Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.37 KB, 9 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
NĂM 2016
TỈNH QUẢNG NINH
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề này có 01 trang, gồm 07 câu)
Câu 1 (2.5 điểm)
Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Lênin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười?
Câu 2 (2.5 điểm)
Em hiểu thế nào là “Hào khí Đông A”? Hào khí Đông A được thể hiện
như thế nào trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhà nước Đại Việt?
Theo em tinh thần của hào khí Đông A cần được phát huy như thế nào trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay?
Câu 3 (3.0 điểm)
Trình bày những biểu hiện của sự phát triển Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê,
Lý, Trần. Tại sao Phật giáo phát triển cực thịnh trong giai đoạn này.
Câu 4 (3.0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử trong phong trào kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh câu nói của
Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây”.
Câu 5 (3.0 điểm)
Từ phong trào yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh hãy rút
ra những đặc điểm của phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng
dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX?
Câu 6 (3.0 điểm)
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi theo khuynh
hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy.
Câu 7 (3.0 điểm)


Hãy làm rõ tác động của hai sự kiện: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
(9/1939) và quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8/1945) đến cách mạng
Việt Nam.
.....................HẾT................

1


Câu
1

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ
LỚP: 10
Nội dung
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với nước Nga:
+ Một kỉ nguyên mới được mở ra, làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất
nước và số phận hàng triệu người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử
nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động… đứng lên làm chủ
đất nước và vận mệnh của mình.
+ Lịch sử nước Nga đã sang trang: một chế độ xã hội mới… đó chính là
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới:
+ CMT10 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế
giới. Thắng lợi của CMT10 đã phá vỡ trận tuyến của CNTB, làm cho nó
không còn là 1 hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới…
+ Cách mạng tháng Mười cổ vũ mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào cách
mạng của giai cấp công nhân quốc tế, cung cấp cho phong trào cách
mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá…

+ Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phong dân tộc
ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thực tiễn của CMT10 mở ra con
đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đấu tranh
theo khuynh hướng vô sản và khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp
vô sản.
+ Cách mạng tháng Mười gắn kết phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa và phong trào công nhân ở các nước tư bản trong cuộc
đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, dưới sự chỉ đạo
chung của Quốc tế Cộng sản.
* Vai trò của Lê-nin: (HS phải nêu được 1 số ý cơ bản sau)
- Lê-nin là linh hồn của cuộc cách mạng tháng Mười, là người lãnh đạo
trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười.:
+ Trong giai đoạn chuẩn bị, trong thời điểm phát động khởi nghĩa và
ngay sau khi giành được chính quyền, Lê-nin đã nhạy bén, sáng suốt
trong việc phát triển lý luận, điều chỉnh những hoạt động thực tiễn cho
phù hợp với từng bước phát triển của cách mạng.
+ Lê-nin soạn thảo Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối
chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN…Lê-nin vạch kế
hoạch, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grat, tuyên
bố thành lập Chính phủ Xô viết

Điểm
1.5

0.25

0.25

0.25


0.25

0.25

0.25

1.0
0.5

0.25

0.25

2


2

3

* “Hào khí Đông A” hay là “Hào khí thời Trần” – tức khí thế chống
giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần, vì chữ “Trần” có thể đọc theo
lối triết tự là “Đông A”.
* Biểu hiện của Hào khí Đông A:
- Khái quát: Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất
nước dưới thời Trần. Quân Mông – Nguyên đã ba lần đánh xuống nước
ta (vào các năm 1258, 1285, 1288). Dưới sự chỉ huy của các vị vua cùng
các tướng giỏi…đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn, cả
nước đứng dậy cầm vũ khí chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc.
- Biểu hiện:

+ 1282, nhà Trần triệu tập hội nghị Bình Than, hội nghị của quý tộc và
tướng lĩnh các cấp trong triều đình, thắt chặt khối đoàn kết từ tầng lớp
trên trong xã hội. 1285, hội nghị Diên Hồng tạo cơ sở vững chắc để xây
dựng khối đoàn kết toàn dân,
+ Những câu nói nổi tiếng thể hiện tinh thần yêu nước: Lời Hịch của
Trần Hưng Đạo có đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn…. nguyện xin
làm”; câu nói Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ
đừng lo”…. càng khẳng định cho chí khí Đại Việt, cho hào khí Đông A.
+ Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông –Nguyên dày xéo, bộ
chỉ huy kháng chiến có lúc bị kẹp giữa 2 “gọng kìm”, nhưng với tinh
thần “SÁT THÁT”, thực hiện kế “Thanh dã” đã đánh bại quân xâm
lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
+ Các chiến thắng tiểu biểu…. trong đó chiến thắng Bạch Đằng vang
dội, mãi đi vào lịch sử như biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất
khuất của dân tộc….
*Tinh thần của hào khí Đông A cần được phát huy trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay:
- Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng
kinh tế và bảo vệ bờ cõi lãnh thổ quốc gia (liên hệ về quyết tâm bảo vệ
chủ quyền biển Đông)
- Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết người Việt cần đề
cao lòng tự tôn và tự hào dân tộc…
- Là học sinh, cần có ý thức trách nhiệm trong rèn ý thức đạo đức, trau
dồi tri thức khoa học để trở thành công dân có ích…

0.25

* Những biểu hiện của sự phát triển Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê,
Lý, Trần
- Chính trị:


2.0

1.5
0.25

0.5

0.25

0.25

0.25
0.75
0.25

0.25
0.25

3


4

+ Thế kỉ X, bộ máy nhà nước ở trung ương, giúp việc cho Vua là 3 ban:
văn ban, võ ban và tăng ban. Các nhà sư được triều đình coi trọng, được
tham gia vào việc nước: sư Vạn Hạnh, sư Đỗ Thuận, sư Ngô Chân
Lưu…
+ Thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo.
+ Các vị vua thời Lý, Trần nhiều người tôn sùng đạo Phật, vị vua khai

sáng nhà Lý cũng xuất thân là một nhà sư, vua Trần Nhân Tông sau khi
làm Thái Thượng Hoàng đã lập ra dòng thiền Trúc Lâm.
- Văn hóa:
+ Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lí
nhà Phật, chùa chiền mọc lên khắp nơi…
+ Trần Nhân Tông – vị vua thời Trần trở thành vị Phật hoàng sáng lập
trường phái Trúc lâm riêng của Phật giáo Việt Nam tại Yên Tử, tồn tại
tới ngày nay.
+ Ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ trong kiến trúc mà còn trong văn
học, trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của người dân…
-Xã hội:
+ Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của nhân
dân ta. Một vị quan thời Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng
chiếm một… chỗ nào có người ở thì đều có chùa thờ Phật”
* Nguyên nhân Phật giáo phát triển cực thịnh:
- Chế độ phong kiến còn trong giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa có điều
kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội. Cùng với ý thức tự chủ nên nhà
nước phong kiến muốn tìm một hệ tư tưởng mới đối trọng với hệ tư
tưởng Nho giáo của Trung Quốc.
- Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có nội dung phù
hợp với phong tục tập quán, tâm lí người Việt nên được dân ta tiếp thu
và phát triển.
- Phật giáo có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với người đứng đấu triều Lý
(Lý Công Uẩn), do vậy có điều kiện phát triển.
- Thời Lý - Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm, yêu nước
thương dân, tâm huyết với thế sự…
Khi bị Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực khẳng khái nói:
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”. Trước khi chết, ông đã khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp
đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước của

nhân dân ta đã chứng minh điều đó:
- Mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ

0.25

0.25
0.25

0.25
0.25

0.25

0.5
1.0
0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

0.5
4


súng xâm lược Đà Nẵng (9/1858), nhân dân đã anh dũng chiến đấu, phối
hợp với quân đội triều đình, thực hiện sách lược “vườn không nhà
trống” gây cho địch nhiều khó khăn… Cuộc chiến đấu của nhân dân Đà

