Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Lịch sử 10 học sinh giỏi trại hè hùng vương lần thứ XII 2016 các trường chuyên lào CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 8 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

LỚP 10

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Thời gian: 180 phút
(Đề này có 01 trang, gồm 07câu)

Câu 1 (2.5 điểm)
Vì sao sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga lại phải tiếp tục tiến
hành cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười? Theo em, Cách mạng tháng Mười Nga
đã ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (2.5 điểm)
Phân tích vai trò của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII?
Câu 3 (3.0 điểm)
Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần? Những biểu hiện phát triển
của Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời đó?
Câu 4 (3.0 điểm)
Phân tích ảnh hưởng từ phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trong thời gian từ
tháng 9 năm 1858 đến trước ngày 5/6/1862?
Câu 5 (3.0 điểm)
Về Phan Bội Châu, cụ Huỳnh Thúc Kháng có viết: “Với bầu nhiệt huyết yêu
nước, Ông khăng khăng nhắm vào cái đích duy nhất là cứu quốc và giải thoát dân
tộc, còn thủ đoạn để ứng phó với biến chuyển cả trong lẫn ngoài cũng không ngần


ngại”.
Bằng hiểu biết về chủ trương cứu nước và hoạt động của Phan Bội Châu, em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 6 (3.0 điểm)
Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu
nước? Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1918 nhằm mục đích gì?
Qua đó, em hãy làm rõ điểm mới trong con đường cứu nước của Người.
Câu 7 (3.0 điểm)
Phân tích thái độ của Liên Xô và khối các nước tư bản dân chủ trước và
trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
.....................HẾT.....................
Người ra đề

Đặng Thị Hiền
(Điện thoại liên hệ: 0973 962 863)


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP: 10
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang
điểm đã định.
Câu
1

2

Nội dung
Vì sao sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga lại phải tiếp tục tiến
hành cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười? Theo em, Cách mạng tháng
Mười Nga đã ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam?

a. Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga phải tiếp tục Cách mạng tháng
Mười vì:
- Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, cuộc
cách mạng này mới giải quyết được nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là: Lật đổ
chế độ Nga hoàng nhưng chưa thực sự giải quyết các nhiệm vụ khác: Đem lại
quyền lợi cho nhân dân, đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc, đưa
lại quyền tự quyết cho các dân tộc phụ thuộc Nga.
- Hình thành ở nước Nga một cục diện đặc biệt : Hai chính quyền cùng song
song tồn tại: Chính quyền Xô viết và Chính phủ lâm thời tư sản. Hai chính
quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập
nhau nên không thể cùng tồn tại và xung đột giữa chúng là không tránh khỏi…
- Trung ương Đảng Bônsêvich đã thông qua Luận cương tháng Tư của Lênin
chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN với mục tiêu chủ yếu là “
đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản, những tầng lớp nghèo và cho nông
dân”…
b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến cách mạng Việt Nam

Điểm
2.5

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được Luận cương của Lênin, tìm ra
con đường cứu nước cứu dân đúng đắn: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc, không có con đường nào khác là con con đường CMVS”.
- 1923 Người sang Liên Xô để tiếp thu có hệ thống CN Mác - Lê nin và những
bài học của Cách mạng tháng Mười để vận dụng vào thực tiễn cách mạng VN.

0.25

- Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến VN thông qua sách báo tiến
bộ bí mật, qua các thanh niên yêu nước ở các lớp huần luyệ chính trị của NAQ

ở Quảng Châu
- Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lấy học thuyết Mác- Lênin
làm nền tảng tư tưởng, đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười đã đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
“ Giống như mặt trời Nga chói lọi, Cách mạng tháng 10 chiếu sáng khắp năm
châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất.
Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn
và sâu xa như thế” (Hồ Chí Minh).
Vai trò của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên thế kỷ XIII:
* Khái quát: Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển của đất nước
dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với ba lần xâm lược của

