S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …….. Tháng ……. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 39
Chương II
SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
Bài 38: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm sinh trưởng, nắm được 4 pha cơ bản trong nuôi cấy vi khuẩn không liên
tục và ý nghĩa của từng pha.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, phát hiện kiến thức, phân tích so sánh khái quát. Đặc biệt rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cho học sinh.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: Tranh vẽ đồ thị quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao
đặt ra:.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Trọng tâm: Sự sinh trưởng của vi sinh vật.(nội dung 4 pha sinih trưởng của vi sinh vật)
Ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào.
3/ Bài mới: Mọi sinh vật luôn luôn sinh trưởng và phát triển, vậy vi sinh vật sinh trưởng như thế
nào? Để hiểu hơn vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài “ SINH”
Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
GV Đặt câu hỏi
Sinh trưởng là gì?
Sinh trưởng của vi sinh vật là gì?
Vì sao sự sinh trưởng của vi sinh vật
không phải là sự tăng kích thước và
khối lượng của cơ thể?
Nếu đem N
o
tế bào vi khuẩn để nuôi
cấy trong cùng một môi trường thì số tế
bào con sinh ra trong một khoảng thời
gian nhất định là bao nhiêu:?
Thế nào là thời gian thế hệ?
Thời gian thế hệ của mỗi loài sinh vật
khác nhau có giống nhau không? Vì
sao?
Sự khác nhau về thời gian thế hệ của
những sinh vật cùng loài nói lên điều
gì?
HS đọc sách giáo khoa thảo luận nhóm
và trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV đánh già và hoàn thiệnkiến thức
GV đặt vấn đề nghiên cứu
HS Nghiên cứu sách giáo khoa và thảo
luận để trả lời các câu hỏi.
Thế nào là môi trường nuôi cấy không
liên tục?
I/ Khái niệm về sự sinh trưởng của vi sinh vật:
Là sự tăng số lượng tế bào. vì vi sinh vật có kích thước quá
nhỏ nên để cho thuận tiện người ta thường theo dõi cả quần
thể vi sinh vật.
Số lượng tế bào con sinh ra sau n lần phân bào từ N
o
tế bào
được nuôi cấy như nhau là: N = N
o
2
n
+ Thời gian thế hệ (g): là khoảng thời gian tính từ tế bào
được sinh ra cho đến khi tế bào đó bắt đầu phân chi lần đầu
tiên, hay số tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi.
+ Thời gian thế hệ được đặc trưng cho từng loài, đôi khi
trong cùng một loài nhưng nuôi cấy trong các môi trường
khác nhau thì thời gian thế hệ của chúng cũng khác nhau.
II/ sinh trưởng của quần thể vi sinhvật:
1/ Nuôi cấy không liên tục:
Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường không được bổ sung
chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Vi sinh vật nuôi cấy trong môi trường không liên tục sinh
trưởng theo 4 pha:
+ Pha tiền phát:
- Vi khuẩn thích ứng với môi trường
- Số lượng tế bào trong quần thể klhông tăng
- Tổng hợp AND mạnh mẽ và các enzim chẩn bị cho sự
phân bào.
+ Pha luỹ thừa:
- Trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Vi sinh vật nuôi cấy trong môi trường
không liên tục trải qua những pha nào?
Pha tiền phát, vi sinh vật diễn ra quá
trình gì là chủ yếu?
Vì sao trong pha tiền phát, vi khuẩn
phải tổng hợp AND mạnh mẽ?
Vì sao sau pha tiền phát vi sinhvật lại
chuyển sang pha luỹ thừa? Pha luỹ thừa
nghĩa là gì?
Pha suy vong có đặc điểm gì?
Vì sao trong nuôi cấy không liên tục,
quá trình sinh trưởng của vi sinh vật
phải chuyển sang pha suy vong?
HS Nghiên cứu sách giáo khoa trả lời
câu hỏi.
GV: Thế nào là môi rtường nuôi cấy
liên tục?
Việc nuôi cấy liên tục khác gì so với
nuôi cấy không liên tục?
Trong nuôi cây sliên tục có trải qua pha
suy vong không? Vì sao?
lượng tế bào tăng theo luỹ thừa, thời gian luỹ thừa đạt hằng
số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
+ Pha cân bằng:
- Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật gimả dần, số lưượng tế
bào không đổi theo thời giam, do tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử bằng
nhau. Do nhiều nguyên nhân khác nhau: thức ăn cạn kiệt, ô
xy thiếu dần…
+ Pha suy vong:
- Số lượng tế bào chất vượt quá số lượng tế bào hình thành
do chất dinh dưỡng cạn kiệt…
1/ Nuôi cấy liên tục:
Môi trường thường xuyên được bổ sung các chất dinh
dưỡng và đồng thời lấy ra một lượng tương ứng các dịch
nuôi cấy.
Trong nuuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng thường xuyên
được cung cấp và lấy ra các chất thải nên vi sinh vật sinh
trưởng trong pha luỹ thừa trong khoảng thời gian dài.
Nuôi cấy liên tục thường được ứng dụng sản xuất sinh khối
vi sinh vật.
c. Củng cố: HS đọc kết luận SGK
HS trình bày 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục, hãy cho biết tại sao
trong nuôi cấy liên tục, vi sinh vật không trải qua pha suy vong?
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT”
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 40
Bài 39: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức: Phân biệt được hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật nhân sơ là phân đôi, ngoại
bào tử, boà tử đốt, nãy chồi.
Nắm được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực: có thể sinh sản bằng cách phân chia nguyên
nhiễm hoặc bào tử vô tính hay hữu tính.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, nhận biết kiến thức, khái quát hóa, hệ thống hoá
kiến thức và vận dụng vào thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh hình phóng to hình trong sách giáo khoa
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục, hãy
cho biết tại sao trong nuôi cấy liên tục, vi sinh vật không trải qua pha suy vong?
2/ Trọng tâm: Học sinh nắm được hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật. VSV có nhiều hình
thức sinh sản, hình thức sinh sản chủ yếu ở vi khuẩn là phân đôi, nấm mốc bằng bào tử (Vô tính hay
hữu tính) nấm men là nãy chồi
3/ Bài mới:
Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
GV Treo tranh về sự phân đôi.
HS Quan sát và thảo luận, cho biết: sinh
sản phân đôi diẽn ra như thế nào?
Sự phân đôi diễn ra nhờ hiện tượng hình
thàh vách ngăn hay thắt màng lại?
Sự phân đôi ở vi khuẩn khác với sự
nguyên phân như thế nào?
Vì sao phân đôi lại là phương thức phân
chia đặc trưng cho các loại tế bào vi
khuẩn?
Ngoài hình thức sinh sản bằng phân đôi vi
sinh vật còn có hình thức sinh sản nào?
HS nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận
cho câu trả lời.
GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
Các bào tử sinh sản có điểm nào chung?
Nấm men sinh sản chủ yếu bằng hình
thức nào? hìnhthức phân đôi ở nấm men
diễn ra như thế nào?
HS thảo luận và cho biết:
Nấm men có thể sinh sản bằng những
hình thức nào?
Sự sinh sản hữu tính ở nấm men diễn ra
anhư thế nào?
S
o với nấm men thì sự sinh sản ở nấm sợi
I/ Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ:
1/ Sựphân đôi:
Hầu hết xảy ra ở vi khuẩn. tế bào tăng lên về kích thước,
tạo thành, màng, tổng hợp mới enzim và ribôxôm, AND
nhân đôi. Kích thước tế bào đạt gấp đôi, hình thành vách
chia tế bào chất và AND thành hai phần riêng biệt, cuối
cùng thành tế bào được hình thành và hai tế bào con được
hình thành, tách rời nhau ra.
2/ Nãy chồi và hình thành bào tử:
Xạ khuẩn sinh sản bằng cáh phân cắt phần đỉnh sợi khí
sinh thành chuổi bào tử. khi phát tán đến một cơ chất
thuận lợi, mỗi bào tử phát triển thành một cơ thể mới..
một số vi khuẩn sống trong nước lại sinh sản bằng nãy
chồi, tế bào mẹ hình thành một chồi ở cực, chồi lớn dần
rồi tách ra thành vi khuẩn mới.
II/ Sinh sản của vi sinh vật nhân thực:
1/ Phân đôi và nãy chồi:
Nấm men chỉ có một số sinh sản theo hình thức phân đôi,
còn lại chủ yếu sinh sản bằng cách nãy chồi. Trên mặt tế
bào mẹ xuất hiện một chồi, nhận đủ chất dinh dưỡng,
chồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào
rồi tách ra tiếp tục sình trưởng cho đến khi bằng tế bào
mẹ.
2/ Sinh sản vô tính và hữu tính:
Nấm men có thể sinh sản hữu tính. tế bào lưỡng bội giảm
phân thành 4 hoặc nhiều hơn 4 bào tử đơn bội có thành
dày bên trong tế bào mẹ. Ơ đa số nấm men thành tế bào
trở thành một túi nang chứa bào tử. khi túi vỡ các bào tử
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
có gì giống và khác?
Bào tử áo là gì? Bào tử áo được hình
thành như thế nào?’
Bào tử hữu tính bao gồm những dạng
nào?
Quả thể là gì? Đảm có ở đâu? Dảm được
hình thành như thế nào?
Tại sao người ta gọi bào tử là bào tử túi?
Vì sao nói bào tử tiếp hợp có khả năng
chịu được nhiệt độ cao và thời tiết khô
hạn?
Trong các loại bào tử thì bào tử nào có
lông roi?
HS gnhiên cứu sách giáo khoa, thoả luận
nhóm để trả lời câu hỏi.
GV Nhận xét và và kết luận.
được giải phóng, các bào tử đơn bội khác nhau về giới
tính kết hợp với nhau tạo thành một tế bào lưỡng bội nảy
chồi mạnh mẽ.
Nấm sợi sinh sản cả bằng bào tử vô tính lẫn bào tử hữu
tính:
+ Bào tử vô tính: tạo thành trên đỉnh của cấc sợi nấm khí
sinh hoặc được tạo thành bên trong túi nằm ở đỉnh của sợi
nấm khí sinh (nang). Loại bào tử nữa có vách dày (bào tử
áo).
+ Bào tử hữu tính: bao gồm một số dạng sau:
- Các nấm lớn ví dụ nấm rơm có một cấu trúc gọi là quả
thể (mũ nấm) mặt dưới chứa các đảm (dạng dùi cui)phát
sinh bào tử trên đỉnh củ đảm (gọi là bào tử đảm)
- Bào tử túi do nằm bên trong một cái túi, một số túi lại
được chứa bên trong thể quả chung lớn hơn.
- Bào tử tiếp hợp và bào tử noãn cũng là hai loại bào tử
hữu tính ở nấm. Bào tử tiếp hợp được bao bọc bởi một
vách dày, màu sẫm giúp chúng kháng được khô hạn và
nhiệt độ cao. Bào tử noãn được hình thành ở một số nấm
thuỷ sinh, là các bào tử lớn có lông roi.
c. Củng cố: HS đọc kết luận SGK
Hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực diễn ra như thế nào?
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HOÁ
HỌC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT”
Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài