Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ đường lâm phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.41 MB, 97 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
Họ và tên SV : HOÀNG THỊ LAN – A3-K20

KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài :NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH

:

52340101

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DU LỊCH, KHÁCH SẠN

Giáo viên hướng dẫn : T.S. NGUYỄN VĂN LƯU
(có chữ ký kèm theo)

Hà Nội, 5 – 2016

……………………………………………


Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Lưu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp.


Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chủ nhiệm và các thầy cô khoa Du lịch, Viện
Đại học mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp. Cảm
ơn sự chỉ dạy tận tụy của các thầy cô trong suốt bốn năm được học tập dưới mái
trường mến yêu khoa Du lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm đã giúp đỡ
em trong việc tìm tài liệu, số liệu tham khảo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên tốt nghiệp
Họ và tên

Hoàng Thị Lan


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NÔI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCHĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬNTỐT NGHIỆP
Họ và tên : Hoàng Thị Lan

ĐT : 0167.6416.022

Lớp - Khoá : A3-K20

Ngành học : Quản trị du lịch, khách sạn

1. Tên đề tài :
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
2.

Các số liệu ban đầu:

Theo các lý thuyết, tư liệu và các số liệu nghiên cứu, khảo sát, và các tư liệu có liên quan khác
thu thập từ thực tế tại địa bàn và thư viện.
3.

Nội dung các phần thuyết minh và tính toán :

Chương 1: Khái niệm và các vấn đề lý luận liên quan đến bảo tồn gái trị truyền thống làng Cổ
phục vụ phát triển du lịch
Chương 2. Thực trạng bảo tồn giá trị truyền thống làng Cổ phục vụ phát triển du lịch ở làng cổ
Đường Lâm
Chương 3. Giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ
Đường Lâm để phục vụ phát triển du lịch
4. Giáo viên hướng dẫn (Toàn phần):T.S. Nguyễn Văn Lưu
5. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp

:

06/01/2016

6. Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối) :

09/05/2016

Trưởng Khoa

Hà Nội, ngày . . . / . . . / năm 2016
Giáo viên Hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ......................................................................... 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ....................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3
5. Kết cấu của Khóa luận........................................................................................... 3
NỘI DUNG KHÓA LUẬN ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .................................... 4
1.1.

KHÁI NIỆM LÀNG, LÀNG CỔ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH CỦA MỘT “LÀNG CỔ” ............................................................................ 4
1.2.

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ................................................... 5

1.2.1. Khái niệm về văn hóa ............................................................................................. 5
1.2.2. Khái niệm giá trị văn hóa ...................................................................................... 7
1.2.3. Di sản văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống ................................................ 8
1.3.

BẢO TỒN, PHÁT HUY VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN


THỐNG.................................................................................................................... 9
1.3.1. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống................................................................... 9
1.3.2. Phát huy và khai thác giá trị văn hóa truyền thống ....................................... 10
1.4.

DU LỊCH, LOẠI HÌNH DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH, SẢN PHẨM DU

LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH .................................................................. 10
1.4.1. Khái niệm du lịch, loại hình du lịch và khách du lịch.................................... 10
1.4.1.1. Khái niệm du lịch .............................................................................. 10
1.4.1.2. Loại hình du lịch ............................................................................... 11
1.4.1.3. Khái niệm khách du lịch ................................................................... 12


1.4.2 Sản phẩm du lịch ................................................................................... 14
1.4.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch ............................................................. 13
1.4.2.2. Yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch ................... 13
1.4.2.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch ........................................................ 16
1.4.3. Vai trò của ngành Du lịch đối với kinh tế - xã hội .......................................... 16
1.4.3.1. Đối với kinh tế.................................................................................... 17
1.4.3.2. Đối với xã hội ..................................................................................... 17
1.5.

MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN

HÓA TRUYỀN THÔNG VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................. 18
1.6.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..................................................... 20


1.6.1. Khái niệm du lịch bền vững ................................................................................ 20
1.6.2. Đặc trưng cơ bản của phát triển du lịch bền vững ......................................... 21
1.6.3. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững........................................................... 22
1.7.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................. 23

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM ................... 24
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG CỔ ........................................................ 24
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 24
2.1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................................ 25
2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM ................................................................................... 27
2.2.1. Di sản văn hóa vật thể .......................................................................................... 27
2.2.1.1. Các công trình công cộng .................................................................. 27
2.2.1.2. Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng ................................................. 30
2.2.1.3. Hệ thống nhà cổ, nhà thờ họ ............................................................. 33


2.2.2. Di sản văn hóa phi vật thể.................................................................................... 35
2.2.2.1. Hệ thống thần thoại, truyền thuyết ................................................... 35
2.2.2.2. Lễ hội .................................................................................................. 35
2.2.2.3. Ẩm thực .............................................................................................. 36
2.2.2.4. Phong tục tập quán và nghề truyền thống ........................................ 37
2.2.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm
.............................................................................................................................................. 38
2.2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 38
2.2.3.1. Khó khăn ............................................................................................ 39
2.3. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN

THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
............................................................................................................................ …39
2.3.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống làng cổ....... 39
2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch trên nền tảng giá trị văn hoá truyền thống
làng cổ ................................................................................................................................ 42
2.3.2.1. Số lượng khách .................................................................................. 42
2.3.2.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch .......................................................... 44
2.3.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức cung ứng sản phẩm, du lịch ..... 45
2.3.2.4. Nguồn nhân lực du lịch ..................................................................... 46
2.3.2.5. Công tác quản lý, khai thác và bảo tồn di sản .................................. 47
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HOÁ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LÀNG CỔ
ĐƯỜNG LÂM ....................................................................................................... 48
2.4.1. Thành công và nguyên nhân ............................................................................... 48
2.4.1.1. Những thành công ............................................................................. 48


2.4.1.2. Nguyên nhân của thành công ........................................................... 50
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................... 51
2.4.2.1. Những hạn chế................................................................................... 51
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................. 52
2.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 53
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG
LÂM ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH…………………………….......................53
3.1.ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM 54
3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM GẮN VỚI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH...................................................................................... 57
3.2.1. Giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo tồn
và phát huy các giá trị làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch ............... 57
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp ...................................................................... 57
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp ...................................................................... 57
3.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ........................................................... 59
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp ...................................................................... 59
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp ...................................................................... 60
3.2.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch ......................................................... 63
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp ...................................................................... 63
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp ...................................................................... 63
3.2.4. Giải pháp phát triển du lịch bền vững .............................................................. 71
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp ...................................................................... 71


3.2.4.2. Nội dung của giải pháp ...................................................................... 71
3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch................................................... 72
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp ...................................................................... 72
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp ...................................................................... 72
3.2.6. Giải pháp về xã hội hoá bảo tồn và phát huy các giá trị làng cổ Đường Lâm
phục vụ phát triển du lịch .............................................................................................. 74
3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp ...................................................................... 74
3.2.6.2. Nội dung của giải pháp ...................................................................... 74
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ............................................ 75
3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 76
3.4.1. Đối với địa phương................................................................................................ 76
3.4.2. Đối với thành phố Hà Nội .................................................................................... 77
3.4.3. Đối với Tổng cục Du lịch...................................................................................... 77
3.4.4. Đối với cơ quan truyền thông ............................................................................. 77
3.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 78