0.25

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

2.5
0.25


3


quân Mông-Nguyên vào năm 1258,1285 và 1288. Dưới sự chỉ huy của Trần
Hưng Đạo và các vua Trần cùng các tướng lĩnh tài năng, nhân dân ta đã đập tan
các cuộc xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập của đất nước.
* Trần Hưng Đạo có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng khối
đoàn kết toàn dân, đó chính là yếu tố cơ bản tạo nên thắng lợi trong cuộc
kháng chiến chống quân Mông-Nguyên:
- Khôn khéo hàn gắn những vết rạn nứt trong đội ngũ quý tộc và quan lại cao
cấp: bày tỏ sự trung thành tuyệt đối của mình với vua Trần để xóa dần và xóa
sạch sự ngờ vực của nhà vua, tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải,...
- Tạo lập và bảo vệ khối đoàn kết trong nội bộ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp:
Tác động tích cực và có hiệu quả đến quyết định của triều Trần trong việc triệu
tập hội nghị Bình Than (1282) nhằm xác định phương hướng chiến lược chống
ngoại xâm và tổ chức bộ máy chỉ huy...
- Mở rộng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, biến quyết tâm của triều đình
thành quyết tâm của cả nước: Bằng uy tín chính trị của mình, ông đã tác động
vào quyết định độc đáo của nhà Trần là triệu tập hội nghị Diên Hồng. Từ đây,
khối đoàn kết toàn dân được xác lập.
- Biên soạn và phổ biến “Hịch tướng sĩ”, khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc,
khí thế quật cường của binh sĩ. Binh sĩ tự khắc vào tay mình 2 chữ “Sát Thát”.
* Ba lần lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược
của quân Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước:
Trong kháng chiến lần hai và lần ba: ông giữ chức “Quốc công tiết chế” thống
lĩnh quân đội:
+ Trong lần 2: Ông là người vạch ra kế hoạch chung, là tướng chỉ huy những
trận đánh quan trọng nhất (Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp), đưa ra các
quyết định có ý nghĩa chiến lược đúng đắn: Rút lui bảo toàn lực lượng, quyết
tâm đánh trả đạo quân Toa Đô từ Chiêm Thành đánh lên...
+ Trong lần 3: Ông là nhà chiến lược xuất sắc, tướng tổng chỉ huy thiên tài.
Ông đã đề ra kế hoạch chung: Rút lui chiến lược, thực hiện kế hoạch “thanh

dã”, tiêu diệt thủy binh và đoàn thuyền lương, uy hiếp liên tục buộc địch tháo
chạy và đánh trận quyết định trên sông Bạch Đằng, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến...
- Trần Hưng Đạo là nhà lý luận quân sự thiên tài với “Binh thư yếu lược”,
“Hịch tướng sĩ”…đã vạch ra đường lối đánh giặc cho dân tộc. Trần Hưng Đạo
còn là người có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng đất nước: Thời bình phải
khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ.
Vì sao Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần? Những biểu hiện phát
triển của Phật giáo về các mặt chính trị, văn hóa và xã hội nước ta thời
đó?
a. Phật giáo phát triển dưới thời Lý – Trần vì:
- Chế độ phong kiến còn trong giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa có điều kiện

0.25
0.25
0.25

0.25

0.25
0.25

0.25

0.25

0.25

3.0


0.25

trở thành tư tưởng thống trị xã hội.
- Do ý thức tự chủ nên nhà nước phong kiến muốn tìm một hệ tư tưởng mới đối

0.25

trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc.
- Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời bắc thuộc, có nội dung phù hợp với

0.25


phong tục tập quán, tâm lí người Việt nên được dân ta tiếp thu và phát triển.
- Phật giáo có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với người đứng đấu triều Lý (Lý

0.25

Công Uẩn), do vậy có điều kiện phát triển.
- Các vị sư tăng thời Lý –Trần có nhiều cao tăng với kiến thức uyên thâm, yêu

