Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.35 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG
------------ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
LỚP 10
Thời gian: 180 phút.
(Đề này có 01 trang, gồm 07 câu)

Câu 1 (2,5 điểm)
Nêu nhiệm vụ và tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2 (2,5 điểm)
Phân tích vai trò của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế
kỉ XIII.
Câu 3 (3,0 điểm)
Thành tựu nổi bật của văn hoá Đại Việt được biểu hiện như thế nào trong các thế kỉ X – XV?
Nguyên nhân của những thành tựu đó.
Câu 4 (3,0 điểm)
Tại sao đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân Việt Nam thế kỉ XIX có điểm gì khác so với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời
kì trước?
Câu 5 (3,0 điểm)
Đánh giá những đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đối với lịch sử dân tộc. Nêu
ý nghĩa của cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 6 (3,0 điểm)
Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc lại xác định con đường giải
phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản?
Câu 7 (2,5 điểm)
Những thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong việc tiêu diệt quân phiệt Nhật trong Chiến
tranh thế giới thứ hai và tác động của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
- HếtNgười ra đề: Phạm Ngọc Hùng. 01646.253.535



1


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG
------------HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
1

2

MÔN: LỊCH SỬ. LỚP 10
Thời gian: 180 phút.
(HDC có 06 trang, gồm 07 câu)

Nội dung
Điểm
Nhiệm vụ và tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga
2,5
- Nước Nga trước cách mạng là nơi tập trung các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, là 0,5
"nhà tù của các dân tộc".
- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ Nga Sa Hoàng, giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao 0,5
động Nga, đồng thời giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
- Đối với nước Nga, đó là một cuộc cách mạng vô sản (lật đổ ách thống trị của giai cấp tư 0,75
sản và phong kiến, thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa công nông lên nắm chính quyền)
- Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, đó là một cuộc cách mạng giải 0,75
phóng dân tộc...
Phân tích vai trò của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân
2,5

Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII.
- Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển của đất nước dưới thời Trần, 0,25
nhân dân Đại Việt phải đương đầu với ba lần xâm lược của quân Mông-Nguyên vào năm
1258,1285 và 1288.
- Dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo và các vua Trần cùng các tướng lĩnh tài năng,
nhân dân ta đã đập tan các cuộc xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập của
đất nước.
* Biết đoàn kết toàn dân (lấy dân làm gốc)
0,25
Trần Hưng Đạo có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng khối đoàn kết
toàn dân, đó chính là yếu tố cơ bản tạo nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân
Mông-Nguyên
- Đoàn kết nội bộ
0,25
- Khôn khéo hàn gắn những vết rạn nứt trong đội ngũ quý tộc và quan lại cao cấp:
bày tỏ sự trung thành tuyệt đối của mình với vua Trần để xóa dần và xóa sạch sự ngờ vực
của nhà vua, tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải,...
- Tạo lập và bảo vệ khối đoàn kết trong nội bộ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp: Tác
động tích cực và có hiệu quả đến quyết định của triều Trần trong việc triệu tập hội nghị
Bình Than (1282) nhằm xác định phương hướng chiến lược chống ngoại xâm và tổ chức
bộ máy chỉ huy...
- Mở rộng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, biến quyết tâm của triều đình thành 0,25
quyết tâm của cả nước: Bằng uy tín chính trị của mình, ông đã tác động vào quyết định độc
đáo của nhà Trần là triệu tập hội nghị Diên Hồng. Từ đây, khối đoàn kết toàn dân được
xác lập.
- Biên soạn và phổ biến “Hịch tướng sĩ”, khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc, khí 0,25
thế quật cường của binh sĩ. Binh sĩ tự khắc vào tay mình 2 chữ “Sát Thát”.
* Ba lần lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của 0,25
quân Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước:
- Biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy đản binh chống trường trận, biết chớp thời cơ, biết 0,25

chuyển tình thế hiểm nghèo thành thuận lợi…
- Trong lần thứ nhất: ông là người đứng đầu một đạo quân bộ chặn đánh địch ở biên
giới phía Bắc, kiểm soát chặt chẽ mọi động tĩnh ở biên giới, có ý nghĩa rất quan trọng với
việc hoạch định chính sách chung của triều đình.
- Trong kháng chiến lần hai và lần ba: ông giữ chức “Quốc công tiết chế” thống lĩnh 0,25
quân đội.
2


Câu

3

Nội dung
+ Trong lần 2: Ông là người vạch ra kế hoạch chung, là tướng chỉ huy những trận
đánh quan trọng nhất (Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp), đưa ra các quyết định có ý
nghĩa chiến lược đúng đắn: Rút lui bảo toàn lực lượng, quyết tâm đánh trả đạo quân Toa
Đô từ Chiêm Thành đánh lên...
+ Trong lần 3: Ông là nhà chiến lược xuất sắc, tướng tổng chỉ huy thiên tài. Ông đã
đề ra kế hoạch chung: Rút lui chiến lược, thực hiện kế hoạch “thanh dã”, tiêu diệt thủy
binh và đoàn thuyền lương, uy hiếp liên tục buộc địch tháo chạy và đánh trận quyết định
trên sông Bạch Đằng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến...
* Trần Hưng Đạo là nhà lý luận quân sự thiên tài với “Binh thư yếu lược”, “Hịch
tướng sĩ”…đã vạch ra đường lối đánh giặc cho dân tộc. Trần Hưng Đạo còn là người có
tầm nhìn chiến lược trong xây dựng đất nước: Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế
sâu gốc bền rễ.
- Tư tưởng "lấy dân làm gốc" và đoàn kết dân tộc cùng những tư tưởng quân sự về
chiến tranh du kích, chiến tranh toàn dân của Anh hùng Trần Hưng Đạo đã được dân tộc ta
phát triển, vận dụng trong việc đánh giặc ngoại xâm ở những giai đoạn sau này. Những tư
tưởng chính trị và lý luận quân sự đó mãi mãi là những "viên ngọc sáng" trong suốt chiều

dài lịch sử của dân tộc ta...
Thành tựu nổi bật của văn hoá Đại Việt được biểu hiện như thế nào trong các
thế kỉ X – XV. Nguyên nhân của những thành tựu đó.
- Tư tưởng, tôn giáo

Điểm

0,5

3,0
0,75

+ Hệ tư tưởng Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính để duy trì trật tự, quan hệ trong
xã hội phong kiến, chi phối nội dung giáo dục và thi cử.
+ Phật giáo phổ biến sâu rộng trong tầng lớp thống trị và quần chúng nhân dân, ra
đời dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt và hệ thống chùa chiền khắp nơi trên đất nước.
-Đạo giáo hoà lẫn tín ngưỡng dân gian, nhiều đạo quán được xây dựng.
- Giáo dục, văn học, nghệ thuật
+ Giáo dục: lập Văn Miếu (1070), tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên (1075) đặt nền
móng cho nền giáo dục Việt Nam; quy chế thi cử được ban hành, nội dung thi cử mở rộng,
góp phần nâng cao dân trí;. dựng bia ghi tên Tiến sĩ.
+ Văn học dân tộc (chữ Hán, chữ Nôm) phát triển, thể loại phong phú, nội dung ca
ngợi đất nước...
+ Nghệ thuật: xây dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa Một Cột, tháp
Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chuông Qui Điền...; nhiều tác phẩm điêu khắc họa tiết độc đáo
như rồng mình trơn, bệ chân cột đá hoa sen...; âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như:
trống cơm, sáo, cồng chiêng...; ca múa, trò chơi dân gian được tổ chức rộng rãi.
- Khoa học – kĩ thuật
+ Có nhiều bộ sử ra đời như Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn
thư....; về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ...; Về quân sự có Binh thư yếu lược; về

chính trị có Thiên nam dư hạ; toán học có Đại thành toán pháp...
+ Chế tạo được súng thần cơ và thuyền chiến có lầu phục vụ trong chiến đấu, Thành
nhà Hồ được xem là thành tựu kĩ thuật quan trọng.
Nguyên nhân:
- Sự phát triển và ổn định về các mặt chính trị, kinh tế... của các triều đại Lý, Trần,
Lê tạo tiền đề cho các mặt giáo dục, văn học, phát triển…
- Các triều đại phong kiến đều quan tâm đến giáo dục, văn học và có những chính
sách tạo điều kiện cho các hoạt động này phát triển...
- Sự sáng tạo của nhân dân ta trong sản xuất, trong đấu tranh nhằm gìn giữ, bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc...

0,75

0,75

0,75

3


Câu
4

5

Nội dung
Tại sao đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thế kỉ XIX có điểm gì khác so với các cuộc
kháng chiến chống xâm lược thời kì trước?
*Nguyên nhân:

- CNTB phát triển à nhu cầu thuộc địa
- Các nước phương Đông trong tình trạng lạc hậu, ở VN... nhất là chính sách cấm
đạo của nhà Nguyễn tạo cớ cho Pháp xâm lược.
- Pháp chạy đua với Anh
* Điểm khác
- Bối cảnh thời đại: Chủ nghĩa tư bản đang thắng thế trên toàn thế giới, chế độ phong
kiến đang rơi vào khủng hoảng ,,,..
- Kẻ thù: Kẻ thù xâm lược mới của nhân dân Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế,
khoa học kĩ thuật cao hơn hẳn, đã hoàn thành cách mạng công nghiệp trải qua 300 năm
phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và đang từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai
đoạn độc quyền; tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa ...
- Giai cấp lãnh đạo: không còn phát huy tác dụng tích cực như các thời kì trước,
không quyết tâm đánh giặc.
- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chứng nhân dân, nhưng dẫn dẫn đã tách thành
một mặt trận riêng...
- Thời gian kéo dài nhưng không diễn ra cùng một lúc ở một nơi và bị xé lẻ với
những hướng đánh khác nhau.
- Kết quả: thất bại, giai cấp thống trị triều Nguyễn vẫn tồn tại sau khi đất nước nô lệ,
sẵn sàng đầu hàng Pháp để duy trì sự thống trị của mình, làm cho nhân dân mất niềm tin ở
giai cấp thống trị.
Đánh giá những đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đối với lịch
sử dân tộc. Nêu ý nghĩa của cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng DCTS
những năm đầu thế kỉ XX.
Đánh giá những đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đối với lịch
sử dân tộc: Thông qua những hoạt động của hai cụ Phan, ta thấy Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh có những đóng góp sau:
- Là những người đi tiên phong, tiêu biểu cho tầng lớp sĩ phu nho học trẻ thức thời,
vượt qua những hạn chế của giai cấp và thời đại, đảm đương sứ mệnh lãnh đạo phong trào
yêu nước ở VN đầu thế kỉ XX.
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những người tiêu biểu cho lớp người suốt

đời phục vụ tận tụy với sự nghiệp cứu nước, cứu dân, tiếp nhận khuynh hướng mới DCTS,
thử nghiệm một con đường cứu nước mới, khác hoàn toàn các cuộc đấu tranh của các sĩ
phu Cần Vương.
- Hai ông cũng là người đề xuất việc xây dựng một chế độ chính trị hoàn toàn mới ở
nước ta, không chấp nhận quay lại con đường phong kiến mà gpdt đi tới xã hội hoặc quân
chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa (mô hình thể chế tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ)
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã đề xuất những phương thức cứu nước mà
trong đó không chỉ đơn thuần là bạo lực vũ trang mà còn tiến hành bằng phương pháp dân
chủ, dân quyền, điều này ko có ở thế kỉ XIX. Họ cũng đề xuất thành lập tổ chức để lãnh
đạo phong trào gpdt, đây là điều hoàn toàn mới mẻ, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta.
- Họ cũng là những người đầu tiên xây dựng, sắp xếp, đào tạo cán bộ, liên kết với
lực lượng nước ngoài. Tư tưởng đoàn kết của cụ Phan rất đáng được nêu gương.
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh góp phần quan trọng làm chuyển biến phong
trào yêu nước ở nước ta từ yêu nước trên lập trường pk sang yêu nước trên lập trường
DCTS.

Điểm
3,0

0,5

0,5

0,25
0,5
0,5
0,25

0,5
3,0


0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25

4


Câu

6

7

Nội dung
Ý nghĩa của cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng DCTS những năm
đầu thế kỉ XX:
- Dù còn nhiều hạn chế, nhưng cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX đã tạo ra một
diện mạo mới của phong trào dân tộc Việt Nam, góp phần làm đoạn tuyệt chủ nghĩa yêu
nước phong kiến, chuyển sang yêu nước theo lập trường tư sản.
- Làm thay đổi căn bản tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa của chế độ ta. Từ đây,

ptdt VN chuyển sang một giai đọan mới, kết thúc vai trò lịch sử phong kiến, đặt ra cho
nhân dân ta phải lựa chọn một hướng đi khác.
- Khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX, trong khi chưa có một luồng tư tưởng chính trị
khác tiên tiến hơn thì tư tưởng dân chủ tư sản dù đã trở nên lạc hậu ở châu Âu nhưng đóng
vai trò là tư tưởng tiến bộ nhất ở nước ta. Vì thế, việc chuyển từ yêu nước trên lập trường
phong kiến sang yêu nước trên lập trường dân chủ tư sản là một biểu hiện mang tính cách
mạng.
- Các phong trào đấu tranh không thành công thể hiện sự bất lực của hệ tư tưởng tư
sản trong việc giải quyết nhiệm vụ của lịch sử đặt ra là giải phóng dân tộc. Sự nghiệp cứu
nước lâm vào một tình hình đen tối, tưởng như ko có đường ra. Đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải tìm một con đường mới.
Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc lại xác định con
đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản?
- Do tác động của bối cảnh thời đại mới
+ Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh sang chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn
càng gay gắt (đế quốc với đế quốc, đế quốc với thuộc địa, vô sản với tư sản) dẫn đến bùng
nổ chiến tranh thế giới, phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản.

