Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên CHU văn AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.23 KB, 5 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN
TỈNH LẠNG SƠN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 01 trang, gồm 07 câu)

Câu 1 ( 2,5 điểm)
Vì sao cuộc cách mạng tháng Mười Nga phải tiến hành qua hai giai đoạn: từ
cách mạng tháng Hai tiến lên cách mạng tháng Mười? Phân tích ý nghĩa của cách
mạng tháng Mười Nga?
Câu 2 (3,0 điểm)
Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân
Mông – Nguyên thời nhà Trần? Theo em nguyên nhân nào có thể được phát huy trong
thời đại xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 3 (2,5 điểm)
Hãy cho biết những đặc điểm về tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc ta giai đoạn từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV. Giải thích vì sao thời Lê Sơ, Nho giáo lại chiếm vị trí độc tôn?
Câu 4 (3,0 điểm)
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp ở Việt Nam (1858 – 1884).
Câu 5 (3,0 điểm)
Điểm giống và khác nhau giữa phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi
xướng và phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh khởi xướng.
Câu 6 (3,0 điểm)
Phân tích tình hình quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến quá trình tìm đường
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 7 (3,0 điểm)


Phát biểu suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai.
.....................HẾT.....................
Người ra đề

SĐT: 0985023199

Lương Ánh Tuyết


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ LỚP: 10
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa
theo thang điểm đã định.
Câu
Câu 1
2,5 điểm

Câu 2
3,0 điểm

Nội dung
Điểm
Vì sao cuộc cách mạng tháng Mười Nga phải tiến hành qua
hai giai đoạn: từ cách mạng tháng Hai tiến lên cách mạng
tháng Mười? Phân tích ý nghĩa của cách mạng tháng Mười
Nga?
Giải thích: nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng vì hoàn 0,5
cảnh nước Nga vào năm 1917 (kinh tế, chính trị, xã hội)=> xuất
hiện đồng thời hai tiền đề của hai cuộc cách mạng: cách mạng
DCTS và cách mạng XHCN

- Tiền đề của cách mạng DCTS: Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân 0,25
dân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng (nông dân, công
nhân, tư sản...với Nga Hoàng)
- Tiền đề của cách mạng XHCN: kinh tế TBCN có sự phát triển, 0,25
giai cấp vô sản mâu thuẫn với giai cấp tư sản; giai cấp vô sản
phát triển mạnh, tiếp thu học thuyết Mác và hình thành chính
đảng của mình là Đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin lãnh đạo...
* Ý nghĩa lịch sử:
0,5
+ Đối với nước Nga:
- CM tháng Mười đã mở ra một kỷ nguyên mới làm thay đổi
hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và các dân tộc được giải phóng, thoat khỏi mọi
gong xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của
mình.
- Lịch sử nước Nga bước sang trang mới: một chế độ xã hội mới 0,25
được thiết lập với mục đích cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc
lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng cho
người lao động.
+ Đối với thế giới:
0,25
- CM tháng Mười có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử
và cục diện thế giới. Thắng lợi của CM tháng Mười đã phá vỡ
trận tuyến của CNTB, làm cho nó không còn là một hệ thống
hoàn chỉnh bao trùm TG. Sự xuất hiện của nhà nước chuyên
chính vô sản đầu tiên trên TG đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập
với hệ thống TBCN.
- CM tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào
0,5

CMTG, mở ra con đường giải phóng cho g/c công nhân và các
dân tộc thuộc địa. Làm cho phong trào cách mạng ở các nước
phương Tây với phong trào GPDT ở các nước phương Đông có
mối quan hệ mật thiết với nhau chống kẻ thù chung là CNĐQ.
Những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống quân Mông – Nguyên thời nhà Trần? Theo em
nguyên nhân nào có thể được phát huy trong thời đại xây
dựng và phát triển đất nước hiện nay?


- Có nhiều vị tướng tài giỏi, kiệt xuất để chỉ huy cuộc kháng
chiến: vua Trần, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Nhật
Duật, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản,, Phạm
Ngũ Lão, Nguyễn Khoái...
- Đại Việt bộ máy nhà nước tập quyền được thống nhất cao độ dưới
sự chỉ đạo của quý tộc họ Trần, có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh

Câu 3
2,5 điểm

Câu 4
3,0 điểm

0,5

0,5

- Phát động được cuộc chiến tranh nhân dân, xây dựng thế trận
toàn dân đánh giặc...
- Nghệ thuật quân sự tài tình, độc đáo...đánh giặc bằng trí thông

minh, sáng tạo (dĩ đoản chế trường, tránh chỗ mạnh đánh chỗ
yếu, làm vườn không nhà trống, kết hợp chiến đấu giữa quân bộ
và quân thủy...)

0,5

- Khách quan: Quân Nguyên gặp một số khó khăn: mâu thuẫn và
chiến tranh trong nội bộ quý tộc Mông Cổ, phong trào đấu tranh của
nhân dân TQ=> làm chậm quá trình tiến công của quân giặc nhưng
không thể ngăn được bước chân xâm lược của chúng

