Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.94 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

LỚP 10

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

(Đề này có 01 trang, gồm 07 câu)

Câu 1 (2,5 điểm) Vì sao năm 1917 nước Nga lại diễn ra cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười? Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng đó?
Câu 2 (2,5 điểm) Những yếu tố cơ bản nào tạo nên thắng lợi của nhân dân ta trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII?
Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày cơ sở hình thành, những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của
văn hóa Thăng Long dưới thời Lý – Trần.
Câu 4 (3,0 điểm) Nguyễn Trung Trực - một lãnh tụ nghĩa quân trong phong trào đấu
tranh chống Pháp xâm lược Nam Kì thế kỉ XIX đã có câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ
hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Bằng các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
giai đoạn (1858 – 1884) hãy làm sáng tỏ câu nói trên.
Câu 5 (3,0 điểm) Trình bày những hoạt động chính của phong trào Đông Du do Hội
Duy tân khởi xướng. Em hãy đánh giá vai trò của phong trào Đông Du trong cuộc vận
động cách mạng giải phóng dân tộc nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
Câu 6 (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất
Thành.
Câu 7 (3,0 điểm) Phân tích vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
ở Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
.....................HẾT.....................
Người ra đề


Bùi Thị Hoa
ĐT: 0985909863


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu
Câu 1

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
LỚP 10
(Đề này có 01 trang, gồm 07 câu)

Đáp án
Điểm
Vì sao năm 1917 nước Nga lại diễn ra cuộc cách mạng xã hội chủ 2,5
nghĩa tháng Mười? Phân tích tính chất và ý nghĩa của cuộc cách
mạng đó?
- Năm 1917 nước Nga lại diễn ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười vì:
+ Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga tồn tại hai chính quyền song
song:
Chính phủ lâm thời (tư sản)
Chính quyền Xô viết (vô sản)
Cục diện trên không thể kéo dài và mục đích cuối cùng của cách mạng

1,5
0,75


dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich là giành toàn bộ chính quyền về
tay nhân dân
+ Trước tình hình đó, Lê – nin về nước soạn thảo và thông qua bản Luận

0,75

cương tháng Tư xác định đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là
chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa
bằng phương pháp hòa bình.
+ Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1917:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn sê vích, quần chúng nhân dân đấu
tranh hòa bình với các khẩu hiệu: “Hòa bình, ruộng đất, bánh mì”, “Tất
cả chính quyền về tay Xô viết”…
Chính phủ lâm thời chủ trương tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh đế
quốc, kêu gọi nhân dân ủng hộ chiến tranh.
Ngày 4/7/1917, Chính phủ lâm thời đã xả súng đẫm máu vào đoàn
biểu tình của 50 vạn công nhân ở thủ đô Pê tơ rô grat
=> Điều kiện cho đấu tranh hòa bình không còn
+ Lê – nin và Đảng Bôn sê vích đã quyết định chuyển sang đấu tranh vũ
trang giành chính quyền, lấy ngày 25/10 làm ngày khởi nghĩa. Song kế
hoạch bị lộ.
Trước sự thay đổi của tình hình, Lênin đã quyết định chuyển ngày
khởi nghĩa sang đêm 24/10 tạo yếu tố bất ngờ ……
Cuộc khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng trong 2 ngày 24, 25/10 bắt
được toàn bộ Chính phủ lâm thời.

0,75

0,75



- Tính chất: Là cuộc cách mạng vô sản (giải thích)
- Ý nghĩa
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của tư sản, giải phóng công nhân và
nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
+Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn là hệ
thống duy nhất nữa)
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế
Câu 2

0,5
0,5

giới.
Những yếu tố cơ bản nào tạo nên thắng lợi của nhân dân ta trong

2,5

cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII?
- Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần chiến đấu dũng cảm,

1,5

quyết chiến quyết thắng
+ Sức mạnh đoàn kết toàn dân ...
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết chiến quyết thắng ...
- Tài thao lược của Bộ chỉ huy cuộc kháng chiến


1,0

+ Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ...
Câu 3

+ Thực hiện chiến lược, chiến thuật linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả ...
Trình bày cơ sở hình thành, những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của

3,0

văn hóa Thăng Long dưới thời Lý – Trần.
- Cơ sở hình thành

1,0

+ Kế thừa những thành tựu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc ...
+ Tiếp thu những thành tựu của nền văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ ...
- Thành tựu:

1,0

+ Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: ...
+ Giáo dục, văn học, nghệ thuật: ...
+ Khoa học, kĩ thuật: ...
- Ý nghĩa:

1,0

+ Thể hiện khả năng sáng tạo của nhân dân Đại Việt trong việc xây dựng

một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú...
+ Thể hiện tinh thần và ý thức tự cường của dân tộc ta
Câu 4

+ Là cơ sở cho những thành tựu văn hóa ở các giai đoạn tiếp theo
Nguyễn Trung Trực - một lãnh tụ nghĩa quân trong phong trào đấu tranh

3,0


chống Pháp xâm lược Nam Kì thế kỉ XIX đã có câu nói bất hủ: “Bao giờ
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Bằng
các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn (1858 – 1884) hãy làm sáng tỏ
câu nói trên.
Hs chứng minh thông qua các sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu
tranh chống Pháp của triều đình và của nhân dân từ 1858 đến 1884 để
Câu 5

làm rõ nhận định trên ...
Trình bày những hoạt động chính của phong trào Đông Du do Hội

3,0

Duy tân khởi xướng. Em hãy đánh giá vai trò của phong trào Đông
Du trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc nước ta hồi
đầu thế kỉ XX.
- Những hoạt động chính của phong trào Đông Du do Hội Duy tân

1,5


khởi xướng ...
- Đánh giá vai trò của phong trào Đông Du

1,5

+ Là một phong trào vận động quần chúng rộng lớn – một hình ảnh mặt
trận dân tộc thống nhất đang hình thành
+ Phong trào Đông Du đã tiếp thu và truyền bá một số tư tưởng đúng đắn
của Phan Bội Châu như đã nêu rõ kẻ thù chính của dân tộc là thực dân
Pháp và kiên trì chủ trương “đánh giặc phục thù mà thủ đoạn là bạo
động”
+ Phong trào không chỉ vận động, tổ chức được 200 học sinh sang Nhật
du học mà còn dùng văn thơ yêu nước và cách mạng để thức tỉnh quốc
dân, góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh
Câu 6

của dân tộc.
Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất
Thành.
- Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết
+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã
hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục
mất nước, độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.
+ Mâu thuẫn xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là

3,0
1,0


mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản

động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.
- Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu

1,0

nước mới
+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp đã bị đàn
áp đẫm máu ..., con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến
đã bị thất bại
+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu trào lưu tư tưởng
mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ..., nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm
vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
- Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng

1,0

bào”
+ Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn
Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng
không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu
nước mới.
+ Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang
phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào,
Câu 7

rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
Phân tích vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít


3,0

ở Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
* Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra:

0,5

Liên Xô chủ trương hợp tác cùng với Anh, Pháp, Mĩ để thành lập Mặt
trận đồng minh chống phát xít nhưng bị khước từ.
=> Ngay từ đầu Liên Xô đã có thái độ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
* Trong Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Mặt trận Xô – Đức:
+ 22/6/1941: Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Liên Xô tham chiến làm
thay đổi tính chất của chiến tranh ….
+ 12/1941: Liên Xô giành thắng lợi ở Matxcova, làm phá sản chiến lược

2,0
1,5


“chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle, tạo niềm tin cho nhân dân Liên Xô
và nhân dân thế giới về khả năng tiêu diệt được chủ nghĩa phát xít.
+ 11/1942: Liên Xô giành thắng lợi tại Xtalingrat tạo nên bước ngoặt của
cuộc chiến tranh…
+ Tháng 7, 8/1943: Liên Xô bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại
Cuốc x cơ. 6/1944, LX giải phóng phần lớn lãnh thổ.
+ Đầu năm 1944: Liên Xô tổng phản công quân Đức, giải phóng hoàn
toàn lãnh thổ và tiến quân truy kích phát xít Đức tại Béc lin đồng thời
giúp các nước Đông Âu giải phóng
+ 4/1945: LX tấn công Béc lin đập tan mọi sự kháng cự của quân Đức,

buộc Đức đầu hàng, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu.
=> Liên Xô giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt trùm sỏ phát xít
Đức tại châu Âu
- Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương: ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên

0,5 đ

chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu góp
phần quan trọng làm cho phát xít Nhật suy yếu và tuyên bố đầu hàng
không điều kiện.
KL: Liên Xô có vai trò là lực lượng đi đầu, chủ chốt, nòng cốt và quyết
định trong việc tiêu diệt lực lượng phát xít Đức ở châu Âu và có vai trò
quan trọng góp phần tiêu diệt phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái
Bình Dương.

0,5 đ



×