Điểm
0,25

+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công, CNXH trở thành hiện thực, mở ra con
đường giải phóng theo khuynh hướng mới cho các dân tộc.
+ Quốc tế Cộng sản thành lập (3 – 1919) vạch ra phương hướng giải phóng cho các
dân tộc bị áp bức.
- Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
+ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, phong trào chống Pháp của nhân dân ta diễn ra sôi
nổi, liên tục theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản nhưng đều thất bại.
+ Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra con
đường cứu nước mới...

- Do trí tuệ thiên tài và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc
+ Người sớm tiếp cận tư tưởng dân chủ tư sản “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
+ Nhận thức được sự hạn chế của các nhà yêu nước tiền bối, khâm phục tinh thần,
lòng quả cảm nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
+ Người hướng tới phương Tây, ra đi tìm đường cứu nước để “xem họ làm như thế
nào về giúp đồng bào mình”.
+ Người bôn ba qua nhiều nước, vừa nghiên cứu lí luận cách mạng, vừa hoạt động
trong phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, khảo
nghiệm, so sánh để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
+ Giữa năm 1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, bản Luận cương đã giúp Người khẳng định con
đường giành độc lập, tự do của nhân dân ta.
+ Tháng 12 – 1920, Người quyết định bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản
và Đảng Cộng sản Pháp, Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có con đường nào khác hơn là con đường cách mạng vô sản”. Sự lựa chọn của Người phù
hợp với yêu cầu của dân tộc và xu thế thời đại.
Những thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong việc tiêu diệt quân phiệt Nhật

0,25

0,25

0,5

0,25

3,0

0,25


0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,50

0,25

3,0
5


Câu

Nội dung
trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của những thắng lợi đó đối với cách
mạng Việt Nam.
*Những thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong việc tiêu diệt quân phiệt Nhật
trong Chiến tranh thế giới thứ hai
- Tháng 10- 1944 đến tháng 8-1945, liên quân Anh-Ấn và Mỹ-Hoa phản công quân
Nhật ở Miến Điện, giành thắng lợi và giải phóng Miến Điện.
- Tháng 10-1944 đến tháng 6-1945, quân Mỹ đánh bại quân Nhật ở Philíppin và
chiếm lại nước này.
- Cuối năm 1944, Mỹ tiến hành ném bom ồ ạt xuống Nhật Bản, đánh chiếm các đảo

cực Nam của lãnh thổ nước này, tiêu diệt phần lớn lực lượng hải quân và không quân
Nhật, bao vây nước Nhật, cắt đứt đường biển của Nhật.
- Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân
Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 6 và 8-9-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagasaki của
Nhật. Nhật Bản buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (15-8-1945).
*Tác động của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam
- Trước các cuộc tiến công và thắng lợi của lực lượng Đồng minh, Nhật Bản buộc
phải tiến hành đảo chính Pháp (9-3-1945) để độc chiếm Đông Dương. Cuộc đảo chính đã
tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, quân phiệt Nhật trở thành kẻ thù chính của
nhân dân ta. Đảng Cộng sản Đông Đương đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước,
làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.
- Khi Nhật đầu hàng đồng minh, ở Đông Dương, chính quyền và quân đội Nhật tê
liệt. Chính phủ thân Nhật Trẩn Trọng Kim hoang mang cực độ. Quân Đồng minh chuẩn bị
vào Đông Dương, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.
- Mặt khác, quân Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương làm nhiệm vụ tước vũ khí
phát xít Nhật. Với bản chất đế quốc, chúng có thể dựng ra một chính quyền tay sai trái với
ý chí và nguyện vọng của dân tộc ta, bọn phản động trong nước cũng đang tìm cách “thay
thầy đổi chủ”. Đó chính là nguy cơ của cách mạng nước ta
Tình hình trên đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải xác định quyết tâm chiến lược
chính xác, nhằm tranh thủ thời cơ, khắc phục những nguy cơ, tiến hành Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương

Điểm

0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

0,5

6



×