Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên hòn GAI QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.38 KB, 14 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

LẦN THỨ XII

MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10

TRƯỜNG THPT HÒN GAI

Thời gian làm bài: 180 phút

TỈNH QUẢNG NINH

(Không kể thời gian giao đề)

(Đề này có 02 trang, gồm 07 câu)
Câu 1 (2,5 điểm)
Em hãy cho biết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như
thế nào tới cách mạng thế giới.
Câu 2 (2,5 điểm)
Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống giặc của quân dân Đại Việt
được thể hiên như thế nào qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên (thế kỉ XIII)?
Câu 3 (3,0 điểm)
Em hãy chứng minh nền văn hoá Đai Viêt thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ phong
phú, đa dang và mang đậm bản sắc dân tôc. Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm
gì để gìn giữ và phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam?
Câu 4 (3,0 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử đã học về phong trào kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chững minh câu nói của
Nguyễn Trung Trực “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người


Nam đánh Tây”.
Câu 5 (3,0 điểm)
Trong cuốn Phan Bội Châu niên biểu có viết: “ Trông bánh xe trước đã đổ,
thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công”. Thông qua hoạt
động của Phan Bôi Châu, em hãy làm rõ nhận định trên?

Câu 6 (3,0 điểm)


Tai sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Em hãy xác định mốc
thời gian bắt đầu và kết thúc hành trình cứư nước của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 7 (3,0 điểm)
Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuôc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Theo em, cuộc chiến đó đã để lại
những bài học kinh nghiệm như thế nào trong việc bảo vệ và gìn giữ hoà bình, an
ninh thế giới hiện nay.

.....................HẾT.....................
Người ra đề
(Ký, ghi rõ Họ tên - Điện thoại liên hệ)
Vũ Thị Bảo Yến – Điện thoại liên hệ 0946639588

HƯỚNG DẪN CHẤM


MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 10
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang
điểm đã định.
Câu


1

Nôi dung

Em hãy cho biết những ảnh hưởng của cuộc

Điểm

2,5

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tới cách mạng
thế giới.
- Sự xuất hiện nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới đánh

0,5

dấu mốc lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại- thời kì
hiện đại- thời kỳ đấu tranh quyết liệt của nhân dân lao
động và các dân tộc thuộc địa đấu tranh chống lại ách
thống trị của CNĐQ, xây dựng xã hội mới công bằng, dân
chủ ,văn minh
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới
- Mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và

0,25
0,25

các dân tộc thuộc địa
- Đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mĩ


0,25

Latinh, Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kỳ mới
+ Giúp những người yêu nước chân chính ở nhiều nước

0,25

thuộc địa tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo ánh
sang của Cách mạng tháng Mười - Con đường giải phóng
dân tộc gắn liền giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH
+ Kết nối phong trào giải phóng dân tộc ở các nuớc thuộc

0,25

địa và phong trào vô sản ở các nước tư bản trong cuộc đấu
tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Phong trào giải
phóng dân tộc trở thanh một bộ phận cách mạng thế giới.
+ Sau Cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân

0,25

tộc theo khuynh hướng vô sản đã bùng nổ ở 1 số nước
(Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên….)
+ Tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho phong

0,5


trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển

Kẻ thù suy yếu
Nước Nga Xô viết trở thành chỗ dựa vững chắc cho
nhân dân các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh
2

chống CNĐQ
Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống

2,5

giặc của quân dân Đại Việt được thể hiên như thế nào
qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên (thế kỉ XIII)?
* Bối cảnh lịch sử
Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất

0,25

nước dưới thời Trần,nhân dân Đại Việt phải đương đầu
với đội quân xâm lươc vô cùng hùng mạnh và hung hãn –
quân Mông Nguyên (1258-1288)
Dưới sự chỉ đao của các vị vua Trần cùng hàng loạt các vị

0,25

tướng tài giỏi như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,
Trần Nhật Duât…. Đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần
Quốc Tuấn, toàn dân, toàn quân đã đứng lên quyết tâm
chiến đấu với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí quyết
chiến quyết thắng, đánh tan 3 lần quân Nguyên xâm lược.
* Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giăc

Nhà Trần tổ chức hôi nghi Bình Than (1282)và hội nghị

0,25

Diên Hồng (1285), qua đó thắt chặt quyết tâm chống giặc
trong toàn quân, toàn dân, tạo nên sức mạnh tinh thần cho
kháng chiến thắng lợi; là biểu hiện cao nhất của sự thống
nhất, đoàn kết toàn dân; là cội nguồn sức mạnh tạo nên
mọi chiến thắng.
Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân nhà Trần thể
hiện ở nhiều hành động:
+ Ý kiến của thái sư Trần Thủ Độ “ Đầu thần chưa rơi

0,25

xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
+ Trần Quốc Tuấn

0,5

“ Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước
đã”


“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau
như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ hận chưa lột da, ăn gan,
uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội
cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngưạ ta cũng cam lòng”.
Bài Hịch đã thổi bùng ngọn lửa căm thù, lòng quyết tâm
giết giặc của quân dân ta

+ Trần Trọng Bình “ Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn

0,25

làm vuơng đất Bắc”
- Kinh thành Thăng Long 3 lần bị vó ngựa quân Mông –

0,5

Nguyên dày xéo, bộ chỉ huy kháng chiến có lúc bị kèm
giữa 2 “gong kìm” nhưng với tinh thần “ Sát Thát”, thực
hiện đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo: tổ chức
kháng chiến lâu dài, chủ động phòng ngự, kháng chiến
toàn dân, thực hiện kế “thanh dã” đánh vào điểm yếu nhất
của địch và chớp thời cơ tiến công, mở trận đánh có tính
quyết chiến chiến lươc. Nhờ thế quân và dân Đại Việt đã
đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lâp dân
tộc.
Chiến thắng Bạch Đằng vang dội (1288) đã đi vào lịch sử

0,25

như mốc son chói lọi, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống giặc Nguyên – Mông và trở thành biểu tượng của
truyền thống yêu nước bất khuất kiên cường của dân tôc
3

Việt Nam.
Em hãy chứng minh nền văn hoá Đai Viêt thời


3,0

Lý, Trần, Hồ, Lê sơ phong phú, đa dang và mang đậm
bản sắc dân tôc. Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm
gì để gìn giữ và phát triển nền văn hóa truyền thống
của dân tộc Việt Nam?
a. Văn hoá Đại Việt thời Lý-Trần-Hồ-Lê sơ phong
phú, đa dang, đậm đà bản sắc dân tộc
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, trải qua các triều đai Lý,
Trần, Hồ,Lê sơ, nhân dân Đại Việt đã phát huy mọi khả
năng để xây dựng một nền văn hoá phong phú, đa dạng,

0,25


mang đậm bản sắc dân tộc. Điều đó thể hiện ở các thành
tựu trên các lĩnh vực:
* Tư tưởng, tôn giáo
- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta

0,5

từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển
+ Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng
bước nâng cao
+ Phật giáo thấm sâu vào đời sống tinh thần của nhân
dân, được giai cấp thống tri tôn sung
+ Đạo giáo được truyền bá trong nhân dân và hoà lẫn
với các tín ngưỡng dân gian.
- Tục thờ cúng các anh hùng có công với làng nước, thờ


0,25

cúng tổ tiên được phổ cập.
* Giáo dục
- Xây dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám

0,25

- Mở khoa thi để tuyển chọn quan lại
* Văn học
- Văn học chữ Hán, Nôm rất phát triển: Nam Quốc Sơn

0,25

Hà (Lý Thường Kiêt), Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Bạch Đằng Giang Phú (Trương Hán Siêu) hay Bình Ngô
Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm (Lê Thánh
Tông)….
* Nghệ thuật
Nghệ thuât kiến trúc, điêu khắc phát triển mang đậm

0,25

phong cách tôn giáo ( Nho giáo, Phật giáo)
- Kiến trúc:

0,25

+ Phong cách Nho giáo: Hoàng thành Thăng Long (thời

Lý), thềm điện Kính Thiên (thời Trần), thành nhà Hồ, bia
Tiến sĩ (thời Lê)
+ Phong cách Phật giáo: chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên,
chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh
Lâm….
* Khoa học kĩ thuật
Phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực: Sử học, Địa lý,
Khoa học quân sự, Y học, Toán học……..

0,25


=> Từ thế kỷ X-XV, trên cơ sở nền văn minh Văn Lang-

0,25

Âu Lạc cùng với sư ảnh hưởng của những yếu tố bên
ngoài trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân Đại Việt
vẫn xây dựng đươc một nền văn hoá dân tộc phong phú,
đa dạng vừa mang đậm tính bản địa lại vừa tiếp nhận ảnh
hưởng của nền văn hoá của các nước xung quanh. Văn
hoá Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ,Lê sơ là cơ sở cho các
thành tựu văn hoá của các giai đoạn tiếp theo.
b. hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để gìn giữ và phát triển

0,5

nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
Học sinh nêu được những ý kiến cá nhân có tính thuyết
phục về một số việc cụ thể, thiết thực mà thế hệ trẻ Việt