Nẵng đã làm cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân
Pháp bước đầu bị thất bại.
- Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định các đội 0.5
nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch buộc Pháp
phải phá hủy thành rút xuống chiến tàu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng
nhanh” của địch bị thất bại hoàn toàn, chúng buộc phải chuyển sang kế
hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Tại miền Đông Nam Kì:
+ Khi Pháp mở rộng chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, các toán
nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy chiến đấu rất 0.25
dũng cảm và lập nhiều chiến công. Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa
quân đốt tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Nhật Tảo…
+ Sau khi triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), bất chấp lệnh bãi
binh của triều đình, phong trào chống Pháp của nhân dân tiếp tục dâng 0.25
cao, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1862-1864), phong
trào “tị địa”…
- Tại miền Tây Nam Kì
+ Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, một số nhà nho tìm đường
ra Bình Thuận nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nhiều cuộc 0.25
đấu tranh vũ trang như Phan Tôn, Phan Liêm, chỉ huy nghĩa quân của
Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...
+ Đấu tranh của các nho sĩ như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, 0.25
Phan Văn Trị đã dùng ngòi bút của mình tố cáo quân cướp nước.
- Tại Bắc Kì
+ 100 binh lính dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh
dũng và hy sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và 0.25
con trai là Nguyễn Lâm đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội.
Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai vì
không giữ được thành.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì đã chiến đấu kiên cường, phục

kích tiêu diệt địch làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (21/12/1873) và 0.25
lần 2 (19/5/1883). Trong những năm 1883-1884, khi Pháp đánh vào
Thuận An và chiếm Huế, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục duy trì, phát
triển ở Bắc Kỳ…
- Kết luận: Cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra kịp thời, chủ động, 0.25
5


5

6

sáng tạo, quyết liệt…góp phần làm chậm lại quá trình xâm lược của
Pháp, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề ngay cả khi triều đình Huế
chủ trương cầu hòa, hèn nhát, đầu hàng từng bước…Cuộc kháng chiến
thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của
nhân dân ta… Đúng như câu nói của Nguyễn Trung Trực…
* Đặc điểm:
- Khái quát: Đầu thế kỷ XX, trước những ảnh hưởng của tư tưởng dân
chủ tư sản từ bên ngoài được truyền bá vào Việt Nam, các sĩ phu tiến bộ
đã từ bỏ con đường phong kiến, đi theo khuynh hướng cách mạng
mới… Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, do
vậy, có những nét mới khác trước, theo khuynh hướng dân chủ tư sản,
tiêu biểu phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…
- Mục tiêu: đánh Pháp giành độc lập, chống phong kiến xây dựng một xã
hội mới… (Phân tích mục tiêu phong trào của Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh…)
- Động lực và lãnh đạo: động lực của phong trào mở rộng hơn trước,
gồm đông đảo quần chúng nhân dân: nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công
nhân, văn thân, sĩ phu có tư tưởng mới, binh lính. Lãnh đạo là các sĩ phu

yêu nước tiến bộ với tư tưởng dân chủ tư sản.
- Quy mô, phạm vi, hình thức, phương pháp đấu tranh: Phong trào có
quy mô rộng lớn khắp cả nước thậm chí ở cả nước ngoài như phong trào
Đông Du ở Nhật, hoạt động của Việt Nam quang phục hội ở Trung
Quốc… Với nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh: vũ trang, đấu
tranh chính trị, ngoại giao, cải cách xã hội, mở trường dạy học…
- Có nhiều xu hướng khác nhau do tiếp thu luồng tư tưởng mới không
đều. Tuy nhiên, các xu hướng này không đối lập nhau, mà hỗ trợ nhau,
thúc đẩy nhau tiến bộ. Tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội
Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh. Cả hai đều nhằm mục
tiêu chung là đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc.
- Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu XX, diễn ra sôi nổi,
gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Do hạn chế về giai cấp và thời
đại, thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với một đường lối cách
mạng đúng đắn nên thất bại. Nhưng đã chứng tỏ tinh thần yêu nước bất
khuất của dân tộc Việt Nam… và có những đóng góp to lớn đối với sự
phát triển của lịch sử dân tộc.
* Lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc:
- Tháng 7/1920, NAQ đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa” của Lenin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc

3.0
0.5

0.5

0.5

0.5


0.5

0.5

0.5
0.5
6


7

đi theo khuynh hướng vô sản.
* Những điều kiện khách quan tác động tới sự lựa chọn đó:
- Tác động của thời đại mới: thời đại CNĐQ và Cách mạng vô sản. Cuối
thế kỉ XIX – đầu XX, CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN, những mâu
thuẫn nội tại bùng nổ gay gắt… Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành
công, chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực, chủ nghĩa Mac-Lê-nin được
truyền bá rộng rãi khắp nơi…
→ Thời đại đầy biến động trên đây giúp NAQ nghiên cứu lí luận và
khảo sát thực tiễn để xác định một con đường cứu nước đúng đắn.
- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc VN: Đến đầu
thế kỉ XX, sự nghiệp cách mạng như “trong đêm tối không có đường
ra”, đặt ra yêu cầu cần tìm con đường mới…
* Điều kiện chủ quan:
- Nhờ thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén của NAQ:
+ NAQ thấy được những hạn chế trong con đường cứu nước của những
lớp người đi trước, thấy được các cuộc cách mạng theo khuynh hướng
dân chủ tư sản đều “chưa tới nơi” nên quyết tâm đi tìm con đường cứu
nước mới.
- Người không chỉ tới một quốc gia mà đã khảo sát trên phạm vi nhiều

quốc gia và châu lục trên thế giới. Đây là quá trình khảo sát thực tiễn,
tìm hiểu lí luận cách mạng, nhờ vậy mà Người đã xác định được:
+ Phân biệt bạn thù của cách mạng VN trên phạm vi thế giới…
+ Khẳng định sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc là phải tự lực
cánh sinh, dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình chứ không nên
trông chờ vào ai.
+ Tìm thấy trong lí luận của Lenin một con đường giải phóng cho dân
tộc VN: con đường CMVS…
* Sự kiện Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939) tác động đến
cách mạng Việt Nam:
- Sự kiện: Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngày
3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ.Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức, chính phủ Pêtanh làm tay sai cho Đức.
- Tác động:
+ Ở Đông Dương, thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng
cường vơ vét bóc lột nhân dân và đàn áp cách mạng, đẩy nhân dân ta
vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế.
+ Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

1.0
0.25

0.25
0.5

1.5
0.25
0.25

0.25


0.25
0.25

0.25
1.0

0.25

0.25

0. 5
7


Đông Dương họp tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) chuyển hướng đấu
tranh cách mạng của Đảng – đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hang
đầu.
* Sự kiện quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8/1945) tác
động đến cách mạng Việt Nam:
- Sự kiện:
+ Đầu tháng 8/1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí
của quân đội Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương. Để uy hiếp Nhật
Bản, ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống
Hirôsima và Nagasaki. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật
Bản.
+ Trưa 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không
điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Tác động đến Việt Nam:
+ Ở Đông Dương quân Nhật rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim

hoang mang cực độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi
nghĩa đã đến.
+ Ngay từ ngày 13/8/1945, khi nhận được những thông tin về việc Nhật
Bản sắp đầu hàng. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức
thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính
thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở
Tân Trào (Sơn Dương- Tuyên Quang). Thông qua kế hoạch lãnh đạo
toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về
chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.
+ Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội Quốc dân Tân Trào tán thành
chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của
Việt Minh và cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã
chớp thời cơ nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày
2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc
Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành
lập. Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Kỷ nguyên
độc lập, tự do.

2.0

0.25

0.25

0.5

0.25


0.25

0.25

0.25

Người ra đề: Vũ Thị Dung – 0972 247130
Giáo viên ra đề
8


Vũ Thị Dung

9



×