Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên VINHX PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.23 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN VĨNH PHÚC- TỈNH VĨNH PHÚC

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
LỚP 10
Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
( Đề gồm có 1 trang)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1 ( 2,5 điểm). Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Vai trò của Lê – nin đối với thắng lợi của
Cách mạng tháng Mười.
Câu 2 ( 2,5 điểm). Ý thức bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Việt được thể hiện
như thế nào trong thế kỉ XIII. Thắng lợi của nhân dân ta thời kì này đã để lại bài học
lịch sử quan trọng nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
Câu 3 ( 3,0 điểm). Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần? Những biểu hiện
phát triển của Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời đó?
Câu 4 ( 3,0 điểm). Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong cuộc chiến đấu
làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884)? Suy nghĩ của em về
vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 5 (3,0 điểm). Những đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong
phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX (đến trước năm 1914)? Tại
sao cuộc vận động cứu nước của hai ông không thành công?
Câu 6 (3,0 điểm). Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác
động đến sự lựa chọn ấy.
Câu 7 (3,0 điểm). Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945.
Phát biểu suy nghĩ về việc bảo vệ hòa bình thế giới trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
--------Hết-------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh:……………………………….; Số báo danh:………………...
GV ra đề: Phùng Thị Ngọc Bích

SĐT: 0979305588


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
(Đáp án gồm 6 trang)
Câu
1

Nội dung
Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Vai trò của Lê – nin đối với thắng
lợi của Cách mạng tháng Mười.
a. Phân tích ý nghĩa:
- Cách mạng tháng Mười không chỉ giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân
lao động, mà còn giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thoát
khỏi gông xiềng nô lệ.
- Chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí giải phóng giai cấp
công nhân, mà còn là vũ khí giải phóng các dân tộc bị áp bức; làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi, dẫn tới sự
ra đời của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới.
- Thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh và mở ra con đường giải phóng cho các dân
tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng
phát triển rộng khắp các nước Á, Phi, Mĩ latinh, làm tan rã hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.


Điểm
2,5

0,25

0,25

0,5
0,5

b. Vai trò của Lê – nin:

2

- Lê – nin là người lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng
tháng Mười:

0,25

+ Người cùng Đảng Bônsêvic đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng
lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

0,25

+ Người đã soạn thảo Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối
chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN.

0,25

+ Người đã vạch kế hoạch, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê –

tơ – rô – grat, tuyên bố thành lập Chính phủ Xô viết.

0,25

Ý thức bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Việt được thể hiện như
thế nào trong thế kỉ XIII. Thắng lợi của nhân dân ta thời kì này đã để lại
bài học lịch sử quan trọng nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước hiện nay?
1. Ý thức bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta trong thế kỉ XIII
- Khái quát hoàn cảnh lịch sử, âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông –
Nguyên…- Trước nguy cơ bị xâm lược, với truyền thống yêu nước, tinh thần
quyết chiến quyết thắng… nhân dân ta đã luôn nêu cao ý thức bảo vệ độc lập
dân tộc…
+ Ý thức bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Đại Việt được thể hiện ở ý
thức xây dựng củng cố nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ, tạo tiềm lực bảo
vệ đất nước…( chính sách xây dựng nhà nước toàn diện về chính trị, kinh tế,
văn hóa, giáo dục… của nhà Trần; khoan thư sức dân…)

2,5

0.25

0,25


3

+ Thể hiện trong việc triều đình củng cố khối đoàn kết toàn dân: đoàn kết
trong nội bộ triều Trần…; đoàn kết trong tướng sĩ…,đoàn kết trong nhân
dân… từ đó tạo niềm tin cho nhân dân…

+ Thể hiện trong ý thức lãnh đạo nhân dân Đại Việt tổ chức chuẩn bị cho 3
lần đánh bại quân Mông Nguyên: tổ chức các hội nghị lớn, ra Hịch tướng sĩ,
tổ chức chiêu quân, diễn tập, chuẩn bị lương thảo…
+ Thể hiện trong việc triều Trần cùng nhân dân kiên quyết chiến đầu anh dũng
đánh quân Mông Nguyên: 3 lần kháng chiến với những chiến công vang dội…
những nghệ thuật quân sự độc đáo… gắn với những vị vua hiền tướng giỏi…
2. Bài học lịch sử quan trọng cho ngày nay:
- Kết hợp 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng tổ quốc và bảo vệ tổ quốc, huy động
sức mạnh toàn dân, giáo dục ý thức dân tộc, trách nhiệm cho mỗi người dân với
việc bảo vệ đất nước…
- Luôn chủ động, sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; xây dựng lực lượng
quân đội mạnh, tinh nhuệ; tăng cườn mối quan hệ với các nước trên thế giới
trên nguyên tắc “ giữ vững chủ quyền quốc gia”…
Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần? Những biểu hiện phát
triển của Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời đó?
1/ Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần?
-Chế độ phong kiến còn trong giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa có điều kiện trở

0.5
0.5
0.5

0,25
0.25
3,0
0,25

thành tư tưởng thống trị xã hội.
-Do ý thức tự chủ nên nhà nước phong kiến muốn tìm một hệ tư tưởng mới đối


0,25

trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc.
-Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời bắc thuộc, có nội dung phù hợp với

0,25

phong tục tập quán, tâm lí người Việt nên được dân ta tiếp thu và phát triển.
-Phật giáo có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với người đứng đấu triều Lý (Lý
Công Uẩn), do vậy có điều kiện phát triển.
-Các vị sư tăng thời Lý –Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm, yêu

0,25

nước thương dân, tâm huyết với thế sự…
2/ Biểu hiện về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội:
Chính trị:

0,25

+ Thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, Đại Việt sử kí toàn thư viết:
“Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập

0,5

mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức… cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở
kinh sư làm tăng”.
+ Nhiều nhà sư có tài, có đức được nhân dân tôn trọng, cùng với triều đình tham
gia bàn việc nước: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh…; Vị vua khai sáng nhà Lý cũng
là một nhà sư, Các vị vua thời Lý, Trần nhiều người tôn sùng đạo Phật và đi

tu…

0,25


Văn hóa:

0,5

+ Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lí nhà
Phật, chùa chiền mọc lên khắp nơi…+ Ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ trong
kiến trúc mà còn trong văn học… (VD), trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của
người dân…
+ Trần Nhân Tông – vị vua thời Trần trở thành vị Phật hoàng sáng lập trường

0,25

phái Trúc lâm tam tô riêng của Phật giáo Việt Nam tại Yên Tử, tồn tại tới ngày
nay.
Xã hội:

0,25

+ Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của nhân dân ta. Một
vị quan thời Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một… chỗ

4

nào có người ở thì đều có chùa thờ Phật”.
Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong cuộc chiến đấu làm

chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884)? Suy nghĩ của
em về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay?
1.Vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược ( 1858-1884):
- Tại Đà Nẵng và Gia Định: chủ động phối hợp với quan quân triều đình chống
Pháp… làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp… ( dẫn
chứng ).
- Tại Nam Kì:
+ Chủ động thành lập các đơn vị vũ trang, hình thành các trung tâm kháng
chiến chống Pháp, liên tục tiến công tiêu diệt địch… ( dẫn chứng )
+ Sử dụng nhiều biện pháp đấu tranh hiệu quả như dùng văn thơ, phong trào tị
địa… ( dẫn chứng )
+Gây cho Pháp nhiều khó khăn, lúng túng… ( dẫn chứng )
- Tại Bắc Kì:
+ Nhân dân lập tức chiến đấu khi quân Pháp kéo đến các địa phương…(dc)
+ Nghĩa quân Cờ Đen 2 lần lập chiến công ở Cầu Giấy… tạo thời cơ tiêu diệt
giặc…
=> Nhận xét: cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra kịp thời, chủ động, sáng
tạo, quyết liệt… góp phần làm chậm quá trình xâm lược của Pháp, gây cho
địch nhiều tổn thất nặng nề ngay cả khi triều đình Huế chủ trương cầu hòa,
đầu hàng từng bước…
2. Suy nghĩ về vai trò của nhân dân…
- Quan điểm của Đảng về vai trò của quần chúng nhân dân…
- Vai trò thực tế của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc hiện
nay…
Những đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong phong

3.0


0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5

0.25
0.25
3,0


5

6

trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Tại sao cuộc vận động cứu nước của hai
ông không thành công?
- Khái quát chủ trương cứu nước và những hoạt động cách mạng tiêu biểu
của hai ông:
+ Phan Bội Châu: chủ trương dựa vào Nhật chống Pháp giành độc lập dân tộc
bằng phương pháp bạo động; Những hoạt động tiêu biểu như năm 1904…,
1905-1908…
+ Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp chống chế độ phong kiến giành
tự do dân chủ bằng phương pháp ôn hòa...; Những hoạt động tiêu biểu như
ảnh hưởng tư tưởng cải cách duy tân của ông đã làm dấy lên phong trào cải
cách Duy tân ở Trung Kì và ĐKNT ở Hà Nội...
1. Những đóng góp của hai ông:
- Tìm tòi, thử nghiệm một khuynh hướng cứu nước mới cho dân tộc khi

