn là vũ trang chống giặc ngoại xâm:
0,50
bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ cuộc sống của chính họ.
5
Chứng minh rằng: Văn minh Đại Việt được tạo thành từ các yếu tố: kế
(3,0 đ) thừa, phát triển văn minh Văn Lang – Âu Lạc của người Việt cổ và sự
tiếp thu có chọn lọc của văn hóa bên ngoài.
a. Sự hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt:
0,25
- Văn minh Đại Việt được hình thành song song với quá trình hình
thành và phát triển của quốc gia Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế
kỉ XVIII).
- Cơ sở hình thành:
+ Văn minh Văn Lang – Âu Lạc của người Việt cổ được phục hưng 0,25
và phát triển.
+ Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc phương Bắc.
0,25
+ Ảnh hưởng của văn hóa Chăm-pa phương Nam
0,25
b. Các thành tựu của văn minh Đại Việt:
- Chính trị: thiết chế nhà nước quân chủ từ thời Văn Lang – Âu Lạc
0,25
được phát huy với trình độ cao thể hiện qua việc xây dựng tổ chức
bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện, hiệu quả hơn…
- Kinh tế: Các ngành kinh tế tiếp tục được kế thừa và phát triển ở
0,25
một trình độ cao hơn về kĩ thuật, công cụ lao động, năng suất…
- Văn hóa, tư tưởng, giáo dục:
+ Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: Phong tục, tín ngưỡng cổ truyền
tốt đẹp thời Văn Lang – Âu Lạc vẫn được gìn giữ và phát huy như:
thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc…nhân dân Đại Việt tiếp biến tư 0,25
tưởng bên ngoài cho phù hợp: đạo Phật, Nho, Lão…,chuyển hóa tư
tưởng mới theo hướng tích cực, đồng thời sáng lập ra các giáo phái
riêng (Trúc Lâm)…
+ Giáo dục: được quan tâm và đầu tư có hệ thống hơn: xây dựng
0,25
Quốc Tử Giám, mở các khoa thi, lập các học vị, bia tiến sĩ…
+ Chữ viết: Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Hoa đã sáng tạo
0,25
ra chữ Nôm cho dân tộc, tiếng Việt được bảo tồn.
+ Nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, ca múa nhạc…): các
môn nghệ thuật xuất hiện từ lâu đời vẫn được phát huy hoàn thiện
hơn (chèo, múa rối nước…), các lễ hội được du nhập từ Trung
0,25
Quốc như tết Thanh minh, tết Nguyên tiêu…, nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc bên cạnh học hỏi những kĩ thuật từ bên ngoài vẫn có cái
riêng của dân tộc như chùa Một Cột…
- Như vậy, từ những dẫn chứng cụ thể trên các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, chữ viết, nghệ thuật…chúng ta có
thể khẳng định: Văn minh Đại Việt được cấu thành từ các yếu tố:
0,50
kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc của người Việt cổ, trên cơ sở
đó nhân dân Đại Việt đã tiếp tục phát huy ở một trình độ cao hơn
và sự tiếp thu có chọn lọc của văn hóa bên ngoài.
6
Nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
(3,0 đ) trong những năm đầu thế kỉ XX. Qua đó, em có suy nghĩ gì về trào lưu
dân tộc chủ nghĩa của hai nhà cách mạng họ Phan?
a. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
- Phan Bội Châu:
+ Phải tập hợp mọi lực lượng các tầng lớp xã hội vào cuộc giải 0,50
phóng dân tộc bằng bạo lực cách mạng (lập hội Duy Tân, thành lập
Việt Nam Quang phục hội).
+ Xuất dương cầu viện, dựa vào Nhật Bản, nhận thức mối quan hệ 0,25
của cách mạng Việt Nam với cách mạng các nước khác (phong trào
Đông Du).
- Phan Châu Trinh:
+ Nhiệm vụ cấp bách: chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh 0,25
(phong trào Duy tân, mở trường học, lập hiệu buôn...).
+ Dựa vào Pháp thực hiện cải cách, phản đối việc cầu viện và bạo
0,50
động
b. Nhận xét:
- Đều thể hiện lòng yêu nước, vượt qua ý thức hệ phong kiến bước 0,25
vào ý thức hệ dân chủ tư sản.
- Tập hợp lực lượng yêu nước làm nền tảng để chuẩn bị tiếp thu
0,25
con đường cứu nước mới.
- Có tính chất quần chúng rộng lớn, thể hiện rõ nét bước tiến về
0,50
nhận thức tư tưởng dân chủ mới.
- Do còn hạn chế bởi tư tưởng phong kiến nên chủ trương của hai
ông không phù hợp với thực tiễn khách quan lúc bấy giờ nên các 0,50
cuộc cách mạng nổ ra đều thất bại.
7
Tại sao nói quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong
(3,0 đ) những năm 1911 - 1917 là quá trình khảo sát, lựa chọn? Quá trình ấy
đã đem lại kết quả gì?
a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những
năm 1911 – 1917 là quá trình khảo sát, lựa chọn:
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đến nhiều nước tư bản, đế
0,50
quốc, thuộc địa, phụ thuộc ở châu Âu, chấu Á, châu Phi, khu vực
Mĩ latinh, làm nhiều nghề khác nhau để sống, học tập và tìm hiểu
cách mạng.
- Trong quá trình đó, Người đã rút ra những nhận thức mới trong
quá trình khảo sát các nước tư bản và thuộc địa: ở đâu cũng có hai
loại người là người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị 0,50
áp bức. Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa
đế quốc.
- Người rút ra kết luận: Cách mạng Pháp, cách mạng Mĩ là những
cuộc cách mạng vĩ đại nhưng chưa tới nơi vì họ đã làm cách mạng
0,50
hàng trăm năm rồi mà dân chúng vẫn cực khổ, do đó Người đã
không đi theo cách mạng tư sản.
- Cuộc cách mạng tới nơi mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm là cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời giải phóng người lao động
0,50
– cách mạng vô sản (đi theo con đường của cách mạng tháng Mười
Nga).
b. Kết quả của quá trình khảo sát, lựa chọn:
- Quá trình ấy đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra được con đường
1,00
cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam sau chiến tranh thế giới
thứ nhất – con đường cách mạng vô sản.