Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

16 TL hoi dap ve tin nguong ton giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.88 KB, 26 trang )

Tăng cường quan hệ láng giềng, chia sẻ kinh nghiệm trong lập pháp và phát triển, hợp
tác quốc phòng… là những nét nổi bật trong hoạt động đối ngoại tháng đầu tiên năm
2014.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình. Ảnh: TTXVN
Củng cố quan hệ láng giềng
Có điểm chung giữa các hoạt động đối ngoại thanvuyền thống thăm hỏi láng giềng của người
Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có
cuộc điện đàm trước thềm Tết cổ truyền Giáp Ngọ 2014.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân
Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam.
Hai bên nhất trí kiên trì phối hợp duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông theo đúng các nhận
thức và thỏa thuận chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Ngày 30/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã có cuộc điện
đàm thăm hỏi, chúc Tết với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Nhân dịp này, hai
bên đã nhất trí phối hợp tổ chức tốt Phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song


phương Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội vào khoảng giữa năm 2014; thực hiện tốt những
nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thời gian qua.
Các cuộc điện đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Trung nhằm tăng cường lòng tin,
thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương và cũng như xử lý những vấn đề còn khác
biệt.

Sáng 13/1 tại Cung Hòa Bình, Thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư
Việt Nam-Campuchia lần thứ 4. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Việt Nam, Campuchia khẳng định sự đoàn kết, gắn bó qua những phát biểu của lãnh đạo hai
bên nhân các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước.


Trong chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã nhất trí nâng
kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD vào năm 2015. Trước mắt, hai bên cần sớm thúc đẩy
đưa Nghị định thư sửa đổi của Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đi vào hiệu lực;
sớm tiến hành đàm phán, ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai nước.
Quan trọng hơn, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định sự nghiệp chính nghĩa sáng ngời của
quân dân Campuchia cùng với quân dân Việt Nam đánh đổ chế độ diệt chủng tàn bạo ở
Campuchia, đưa đến thắng lợi lịch sử ngày 7/1/1979.
Cũng trong tháng 1, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ
mít tinh kỷ niệm 35 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam và cùng
quân dân Campuchia Chiến thắng chế độ diệt chủng với sự tham dự của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath. Ảnh:
VGP/Lê Sơn
Quan hệ đặc biệt Việt-Lào tiếp tục được khẳng định qua chuyến thăm và làm việc tại Việt
Nam của Phó Thủ tướng Somsavad Lengsavath.
Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên thống nhất cần thúc đẩy
triển khai đề án chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào, phát triển thương mại hai nước giai đoạn
2008-2015, phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều lên hai tỷ USD vào năm
2015.


Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath nhấn mạnh sẽ tiếp tục dành ưu tiên và tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, triển khai các dự án đúng tiến độ và đạt
hiệu quả cao.
Tại cuộc họp thường niên về biên giới Việt Nam-Lào tại Hà Nội, hai bên đã đề ra kế hoạch
hoàn thành toàn bộ Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào trong
năm 2014 và kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Thỏa thuận về giải quyết vấn đề người di
cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước trong ba năm 2014-2016.


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận về ASEAN tại WEF Davos. Ảnh:
VGP/Hải Minh
Chia sẻ kinh nghiệm vì tương lai bền vững
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới
tại Davos (Thụy Sỹ).
Với một lịch trình dày đặc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chia sẻ những kinh nghiệm,
tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, phân tích mối quan hệ giữa y
tế và phát triển… hay những cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN - một tổ chức
khu vực có vai trò hạt nhân trong liên kết Đông Á.
Phó Thủ tướng cũng đã có một loạt các cuộc tiếp xúc song phương với một số quan chức
các nước, lãnh đạo tập đoàn và lãnh đạo WEF, Chủ nhiệm Chương trình hội luận "Fareed
Zakaria GPS", Fareed Zakaria – người dẫn chương trình trong phiên ASEAN tại WEF Davos
năm nay.


Tại các cuộc tiếp xúc, phiên thảo luận, Phó Thủ tướng đã cập nhật tình hình phát triển gần
đây của Việt Nam, những trọng tâm ưu tiên phát triển cũng như triển vọng của Việt Nam trong
khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển năng động.
Bên cạnh mục đích chia sẻ kinh nghiệm, đoàn Việt Nam tham dự WEF cũng đã thảo luận
những ý tưởng, kinh nghiệm phát triển của các nước với mục tiêu hướng tới một thế giới phát
triển bền vững hơn trong tương lai.
Hợp tác quốc phòng
Trong nỗ lực nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trên biển tại Vịnh Thái Lan, từ ngày 1416/1, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Tư lệnh lực lượng thực thi pháp luật trên biển
các quốc gia vùng Vịnh Thái Lan lần thứ ba, với sự tham dự của đại biểu thuộc lực lượng
Cảnh sát biển, thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia thuộc vùng Vịnh Thái Lan là
Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Theo đánh giá của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trên Vịnh Thái Lan vẫn diễn ra nhiều
hoạt động tội phạm có tính chất quốc tế như buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua

biên giới; xuất nhập cảnh trái phép; xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái phép; buôn
bán, vận chuyển ma túy; cướp có vũ trang...
Để khắc phục tình trạng đó, Việt Nam đề xuất cần tăng cường thực hiện các thỏa thuận, điều
ước quốc tế hiện có thông qua các hình thức tuần tra chung, thiết lập đường dây nóng, tích
cực tổ chức hội nghị, hội thảo, huấn luyện; viện trợ trang bị, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện; tổ
chức diễn tập chung.
Trung tướng Rajiv Bhalla, Tổng cục trưởng Cục Huấn luyện Lục quân Ấn Độ, đã có chuyến
thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là dịp tốt để quân đội hai nước nói chung, các học viện,
nhà trường nói riêng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến ở địa hình rừng
núi, xử lý tình hình biên giới, đào tạo nhân lực; mong rằng trong thời gian tới quân đội hai
nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, đào tạo cán bộ, giao lưu sỹ quan trẻ…
Nhận lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đoàn
đại biểu quân sự cấp cao Campuchia do Đại tướng Tea Banh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Quốc phòng Campuchia dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 1516/1. Sau hội kiến, hai bộ trưởng đã ký kết kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng năm
2014.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hàn Quốc Hyeon Oh Seok. Ảnh:
VGP/Lê Sơn
Thúc đẩy quan hệ với Hàn Quốc, Na Uy, Algeria
Nhận lời mời của Chính phủ Hàn Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm
chính thức Hàn Quốc từ ngày 19-23/1.
Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp phía Hàn Quốc, hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán
để sớm ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc trong năm 2014, đưa
kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỷ USD vào năm 2020, đồng thời có các biện
pháp thiết thực nhằm hướng tới sự cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Hàn Quốc cam kết sẽ tích cực xem xét tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào
Hàn Quốc, đồng thời thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Phó Thủ tướng Hyeon Oh Seok khẳng định Hàn Quốc coi Việt Nam là một đối tác quan trọng
ở khu vực và là một trong những đối tác quan trọng trong chính sách cung cấp ODA của Hàn

Quốc, cam kết tiếp tục dành ưu tiên về ODA cho Việt Nam trong những năm tới, nhất là trong
các lĩnh vực tăng trưởng xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực.


Trong tháng 1 đã diễn ra kỳ họp lần thứ 10 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Algeria và
tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Na Uy lần thứ 6.
Tại kỳ họp lần này, Việt Nam và Algeria nhất trí cao trong các lĩnh vực hợp tác thương mại và
đầu tư, lao động và đào tạo nghề, nông nghiệp, thủy hải sản, thông tin truyền thông, nhà ở và
phát triển đô thị, giao thông, tư pháp.
Hai bên cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để Liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Algeria
hoạt động có hiệu quả tại Algeria. Đồng thời, hai bên cũng nhất trí tiếp tục trao đổi để ký thỏa
thuận hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, thể thao và các lĩnh vực
khác mà hai bên cùng quan tâm.
Với Na Uy, trước mắt, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của
Thái tử kế vị và Công nương Na Uy vào tháng 3/2014, coi đây là cơ hội thúc đẩy quan hệ
giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế còn nhiều tiềm năng như đóng tàu, hàng
hải, năng lượng sạch...
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương
mại Tự do giữa Việt Nam với các nước Khối Mậu dịch tự do châu Âu trong năm 2014, tạo cơ
sở pháp lý thuận lợi đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai bên trong thời gian tới.
Về vấn đề Biển Đông, phía Na Uy tái khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam duy trì môi
trường hòa bình ổn định; giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở
luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố
ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC).