PTCV thất bại, khi phương thức truyền thống đã không hoàn thành được sứ
mệnh lịch sử của mình đó là khuynh hướng DCTS...
- Đề xuất những hình thức đấu tranh mới: cải cách duy tân, lập hội, đấu tranh
vũ trang có liên kết...đây là những hình thức tiến bộ hơn so với giai đoạn
trước..
- Những hoạt động CM của hai ông đã thức tỉnh tinh thần dân tộc trong các
tầng lớp nhân dân, từ đó tập hợp được đông đảo lực lượng tham gia cách
mạng...
- Để lại những bài học kinh nghiệm quí báu về hoạt động cách mạng cho thế
hệ sau, đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc...
2. Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan: TD Pháp đã hoàn thành xong công cuộc xâm lược và bình
định Việt Nam...; con đường cứu nước DCTS tuy mới với VN nhưng đã bộc
lộ những hạn chế...
- Chủ quan: Do hạn chế trong nhãn quan chính trị...; cơ sở kinh tế xã hội ỏ
VN còn nhiều hạn chế: giai cấp tư sản, tiểu tư sản chưa ra đời...; các phong
trào diễn ra lẻ tẻ
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan
tác động đến sự lựa chọn ấy.
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng vô sản (khác với những con đường cũ: giải phóng dân tộc theo
các khuynh hướng phong kiến hoặc tư sản).
Những điều kiện khách quan và chủ quan:
- Tác động của thời đại mới: thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô
sản. Các mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa đế quốc phát triển gay gắt…; Cách
mạng Tháng Mười Nga thành công…; Quốc tế Cộng sản được thành lập…
Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lý luận và thực tiễn để lựa
chọn một con đường cứu nước đúng đắn.


0,25

0,25

0,5
0,5
0,25
0,25

0,5
0,5
3,0

0,75

0,75


7

- Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra
liên tục và anh dũng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong
kiến và tư sản đều không thành công. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối
tưởng như không có đường ra", đặt ra yêu cầu tìm một con đường mới.
- Do trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc: thấy được hạn chế
trong các con đường cứu nước của ông cha…, thấy các cuộc cách mạng tư
sản là "chưa đến nơi"; phân biệt rõ bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên
phạm vi quốc tế; phát hiện thấy trong Luận cương của Lênin "con đường giải
phóng cho chúng ta".
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939-1945. Phát

biểu suy nghĩ về việc bảo vệ hòa bình thế giới trong bối cảnh quốc tế hiện
nay.
1. Nguyên nhân chiến tranh TG thứ 2 : - Quy luật phát triển không đều của
chủ nghĩa đế quốc …nhất là về thị trường thuộc địa làm cho mâu thuẫn các
nước đế quốc ngày càng tăng
- Trật tự thế giới theo Vecxai- Oa sinh tơn không giải quyết được mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc …
- Hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ..chủ nghĩa phát xít ra đời Đức,
Italia, NB, các nước này ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh đòi
chia lại thế giới
- Thái độ dung dưỡng của phe tư bản, Mỹ, Anh, Pháp …ngày 1/9/1939 chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
2. Suy nghĩ ; - Hòa bình ngày nay là vấn đề toàn cầu đối với tất cả các dân tộc
trên thế giới bởi nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, các thế lực phản động khác
vẫn còn tồn tại ở khắp nơi trên thế giới…
- Chiến tranh, hòa bình tùy thuộc vào ý thức của mỗi dân tộc trên thế giới
nhất là những nước lớn, vì vậy sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới ngày nay
là sự nghiệp chung của toàn thế giới, mỗi dân tộc phải có ý thức bảo vệ hòa
bình, đoàn kết các lực lượng trên thế giới, lên án mọi hành động gây chiến
cho dù ở bất kỳ hình thức nào.
- Mỗi quốc gia dân tộc tập trung phát triển kinh tế xây dựng tiềm lực đất
nước vững mạnh về mọi mặt, giữ vững ổn định chính trị, cảnh giác trước mọi
âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc mình sẽ không còn chỗ để cho chiến tranh
xảy ra…
--------Hết-------

0,75

0,75


3,0

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,25

0,25



×