0,5

* Yếu tố đoàn kết toàn dân có thể được tiếp tục phát huy trong
thời đại xây dựng và phát triển đất nước.
Hãy cho biết những đặc điểm về tôn giáo, tín ngưỡng của
dân tộc ta giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Giải thích vì
sao thời Lê Sơ, Nho giáo lại chiếm vị trí độc tôn?
Phật giáo
- Thời Lý- Trần phật giáo trở thành quốc giáo
- Nhà nước cho xây dựng nhiều chùa chiền, đúc chuông, tạc
tượng, cấp đất đai cho nhà chùa (VD cụ thể)
- Cuối thời Trần quá nửa dân chúng đi làm sư sãi
Nho giáo
- Nho giáo là hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống
trị, được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc
- Chi phối nội dung giáo dục và thi cử
- Thời Lê sơ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn
Đạo giáo: hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng dân gian: thờ cúng tổ tiên, thần tự nhiên, thờ các ạnh

hùng có công với đất nước, thờ thành hoàng…ngày càng phổ
biến
Thời Lê Sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn vì: thời kì này chế độ
phong kiến phát triển, bộ máy nhà nước được hoàn thiện, quyền
lực tập trung cao độ vào tay nhà vua vì thế giai cấp thống trị cần
có một hệ tư tưởng đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lực của mình.
Tư tưởng Nho giáo là hệ tư tưởng bảo vệ cho chế độ phong kiến
và quyền lực của nhà vua vì thế đã trở thành vị trí độc tôn.
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1858 – 1884).

0,5

Nguyên nhân chủ quan:
+ Triều đình chọn phương pháp chủ hòa, nặng về phòng thủ
Triều đình bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp (1860, 1873…)
+ Triều đình lo bảo vệ quyền lợi dòng họ, kí các hiệp ước ngày
càng bất lợi: 1862, 1874, 1883-1884.
+ Nhân dân anh dũng đấu tranh nhưng thiếu lãnh đạo, đường lối
đúng, bị triều đình ngăn cản…

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5


Câu 5
3,0 điểm

+ Bộ phận văn thân sĩ phu yêu nước bị hạn chế bởi quan điểm
phong kiến
Nguyên nhân khách quan: thực dân Pháp là một đế quốc mạnh
trên thế giới. Lúc này các nước châu Á đều lầm vào sự khủng
hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, kinh tế, quân sự yếu
kém, xã hội không ổn định...vì thế bị thực dân xâm lược và biến
thành thuộc địa cũng là điều khó tránh khỏi.
Điểm giống và khác nhau giữa phong trào Đông Du do Phan
Bội Châu khởi xướng và phong trào Duy Tân do Phan Châu
Trinh khởi xướng.

0,5
0,5

Giống nhau:
1,0
Nổ ra ở đầu thế kỉ XX, là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh lịch sử bấy
giờ
Lãnh đạo: văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ...

Mục tiêu cuối cùng: cứu nước, cứu dân, đưa đất nước theo con đường
TBCN.
Kết quả: Thất bại
Khác nhau:
0,5
-Về xác định kẻ thù và mục tiêu trước mắt:
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông Du xác định kẻ thù là thực dân
Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu
đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân coi chế độ phong kiến thối
0,5
nát là kẻ thù trước mắt, mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu nên chủ trương
đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước.
-Về phương pháp và hình thức đấu tranh:
0,25
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông du tiến hành theo đường lối vũ
trang, bạo động, cầu viện nước ngoài, dựa vào Nhật để đánh Pháp.
+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân lại phản đối bạo động và 0,25
cầu viện nước ngoài, chủ trương dựa vào Pháp để cải cách, canh tân
đất nước rồi mới đánh Pháp.
-Về cơ sở xã hội:
0,25
+ Phan Bội Châu và phong trào Đông Du: dựa vào tầng lớp trên, quan
lại cũ, những người giàu có.
+ Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân dựa vào tầng lớp dưới, 0,25
những người nghèo khổ đặc biệt là những người nông dân.

Câu 6
3,0 điểm


Phân tích tình hình quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến
quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
* Tình hình Quốc tế:
- Là lúc CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN=> nảy sinh những mâu
thuẫn gay gắt:
+ Đế quốc >< Đế quốc=> các cuộc chiến tranh đế quốc nổ ra
+ Đế quốc>< thuộc địa=> phong trào gpdt
+ TS>< Vô sản=> phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
- Sự thắng lợi của CM tháng 10 Nga=> mở ra thời đại mới trong lịch
sử nhân loại, cuộc cách mạng này đã giải phóng nhân dân Nga và
nhân dân các thuộc địa của Nga=> Chứng tỏ rằng CN Mac-Lenin
không chỉ là công cụ giải phóng giai cấp mà còn là công cụ giải phóng
dân tộc.
- Năm 1919 Quốc tế cộng sản được thành lập. Cuối năm 1920 quốc tế
cộng sản đã thông qua bản luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lê-nin.
* Tình hình trong nước:

0,5

0,5

0,5
0,5


- VN trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, mâu thuẫn dân tộc ngày
càng gay gắt đó là mâu thẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với
thực dân Pháp xâm lược=> nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và
phong kiến tay sai.

- Ngay từ khi Pháp mới xâm lược, các phong trào đấu tranh chống 0,5
Pháp đã bùng nổ: phong trào nông dân, phong trào dưới ngọn cờ
phong kiến (Cần Vương), phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư
sản của PBC, PCT… nhưng đều thất bại.
=> Điều đó chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong 0,5
kiến hay CNTB, cách mạng VN đang lâm vào khủng hoảng về đường
lối và lãnh đạo=> yêu cầu tìm con đường cứu nước mới

Câu 7
3,0 điểm

Phát biểu suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh thế
giới thứ hai.
+ Nêu khái lược về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai: 70
quốc gia bị lôi cuốn vào vòng chiến, 60 triệu người chết, 90 triệu
người bị tàn phế, nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế...bị
phá hủy...
+ Suy nghĩ thể hiện thái độ lên án chiến tranh, bảo vệ hòa bình,
an ninh thế giới, liên hệ với trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc
chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình...
………..HẾT………

1,5

1,5



×