0.25

nước thương dân, tâm huyết với thế sự…
b. Biểu hiện về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội:
* Về Chính trị:
+ Thời Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, Đại Việt sử kí toàn thư viết:

0.25


“Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập
mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức… cấp độ điệp cho hơn 1000 người
ở kinh sư làm tăng”.
+ Nhiều nhà sư có tài, có đức được nhân dân tôn trọng, cùng với triều đình

0.5

tham gia bàn việc nước: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh…; Vị vua khai sáng nhà Lý
cũng là một nhà sư, Các vị vua thời Lý, Trần nhiều người tôn sùng đạo Phật và
đi tu…
* Về Văn hóa:
+ Vua quan góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, xây tượng, viết giáo lí nhà

0.25

Phật, chùa chiền mọc lên khắp nơi…
+ Trần Nhân Tông – vị vua thời Trần trở thành vị Phật hoàng sáng lập trường

0.25

phái Trúc lâm tam tô riêng của Phật giáo Việt Nam tại Yên Tử, tồn tại tới ngày
nay.
+ Ảnh hưởng của đạo Phật không chỉ trong kiến trúc mà còn trong văn học…

0.25

(VD), trong sinh hoạt, nếp sống, nếp nghĩ của người dân…
* Về Xã hội: Phật giáo được truyền bá sâu rộng vào đời sống tinh thần của

0.25


nhân dân ta. Một vị quan thời Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng
4

chiếm một… chỗ nào có người ở thì đều có chùa thờ Phật”.
Phân tích ảnh hưởng từ phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trong
thời gian từ tháng 9 năm 1858 đến trước ngày 5/6/1862?
* Góp phần làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực
dân Pháp
- Chiều 31/8/185 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà

3.0
0.25
0.25

Nẵng, đây là vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Sáng 1/9/1858, chúng
nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà.
- Ngay khi giặc xâm lược, quân dân ta anh dũng chống trả, những trận đấu diễn

0.25


5

ra ở xã Cẩm Lệ ven biển Hòa Vang, nhưng không cản được giặc
- Nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân đội triều đình đắp lũy không cho giặc
tiến sâu vào nội địa, thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho quân Pháp
nhiều khó khăn. Suất 5 tháng, quân Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao

mòn, thực phẩm thiếu thốn. Bị sa lầy ở Đà Nẵng, chúng buộc phải thay đổi kế
hoạch, đưa phần lớn quân vào Gia Định mở mặt trận mới
* Góp phần làm chậm quá trình mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì của
thực dân Pháp
-Khi Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình mặc dù đông, vũ khí,
lương thực nhiều nhưng nhanh chóng tan rã, giặc chiếm được thành. Tuy nhiên
thực dân Pháp vấp phải những khó khăn mới. Các đội nghĩa quân ngày đêm
bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch. Hoảng sợ, chúng quyết định phá hủy
thành Gia Định, rút xuống các tàu chiến.
- Khi giặc mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì, chúng đã vấp phải
cuộc chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta. Các toán nghĩa quân của Trương
Định, Trần Thiện Chính...chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Ngày
10/12/1861, nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đánh chìm tàu giặc trên
sông Vàm Cỏ Đông.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta phát triển khiến Pháp vô cùng bối rối,
lo sợ. Được triều đình Huế trao cho chiếc phao cứu sinh, chúng đã vội vàng kí
với Triều đình Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) và được nhượng hẳn ba tỉnh
miền Đông Nam Kì và nhiều nhượng bộ khác về chính trị, kinh tế, quân sự...Từ
khi kí kết Hiệp ước cho đến trước tháng 6/1867, thực dân Pháp bước đầu thiết
lập bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông và ráo riết chuẩn bị chiếm ba tỉnh miền
Tây Nam Kì.
Về Phan Bội Châu, cụ Huỳnh Thúc Kháng có viết: “Với bầu nhiệt
huyết yêu nước, …cũng không ngần ngại”.
Bằng hiểu biết về chủ trương cứu nước và hoạt động của Phan Bội Châu,
em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
a. Khẳng định nhận định của Huỳnh Thúc Kháng về Phan Bội Châu là
đúng. Giải thích ngắn gọn “thủ đoạn” tức là biện pháp, cách làm cho phù
hợp với chuyển biến của tình hình.
b. Biểu hiện cụ thể
- Về tư tưởng, lập trường cứu nước: từ tư tưởng quân chủ, yêu nước trên lập

trường phong kiến (lập đội thí sinh quân, hưởng ứng Chiếu Cần vương) chuyển
sang yêu nước trên lập trường tư sản: chủ trương lập chế độ quân chủ lập hiến
(lập Duy tân hội 1904 do ảnh hưởng Duy tân Minh Trị, Duy tân Mậu Tuất), sau
đó chuyển sang tư tưởng dân chủ cộng hoà (do ảnh hưởng Cách mạng Tân
Hợi). Sau đó, do ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga,Phan Bội Châu đã
tiếp thu tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhận thức cách mạng Nga “ là
một cuộc cách mạng triệt để và chân chính”.
- Về vấn đề bạo động và cải cách: Là người kiên trì chủ trương bạo động
chống Pháp, song chủ trương đó dần dần được bổ sung, phát triển, Ông nhận
thức được muốn khởi nghĩa vũ trang phải chuẩn bị nên ông đã lập ra hội buôn,
hội công nghiệp... để tạo ra tiền bạc cho phong trào.Như vậy, trong tư tưởng và
hoạt động của Phan Bội Châu, bạo động và cải cách thống nhất với nhau, bổ

0.5

0.25
0.5

0.5

0.5

3.0

0.5

0.5

0.5



6

sung cho nhau.
-Về tập hợp lực lượng: Ông kêu gọi 10 giới đồng tâm nhưng không có công
nhân, nông dân; khi tiếp thu tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhận thức
được vai trò của công nhân, nông dân.
- Về việc cầu ngoại viện, đoàn kết quốc tế: Chủ trương dựa vào Nhật để đánh
đuổi thực dân Pháp vì Nhật là “ đồng văn, đồng chủng, đồng châu”, cầu viện
thất bại, Ông chuyển sang “ cầu học”, chuẩn bị cán bộ cho cuộc bạo động sau
này. Khi phong trào Đông du thất bại, Ông nhận ra “ỷ lại vào người thì không
thể thành công được” và chuyển sang đoàn kết với những nước “ đồng bệnh”:
lập Hội Đông Á, Hội Chấn Hoa hưng Á, Hội Điền - Quế - Việt.
c. Kết luận: Trong nhận thức cũng như hành động, Phan Bội Châu luôn luôn cố
gắng vươn lên, cố gắng thay đổi cho phù hợp với tình hình nhằm đạt mục đích
cứu nước cứu dân.
Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu
nước? Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1918 nhằm mục đích
gì?
Qua đó, em hãy làm rõ điểm mới trong con đường cứu nước của Người.
* Khái quát Tiểu sử Nguyễn Tất Thành
* Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường
cứu nước:
- Trước sự thất bại của các con đường cứu nước thuộc phạm trù phong kiến, sự
bế tắc của trào lưu dân tộc chủ nghĩa theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở VN
vào đầu thế kỉ XX đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu
nước mới cho dân tộc VN.
- 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. 1911 - 1918, người đi qua
nhiều nước, nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống....
- Các bậc tiền bối trước Nguyễn Tất Thành đã chọn con đường cứu nước là đi

sang các nước phương Đông (Nhật Bản và Trung Quốc) vì các nước đó đã tiến
hành cải cách: Nhật Bản là Duy tân Minh Trị, làm cho Nhật thoát khỏi một
nước thuộc địa - còn Trung Quốc thì tiến hành Cách mạng Tân Hợi, chuyển từ
chế độ phong kiến lạc hậu sang chế độ Cộng hòa, các nước đó còn là đồng
văn, đồng chủng, đồng châu với Việt Nam.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng
tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học - kĩ thuật phát triển cùng nền văn minh
rực rỡ. Cách đi của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào quần
chúng để giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc bằng
chính sức mạnh của mình; người luôn đề cao việc học tập, nghiên cứu lí luận
và kinh nghiệm mạng mới nhất của thời đại; trên cơ sở đó sau này người bắt
gặp chân lí của Cách mạng tháng Mười Nga, tìm ra con đường cứu nước duy
nhất đúng đắn đối với dân tộc.
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1918 nhằm mục đích:
- Trên con đường bôn ba qua 5 châu 4 bể trong 8 năm đầu đã giúp Nguyễn Tất
Thành mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan duy vật, hiểu rõ hơn về cuộc
sống khổ cực của nhân dân cần lao bị áp bức, phân biệt được bạn - thù ...
- Hoạt động của Nguyễn Tất Thành giai đoạn này nhằm đòi quyền tự do, dân
chủ và bình đẳng của dân tộc VN, là cơ sở quan trọng để Người xác định con

0.5
0.5

0.5
3.0

0.25

0.25
0.25

0.25

0.5

0.25

0.5


7

đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc...
* Điểm mới trong con đường cứu nước của Người.
- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc
lập; điều cần thiết là phải dựa vào chính mình.
- Người quyết định ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của
nền văn minh thế giới lúc bấy giờ và cũng là quê hương của các cuộc cách
mạng lớn trong lịch sử, để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm như thế nào, sau đó sẽ
về để giúp đồng bào mình.
Phân tích thái độ của Liên Xô và khối các nước tư bản dân chủ trước và
trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
* Trước chiến tranh
- Liên Xô:
+ Trước sự ra đời và lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít, nhận thấy chủ nghĩa phát
xít là kẻ thù cho nền hoà bình, an ninh thế giới, Liên Xô chủ trương cùng các
nước tư bản dân chủ thiết lập một nền an ninh tập thể chống lại chủ nghĩa phát
xít.
+ Mặt khác, Liên Xô kêu gọi việc thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít
- Các nước tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ):
+ Mĩ: thực hiện “chủ nghĩa biệt lập”- Mĩ không can thiệp những sự kiện xảy ra

bên ngoài châu Mĩ
+ Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ, dung dưỡng với chủ nghĩa phát
xít nhằm đẩy phát xít tấn công Liên Xô, với vai trò “cò ngao tranh chấp ngư
ông hưởng lợi”
+ Đánh giá: chính sách của các nước tư bản dân chủ góp phần tạo điều kiện cho
các nước phát xít hoành hành, dẫn tới sự bùng nổ chiến tranh thế giới
* Trong chiến tranh
- Liên Xô: vẫn kiên trì chính sách cùng các nước tư bản dân chủ chống chủ
nghĩa phát xít
- Các nước tư bản dân chủ
+ Anh, Pháp: sau những đòn tấn công bất ngờ của Đức ở mặt trận phía Tây;
của Nhật ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương; Pháp nhanh chóng bị phát xít
Đức chiếm đóng, hầu hết các thuộc địa của Anh, Pháp ở châu Á-Thái Bình
Dương bị Nhật đánh chiếm
+ Mĩ bị Nhật Bản bất ngờ tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng tại trận Trân
Châu Cảng (7/12/1941)
=> Nhận xét:
- Chính sách hai mặt của các nước tư bản dân chủ bị phá sản, các nước này
nhận thấy cần phải liên kết với Liên Xô hình thành một mặt trận rộng lớn
chống phát xít.
- Phe đồng minh ra đời (1/1/11942) với Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc.
Lúc này Tính chất chiến tranh thay đổi- là cuộc chiến tranh chính nghĩa về phía
Liên Xô và các nước đồng minh chống phát xít.

0.25
0.5
3.0

0.5


0.75

0.25
0.5

0.5
0.5




×