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ tư, trái sang) chụp ảnh cùng Bộ
trưởng Ngoại giao ASEAN tại Bagan ngày 17/1. Ảnh: TTXVN
Hướng tới cộng đồng ASEAN đoàn kết, thịnh vượng
Ngày 17/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị hẹp

Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại cố đô Bagan của
Myanmar. Đây là hội nghị đầu tiên bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN của Myanmar.
Với chủ đề “Đoàn kết hướng tới Cộng đồng ASEAN hòa bình và thịnh vượng” của năm 2014,
Hội nghị tập trung vào bốn nội dung chính là xem xét các biện pháp thúc đẩy tiến trình xây
dựng Cộng đồng ASEAN và các ưu tiên trong năm 2014; xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau
năm 2015; làm sâu sắc hơn quan hệ đối ngoại của ASEAN; trao đổi về những vấn đề quốc tế
và khu vực cùng quan tâm.
Về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các Ngoại trưởng đánh giá năm
2014 là năm then chốt, đòi hỏi ASEAN phải quyết tâm và nỗ lực cao nhất để hoàn thành nốt
các đầu việc còn lại, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, bảo đảm hiệu quả thực thi và tập
trung nguồn lực cho các lĩnh vực ưu tiên.
Các ngoại trưởng cũng đồng ý cho rằng ASEAN cần thực hiện tốt các chương trình hợp tác
quan trọng đã đề ra như Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC), Sáng kiến liên kết
ASEAN (IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển; tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động
và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức của ASEAN, nâng cao năng lực ứng phó của
ASEAN trong các vấn đề quan trọng của khu vực, cũng như tăng cường năng lực và vai trò
của Ban Thư ký ASEAN.
Trong tháng 1, nhiều quan chức nước ngoài đã đến thăm Việt Nam, trong đó có Đặc phái
viên của Tổng thống Sri Lanka, Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Tây Ban Nha Juan José
Lucas Gimenez, Phó Thủ tướng Vương quốc Bỉ Johan Vande Lanotte, Phó Chủ tịch Hạ viện
Italy Marina Sereni, Quốc vụ khanh Anh Grant Shapps, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến thương
mại Ấn Độ-ASEAN Shantanu Srivastava, Bộ trưởng Bộ Phát triển Công nghiệp và Xúc tiến
đầu tư Algeria Amara Benyounes, Bộ trưởng đặc trách các lĩnh vực khoa học-công nghệ,
công nghệ thông tin, vũ trụ, biển và lãnh thổ Nhật Bản Yamamoto Ichita; Tổng Giám đốc Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano.
rong 2 ngày liên tiếp, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình
Dương Daniel Russel liên tục lên tiếng hối thúc Trung Quốc làm rõ các yêu sách về chủ
quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Yêu cầu mới nhất được quan chức cấp cao này đưa ra
trong cuộc điều trần chiều 5-2 trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban
Đối ngoại của Hạ viện Mỹ.

Chuyên gia Nga: Tham vọng của Trung Quốc khiến biển Đông căng thẳng
Vươn “vòi bạch tuộc”
Cảnh giác âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc trên biển Đông


Philippines kêu gọi toàn dân đoàn kết kiện Trung Quốc
Hành động của Trung Quốc khiến biển Đông dậy sóng
“Trung Quốc đi ngược lại luật pháp quốc tế”

