S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 37
THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTYLIC
I/ Mục tiêu:
- Học sinh tiến hành được các bước thí nghiệm.
- Quan sát, giải thíchvà rút ra kết luận các hiện tượng của lên men êtylic.
- Học sinh hiểu và giải thích đựơc các bước tiến hành thí nghiệm.
II/ Chuẩn bị:
1/ Dụng cụ, hóa chất:
- Bình nón (bình tam giác)
- bình thủy tinh hình trụ 500ml và 2000 ml.
2/ Nguyên vật liệu:
- Dung dịch đường saccarôzơ 8 – 10% có thể bổ sung thêm dung dịch nước ép trái cây.
- Bột nấm men đã được tán nhỏ để trong tủ ấm 28 – 30
0
C được làm trước đó 24 giờ.
III/ Cách tiến hành thí nghiệm:
1/ Cách tiến hành:
- GV làm thí nghiệm trên 3 bình thủy tinh hình trụ 2000 ml:
- Bình 1: Đổ 1500 ml nước đường 8 – 10% vào.
- Bình 2: Đổ 1500 ml nước đường vào. Đổ thêm 20 ml dung dịch bột bánh men vào.
- Bình 3: Cũng làm như bình 2 nhưng đã làm trước đó 24 giờ.
Học sinh cũng tiến hành làm như bình 2, nhưng sử dụng các bình có dung tích 500 ml và chỉ rót
400 ml nước đường cùng với 5 ml dung dịch bột bánh men.
2/ Hiện tượng:
Học sinh quan sát hiện tượg trong các bình do giáo viên làm
- Bọt khí.
- Dung dịch trong bình bị xáo trộn như bị khuấy ở bình 3.
- Lớp ván trên mặt và lớp cặn ở đáy của 3 bình.
- độ đục của dung dịch ở 3 bình 1,2,3.
- Ngửi mùi của dung dịch.
- Nếm vị dung dịch ở bình 3.
- nhiệt độ của dung dịch ( sờ vào bình hoặc dùng nhiệt kế).
IV/ Thu hoạch:
Học sinh hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi sau:
Tên các bước Nội dung các bước
Cách tiến hành
Quan sát hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Kết luận
Câu hỏi:
1/ Vang là một loại đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không? Vì sao?
2/ Tại sao người ta nói vang hoặc sâmpanh đã mở phải uống hết?
3/ Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có ván trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải
thích hiện tượng trên?
4/ Nếu sirô quả (nước quả đậm đặc đường)trong bình nhựa kín thì sau thời gian sẽ căng phồng lên, tại
sao?
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 38
THỰC HÀNH LÊN MEN LACTIC
I/ Mục tiêu:
- Học sinh tiến hành được các bước thí nghiệm.
- Quan sát, giải thích và rút ra kết luận các hiện tượng của lên men lactic.
- Học sinh hiểu và giải thích đựơc các bước tiến hành thí nghiệm.
II/ Chuẩn bị:
1/ Dụng cụ, hóa chất:
- Cốc đong 500 ml
- Cốc nhựa nhỏ 50 ml (10 cái).
- Bình thuủy tinh hình trụ 2000 ml.
2/ Nguyên vật liệu:
- Sữa đặc có đường 1 hộp, sữa chua vinnamilk 1 hộp -
- Rau cải, cải bắp dưa chuột NaCl 20g đường
III/ Cách tiến hành thí nghiệm:
1/ Làm sữa chua:
* Cách tiến hành:
- Lấy 100 ml sữa đặc vào cốc đong, rót tiếp 300 ml nước sôi vào và khuấy đều. Để nguội đến
40
0
C, cho một thìa sữa chua Vinamilk vào, khuấy đều, đổ ra các cốc nhựa. Để vào tủ ấm 40
0
C hoặc
trong thùng xốp đậy kín sau 6 đến 8 giờ sữa đông tụ lại là sữa chua đã được hình thành. Muốn bảo
quản sữa chua phải để vào tủ lạnh.
GV đưa mỗi bàn một hộp sữa chua đã làm trước đó 6 – 8 giờ, học sinh quan sát và nếm.
* Quan sát hiện tượng, nhận xét hiện tượng dựa vào gợi ý sau:
- Trạng thái của sữa chua
- Ngửi mùi của sữa chua
- Vị sữa chua
2/ Muối chua rau quả:
* Cách tiến hành:
- Rau cải cắt nhỏ từ 3 – 4 cm, dưa chuột để nguyên quả hoặc cắt dọc (có thể phơi chỗ nắng nhẹ
hoặc bóng râm cho rau quả se mặt). Đổ rau quả vào bình hình trụ,. Pha nước muối NaCl 5 – 6% đổ
vào cho ngập rau quả. Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm 28 – 30
0
C. có thể thêm 2 thìa cà phê đường vào
rồi hòa tan.
- GV làm trước một bình rau quả chua cho học sinh quan sát và nếm thử mùi vị.
* Quan sát, nhận xét hiện tượng dựa vào gợi ý sau:
- Màu sắc của rau quả.
- Vị của rau quả.
Hãy rút ra kết luận và viết phương trình phản ứng.
IV/ Thu hoạch:
Học sinh hoàn thành bảng và trả lời các câu hỏi sau:
Tên các bước
Nội dung các bước
Làm sữa chua Muối chua rau quả
Cách tiến hành
Quan sát hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Kết luận
Câu hỏi:
1/ Vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt (đông tụ) và có vị chua khi làm sữa
chua? Viết phương trình phản ứng và giải thích.
2/ Người ta nói, sữa chua là thực phẩm rất bổ dưỡng có đúng không? Vì sao?
3/ Klhi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ, 1 – 2 thìa đường để làm gì? Vì sao
khi muối dưa, người ta phải đổ ngập nước, nén chặt rau quả?
4/ Khi muối dưa người ta thường phơi chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm cho se mặt rau quả để làm gì?
5/ Rau, quả muốn làm dưa chua cần phải có điều kiện gì? Nếu không đạt được những điều kiện ấy
chúng ta cần phải làm như thế nào?
6/ Nếu dưa để lâu sẽ bị khú, vì sao?
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài