Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 9 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LQĐ LAI CHÂU

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
LỚP 10
(ĐỀ NÀY CÓ: 01 TRANG, GỒM 7 CÂU)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1. (2,50 điểm)
Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 có phải là một tất yếu lịch sử không?
Vì sao?
Câu 2. (2,50 điểm)
Phân tích vai trò của Trần Hưng Đạo trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Mông- Nguyên ở thể kỷ XIII.
Câu 3. (3,00 điểm)
Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong các thế
kỉ X- XV. Tại sao Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý- Trần?
Câu 4. (3,00 điểm)
Phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân Việt Nam trong những năm 1858- 1884. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân
dân Việt Nam thời kì này lại thất bại?
Câu 5. (3,00 điểm)
Hãy phát biểu ý kiến về quan điểm của Phan Bội Châu: “Trông bánh xe đã đổ
trước, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công”.
Câu 6. (3,00 điểm)
Hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do Nguyễn Ái
Quốc đã lựa chọn cho nhân dân việt Nam.
Câu 7. (3,00 điểm)
Nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh Thế giới thứ hai từ tháng
9/1939 đến tháng 6/1941, từ đó lựa chọn những sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai
trong giai đoạn đó có tác động đến cách mạng Việt Nam.


Người ra đề

Đặng Đình Sơn
SĐT: 0979391677


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LQĐ LAI CHÂU

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
LỚP 10

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
Câu
Câu 1

Nội dung
Điểm
Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 có phải là một tất yếu
lịch sử không? Vì sao?
* Tiền đề khách quan:
- Về kinh tế: Sau cải cách Nông nô, nước Nga đẩy mạnh phát
triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa và tiến lên một giai
0,5
đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng nước Nga vẫn chỉ là một nước tư
bản trung bình, kém hơn các nước đế quốc phát triển khác (Mĩ,
Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản…).
- Về mặt xã hội: Trong thập niên đầu của thế kỉ XX, nước Nga
được biết đến là nơi tập trung của nhiều loại mâu thuẫn hết sức
gay gắt: mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, mâu thuẫn giữa

giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa đế quốc với
các dân tộc bị áp bức và mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế
quốc phát triển khác…
→ Với tình trạng kinh tế và mâu thuẫn xã hội như vậy, nước Nga
trở thành khâu yếu nhất trong dây chuyền chủ nghĩa đế quốc thế
giới. Rõ ràng, tình hình kinh tế và xã hội trên đã dẫn tới những
tiền đề khách quan cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga.
* Tiền đề chủ quan:
- Giai cấp vô sản Nga tuy số lượng không đông (chỉ chiếm
khoảng 10% dân số, năm 1913 nước Nga có 12 triệu công nhân),
nhưng họ có tinh thần cách mạng rất cao, có khả năng đấu tranh
cách mạng, có mối quan hệ chặt chẽ với nông dân, binh lính và
các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga. Giai cấp công nhân Nga
lại có chính đảng vô sản – Đảng Bôn-sê- vích Nga vững mạnh,
do Lê- nin lãnh đạo, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – lênin.
- Những tiền đề kinh tế, xã hội khách quan và những điều kiện
chủ quan đã dẫn tới sự bùng nổ của cuộc cách mạng khi có thời
cơ và cách mạng sẽ thắng lợi.

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5

- Năm 1914, Nga hoàng Ni – cô – lai II đưa nước Nga vào cuộc
Chiến tranh thế giới thứ nhất, hi vọng được phân chia thị trường và



Câu 2

thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc. Để tham gia cuộc chiến tranh
đế quốc, Nga hoàng đã vơ vét sức người, sức của đổ ra vào cuộc
chiến tranh, nhưng nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường.
Bây giờ nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về
kinh tế,chính trị, xã hội→Như vây, cuộc cách mạng nổ ra ở nước
Nga bấy giờ là không thể tránh khỏi
Phân tích vai trò của Trần Hưng Đạo trong các cuộc kháng
chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thể kỷ XIII.
- Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển của đất nước
dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với ba lần xâm
lược của quân Mông-Nguyên vào năm 1258,1285 và 1288. Dưới sự
chỉ huy của Trần Hưng Đạo và các vua Trần cùng các tướng lĩnh tài
năng, nhân dân ta đã đập tan các cuộc xâm lược của kẻ thù, bảo vệ
vững chắc nền độc lập của đất nước.
Trần Hưng Đạo có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng
khối đoàn kết toàn dân, đó chính là yếu tố cơ bản tạo nên thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Khôn khéo hàn gắn những vết rạn nứt trong đội ngũ quý tộc và
quan lại cao cấp: bày tỏ sự trung thành tuyệt đối của mình với
vua Trần để xóa dần và xóa sạch sự ngờ vực của nhà vua, tự
mình tắm rửa cho Trần Quang Khải,...
- Tạo lập và bảo vệ khối đoàn kết trong nội bộ quý tộc và tướng
lĩnh cao cấp: Tác động tích cực và có hiệu quả đến quyết định
của triều Trần trong việc triệu tập hội nghị Bình Than (1282)
nhằm xác định phương hướng chiến lược chống ngoại xâm và tổ
chức bộ máy chỉ huy...

- Mở rộng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, biến quyết tâm của
triều đình thành quyết tâm của cả nước: Bằng uy tín chính trị của
mình, ông đã tác động vào quyết định độc đáo của nhà Trần là
triệu tập hội nghị Diên Hồng. Từ đây, khối đoàn kết toàn dân
được xác lập.
- Biên soạn và phổ biến “Hịch tướng sĩ”, khơi dậy lòng yêu nước,
căm thù giặc, khí thế quật cường của binh sĩ. Binh sĩ tự khắc vào
tay mình 2 chữ “Sát Thát”.
* Ba lần lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn âm mưu
xâm lược của quân Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền của
đất nước:
- Trong lần thứ nhất: ông là người đứng đầu một đạo quân bộ

chiến

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
1,0


Câu 3


chặn đánh địch ở biên giới phía Bắc, kiểm soát chặt chẽ mọi
động tĩnh ở biên giới, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoạch
định chính sách chung của triều đình.
- Trong kháng chiến lần hai và lần ba: ông giữ chức “Quốc công
tiết chế” thống lĩnh quân đội.
+ Trong lần 2: Ông là người vạch ra kế hoạch chung, là tướng chỉ
huy những trận đánh quan trọng nhất (Hàm Tử, Chương Dương,
Vạn Kiếp), đưa ra các quyết định có ý nghĩa chiến lược đúng
đắn: Rút lui bảo toàn lực lượng, quyết tâm đánh trả đạo quân Toa
Đô từ Chiêm Thành đánh lên...
+ Trong lần 3: Ông là nhà chiến lược xuất sắc, tướng tổng chỉ
huy thiên tài. Ông đã đề ra kế hoạch chung: Rút lui chiến lược,
thực hiện kế hoạch “thanh dã”, tiêu diệt thủy binh và đoàn thuyền
lương, uy hiếp liên tục buộc địch tháo chạy và đánh trận quyết
định trên sông Bạch Đằng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến...
Trần Hưng Đạo là nhà lý luận quân sự thiên tài với “Binh thư
yếu lược”, “Hịch tướng sĩ”…đã vạch ra đường lối đánh giặc cho
dân tộc. Trần Hưng Đạo còn là người có tầm nhìn chiến lược
trong xây dựng đất nước: Thời bình phải khoan thư sức dân để
làm kế sâu gốc bền rễ.
Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta
trong các thế kỉ X – XV. Tại sao Phật giáo phát triển mạnh dưới thời
Lý - Trần?
a. Sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta
trong các thế kỉ X – XV.
- Nho giáo, phật giáo, đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời
Bắc thuộc. Sang thời độc lập Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo có 0,25
điều kiện phát triển.
* Nho giáo: - Thời Lý - Trần: Nho giáo và chữ Hán đã dần dần

trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối
nội dung giáo dục.
0,5
- Từ TK X đến TK XIV, ảnh hưởng trong nhân dân còn ít. Dưới
thời Lê Sơ nho giáo đã chiếm vị trí độc tôn.
* Phật giáo: - Từ thế kỷ X – XIV Phật giáo giữ vị trí quan trọng 0,5
và phổ biến, ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần của nhân
dân:
+ Từ Vua đến quan và dân đều sùng đạo phật. Một số vị Vua thời
Lý, Trần đã tìm đến đạo phật (Vua Trần Nhân Tông khi lên làm
Thái Thượng Hoàng đã xuất gia và lập ra thiền phái Trúc Lâm).


Câu 4

+ Các nhà sư được triều đình coi trọng. Nhiều nhà sư thức thời
như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực
vào công việc của đất nước.
+ Chùa chiền mọc lên khắp nơi. Một số công trình kiến trúc phật
giáo tiêu biểu: Chùa một cột, tháp báo thiên, tháp Phổ Minh,
chuông Quy Điền… Thời Lê sơ đạo phật bị hạn chế và đi vào đời
sống nhân dân.
* Đạo giáo: Hoà lẫn với các tín ngưỡng dân gian, Một số đạo
0,25
quán được xây dựng. Từ cuối TK XIV bị suy giảm
* Tín ngưỡng dân gian: Được duy trì: thờ cúng tổ tiên, thờ những
0,5
người anh hùng có công với làng nước.
b. Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý- Trần vì :
- Chế độ phong kiến đang còn trong giai đoạn đầu, nho giáo chưa

có điều kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội, vì vậy phật giáo 0,5
có điều kiện phát triển.
- Trên con đường phong kiến hóa, giai cấp thống trị đã tiếp nhận
Nho giáo, xem nó là hệ tư tưởng chính của mình. Tuy nhiên để
vượt khỏi sự ràng buộc của các ảnh hưởng từ phương Bắc, Phật 0,5
giáo đã được đề cao, được giai cấp thống trị và nhân dân tôn
trọng.
Phân tích những đặc điểm cơ bản của phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858- 1884. Vì sao
phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam thời kì này lại thất
bại?
* Đặc điểm:
- Chiến đấu kịp thời: ngay khi thực dân Pháp đặt chân lên Đà
Nẵng, nhân dân ta đã có ý thức bảo vệ nền độc lập của dân tộc, 0,25
đứng lên đấu tranh mà không trông chờ vào bất kì mệnh lệnh hay
lời kêu gọi nào của triều đình.
- Xác định đúng kẻ thù dân tộc: khi Tổ Quốc lâm nguy, nhân dân
đã tự xác định được đâu là bạn, đâu là thù. Họ đặt quyền lợi dân
0,5
tộc lên trên hết, tạm gác mối thù giai cấp lại (trường hợp Phạm
Văn Nghị).
- Tinh thần chiến đấu anh dũng: nhân dân kháng chiến với mọi
vũ khí có trong tay, bằng sức lực, sự mưu trí và quyết tâm cao
0,25
nhất của mình vì bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ quê hương
đất nước.
- Hình thức đấu tranh phong phú: đấu tranh vũ trang kết hợp với
đấu tranh bằng thơ văn yêu nước, đấu tranh du kích (thơ văn 0,25
Nguyễn Đình Chiểu, Thủ khoa Huân…)
- Nhân dân biết kết hợp nhiệm vụ chống Pháp xâm lược với 0,5

chống phong kiến đầu hàng sau khi triều đình phản bội quyền lợi


Câu 5

dân tộc. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu…”. Từ đây, cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân tách thành mặt trận riêng, không
lệ thuộc vào triều đình.
* Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan: Thực dân Pháp có lực lượng quân đội mạnh, vũ 0,25
khí hiện đại và quyết tâm xâm lược Việt Nam làm thuộc địa.
- Chủ quan:
+ Đường lối kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn không đúng
đắn (chiến đấu còn do dự, nhượng bộ, cầu hòa…); không tập
hợp, đoàn kết và tổ chức, lãnh đạo được nhân dân đứng lên 0,5
chống Pháp. Mặt khác, do tư tưởng thủ cựu nên nhà Nguyễn
không tiếp nhận cái mới để duy tân đất nước tạo nên sức mạnh
chống ngoại xâm.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong điều kiện bấy giờ diễn
ra sôi nổi nhưng thiếu sự lãnh đạo chung, không có đường lối, 0,5
chủ trương thống nhất… nên dễ bị thực dân Pháp đánh bại.
Hãy phát biểu ý kiến về quan điểm của Phan Bội Châu: “Trông bánh
xe đã đổ trước, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành
công”.
- Phan Bội Châu đại diện cho bộ phận sĩ phu tư sản hóa đầu thế
kỷ XX, có tư tưởng cách mạng. Từ thất bại của phong trào Cần
vương, ông cho rằng:“Trông bánh xe đã đổ trước, thay đổi con
đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công”. Đó là một quan 0,5
điểm đúng đắn, tiến bộ.
- “Bánh xe đã đổ trước” là thất bại của phong trào yêu nước

chống Pháp cuối thế kỷ XIX theo khuynh hướng phong kiến,
chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến
là không thành công. Không thể đi theo con đường cũ (với tư 0,75
tưởng trung quân ái quốc), là một nhận thức mới, thể hiện sự
nhạy cảm của ông trong điều kiện lịch sử mới, khi hệ tư tưởng tư
sản từ bên ngoài dội vào Việt Nam….
- “Thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công”
là rút kinh nghiệm từ sự thất bại của con đường cứu nước cũ và
từ bỏ con đường đó, để tìm kiếm một con đường cứu nước mới. 0,75
Đó là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam đầu thế kỷ XX…
- Mặc dù lúc đầu chưa đoạn tuyệt hoàn toàn với tư tưởng phong
kiến, nhưng Phan Bội Châu không đi theo vết xe đổ Cần Vương,
mà nhận thức được vấn đề dân chủ, dân quyền, mối quan hệ dân 0,5
- nước, nên đã lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hưóng
tư sản, với xu hướng bạo động...
- Tuy không thành công, nhưng những hoạt động của Phan Bội 0,5


Câu 6

Châu, cũng như những nhà yêu nước khác đầu thế kỷ XX đã góp
phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, giúp cho những
người yêu nước Việt Nam, mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc,
hướng tới một con đường mới, xác định con đường giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng vô sản và đưa sự nghiệp giải phóng
dân tộc đến thánh công.
Hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu
do Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho nhân dân việt Nam.
- Năm 1920, Người đọc bảo Sơ thảo lần thứ nhất những luận

cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, người đã xác
định con đường cứu nước đúng đắn là : độc lập dân tộc kết hợp
với chủ nghĩa xã hội
- Trong hội nghị thành lập Đảng (tháng 1/ 1930), Người đã cụ thể
hóa một bước về con đường cứu nước (chính cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt… gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên). Cương
lĩnh xác định những vấn đề nổi bật sau:
+ Đường lối cách mạng Việt Nam: trước làm cách mạng tư sản
dân quyền, sau làm cách mạng XHCN. Đây là đường lối cứu
nước cực kì đúng đắn và sáng tạo. Nguyễn Ái Quốc cho rằng độc
lập dân tộc chỉ có thể lâu dài nếu kết hợp với chủ nghĩa xã hội
+ Nhiệm vụ của cách mạng : đánh đổ đế quốc thực dân Pháp và
tay sai để giành độc lập cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Vấn đề
dân tộc luôn là vấn đề hàng đầu đối với xã hội Việt Nam, bởi
Người đã nhìn thấy mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa
giữa một bên là bọn thực dân cướp nước cùng bọn tay sai, một
bên là toàn thể dân tộc bị áp bức.
+ Nhiệm vụ của cách mạng : đánh đổ đế quốc thực dân Pháp và
tay sai để giành độc lập cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Vấn đề
dân tộc luôn là vấn đề hàng đầu đối với xã hội Việt Nam, bởi
Người đã nhìn thấy mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa
giữa một bên là bọn thực dân cướp nước cùng bọn tay sai, một
bên là toàn thể dân tộc bị áp bức.
+ Lực lượng của cách mạng Việt Nam: gồm công, nông; ngoài ra
với các giai tầng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung nông,
phú nông, tiểu địa chủ mà chưa lộ mặt phản cách mạng thì có thể
tranh thủ, lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp. Như vậy, chủ trương
của Người đã tranh thủ tối đa lực lượng dân tộc, cô lập tối đa kẻ
thù cho cách mạng, đặt cơ sở cho sự thành lập mặt trận dân tộc
thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở liên minh công

nông.
+ Đoàn kết quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới

nước

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25


+ Lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo, thấm
0,5
đượm tính dân tộc và tính nhân văn, là văn kiện phản ánh rõ nét
nhất tư tưởng về con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh Thế giới thứ hai
từ T9- 1939 đến tháng 6- 1941, từ đó lựa chọn những sự kiện của
Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đó có tác động đến cách
mạng Việt Nam.

-1-9- 1939, quân Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh- Pháp
tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới bùng nổ.Đến 28-9- 0,25
1939 Ba Lan thất thủ....
-Tháng 4 -1940, Phát xít Đức tấn công các nước Đan
Mạch,NaUy, Pháp, Hà Lan, Bỉ, lúc- xăm- bua. Đến 22-6- 1940 0,25
Pháp kí hiệp ước đình chiến với Đức....
-Tháng 7- 1940, không quân Đức oanh tạc nước Anh... - Sau đó
quân Đức tấn công các nước Đông Nam Âu, chiếm một loạt các
0,25
nước Ru- ma-ni, Hung –ga- ri, Bun- Ga ri...Đến giữa năm 1941,
phe trục đã thống trị phần lớn Châu âu.
-Ngày 22-6- 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô bằng một cuộc
chiến tranh chớp nhoáng, quân Đức chia làm 3 mũi tấn công với 0,25
5,5 triệu quân...
- Tháng 9-1940, quân Nhật đã xâm nhập Đông Dương buộc
0,25
chính quyền TD Pháp phải nhượng bộ......
* Tác động:
-Tháng 9 – 1939, Chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, Phát xít
Đức tấn công và chiếm đóng nước Pháp..., Phát xit Nhật tiến sát
tới biên giới Việt Trung, đang lăm le nhẩy vào nước ta...Trước sự
chuyển biên của tình hình thế giới và trong nước, hội nghị BCH
Trung Ương Đảng đã triệu tập hội nghị tháng 11-1939 với nhiều
0,5
quyết định quan trọng, đặc biệt là quyết định giương cao ngọn cờ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị đánh dấu mốc chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược quan trọng của Đảng...
- Tháng 6-1940, phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp, chính phủ
Pháp do Pê- tanh làm Quốc Trưởng đã thi hành nhiều chính sách
0,5

thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước và trong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa trong đó có Đông Dương.
- Năm 1941, chiến tranh thế giới thứ 2 bước sang năm thứ 3.
Tháng 6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến
tranh thay đổi. Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến:
0,25
+ Một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột
+ Một bên là phe phát xít do Đức cầm đầu.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong lực lượng 0,5


Câu 7

dân chủ. Trong bối cảnh đó Đảng ta triệu tập hội nghi TU lần thứ
8 ( tháng 5/ 1940) với nhiều quyết đinh quan trọng như : Tiếp tục
giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập
mặt trận Việt Minh, xác định hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi
từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa và kết luận:
chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn
dân trong giai đoạn hiện tại. Những quyết định quan trọng trong
hội nghị TU lần 8 đánh dấu bước hoàn chỉnh chủ trương chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta đề ra từ hội nghị TU tháng
11- 1939.



×