Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.93 KB, 4 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ
LỚP: 10
Thời gian: 180 phút

ĐỀTHI ĐỀ NGHỊ

(Đề gồm 01 trang)

Câu 1: (3,0 điểm)
Có đúng hay không khi nói rằng: Mỹ, Anh, Pháp phải chịu một phần trách nhiệm
khi để chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Theo em, hiện nay chúng ta cần làm gì để
bảo vệ hòa bình thế giới?
Câu 2: (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Con đường
cứu nước Người tìm cho dân tộc Việt Nam là con đường như thế nào?
Câu 3: (2,5 điểm)
Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) của nhân dân ta
dưới thời Trần. Phân tích nguyên nhân thắng lợi. Từ nguyên nhân thắng lợi của cuộc
khắng chiến chống Mông – Nguyên, rút ra bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay.
Câu 4: (3,0 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy chứng minh rắng văn hóa Đại Việt từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể
hiện tính dân tộc sâu sắc. Chúng ta cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống?
Câu 5: (2,5 điểm)
Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng
tháng Mười Nga đã tác động tới Cách mạng Việt Nam như thế nào?
Câu 6: (3,0 điểm)


Phân tích những nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858
đến 1884 của ta thất bại.
Câu 7: (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương bạo động cách mạng?
Điểm giống và khác nhau giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh là gì? Vì sao có sự khác nhau đó?
............ Hết.........
Người soạn: Trần Thị Thoan
SĐT 0938323998


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CAO BẰNG

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ
LỚP: 10
Thời gian: 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
Câu
(điểm)
1 (3,0
điêm)

2 (3,0
điêm)

3 (2,5
điêm)


(gồm 05 trang)
Nội dung

* Thủ phạm gây ra CTTG 2 là chủ nghĩa phát xít. Song nói: Mỹ, Anh, Pháp phải
chịu một phần trách nhiệm khi CTTG 2 bùng nổ là đúng.
* Giải thích:
- 1931-1937: CNPX ra sách bành trướng, xâm lược ra bên ngoài,....
- Trước tình hình đó, thái độ của các nước Mĩ, Anh, Pháp thờ ơ,...
+ Mỹ là nước giàu mạnh nhất nhưng lại thực hiện chính sách trung lập, không
can thiệp,...
+ Anh, Pháp vừa sợ sự nành trướng của CNPX, nhưng cũng chúa ghét CNCS nên
khi Liên Xô kêu gọi thành lập mặt trận chung chống phát xít thì Anh, Pháp đã
không liên kết,... mà còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít (Đỉnh cao là
Hội nghị Muynich,...)
 Mĩ, Anh, Pháp đã làm cho CNPX đẩy nhanh cho CTTG 2 bùng nổ nên
phải chịu một phần trách nhiệm.
* Để bảo vệ hòa bình thế giới: lên án các hành động đe dọa vũ lực hoặc sử dụng
vũ lực, nâng cao y thức giữ gìn hòa bình...
Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Con đường cứu nước
Người tìm cho dân tộc VN:
* Phân tích nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:
- Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết đối với nhân dân
Việt Nam: nhân dân VN bị bóc lột, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, cứu nước
trở thành nhiệm vụ bức thiết…
- Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu
nước mới: phong trào Cần vương, Yên Thế cuối XIX, dân tộc dân chủ đầu XX…
thất bại, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có con đường cứu nước mới.
- Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi giặc Pháp giải phóng đồng bào:
+ Gia đình, quê hương…
+ Sớm có ý chí đánh Pháp, khâm phục các vị tiền bối nhưng không tán thành con

đường cứu nước của họ.
+ Do được tiếp xúc với văn minh Pháp, muốn tìm hiểu thực hư khẩu hiệu Tụ doBình đẳng- Bác ái... ngày 5/6/1911, ra đi tìm đường cứu nước.
* Con đường cứu nước Người tìm cho dân tộc là con đường nào:
+ Là con đường CMVS, đi theo cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mac –
Lenin.
+ Đây là con đường cứu nước hoàn toàn mới, khác với các con đường truyền
thống: phong kiến, nông dân hay dân chủ tư sản mà các vị tiền bối đã lựa chọn
nhưng thất bại...
* Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) của nhân dân ta
dưới thời Trần:
- Thế kỉ XIII, nước Đại Việt phải 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên:
1258, 1285, 1287-1288.

Thang
điểm
0,5
0,5
0,5
1,0

0.5

0,5
0,5

1,0

1,0

1,0



4(3,0
điểm)

5 (2,5
điểm)

- Dưới sự chỉ huy của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và các vua Trần, cả
nước đứng dậy cầm vũ khí chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
- Với tnh thần “sát thát”, kế “thanh dã”, quân dân ta đã chủ động đối phó với mọi
âm mưu của giặc, bảo vệ vững chắc độc lập.
- Các thắng lợi quân sự tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây
Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
* Phân tích nguyên nhân thắng lợi:
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đập tan mưu đồ xâm lược của quân MN, bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Khẳng định sức mạnh của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
+ Góp phần bồi đắp thêm truyền thống đánh giặc
+ Góp phần ngăn chặn quân MN xâm lược Nhật và các nước phương Nam, mở
ra quá trình sụp đổ của đế chế Mông Cổ ở châu Á.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Đoàn kết đồng lòng...
+ Chuẩn bị chu đáo...
+ Lãnh đạo sáng suốt của Trần Quốc Tuấn và các vua Trần.
+ Nghệ thuật quân sự tài tình...
* Bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: dựng nước đi đôi
với giữ nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết…
Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực
rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc:

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị,
Phật giáo giữu vị trí quan trọng và phổ biến, đạo giáo hoàn vào tín ngưỡng dân
gian…
- Giáo dục: từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo
nhân tài. Năm 1070…
- Văn học chữ Hán phát triển, chữ Nôm ra đời…
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, sân khấu…
- Khoa học – kĩ thuật: có nhiều công trình, thành tựu…
Nhận xét: văn hóa Đại Việt thế kỉ X-XV đạt tới trình độ phát triển cao, toàn diện,
phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhưng vẫn
mang đậm tính dân tộc , gọi là văn hóa Thăng Long – Đại Việt.
* Để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống: khuyến khích các hoạt động văn hóa,
học tập, tìm hiểu, bảo tồn, gìn giữu, phát huy…
a, Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:
- Đối với nước Nga:
+ Đập tan ách áp bức bóc lột của Nga hoàng và tư sản Nga, đưa nhân dân lao
động Nga lên làm chủ đất nước.
+ Đưa nước Nga sang một chế độ mới XHCN công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đối với thế giới:
+ Làm cho CNTB không còn là hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào CMTG. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá
cho CMTG.
b, Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động tới Cách mạng Việt Nam:
- Thắng lợi của CM tháng Mười Nga đã tác động đến những người yêu
nước Việt Nam trên con đường đi tìm chân lí cứu nước, mà trước hết là đối với
Nguyễn Ái Quốc. Nhờ CM tháng Mười Nga mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với
chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn- con đường cách
mạng vô sản.

1,0


0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5


6 (3,0
điểm)

7 (3,0
điểm)

- Dưới tác động của CM tháng Mười Nga, cuộc đấu tranh của cách mạng Pháp và
phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa của Pháp (trong đó có Việt Nam) có mối
liên hệ mật thiết với nhau vì cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Pháp.
Những nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến
1884 của ta thất bại:
-Triều đình chọn phương pháp thủ hòa, nặng về phòng thủ

-Triều đình bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp (1860, 1873…)
-Triều đình lo bảo vệ quyền lợi dòng họ, kí các hiệp ước ngày càng bất lợi: 1862,
1874, 1883-1884.
- Nhân dân anh dũng đấu tranh nhưng thiếu lãnh đạo, đường lối đúng, bị triều
đình ngăn cản…
- Bộ phận văn thân sĩ phu yêu nước bị hạn chế bởi quan điểm phong kiến…
-Trước khi Pháp xâm lược, triều đình thi hành nhiều chính sách sai lầm…
* Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương bạo động cách
mạng:
- Phan Bội Châu là lãnh tụ tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc đầu
thế kỉ XX .
- Chủ trương bạo động đánh Pháp, dựa vào viện trợ của nước ngoài ( Nhật
Bản, Trung Quốc). “Cứu nước để cứu dân” .
- 1904: Lập hội Duy Tân và phong trào Đông Du. Mục đích đánh Pháp,
giành độc lập, thiết lập Quân chủ lập hiến .
- 1905-1908: Đưa HS sang du học tại Nhật. Năm 1908, Nhật- Pháp cấu kết
đàn áp phong trào.
- 6/1912: lập Việt Nam quang phục hội. MĐ: đánh Pháp, lập chế độ cộng
hòa .
- Kết quả: thất bại.
* Điểm giống và khác nhau giữa chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh:
- Điểm giống nhau:
+ Đều là những sĩ phu yêu nước tiến bộ, mong muốn cứu nước, cứu dân, thoát ly
hẳn tư tưởng trung quân.
+ Đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mục tiêu giải phóng dân tộc, đưa đất
nước theo con đường TBCN
+ Thu hút đông đảo nhân dân tham gia
+ Kết quả đều thất bại.
- Điểm khác nhau:

+ Phan Bội Châu: chủ trương bạo động, cứu nước rồi cứu dân, dựa vào viện trợ
bên ngoài (Nhật Bản và Trung Quốc) để đánh Pháp.
+ Phan Châu Trinh: phản đối bạo động và cầu viện. Ông chủ trương cải cách canh
tân đất nước để giành độc lập. Theo ông cứu dân rồi cứu nước, mong dựa vào
Pháp để đánh phong kiến hủ bại.
* Có sự khác nhau đó là vì:
- Việc tiếp nhận, nhận thức tư tưởng dân chủ tư sản của hai ông khác nhau.
- Yếu tố quê hương, truyền thống gia đình khác nhau.
........... Hết..........

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0

0,5

0,5

1,0



×