Nam cần phải làm để giữ gìn văn hoá truyền thống dân
tộc ví dụ: phải nâng cao ý thức tự giác, thực sự thấy được
giá trị của văn hoá dân tộc; tuyên truyền, kêu gọi bạn bè,
gia đình, xã hội về tầm quan trọng của việc giữ gìn bản
sắc văn hoá; phát huy vai trò xung kích của thanh niên
thông qua các phong trào của Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh tham gia hăng hái, nhiệt tình vào các hoạt
động thực tiễn…..
Bài trình bày mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết
4

phuc đạt điểm tối đa.
Bằng những kiến thức lịch sử đã học về phong trào

3,0

kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858
đến năm 1884, em hãy chững minh câu nói của
Nguyễn Trung Trực “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
- Giữa thế kỉ XIX, Pháp nổ sung xâm lươc Việt Nam.
Cuôc kháng chiến chống Pháp xâm lươc của nhân dân ta
diễn ra quyết liêt ngay từ đâu. Từ chỗ liên minh với triều
đình, nhân dân đã tác ra thành môt mặt trận riêng gọi là

0,5


mặt trân nhân dân chống Pháp xâm lược
- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng: nhân dân đã phối hợp với


0,25

triều đình sục sôi ý chí chiến đấu, buộc chúng phải vào
Gia Định để mở mặt trận mới
- Khi Pháp tấn công Gia Định và 3 tỉnh miền Đông Nam

0,5

Kỳ: ngay từ đầu nhân dân đã đứng lên kháng chiến tiêu
biều là nghĩa quân của Dương Bình Tâm, Trương Định,
Trần Thiện Chính, Lê Huy chiến đấu dũng cảm, ghi được
nhiều chiến công. Tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung
Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu chiến của địch
trên sông Vàm Cỏ
- Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ: nhân dân anh

0,5

dũng đứng lên đánh giặc. Một số nhà nho yêu nước tìm
đường ra Bình Thuận để xây dựng căn cứ ở Tánh Linh.
Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy hoạt động
chống Pháp ở vùng Bến Tre, Trà Vinh (1867). Con trai
Trương Định là Trương Quyền lập căn cứ ở Tây Ninh để
chống Pháp. Đấu tranh bằng thơ văn như Nguyễn Đình
Chiểu, Phan Văn Trị….
- Tại chiến trường Bắc Kỳ (1873, 1882)
Ngay khi giăc nổ sung đánh bắc Kì , nhân dân đã đứng

0,5


lên chiến đấu chống Pháp. Ngày 21-12-1873, quân giặc
đã bị đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá
Viêm phục kích ở Cầu Giấy, viên chỉ huy Gác-ni-e bị giết
tại trận. Ngày 19-5-1883, tướng giặc Ri-vi-e cũng bị
nghĩa quân giết tại Cầu Giấy.
- Tuy nhiên, do bị triều đình bỏ rơi hoặc ngăn cản, lại

0,25

thiếu một lực lượng lãnh đạo nên cuối cùng cuộc kháng
chiến của nhân dân bị thất bại.
=> Tóm lại ngay từ khi Pháp bắt đầu tấn công xâm lươc
Việt Nam, nhân dân ta đã chiến đấu với tinh thần người
trước ngã xuống, người sau đứng lên với tất cả sức lực,
mưu trí, sáng tạo của mình, với mọi vũ khí có trong tay và

0,5


đặc biệt là lòng quyết tâm, sục sôi ý chí chống giặc đúng
như câu nói của Nguyễn Trung Trực “ Bao giờ người Tây
5

nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây
Trong cuốn Phan Bội Châu niên biểu có viết: “

3,0

Trông bánh xe trước đã đổ, thay đổi con đường thất bại,

tìm kiếm con đường thành công”. Thông qua hoạt
động của Phan Bôi Châu, em hãy làm rõ nhân định
trên?
* “Trông bánh xe trước đã đổ”
- Từ 1885, sau khi nhà Nguyễn đầu hàng, một phong trào

0,25

yêu nước dưới ngọn cờ “ Cần Vương” đã được phát động
nhằm giúp vua khôi phục lại nhà nước phong kiến.
- Thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đã

0,25

khẳng định sự thất bại của khuynh hướng cứu nước theo
hệ tư tưởng phong kiến và đề ra yêu cầu phải tìm thấy con
đường cứu nước mới. Phan Bội Châu đã nhận thức rõ
điều đó
* “Thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường
thành công”
- Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng

0,25

mới – khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện do các sĩ
phu yêu nước tiếp nhận và khởi xướng trong đó đại diện
tiêu biểu là Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Ông đã mất

0,25


niềm tin vào chế độ phong kiến và muốn tìm con đường
cứu nước mới “Thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con
đường thành công”
Năm 1902 ông lên đường vào Nam ra Bắc tìm cách liên

0,25

kết những người có cùng chí hướng.
Năm 1904 Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông
thành lập Hôi Duy tân
Chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết
lập chính thể quân chủ lập hiến, dung phương pháp bạo
động. Phan Bội Châu đặt mục tiêu độc lập dân tộc lên trên

0,25


hết và cho đó là điều kiện thực hiện quyền dân chủ cho
nên phải đi theo con đường bạo động chống Pháp.


- Năm 1905 Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông Du

0,25

đưa thanh niên sang học tập tại Nhật Bản. 1908, chính
phủ Nhật Bản đã cấu kết với thưc dân Pháp ở Đông
Dương trục xuất các lưu học sinh về nước. Phan Bội Châu
về Trung Quốc rồi sang Thái Lan

- Sau cách mạng Tân Hợi thành công (1911), Phan Bội

0,25

Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc
. Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc) ông tập

0,25

hợp những người cùng chí hướng thành lập Việt Nam
Quang phục hội
Tôn chỉ “ Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt

0,25

Nam, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam”
Phương pháp: bạo động, ám sát cá nhân
- Sau vụ ám sát Toàn quyền An-be Xa-rô, Pháp tăng

0,25

cường khủng bố. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị
bắt. Hoạt động của ông chấm dứt
=> Sự thất bại của Việt Nam Quang Phục hội đánh dấu sự

0,25

thất bai trong quá trình “thay đổi con đường thất bại, tìm
6


kiếm con đường thành công” của ông.
Tai sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu

3,0

nước? Em hãy xác định mốc thời gian bắt đầu và kết
thúc hành trình cứư nước của Người.
* Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước
+ Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở

0,25

vùng quê có truyền thống đấu tranh quật khởi. Ngay từ
nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã sớm có ý chí đánh đuổi thực
dân Pháp, giải phóng đất nước.
+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai

0,5

cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bi bóc lột về kinh tế
mà còn chịu nỗi nhục của người dân mất nước. Độc lập tự
do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam
+ Mâu thuẫn xã hôi ngày càng sâu sắc trong đó đặc biêt là
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thưc dân

0,5


Pháp. Hoàn cảnh đó đặt ra cho moi người Việt Nam yêu

nước trong đó có Nguyễn Tất Thành yêu cầu phải đấu
tranh giải phóng dân tộc.
+ Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt

0,5

Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dù diễn ra liên tục và
anh dũng, theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều
thất bại. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng
khủng hoảng về đường lối cứu nước. Hoàn cảnh đó đăt ra
yêu cầu tìm ra con đường cứu nước mới.
+ Dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối

0,5

như Phan Đình Phùng , Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
Người quyết tâm sang phương Tây, đi tìm con đường cứu
nước mới cho dân tộc
* Mốc thời gian bắt đầu và kết thúc hành trình cứu nước
của Nguyễn Tất Thành
- Bắt đầu: 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường

0,25

cứư nước tai Bến cảng Nhà Rồng
- Kết thúc:
+ 7-1920: Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những vấn

0,25


đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương giúp
người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
- con đường cách mạng vô sản
+ 12-1920: Tại đại hội của Đảng xã hội Pháp (Tua),

0,25

Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản
và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Nguyễn Ái
Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ
7

cộng sản.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuôc Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939-1945). Tính chất của Chiến tranh
thế giới thứ hai là gì? Theo em, cuộc chiến đó đã để lại
những bài học kinh nghiệm như thế nào trong việc bảo
vệ và gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới hiện nay.
* Nguyên nhân:

3,0


- Sâu xa: Sự phát triển không đồng đều của CNTB về

0,5

kinh tế, chính trị, xã hội làm so sánh lực lượng giữa các
nước đế quốc thay đổi.

- Trực tiếp
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm

0,5

những mâu thuẫn giữa các nước tư bản them sâu sắc dẫn
tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với mưu đồ
gây chiến tranh phân chia lại thế giới
+ Thủ phạm trực tiếp là phát xít Đức, Ý và quân phiêt

0,5

Nhật Bản và chính sách dung dưỡng, thoả hiệp của CNTB
phương Tây đã tạo điều kiện cho bọn phát xít hành động.
* Tính chất
- Giai đoạn đầu: là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa

0,5

với cả 2 bên. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu
đã chà đạp nghiêm trọng đến độc lập, tự chủ thiêng liêng
của dân tộc, đẩy hàng chục triệu người dân vô tội vào sự
chết chóc
- Giai đoạn sau (Khi Liên Xô tham chiến, phe đồng minh

0,5

hình thành): Trở thành cuộc chiến tranh chính nghĩa của
phe đồng minh đi đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh chống lại phe
phát xít (phi nghĩa). Cuộc chiến đấu chống phát xít xâm

lược của Liên Xô tở thành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại.
* Bài học kinh nghiệm
Học sinh nêu ra được những bài hoc kinh nghiệm từ
Chiến tranh thế giới thứ hai như: giải quyết các tranh chấp
quốc tế bằng biện pháp hoà bình; hạn chế vũ khí huỷ diệt;
không có gì quý hơn độc lập tự do….
Yêu cầu trình bày mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức
thuyết phục đạt điểm tối đa.

0,5




×