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 81


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UNWTO: Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp quốc
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.
UBND : Ủy ban nhân dân
TP : Thành phố
VHTTDL: Văn hóa thể thao du lịch
STDe: Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững
BQL: Ban quản lý
NXB: Nhà xuất bản
VHNT: Văn hóa nghệ thuật
KHXH: Khoa học xã hội
ĐHQG TP.HCM: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Một trong những tài nguyên quan trọng hấp dẫn khách du lịch khi tới Việt Nam là giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc. Hình ảnh “bến nước – cây đa – sân đình”, những công
trình kiến trúc cổ độc đáo, cùng những phong tục tập quán và các lễ lội,..đều là những nét
tiêu biểu của văn hóa truyền thống có sức hút mạnh mẽ đối với những du khách muốn tìm
hiểu, khám phá về bản sắc truyền thống của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, để tăng sức hút và
phát triển du lịch thì việc lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là cấp thiết.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy

các giá trị truyền thống của văn hóa trong sự phát triển du lịch. Một trong đó có làng Cổ
Đường Lâm.
Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà
Nội, là ngôi làng vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ truyền thống Việt Nam.
Đường Lâm là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc bộ và
châu thổ Sông Hồng, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, được xem như một “Bảo
tàng lối sống nông thôn, lối sống nông nghiệp”.
Với những lợi thế về vị trí, giá trị văn hóa lịch sử, Đường Lâm có tiềm năng để phát triển
du lịch văn hóa. Nhưng trong thời gian qua việc khai thác các lợi thế đó để phát triển du
lịch ở Đường Lâm còn rất hạn chế. Số lượt khách du lịch đến Đường Lâm còn ít, tổng thu
từ du lịch còn hạn chế chưa có những đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của các địa
phương. Văn hóa truyền thống chưa được bảo tồn và phát huy theo đúng giá trị để phục
vụ phát triển du lịch. Một trong những nguyên nhân hạn chế đó là công tác quy hoạch,
xây dựng chiến lược phát triển của địa phương còn chậm và thực hiện chưa tốt; thiếu sự
liên kết giữa chính quyền địa phương với người dân. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt xảy ra việc người dân Đường Lâm đòi trả lại danh hiệu làng Cổ.
Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch, là rất cần thiết và cấp bách.

Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 1


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm, nhưng chưa có đề tài nào
trực tiếp nghiên cứu về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng Cổ
để phục vụ phát triển du lịch. Vì vậy, em lựa chọn: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm để phục vụ phát triển
du lịch” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện giá trị di sản văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm và xác định
tiềm năng du lịch của các di sản đó. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại
Đường Lâm từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn
hóa truyền để phát triển du lịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ phục vụ phát triển du lịch để hình thành cơ sở
lý luận cho nghiên cứu đề tài khoá luận;
- Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch để hình thành cơ sở thực
tiễn cho nghiên cứu đề tài khoá luận;
- Đề xuất giải pháp và khuyến nghị để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống làng cổ Đường Lâm phục vụ phát triển du lịch trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Làng cổ Đường Lâm là điểm lựa chọn nghiên cứu bao gồm toàn bộ các yếu tố, vấn
đề liên quan đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát
triển du lịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu về thưc trạng phát triển du lịch
trong vòng 5 năm gần đây 2010 - 2014 tại làng cổ Đường Lâm; các đề xuất một số giải
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 2


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
pháp để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường

Lâm phục vụ phát triển du lịch những năm tiếp theo đến 2025.
- Về không gian: Giới hạn trong làng cổ Đường Lâm.
- Về nội dung: 1) Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận về bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ phục vụ phát triển du lịch; 2) Thực trạng
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm phục vụ phát
triển du lịch; và 3) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống làng cổ Đường Lâm gắn với phát triển du lịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp chính là: Phương pháp phân tích tổng hợp;
Phương pháp thống kê; Phương pháp nghiên cứu thực địa; Phương pháp so sánh; Phương
pháp bản đồ.
5. Kết cấu của Khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của khoá luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Khái niệm và các vấn đề lý
luận liên quan đến bảo tồn gái trị truyền thống làng Cổ phục vụ phát triển du lịch;
Chương 2. Thực trạng bảo tồn giá trị truyền thống làng Cổ phục vụ phát triển du lịch ở
làng cổ Đường Lâm; và Chương 3. Giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của làng cổ Đường Lâm để phục vụ phát triển du lịch

Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 3


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội

NỘI DUNG KHÓA LUẬN
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ
1.1.


KHÁI NIỆM LÀNG, LÀNG CỔ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH CỦA MỘT “LÀNG CỔ”
Làng là một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều
mặt và có đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến.
“Làng Cổ” là để chỉ một khối dân cư ở nông thôn đã có sự tồn tại và cố kết cộng
đồng được một thời gian dài. Họ là thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và
các nét văn hóa lâu đời vẫn được bảo tồn và giữ gìn tạo nên những nét đặc trưng cho làng
cổ ấy
“Làng Cổ du lịch” là để chỉ một khối dân cư sống ở nông thôn đã có sự tồn tại và cố kết
cộng đồng được một thời gian dài. Họ làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều
mặt và các nét văn hóa lâu đời vẫn được bảo tồn và giữ gìn tạo nên những nét đặc trưng
cho làng cổ, những nét đặc trưng ấy chính là thành tố tạo lên sản phẩm du lịch tại thành
cổ và có sự tiêu dùng đóng góp cho kinh tế của bản thân chính làng cổ ấy.
Như vậy, có thể đưa ra một nhận xét chung về các điều kiện để một làng cổ có thể
phát triển du lịch, trở thành một làng cổ du lịch – một điểm đến du lịch dựa trên các tiêu
chí sau:
1.

Có tài nguyên du lịch đặc biệt và hấp dẫn

2.

Có khả năng đưa tài nguyên đó vào khai thác

3.

Hội tụ các điều kiện về dịch vụ cung cấp cho hoạt động du lịch.
Tóm lại, với các điều kiện để một “Làng cổ” trở thành một điểm đến du lịch và trở


thành “Làng cổ du lịch” thì “làng cổ” đó phải đảm bảo các tiêu chí: có tài nguyên du lịch
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 4


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
hấp dẫn, có khả năng đưa tài nguyên du lịch đó vào khai thác và du khách có khả năng
tiếp cận được với làng cổ và phải có các điều kiện về dịch vụ cung cấp cho hoạt động du
lịch.
1.2.

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1.2.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa – một khái niệm gần gũi và quen thuộc nhưng đã có nhiều quan điểm và định
nghĩa khác nhau.
Người ta thường nói: văn hóa ẩm thực, văn hoá trang phục, văn hoá ứng xử, văn hoá tiêu
dùng, văn hoá kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình, văn
hoá rìu vai… Từ "văn hoá" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái
niệm có nội hàm hết sức khác nhau.
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã hội loài
người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong ngôn ngữ đời sống từ rất sớm. Trong Chu
Dịch, que Bi đã có từ văn và hóa: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ;
Thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa. Ở
phương Tây, người Pháp, người Anh có từ culture, ngưới Đức có từ cultur, người Nga có
từ kultura, những từ này đều có chung gốc Latinh là chữ cultus amini là trồng trọt tinh
thần. Vậy từ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích nghi với tự nhiên, khai
thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự

nhiên, và họ có những phẩm chất tự nhiên.
Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo
thời gian. Thuật ngữ “văn hóa” với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷ
XVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lý, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hóa” được các nhà nhân loại học phương Tây sử dụng
như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể
phân loại ra từ trình độ thấp đến cao, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ
cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn
minh: E.B. Taylor là đại diện của họ.[20,16]
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 5


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
Ở thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F.Boas, văn hóa không phải bắt nguồn từ
cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng
không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ
khác biệt.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[20,20]
Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những
tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa
đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán
và dấn than một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức

được bản than, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản than, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân”.[17,23]
Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự
phát triển.
Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Do
vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh
thần. Từ đó, văn hoá như một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hoá vật chất
và văn hoá tinh thần.
Văn hoá vật chất (Tangible) bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản
xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày,
công cụ sản xuất, phương tiện đi lại…
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 6


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
Văn hoá tinh thần (Intangible) bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản
xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội,
phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương.
1.2.2. Khái niệm giá trị văn hóa
Quan niệm trình bày trong “Bách khoa toàn thư văn hoá học tk. XX” của Nga xuất bản
năm 1998 coi “giá trị là những thành tố quan trọng nhất của văn hoá con người bên cạnh
các chuẩn mực và các lý tưởng”. Như vậy, theo quan niệm này thì lại thu hẹp nội hàm
của khái niệm “giá trị”, văn hoá không phải là hệ thống giá trị, mà là hệ thống của giá
trị và nhiều thứ khác.
Nếu hiểu “văn hoá” và “giá trị” theo nghĩa rộng, chấp nhận quan niệm coi văn hoá là hệ
thốnggiá trị do con người sáng tạo ra thì khái niệm “văn hoá” trong cụm từ “giá trị văn

hoá” phải được hiểu là ‘do con người sáng tạo ra’. Giá trị văn hoá đối lập với giá trị tự
nhiên và bao gồm tất cả các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp lý, giá trị ký
hiệu học, giá trị toán học,… vì mọi giá trị và hệ giá trị do con người sáng tạo ra đều thuộc
văn hoá cả rồi.
Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định
hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy.
Nó chính là một thứ vốn xã hội (Social Capital). Như thế, khi nói bản chất của giá trị hay
nói tới vai trò định hướng, chi phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất đang nói
tới mối quan hệ đa chiều của con người. Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các
mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội.
Trong công trình “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam trong đổi mới và hội nhập”, Ngô Đức Thịnh và các cộng sự khẳng định: “Giá
trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử
của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định; hướng đến
thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về chân-thiện-mỹ, từ đó bồi đắp và
nâng cao bản chất Người”. Giá trị văn hóa luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 7


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
hóa, biểu tượng, chuẩn mực, hành vi xã hội; mang tính tương đối vì vậy để đánh giá nó
phải đặt trong bối cảnh sống của chủ thể sáng tạo văn hóa.
1.2.3. Di sản văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống
Cũng có thể đề cập tới giá trị văn hóa trong mối quan hệ với di sản văn hoá (Cultural
Heritage). Trong “Luật di sản” của nước CHXHCN Việt Nam, “di sản văn hoá là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác”, “di sản văn hoá tồn tại dưới dạng văn hoá vật thể và văn hoá phi vật

thể”. Cũng có cách quan niệm rộng hơn “Di sản văn hoá là tòan bộ sản phẩm do các thành
viên trong cộng đồng dân tộc sáng tạo, thể hiện dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu
hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tượng, được lan toả (vô thức) và trao truyền
(hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau”.
Trong Luật di sản của Việt Nam nhấn mạnh những cái được coi là di sản văn hoá
phải có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học chứ không phải toàn bộ những cái được con
người tạo ra. Như vậy, trong nội hàm khái niệm di sản thì giá trị giữ vai trò nòng cốt, nó
phân biệt tất cả các hiện tượng văn hoá nói chung với các hiện tượng văn hoá được coi là
di sản.
Giá trị văn hóa truyền thống là những gì tốt đẹp thuộc về tư tưởng, chuẩn mực đạo
đức, ứng xử, phong tục, tập quán, sáng tạo văn học nghệ thuật... được cộng đồng thừa
nhận và bảo tồn, gìn giữ từ đời này sang đời khác…Những giá trị đó không phải nhất
thành bất biến, trái lại, cùng với dòng chảy thời gian, nó luôn được bổ sung, bồi đắp
những giá trị mới, thích ứng với sự biến đổi của cuộc sống, như nền tảng vững chắc để
một dân tộc đi xa, hành trình cùng nhân loại.
Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc hình thành gắn với điều kiện lịch sử cụ thể
của Việt Nam. Đó là kết quả to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất
nước mang đậm nét đặc thù trong lịch sử Việt Nam. Đó còn là kết quả của quá trình tiếp
thu sáng tạo tinh hoa văn hóa của nhân loại. Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền
của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý
thương người như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động...
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 8


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát
triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái.
1.3.


BẢO TỒN, PHÁT HUY VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN

THỐNG
1.3.1. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
Bản thân lĩnh vực văn hóa là rất rộng lớn và người ta thường gắn khái niệm "bảo tồn văn
hóa" với những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa vật
thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa phật giáo, bảo tồn văn hóa nông
thôn… Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu lại những giá trị
văn hóa.
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn
hóa, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng
hướng. Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc
hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn hóa triệt
tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo tồn văn hóa.
Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai
trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua phát triển văn
hóa, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc
riêng của mình. Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong quá trình
phát triển chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng
giá trị đã được bảo tồn.
Như vậy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là việc bảo vệ, gìn giữ những giá trị liên
quan từ quá khứ đến hiện tại, làm cho di sản văn hóa đó lớn mạnh hơn, giàu có hơn và tất
yếu cái được bảo tồn phải phù hợp với thời đại để có thể tiếp tục song hành cùng xu
hướng đi lên của cuộc sống. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống phải tuân thủ những
nguyên tắc nghiêm ngặt mang tính thông lệ được cộng đồng quốc tế thông qua.

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là bảo đảm để phát triển bền vững xã hội,
cần bảo tồn có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm. Bảo tồn phải gắn liền với khai thác,
Sinh viên: Hoàng Thị Lan


Page 9


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội, tức
là bảo tồn động, bảo tồn trong sự phát triển. Cũng cần nhấn mạnh, các cơ quan Nhà
nước chỉ nên đóng vai trò định hướng, quản lý và huy động các nguồn lực phục vụ cho
việc nghiên cứu và phục dựng các giá trị cổ truyền. Bởi lẽ, chính người dân – tác giả
của những giá trị văn hóa đó là những người có khả năng nuôi dưỡng và phát huy tốt
nhất các giá trị văn hóa truyền thống ấy.
1.3.2. Phát huy và khai thác giá trị văn hóa truyền thống
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống là hình thức kế thừa tinh hoa văn hóa của quá khứ
cho những sáng tạo mới. Khai thác giá trị văn hóa cho phát triển du lịch là một trong
những phương cách phát huy giá trị văn hóa với hình thức chủ đạo là quảng bá hình ảnh
trên mọi phương diện nhằm thu hút khách đến tham quan, đầu tư.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong
văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán, lề thối cũ. Trong truyền thống văn hóa dân tộc có
những đặc điểm mang tính tích cực của thời điểm này, nhưng ở thời điểm khác lại không
còn phù hợp, có những nội dung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, song cũng có
những yếu tố trở nên lỗi thời, không còn phù hợp cần được gạt bỏ. Truyền thống văn hóa
dân tộc cần luôn luôn được phát huy, bổ sung, thay thế, hoàn thiện cho phù hợp với yêu
cầu của thực tiễn cuộc sống. Muốn phát huy, bổ sung, thay thế, hoàn thiện văn hóa truyền
thống dân tộc có thể tiến hành bằng nhiều con đường, nhưng trong đó không thể thiếu con
đường tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
1.4.

DU LỊCH, LOẠI HÌNH DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH, SẢN PHẨM DU
LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH


1.4.1. Khái niệm du lịch, loại hình du lịch và khách du lịch
1.4.1.1.

Khái niệm du lịch

Du lịch là một hiện tượng tồn tại cùng với sự phát triển của loài người, là một
trong những nhu cầu ngày càng trở nên tất yếu không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở
cả các nước đang phát triển. Du lịch giúp con người điều hòa được cuộc sống của chính

Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 10


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
mình trong xã hội và tự nhiên. Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau cũng có những cách
định nghĩa khác nhau về du lịch.
Năm 1811, tại Anh lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp
nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở
đây sự giải trí là động cơ chính”.
Năm 1930, ông Glusman (Thụy Sỹ) đã định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục
không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường
xuyên”.
Còn theo các tác giả Mclntosh, Goeldner và Ritchie lại cho rằng khi nói đến du
lịch cần cân nhắc tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch để hiểu bản chất của
du lịch một cách đầy đủ. Theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là: “tổng số các hiện
tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại từ khách du lịch, các nhà kinh
doanh, chính quyền và dân cư dịa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách”.
Ở Việt Nam, theo quy định trong Luật du lịch 2005 thì: “Du lịch là các hoạt động
có liên quan của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu

cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
[5,17]
1.4.1.2.

Loại hình du lịch

“Loại hình du lịch được hiểu là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được
bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một
cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. [5,24]
Có thể phân loại du lịch thành các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi, theo
đặc điểm địa lý của điểm du lịch, theo lãnh thổ, theo phương tiện giao thông được sử
dụng đi du lịch, theo loại hình lưu trú, theo lứa tuổi…
-

Phân loại theo mục đích chuyến đi thì có các loại hình du lịch gồm:
Du lịch tham quan
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 11


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
Du lịch khám phá
Du lịch thể thao
Du lịch văn hóa
Du lịch tôn giáo…
-


Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch thì du lịch được chia thành:
Du lịch miền biển
Du lịch miền núi
Du lịch đồng bằng

-

Phân loại theo lãnh thổ hoạt động du lịch gồm:
Du lịch quốc tế
Du lịch nội địa

Các cách phân loại khác…[5,25]
1.4.1.3. Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là thuật ngữ dùng để chỉ những người đi du lịch. Khách du lịch chia làm
hai loại, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp quốc (UNWTO) thì:“Khách du lịch quốc tế
là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với
quốc gia cư trú thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau ngoài việc hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến”. Còn “Khách du lịch nội địa là những người đang sống tại một
quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi thăm một nơi khác không phải là nơi cư trú thường
xuyên tại quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với muc
đích nào đó ngoài việc hành nghề để có thu nhập tại nơi đến”.
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật du lịch 2005 thì: “Khách du lịch là người đi du
lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến”. Luật du lịch 2005 cũng quy định chia khách du lịch thành khách du lịch
quốc tế và khách du lịch nội địa. Trong đó, “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam,
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch quốc tế bao
Sinh viên: Hoàng Thị Lan


Page 12


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
gồm khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách
outbound); còn “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
1.4.2. Sản phẩm du lịch
1.4.2.1.

Khái niệm sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách dựa trên cơ sở khai
thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một
kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
Theo Michael M.Colman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần
không đồng nhất hữu hình và vô hình”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.[18,10]
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch. Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho khách chính là sự hài
lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng khi ta mua sắm một hàng vật chất mà là sự hài
lòng khi được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong kí ức của du khách khi
kết thúc chuyến du lịch.
1.4.2.2.

Yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch


Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch và giá trị tài nguyên du
lịch.
-

Dịch vụ du lịch gồm có:
Dịch vụ lữ hành
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
Dịch vụ vui chơi gải trí
Dịch vụ mua sắm
Dịch vụ thông tin, hướng dẫn

Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 13


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.
-

Giá trị tài nguyên du lịch gồm có:
Giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên
Giá trị tài nguyên du lịch nhân văn [18,11]
Do vậy, sản phẩm du lịch chịu sự ảnh hưởng của nhiều các yếu tố.
Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong

những điều kiện phép. Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính
chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng
vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những

chương trình du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách
du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền.
Nhóm điều kiện chung bao gồm an ninh chính trị, an toàn xã hội; yếu tố về kinh tế; văn
hóa, đường lối phát triển du lịch.
Để du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ
giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có
ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường
ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Thiên tai có thể làm cho du
khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất du lịch bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát
sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét.
Từ những ví dụ trên cho thấy tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội
cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch .
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là
điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển
của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế
và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc
nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khi kinh

Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 14


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
tế phát triển, nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, yêu cầu có các sản phẩm du lịch đa
dạng hơn.
Bên cạnh đó, trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch. Phần lớn
những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá
nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích(nhu cầu) đối

với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói
đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình.
Ngoài ra, chính sách phát triển du lịch cũng có tác động đến sản phẩm du lịch, đây
là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch.Chính sách phát triển du lịch
có thể kìm hãm nếu sai với thực tế.
Về điều kiện riêng, tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai
thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Tài nguyên du lịch tự
nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, sinh vật, di sản tự nhiên,… đều có vai
trò quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để thu hút khách và tạo nên các
sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.Bên cạnh đó, một trong những yếu tố thu
hút khách du lịch và là điều kiện quan trọng để hình thành các sản phẩm du lịch là tài
nguyên du lịch nhân văn. Đây là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người
sáng tạo ra trong đời sống. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các công trình di tích
văn hóa, lịch sử, bảo tàng, lễ hội, phong tục tập quán,… So với tiềm năng du lịch tự
nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ
yếu.
Ngoài ra, vai trò của các đơn vị kinh doanh du lịch –tổ chức và cá nhân tạo ra các
sản phẩm du lịch – cũng rất quan trọng. Các đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn, dịch
vụ ăn uống, giải trí,… nhận biết nhu cầu của khách du lịch, khám phá và sáng tạo sản
phẩm du lịch làm thỏa mãn nhu cầu của họ, tạo thương hiệu riêng cho điểm đến.
Như vậy, có nhiều yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới sản phẩm du lịch. Để tạo ra
các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cần phải có sự kết hợp tất cả các yếu tố này.
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 15


Khoa Du Lịch – Viện Đại Học Mở Hà Nội
1.4.2.3.


Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ, nên sản phẩm du lịch cũng mang nhiều đặc điểm khác
biệt so với các sản phẩm thông thường.
-

Tính vô hình: Du lịch là ngành dịch vụ và sản phẩm tồn tại ở dạng vô hình.Người

tiêu dùng không thể nhìn thấy sản phẩm du lịch và dùng các chỉ số để mô tả. Người mua
không thể kiểm tra đánh giá chất lượng của sản phẩm tại thời điểm mua như các sản
phẩm hữu hình. Do tính chất vô hình nên sản phẩm du lịch khó có thể dán nhãn sản
phẩm, sản phẩm du lịch dễ bị bắt trước.
-

Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra

cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch
không thể cất đi, không thể dự trữ được như các mặt hàng khác. Sản phẩm chỉ được sản
xuất khi có sự hiện diện của người tiêu dùng.
-

Tính không chuyển đổi quyền sở hữu: Đối với sản phẩm du lịch, du khách không

có quyền sở hữu sản phẩm mình mua, chỉ có quyền sử dụng san rphaamr trong những
điều kiện cụ thể.
-

Tính không thể di chuyển: sản phâm du lịch không có khả năng di chuyển đến nơi


tiêu thụ. Người tiêu dùng phải di chuyển để tiêu dùng sản phẩm du lịch.
-

Tính mùa: Sản phẩm du lịch mang tính mùa rõ rệt, nhu cầu về sản phẩm du lịch

xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy thuộc vào một số điều kiện nhất
định.
-

Tính đồng nhất: Sản phẩm du lịch không có tính đồng nhất vì đó không phải là

những sản phẩm giống nhau.[5,21]
1.4.3. Vai trò của ngành Du lịch đối với kinh tế - xã hội
Du lịch ngày nay đã trở thành một họat động không thể thiếu trong đời sống xã hội, làm
cho cuộc sống con người ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn. Đối với nhiều
quốc gia, du lịch trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Không
những vậy, du lịch góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Sinh viên: Hoàng Thị Lan

Page 16


×