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã khiến Biển Đông dậy sóng khi lần đầu tới đây
huấn luyện vào cuối năm 2014
Trước đó, yêu cầu tương tự đã được ông Russel nêu ra trong cuộc họp báo ngày 4-2
về các ưu tiên chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong cuộc
họp báo này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, Washington quan ngại trước những
diễn biến gần đây tại vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông, đặc biệt là những hành động
đơn phương có tính gây hấn đòi chủ quyền không dựa vào luật pháp và phi ngoại
giao.
Trong cuộc điều trần ngày 5-2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải giải
thích rõ về các yêu sách “đường chín đoạn” bao gồm phần lớn khu vực Biển Đông.
Ông Russel nêu rõ hiện đang có những mối quan ngại ngày càng tăng trước yêu sách
và hành động của Trung Quốc tại Biển Đông theo hướng tìm cách kiểm soát khu vực
này, cho dù bị các nước láng giềng và cộng đồng thế giới phản đối.
Dù nhắc lại lập trường Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền trên
biển ở châu Á, song ông Russel tuyên bố ủng hộ quyền của Philippines đưa vấn đề
tranh chấp tại Biển Đông lên tòa án LHQ nhằm tìm giải pháp hòa bình cho các vấn đề.
Ông Russel một lần nữa khẳng định Biển Đông án ngữ các tuyến vận tải đường biển
thiết yếu, do vậy với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, Mỹ sẽ tiếp tục tăng
cường sự hiện diện trong khu vực, củng cố quan hệ với các nước trong vùng để bảo
đảm an ninh hàng hải.



Việc một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ
yêu sách chủ quyền ở Biển Đông diễn ra ngay sau khi nước này có một loạt động thái
như lập các khu vực hành chính, triển khai quân sự, chiếm cứ các đảo, ra lệnh cho các
nước phải xin phép Trung Quốc khi muốn đánh bắt cá ở khu vực Biển Đông… nhằm
hiện thực hóa yêu sách đơn phương “đường lưỡi bò 9 khúc”. Những động thái gây
căng thẳng này đã bị nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực phản đối bởi ảnh hưởng
tới an ninh của tuyến vận tải biển sống còn trên thế giới.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, đòi hỏi “đánh bắt cá phải xin
phép” của Trung Quốc đã “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và đánh bắt cá
của tất cả các quốc gia tại vùng biển quốc tế” được ghi trong Công ước của LHQ về
Luật Biển (UNCLOS). Philippines nêu rõ động thái này của Trung Quốc làm leo thang
căng thẳng và gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, đồng thời đe dọa hòa bình và ổn
định trong khu vực.
Trước đó, tại cuộc hội thảo hạ tuần tháng 1 vừa qua ở Đại học Tổng hợp quốc gia St.
Peterburg, các chuyên gia hàng đầu về châu Á của Nga cho rằng yêu sách “đường
lưỡi bò” có nguy cơ gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực, đe dọa hòa
bình, ổn định và an ninh hàng hải quốc tế


.LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam
có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng
gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Ngày 18-6-2004, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 19 khóa XI đã thông qua
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Ngày 29-6-2004, Chủ tịch nước đã ký
lệnh công bố. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một minh chứng,
một bước tiến và một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán
trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn

trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.Nhằm góp phần nâng cao
nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vấn đề tín
ngưỡng- tôn giáo. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Đài PTTH
Đồng Nai biên soạn tài liệu hỏi đáp tuyên truyền pháp luật về tín
ngưỡng - tôn giáo.

TÀI LIỆU HỎI - ĐÁP
VỀ TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO
Câu 1. Thế nào là hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo?
Theo khoản1, Điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, hoạt
động tín ngưỡng được hiểu như sau: hoạt động tín ngưỡng là hoạt động
thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công
với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính
truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho
những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Theo khoản 5, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, hoạt
động tôn giáo được hiểu như sau: hoạt động tôn giáo là việc truyền bá,
thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.
Câu 2. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo và không có tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau có quyền bình đẳng trước pháp luật không?


Tại Điều 52, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001
quy định: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Tại Điều 70, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001
quy định: công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp
luật.
Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Tại Điều 1, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định: công
dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào.
Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo
cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn
nhau.
Câu 3. Cơ sở tôn giáo là gì? Tài sản thuộc các cơ sở tôn giáo được
pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 7, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, cơ sở
tôn giáo được hiểu như sau: cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi
đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và
những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.
Nơi thờ tự, tu hành bao gồm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, tu
viện…thuộc tổ chức tôn giáo.
Nơi đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo bao gồm: học viện,
trường cao đẳng, trường trung cấp phật học, đại chủng viện của đạo
Công giáo, Viện thánh kinh thần học của đạo Tin lành.
Tại Điều 4, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định tài sản
thuộc các cơ sở tôn giáo: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình,
đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn
giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các
đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.
Câu 4. Thế nào là tổ chức tôn giáo cơ sở?
Theo khoản 4, Điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, tổ
chức tôn giáo cơ sở được hiểu như sau: tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị
cơ sở của tổ chức tôn giáo, bao gồm:



- Ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật;
- Giáo xứ của đạo Công giáo;
- Chi hội của đạo Tin lành;
- Họ đạo của đạo Cao đài;
- Ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hòa Hảo và đơn vị cơ sở
của tổ chức tôn giáo khác.
Câu 5. Trong trường hợp nào thì các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
bị đình chỉ?
Điều 15- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công
cộng hoặc môi trường;
- Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp
của dân tộc;
- Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của
người khác;
- Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.
Câu 6. Trách nhiệm của người có tín ngưỡng, tín đồ trong hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo?
Theo khoản 2, Điều 9- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định như
sau:
Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người có tín ngưỡng, tín đồ có
trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công
dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 7. Trong hoạt động tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành có quyền
gì?

Theo khoản 1, Điều 11, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy
định: trong hoạt động tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ
nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại
các cơ sở tôn giáo.
Theo khoản 1, Điều 27, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3
năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo quy định chức sắc, nhà tu hành trong việc giảng
đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo: chức sắc, nhà tu hành giảng đạo,


truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ủy ban
nhân dân cấp huyện nơi dự kiến giảng đạo, truyền đạo.
Tại Điều 34, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định: nhà tu
hành, chức sắc có quyền thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo
quy định của hiến chương, điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo
phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Khi thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế, nhà tu hành, chức sắc phải
bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và công việc
nội bộ của các quốc gia.
Theo khoản 1, Điều 31, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3
năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo quy định chức sắc, nhà tu hành trong việc mời tổ
chức, người nước ngoài vào Việt Nam như sau: nhà tu hành, chức sắc
tôn giáo khi mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành
các hoạt động hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo có trách nhiệm
gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ.
Theo khoản 1, Điều 33, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3
năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo quy định chức sắc, nhà tu hành trong việc tham gia
khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài như sau: chức sắc, nhà tu hành khi

tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ
đến Ban Tôn giáo Chính phủ.
Câu 8. Trách nhiệm của người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở trong
hoạt động tôn giáo hàng năm?
Tại Điều 12- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định như sau:
- Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký
chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân
dân cấp xã); trường hợp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình
đã đăng ký thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Thẩm quyền chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng do Chính phủ
quy định.
Câu 9. Một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các
điều kiện nào?
Theo khoản 1, Điều 16- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định như
sau:
Một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện
sau đây:


- Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật,
lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;
- Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành
đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;
- Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;
- Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
- Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Câu 10. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền đăng ký hoạt động tôn
giáo và trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động tôn giáo được quy định

như thế nào?
Tại Điều 6, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký hoạt
động tôn giáo như sau:
1. Để được hoạt động tôn giáo, tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng
ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ tên tổ chức, nguồn gốc hình thành,
quá trình phát triển ở Việt Nam, tôn chỉ, mục đích, phạm vi hoạt động,
số lượng tín đồ của tổ chức vào thời điểm đăng ký, dự kiến nơi đặt trụ
sở, nơi thờ tự của tổ chức;
b) Giáo lý, giáo luật và bản tóm tắt nội dung giáo lý, giáo luật;
c) Danh sách dự kiến những người đứng đầu tổ chức, những người này
phải là công dân Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự, có uy tín
trong tổ chức.
3. Thẩm quyền đăng ký:
a) Ban Tôn giáo Chính phủ cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt
động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh cấp đăng ký cho tổ
chức có phạm vi hoạt động ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
4. Thời hạn trả lời:
a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn
giáo Chính phủ có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức; trường hợp từ
chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đăng ký cho



tổ chức; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
Câu 11. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn
giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền nào?
Tại Khoản 2 và Khoản 3- Điều 17- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy
định:
- Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở
phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
- Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo không
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được sự chấp
thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Câu 12. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo được quy
định như thế nào?
Tại Điều 18, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định:
- Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở được tiến
hành sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn
ra hội nghị, đại hội.
- Việc tổ chức hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo của tổ
chức tôn giáo được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan quản
lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.
- Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tiến hành
sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hội
nghị, đại hội.
Câu 13. Việc đăng ký hội đoàn tôn giáo được quy định như thế nào?
Theo khoản 2, Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định việc
đăng ký hội đoàn tôn giáo được quy định như sau:
- Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi hội

đoàn hoạt động;
- Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã,
thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi hội đoàn hoạt động;
- Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở
trung ương.


Câu 14. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy
cử phải đáp ứng các điều kiện nào mới được Nhà nước thừa nhận?
Tại Khoản 2, Điều 22- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định rõ
người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải
đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:
- Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt;
- Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Câu 15. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tổ chức tôn giáo
được thực hiện theo quy định nào và tổ chức tôn giáo khi cách chức,
bãi nhiệm chức sắc thuộc quyền quản lý có trách nhiệm gì với cơ
quan quản lý Nhà nước?
Theo khoản 3, Điều 22, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy
định: việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện
theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.
Tại Điều 17, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định: tổ chức tôn giáo khi cách chức, bãi nhiệm
chức sắc thuộc quyền quản lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
đến cơ quan quản lý nhà nước đã đăng ký quy định tại khoản 1, khoản
2, Điều 16, Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do cách chức, bãi nhiệm,

kèm theo văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm và các giấy tờ có liên
quan.
Câu 16. Trình tự, thủ tục đăng ký người được phong chức, phong
phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc trong tôn giáo được quy
định như thế nào?
Tại Điều 16, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định:
1. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đăng ký của tổ chức tôn giáo, trong đó nêu rõ họ tên, phẩm
trật, chức vụ và phạm vi phụ trách tôn giáo của người được đăng ký;
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chức sắc,
nhà tu hành cư trú;
c) Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký.


2. Trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử chức sắc,
nhà tu hành có yếu tố nước ngoài phải có sự đồng ý trước của Ban Tôn
giáo Chính phủ.
3. Thời hạn trả lời:
a) Sau 45 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ và Ban Tôn giáo
Chính phủ không có ý kiến khác, thì chức sắc, nhà tu hành được hoạt
động tôn giáo theo chức danh đã được đăng ký;
b) Sau 30 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh không có ý kiến khác, thì chức sắc, nhà tu hành được hoạt
động tôn giáo theo chức danh đã được đăng ký.
Câu 17. Trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử
chức sắc, nhà tu hành có yếu tố nước ngoài phải được sự đồng ý của
cơ quan Nhà nước nào?
Tại Điều 16, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005

của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định:
1. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký với Ban Tôn giáo Chính
phủ việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử thành viên
Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Hoà thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư của đạo Phật;
thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục
Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Tổng Giám mục phó, Giám mục,
Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản, người đứng đầu các dòng
tu của đạo Công giáo; thành viên Ban Trị sự Trung ương của đạo Tin
lành; thành viên Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Hội thánh, Ban
Thường trực Hội thánh, Phối sư và chức sắc tương đương trở lên của
đạo Cao đài; thành viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà
Hảo; người đứng đầu các trường đào tạo những người chuyên hoạt động
tôn giáo và những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn
giáo khác.
2. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của các
chức sắc, nhà tu hành không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này.
Câu 18. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử
trong tổ chức tôn giáo được thực hiện theo quy định nào?


Tại Điều 22, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định:
1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn
giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và
đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp có yếu tố
nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận trước với cơ quan quản lý nhà
nước về tôn giáo ở trung ương.

2. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải
đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:
a) Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt;
b) Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
3. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện
theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.
4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong chức,
phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức,
bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.
Câu 19. Khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà
tu hành, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gì với cơ quan quản lý Nhà
nước?
Tại Điều 23, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định:
Khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tổ
chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện
nơi đi và đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đến.
Điều 18, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo quy định:
1. Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà
tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân
dân cấp huyện) nơi đi chậm nhất 07 ngày kể từ ngày có quyết định
thuyên chuyển.
2. Văn bản thông báo nêu rõ: họ tên, phẩm trật, chức vụ tôn giáo của
người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đến
kèm theo quyết định của tổ chức tôn giáo về việc thuyên chuyển.



Câu 20. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào đối với người đi
tu?
Tại Điều 21, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định: người
đi tu tại các cơ sở tôn giáo phải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép
buộc hoặc cản trở. Người chưa thành niên khi đi tu phải được cha, mẹ
hoặc người giám hộ đồng ý.
Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm
đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo.
Tại Điều 22, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định việc đăng ký người vào tu: người phụ trách
cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký người vào tu đến Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo trong thời hạn 07 ngày kể từ
ngày nhận người vào tu. Hồ sơ gồm:
- Danh sách người vào tu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vào
tu có hộ khẩu thường trú;
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, hoặc người giám hộ (với
người chưa thành niên vào tu).
Câu 21. Tổ chức tôn giáo có được thành lập trường đào tạo, mở lớp
bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo không?
Tại Điều 24- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định:
- Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng
những người chuyên hoạt động tôn giáo.
- Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học
chính khoá trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người
chuyên hoạt động tôn giáo.
- Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo
phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở

lớp.
Câu 22. Cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền trong việc quyết định
thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên
hoạt động tôn giáo?
Tại Điều 24- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định:
- Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo
phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.


Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên
tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã
được phê duyệt.
- Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng
tôn giáo do Chính phủ quy định.
Câu 23. Trình tự, thủ tục trong việc thành lập trường đào tạo những
người chuyên hoạt động tôn giáo?
Tại Điều 13, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định:
1. Tổ chức tôn giáo thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt
động tôn giáo gửi hồ sơ đến Thủ tướng Chính phủ.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập trường;
b) Đề án thành lập trường, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tôn giáo đề nghị
thành lập trường, tên trường, địa điểm dự kiến đặt trường kèm theo hồ
sơ về đất đai, khả năng đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, mục đích,
chức năng, nhiệm vụ, quy mô, chương trình giảng dạy, dự thảo quy chế
hoạt động, dự thảo quy chế tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến Ban
giám hiệu hoặc Ban giám đốc kèm theo danh sách trích ngang, dự kiến
đội ngũ giáo viên;

c) Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa
điểm đặt trường.
3. Trong chương trình đào tạo, môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật
Việt Nam là môn học chính khoá. Nội dung, chương trình, đội ngũ giáo
viên giảng dạy các môn học trên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn giáo.
Câu 24. Trình tự, thủ tục trong việc mở lớp bồi dưỡng những người
chuyên hoạt động tôn giáo?
Tại Điều 15, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định:
1. Tổ chức tôn giáo mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động
tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi mở lớp. Văn bản đề nghị nêu rõ tên lớp, địa điểm mở


lớp, nhu cầu mở lớp, thời gian học,nội dung, chương trình, thành phần
tham dự, danh sách giảng viên.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và trả lời tổ chức tôn
giáo.
Câu 25. Các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo
được thực hiện theo những quy định nào?
Tại Điều 25- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định rõ các cuộc lễ của
tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo được thực hiện theo quy
định sau đây:
- Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh phải được Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn
ra cuộc lễ chấp thuận;

- Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc lễ chấp thuận.
Câu 26. Cơ quan nào có thẩm quyền trong việc giao đất, thu hồi đất
đối với cơ sở tôn giáo?
Tại khoản 1, khoản 4 Điều 37 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất đối
với cơ sở tôn giáo.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất đối với cơ sở tôn giáo
không được ủy quyền.
Tại khoản 1, khoản 3 điều 44 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu hồi đất
đối với cơ sở tôn giáo.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo
không được ủy quyền.
Câu 27. Pháp luật quy định như thế nào trong việc tổ chức quyên góp
của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo?
Tại Điều 30, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005
của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định:


1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng
văn bản trước 15 ngày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
khoản 3 Điều này về việc tổ chức quyên góp.
2. Văn bản thông báo nêu rõ mục đích, phạm vi, cách thức, thời gian
thực hiện quyên góp, cơ chế quản lý, cách thức sử dụng tài sản được
quyên góp.
3. Cơ quan nhận thông báo về việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ

chức tôn giáo:
a) Trường hợp tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã, thông báo với
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp;
b) Trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng
trong phạm vi một huyện, thông báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện
nơi tổ chức quyên góp;
c) Trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một huyện,
thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp.
4. Cơ quan nhà nước được cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo thông báo
việc quyên góp có trách nhiệm giám sát việc thực hiện theo nội dung
thông báo.
5. Cơ sở, tổ chức thực hiện việc quyên góp phải bảo đảm tính công khai,
minh bạch đối với các khoản quyên góp, kể cả việc phân bổ; không
được lợi dụng danh nghĩa cơ sở, tổ chức tôn giáo để quyên góp phục vụ
lợi ích cá nhân hoặc những mục đích trái pháp luật.
Câu 28. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có được tổ chức quyên
góp không? Trình tự, thủ tục trong việc tổ chức quyên góp của cơ sở
tín ngưỡng, tôn giáo?
Tại Điều 28, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định:
1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài
sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước
và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải
công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông
báo với Uỷ ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp.
3. Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc
thực hiện những mục đích trái pháp luật.
Điều 30, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo quy định:



1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng
văn bản trước 15 ngày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
khoản 3 Điều này về việc tổ chức quyên góp.
2. Văn bản thông báo nêu rõ mục đích, phạm vi, cách thức, thời gian
thực hiện quyên góp, cơ chế quản lý, cách thức sử dụng tài sản được
quyên góp.
3. Cơ quan nhận thông báo về việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ
chức tôn giáo:
a) Trường hợp tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã thông báo với
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp;
b) Trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng
trong phạm vi một huyện, thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện
nơi tổ chức quyên góp;
c) Trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài phạm vi một huyện,
thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp.
4. Cơ quan nhà nước được cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo thông báo
việc quyên góp có trách nhiệm giám sát việc thực hiện theo nội dung
thông báo.
5. Cơ sở, tổ chức thực hiện việc quyên góp phải bảo đảm tính công khai,
minh bạch đối với các khoản quyên góp, kể cả việc phân bổ; không
được lợi dụng danh nghĩa cơ sở, tổ chức tôn giáo để quyên góp phục vụ
lợi ích cá nhân hoặc những mục đích trái pháp luật.
Câu 29. Pháp luật quy định như thế nào trong việc chức sắc, nhà tu
hành là người nước ngoài giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt
Nam?
Tại Điều 36, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định: Chức
sắc, nhà tu hành là người nước ngoài được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo
của Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở

trung ương chấp thuận, phải tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo của
Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 35, Nghị định Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm
2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo quy định:
+ Tổ chức tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài
giảng đạo tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề
nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ, trong đó nêu rõ tên chức sắc, nhà tu


hành, quốc tịch, tên tổ chức tôn giáo nước ngoài, chương trình, thời
gian, địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự;
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ban
Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp
không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Câu 30. Tổ chức tôn giáo khi tiến hành các hoạt động quốc tế nào thì
cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước? Việc mời tổ
chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động
hợp tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo được quy định như thế
nào?
Tại Điều 35, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 quy định các
hoạt động quan hệ quốc tế sau đây phải có sự chấp thuận của cơ quan
quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương:
1. Mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai chủ
trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam;
2. Tham gia hoạt động tôn giáo, cử người tham gia khóa đào tạo về tôn
giáo ở nước ngoài.
Tại Điều 31, Nghị định Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3
năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo quy định:

1. Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo khi mời tổ
chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động hợp
tác quốc tế có liên quan đến tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban
Tôn giáo Chính phủ.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do mời, nội dung các hoạt động
hợp tác, dự kiến chương trình, thời gian và địa điểm tổ chức;
b) Bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của tổ chức, cá nhân tôn
giáo nước ngoài.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn
giáo Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không
chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Câu 31. Pháp luật quy định như thế nào trong việc chức sắc, nhà tu
hành là người nước ngoài giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt
Nam?


×