Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 53 trang )

BỘ
B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
----------o0o----------

KHÓA LUẬN
LU
TỐT NGHIỆ
ỆP
ĐỀ TÀI: TRÁCH NHI
NHIỆM BỒI THƯỜNG
NG THI
THIỆT HẠI
DOLÀM Ô NHIỄM
NHI
MÔI TRƯỜNG
NG THEO
QUY ĐỊNH
NH CỦA
C
PHÁP LUẬT
T DÂN S
SỰ
VI
VIỆT
NAM HIỆN HÀNH

Sinh viên th
thực hiện : TRẦN THỊ NGUY
NGUYỆT ANH
Lớp



: LKT 12-04

Ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 12A51010256

Hà Nội– 2016


BỘ
B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
----------o0o----------

KHÓA LUẬN
LU
TỐT NGHIỆ
ỆP
ĐỀ TÀI: TRÁCH NHIỆM
NHI
BỒI THƯỜNGTHI
NGTHIỆTHẠI
DO LÀM Ô NHI
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NG THEO QUY

ĐỊNH
NH CỦA
C
PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VI
VIỆT
NAM HIỆN HÀNH
Người hướ
ớng dẫn

: ThS. Phạm
m Hùng Cư
Cường

Sinh viên th
thực hiện

: Trần Thị Nguyệtt Anh

Lớp

: LKT 12-04

Ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 12A51010256


Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.Các Thầy
Cô tại Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội đã dùng tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường.Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến quý Thầy Cô lời cảm ơn
chân thành. Trong học kỳ này, nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của
Thầy Cô, sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và bạn bè thì em nghĩ bài khóa luận này
của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Hùng Cường, mặc dù công
việc bận rộn nhưng thầy luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn
thành tốt bài khóa luận của mình.
Về nội dung luận văn, với đề tài “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”. Trong
quá trình nghiên cứu đề tài, được sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn,
bản thân em cũng rất cố gắng, tập trung nghiên cứu, tham khảo những văn bản pháp
luật và bài viết có liên quan để bài viết thu được kết quả tốt. Tuy vậy, việc bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở nước ta còn khá mới mẻ và có nhiều
tình tiết phức tạp trong quy định và áp dụng thực tế nên bài viết không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Bên cạnh đó do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực
tiễn của em còn hạn chế nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy,
Cô để em có cách nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn trong việc nghiên cứu và nhận định
các vấn đề pháp lý sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện


TRẦN THỊ NGUYỆT ANH


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” là
công trình nghiên cứu của cá nhân em dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Hùng
Cường thuộc Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội.
Các số liệu cũng như ví dụ trong bài viết đều trung thực và chính xác, những
trích dẫn từ các tác giả khác đều được chú thích cẩn thận trong Danh mục tài liệu
tham khảo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả khóa luận

ThS. Phạm Hùng Cường

Trần Thị Nguyệt Anh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Kết cấu khóa luận ............................................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 4

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ..................................................................................... 4
1.1.

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .......................... 4

1.2.

Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ..... 5

1.2.1.

Có thiệt hại xảy ra. ..................................................................................... 5

1.2.2.

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. ............................................ 5

1.2.3.

Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. ................ 6

1.2.4.

Có lỗi của người gây thiệt hại. .................................................................... 6

1.3.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ..................................................................... 6


CHƯƠNG 2:TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG ....................................................................................... 8
2.1.

Khái quát chung về ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do làm ô

nhiễm môi trường .................................................................................................... 8
2.1.1.

Khái quát chung về ô nhiễm môi trường ..................................................... 8

2.1.2.

Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi

trường………………………………………………………………………………16
2.2.
2.2.1.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường...................... 22
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi

trường………………………………………………………………………………22
2.2.2.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường24

2.2.3.

Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường................................................. 28



2.2.4.

Nguyên tắc luật định về bồi thường thiệt hại do là ô nhiễm môi trường .... 30

2.2.5.

Thời hạn khởi kiện yêu cầu bồi thường..................................................... 31

CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ...................................................... 33
3.1.

Thực trạng về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ở Việt

Nam………………………………………………………………………………...33
3.1.1.

Khái quát chung thực trạng bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại trong

lĩnh vực môi trường. .............................................................................................. 33
3.1.2.

Một số vụ việc cụ thể ............................................................................... 35

3.1.3.

Đánh giá thực trạng .................................................................................. 39


3.2.

Một số kiến nghị, đề xuất. ............................................................................ 43

PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 46


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu, ô nhiễm môi trường là cụm từ được người dân quan tâm như một
vấn đề trọng điểm.Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, sự ô nhiễm, suy
thoái và những sự cố môi trường đang làm cho môi trường có những thay đổi bất lợi
cho con người, đặc biệt là những thay đổi đối với các yếu tố mang tính tự nhiên như
nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật.Tình trạng môi trường hiện nay đang
ở mức báo động về sự ô nhiễm và suy thoái do sự thiếu hiểu biết cuả con người. Vì
lợi ích trước mắt mà con người đã khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, tùy ý, lực
lượng sản xuất không gắn liền với những giá trị đạo đức và nhân văn đã đặt con
người ngày càng đối lập với tự nhiên. Tại Việt Nam, để bảo vệ môi trường, ngăn
chặn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trườngNhà nước đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người, đồng thời Luật Bảo vệ môi
trường cũng đã có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục ô
nhiễm, phục hồi môi trường đối với từng đối tượng vi phạm cụ thể nhằm bảo vệ sức
khỏe, tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân không bị xâm phạm, đảm bảo quyền
con người được sống trong môi trường trong lành và tiện ích. Thế nhưng nhìn lại
thực tế hiện nay giữa hiện trạng môi trường và pháp luật thì vẫn còn rất nhiều điều
nan giải, thiệt hại xảy ra nhiều, môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân một phần do các quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường hiện vẫn còn dừng lại ở mức quy định chung, mang tính nguyên tắc, gây khó
khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm

môi trường gây nên trên thực tế.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lý luận cơ bản,
cũng như đánh giá một cách toàn diện pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bước pháp luật về bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Chính vì vậy em chọn đề tài “Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. Mong rằng thông
qua bài viết sẽ góp phần đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một trong
những bộ phận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực
dân sự. Đây là một mảng mới đồng thời xuất hiện trễ trong hệ thống pháp luật nước
ta, vì thế khi phân tích thực tiễn và cách giải quyết bồi thường thiệt hại thì thấy còn
nhiều khó khăn, vướng mắc mà Luật chưa kịp điều chỉnh. Chính vì vậy, trên cơ sở
đi sâu vào nghiên cứu các quy phạm pháp luật điều chỉnh về bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm môi trường, việc phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam
hiện hành về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường sẽ góp phần xây dựng
các khái niệm cơ bản về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, tìm ra ưu,
nhược điểm trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, công tác xác định về bồi
thường thiệt hại để đề xuất hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế vấn đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”
là một vấn đề phức tạp. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm hai nội

dung chính: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường từ hành vi vi phạm
pháp luật; và bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố môi trường gây nên.Trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường gây nên.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu những quy định
của pháp luật hiện hành điều chỉnh về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
như Bộ luật dân sự 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và một số nghị quyết, nghị
định có liên quan để rút ra những định hướng, đề xuất giải quyết bồi thường thiệt
hại trong lĩnh vực môi trường ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống phương pháp luận triết học Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh, em đã áp dụng kết hợp các phương phápnghiên cứu khoa học khác nhau
nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết
hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp sưu tầm, tổng hợp bài nghiên cứu và một số
phương phápnghiên cứu khoa học phù hợp khác để giải quyết vấn đề trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

2


5. Kết cấu khóa luận
Nội dung luận văn tốt nghiệp ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chương II: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật dân sự về bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.

3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển
của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam. Kế thừa những quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, pháp
luật dân sự ngày nay đã có những quy định khá chi tiết về vấn đề này, cụ thể trong
Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) năm 2005 tại Điều 307 về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nói chung và Chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Tuy nhiên trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm bồi
thường thiệt hại mà chỉ nêu căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường,
năng lực chịu trách nhiệm,…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, ta có thể hiểu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm trách
nhiệm pháp lý của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường những
tổn thất mà mình gây ra (theo ThS. Nguyễn Minh Oanh - Khoa pháp luật dân sự,
Đại học Luật Hà Nội, Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân
loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại là một loại trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
cũng chỉ được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận chính thức
trong bất cứ một văn bản pháp lý nào. Theo đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự, mà người có hành vi trái
pháp luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi
trái pháp luật là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi chủ thể luật dân sự
có hành vi vi phạm nói chung như xâm phạm đến tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh

dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài ra
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn phát sinh ngay cả khi hai bên
có giao kết hợp đồng trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc
các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực
hiên nghĩa vụ theo hợp đồng.
4


Ngoài những đặc điểm chung của một loại trách nhiệm dân sự, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện nhất định
do pháp luật quy định, giữa các bên không có quan hệ hợp đồng. Thiệt hại xảy ra
không thuộc phạm vi hợp đồng, do đó thiệt hại xảy ra rất đa dạng. Có thể là thiệt hại
về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách
nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý mà người gây thiệt hại phải gánh chịu là hậu quả bất
lợi về tài sản.Người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả trong một số trường hợp
không có lỗi.
1.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và
luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện
được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/HĐTP – TANDTC ngày 08/7/2006 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại:
1.2.1. Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích của người xác định được trên
thực tế. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại
Điều 608 BLDS 2005; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều
609 BLDS 2005; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 BLDS
2005; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1

Điều 611 BLDS 2005.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà
người thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất
mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc uy tín, bị bạn bè xa lánh do hiểu nhầm… và cần
phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do
tổn thất tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi
chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm
sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và phải bồi thường một
khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
1.2.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện
5


thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
Người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật thì người đó phải bồi thường. Pháp luật
loại trừ một số hành vi tuy có gây ra thiệt hại nhưng không bị coi là trái pháp luật
như: gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng, trong trường hợp bất khả kháng, trong
tình thế cấp thiết, trong sự kiện bất ngờ.
1.2.3. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi phải là nguyên nhân
của thiệt hại và nguyên nhân bao giờ cũng làm phát sinh một kết quả hoặc nhiều kết
quả.
1.2.4. Có lỗi của người gây thiệt hại.
Người gây thiệt hại cho dù có lỗi cố ý hoặc vô ý đều phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình
sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong
muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một

người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải
biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được. Người gây thiệt hại không bị coi là có lỗi trong các trường hợp bất khả
kháng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ và người bị thiệt hại có lỗi.
Trong một số trường hợp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi (khoản 3 Điều 623, Điều 624
BLDS 2005).Lỗi không phải là điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải
thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS
2005.Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện
một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu
do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
6


khác thay đổi mức bồi thường. Cần phải tôn trọng thoả thuận của các bên về mức
bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thoả thuận đó
không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý các điểm sau: Thứ nhất, thiệt hại
phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt
hại do tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải
căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS 2005 quy định trong trường hợp cụ

thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức
độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại
tương xứng đó. Thứ hai, để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Toà án phải
giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định.
Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương
sự. Thứ ba, người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai
điều kiện sau đây: Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại; và thiệt hại xảy ra quá lớn so với
khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại
xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ
cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần
thiệt hại đó. Thứ tư, mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có
nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà
mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do
có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho
nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự
thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định khá cụ thể
trong BLDS 2005.Tuy nhiên, trách nhiệm này không phải trong mọi trường hợp đều
được đặt ra cho người trực tiếp gây thiệt hại. Việc tìm hiểu những quy định của
pháp luật về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi
thường thuộc về ai trong từng trường hợp cụ thể, đảm bảo nguyên tắc bồi thường
toàn bộ và kịp thời, bảo vệ lợi ích cho người bị thiệt hại.

7


CHƯƠNG 2:
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI

TRƯỜNG
2.1. Khái quát chung về ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do làm ô

nhiễm môi trường
2.1.1. Khái quát chung về ô nhiễm môi trường
2.1.1.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường( sau đây viết tắt là Luật BVMT) năm
2014 đưa ra khái niệm "môi trường" như sau: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật". Mỗi cơ thế sống dù là cá
nhân con người hay bất kỳ một loài sinh vật nào tồn tại trên trái đất, ở trong mọi
trạng thái đều bị bao quanh và chi phối bởi môi trường. Cùng với sự phát triển của
xã hội loài người, môi trường cũng ngày một thay đổi. Môi trường chứa đựng các
yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, sông ngòi, ánh sáng, cây cối... tác động trực
tiếp đến sự sống của con người. Do nhu cầu cuộc sống và sự phát triển con người đã
không ngừng cải tạo thiên nhiên, tạo ra các yếu tố vật chất nhân tạo như các công
trình đường sá, giao thông, cầu cống, trường học, bệnh viện, công viên, khu công
nghiệp, khu chế xuất, cải tạo thiên nhiên phục vụ cho lợi ích con người. Song song
với sự phát triển không ngừng đó môi trường cũng dần dần trở thành nơi chứa đựng
và tiêu thụ hầu hết chất thải do con người thải ra từ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đến
trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản... Chính vì thế môi
trường đang đứng trước vấn nạn ô nhiễm nghiêm trọng.Việc ô nhiễm môi trường,
suy thoái môi trường đã mang lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng đang hàng
ngày, hàng giờ thách thức với con người.
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa.
Dưới góc độ sinh học ô nhiễm môi trường là chỉ tình trạng của môi trường trong đó
những chỉ số hóa học, lý học của nó đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới
góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường
về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc

lâu dài tới sức khỏe của con người, các loài động thực vật, và các điều kiện sống
khác. Dưới góc độ pháp lý, Khoản 8 Điều 3 Luật BVMT năm 2014 có đưa ra khái

8


niệm “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuấn môi truờng, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật".
Xung quanh khái niệm ô nhiễm môi trường, có rất nhiều định nghĩa với các
nhà nghiên cứu khoa học khác nhau, với những nguồn tài liệu và cách diễn đạt khác
nhau. Nhưng có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên là đều đề
cập đến sự biến đổi các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu đi, gây thiệt
hại cho con người và sinh vật.
2.1.1.2. Chức năng của môi trường

Môi trường là nơi sinh sống và phát triển của con người
Từ lúc sơ khai con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, cho đến
ngày nay con người ngày càng tiến bộ hơn, biết thay đổi mình để có thể sống trong
một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dù ở giai đoạn nào xã hội loài người môi
trường cũng đều là cái nôi sinh thành và phát triển của con người. Con người muốn
sống, muốn tồn tại thì tất yếu phải cần đến các yếu tố cơ bản cấu thành nên môi
trường như không khí, đất, nước, ánh sáng, sinh vật... Con người cần không khí để
thở, cần nước để uống và sinh hoạt, cần không gian để sinh sống...Điều này chứng
tỏ những thành phần của môi trường có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của loài
người.
Con người sống trong môi trường dần dần nhận thức thêm những thứ quý giá
có trong môi trường. Con người nhận thức được rằng môi trường không chỉ cần
thiết cho sự sống cơ bản mà môi trường còn cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng
phong phú. Chính vì thế con người đã nâng cao sự phát triển, biết trồng trọt, biết sử
dụng các nguồn tài nguyên sống và không sống để sản xuất ra của cải vật chất nhằm

đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống. Những lý luận trên cho thấy rằng con người tất
yếu chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường, bên cạnh đó con người còn tác động lại
làm môi trường biến đổi phục vụ lợi ích cho mình, làm cho cuộc sống phát triển
ngày một văn minh, hiện đại hơn như tạo ra không gian sống tốt, tiện nghi, khung
cảnh lao động tiện lợi, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí...Chính vì thế có thể khẳng
định được chức năng cơ bản của môi trường là không gian sống cho con người tồn
tại và phát triển.

9


Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng
lao động, sản xuất và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất
ra của cải vật chất của con người.
Với chức năng môi trường là nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người,
môi trường cũng cung cấp những nguồn tài nguyên quý giá và năng lượng để con
người khai thác và vận dụng vào hoạt động sản xuất, để tạo ra của cải vật chất cần
thiết cho nhu cầu của cuộc sống. Hay nói cách khác để tồn tại và phát triển con
người phải dựa vào các nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên và môi trường.Tùy
thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, số lượng tài nguyên được con người khai
thác ngày càng tăng. Tài nguyên này được chia làm hai loại:
Nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo như cây rừng, động vật ở rừng, cá dưới
nước...những loại tài nguyên này được con người khai thác làm thành đối tượng của
quá trình sản xuất, tạo nên sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nếu
trong quá trình khai thác này con người biết phục hồi thì chúng sẽ không bao giờ
cạn kiệt (trừ trường hợp ảnh hưởng của những biến động bất thường của tự nhiên
làm cho một số loài bị tuyệt chủng). Các biện pháp phục hồi có thể kể đến như
trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, hạn chế đánh bắt cá nhỏ và chặt phá rừng trái
phép, nghiêm cấm săn bắn các loại động vật quý hiếm... Đối với nước ta hiện nay ý
thức duy trì và tu bổ lại nguồn tài nguyên khai thác đã bị bỏ quên.Việc sử dụng quá

mức không có sự quản lý trong một thời gian dài đã làm cho nguồn tài nguyên dần
dần suy giảm và tiêu hủy.
Nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như các loại tài nguyên quặng sắt,
dầu mỏ, vàng, kim cương... Song song với nhu cầu phát triển ngày càng cao thì
nguồn tài nguyên này của nước ta ngày càng suy giảm một cách nhanh chóng và có
khả năng bị cạn kiệt. Hiện tượng khai thác than tràn lan ở Quảng Ninh trong một
thời gian dài đã chứng minh rất rõ cho điều này. Chính vì vậy để duy trì bền vững
nguồn tài nguyên không thể tái tạo được này thì con người cần phải tiết kiệm trong
sử dụng và khai thác, đồng thời càn phải nâng cao vai trò của pháp luật trong quản
lý và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi tàn phá tài nguyên môi trường.
Môi trường là nơi chứa đựng chất thải của con người trong sinh hoạt và
trong sản xuất
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi
trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường
10


khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt
các quá trinh sinh địa hóa phức tạp. Các chất thải nông nghiệp bao gồm nước thải,
rác thải sinh hoạt, các loại khí bụi của lò bếp.
Trong thời kỳ sơ khai khi dân số còn ít, chủ yếu do các quá trình phân hủy tự
nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định trở lại trạng thái
nguyên liệu của tự nhiên. Ngày nay, sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hàng loạt khu công nghiệp-khu chế xuất, doanh
nghiệp, cơ sở làng nghề... đã mọc lên để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho con người
và giải quyết việc làm cho lao động. Chính vì thế mà lượng chất thải thải vào môi
trường ngày một tăng, tăng đến mức đáng kể như hiện nay. Từ các chất thải công
nghiệp được thải ra từ các xí nghiệp, nhà máy bao gồm các chất bụi khí, các loại
phế liệu như kim loại, đồ gỗ, chất dẻo, cao su, đồ thủy tinh, các loại nước thải trong
đó có hòa tan các chất hữu cơ, các hóa chất, kim loại và dầu mỡ...trong nông nghiệp

cũng thải ra các chất thải như các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc
kích thích sinh trưởng tồn tại trong đất, nước, phân, nước tiểu của các loài động vật
nuôi... Bên cạnh đó thì khí thải của các phương tiện giao thông vận tải như xe máy,
máy bay, tàu thủy cũng góp một lượng lớn chất thải vào môi trường.
Từ những phân tích trên cho thấy môi trường có vai trò hết sức to lớn đối với
đời sống kinh tế xã hội của loài người từ lúc sơ khai cho đến xã hội công nghiệp
như ngày nay. Môi trường là không gian sống cho con người và sinh vật, có môi
trường con người, sinh vật mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhưng vấn đề đặt
ra ở đây là nếu không gian môi trường trong sạch, sẽ làm cho chất lượng cuộc sống
được nâng cao, mọi loài sinh vật sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt.Ngược
lại nếu không gian môi trường bị ô nhiễm, môi trường sẽ bị suy thoái ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển bình thường của mọi loài
sinh vật, trong đó có con người.Hiện nay môi trường Việt Nam đang đứng trước sự
ô nhiễm rất nghiêm trọng từ nông thôn đến thành thị, mà nguyên nhân gây nên sự ô
nhiễm suy thoái ấy cũng đến từ nhiều góc độ khác nhau.
2.1.1.3.

Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường

Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: Một là, các nguyên
nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người; hai là, các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ
việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ khác.
11


Các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường là những biến đổi mang
tính quy luật của thiên nhiên như động đất, núi lửa, lũ lụt, hạn hán...là những biến
đổi hoàn toàn không phụ thuộc vào con người. Những biến đổi này của thiên nhiên

phụ thuộc vào vị trí địa lý tự nhiên và cấu tạo địa tầng của từng vùng mà đã gây ô
nhiễm môi trường với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Những trường hợp này
không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ
tổ chức, cá nhân nào.
Một nguyên nhân khác cũng góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường
là do nhu cầu sinh hoạt, hoạt động khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác. Từ dây chuyền sản xuất đơn giản
như các trang trại nông nghiệp, các cơ sở làng nghề, đến những dây chuyền sản xuất
hiện đại trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, đã đồng loạt thải ra môi trường
lượng chất thải lớn làm ảnh hưởng làm thay đổi tính chất hóa học, lý học, sinh học
của môi trường, gây tác động xấu đến con người và sinh vật. Đối với những trường
hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủ các dấu
hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự.Thậm chí loại trách nhiệm này còn phát
sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Điều 624 BLDS 2005 quy định
“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm
môi trường không có lỗi”. Trong những năm qua, vì tập trung ưu tiên phát triển
kinh tế, hạn chế trong nhận thức về việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường mà các ngành các cấp gần như bỏ quên.Tình trạng này kéo dài làm cho môi
trường ngày càng ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Do mở rộng các hoạt động
kinh tế, thông qua việc phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp và đầu tư, song song
với việc đổi mới cơ chế quản lý đã mang lại cho nền kinh tế nước ta phát triển vượt
bậc, thu nhập bình quân đầu người tăng, cuộc sống ổn định, nhu cầu sinh hoạt cũng
đa dạng hơn. Thế nhưng bên cạnh những thành tựu này thì khi nhìn lại môi trường
nước ta trong những năm qua thì những tác động tiêu cực mà môi trường mang lại
cho con người là rất lớn.
2.1.1.4. Các dạng biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường được biểu hiện thông qua 4 yếu tố chính là nước thải,
chất thải rắn, chất thải khí, và sự suy giảm cạn kiệt tài nguyên.


12


Nước thải
Hiện nay khoảng 40% lưu lượng nước ổn định của các dòng sông trên trái đất
bị ô nhiễm. Ở nước ta trong những năm qua trước tác động của kinh tế thị trường và
sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng sự gia tăng dân số, sự phát triển
liên tục không có quy hoạch... làm cho lượng nước thải vào sông hồ làm cho môi
trường nước ô nhiễm đáng kể. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm còn bởi lượng nước thải
của hoạt động đô thị đổ ra sông hoặc đổ ra vùng ngoại vi. Hiện nay nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước ở các đô thị Việt Nam thường rất cao, oxy sinh hóa, oxy
hóa học, nitơrit, nitơrat...gấp từ 2,5 đến 5 lần, thậm chí từ 10 đến 20 lần trị số tiêu
chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt . Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên,
nguồn nước ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại và chất độc hại như thủy ngân,
asenclor, phenol...hầu hết các đô thị hiện chưa có hệ thống thoát nước riêng mà
chung cho cả thoát nước mưa và nước thải, lượng nước thải hầu như chưa được xử
lý mà xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đặc biệt nước thải từ các khu công nghiệp, khu
chế xuất gây ô nhiễm nặng đối với các dòng sông như Sông Đáy, Sông Nhuệ, Sông
Tô Lịch, Sông Thị Vải, Sông Cầu, Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn…
Chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn nguy hại là chất
thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính như phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lẫy nhiễm, gây độc hại hoặc các đặc tính nguy hại khác.
Trong những năm gần đây, chất thải từ các nguồn như sản xuất công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng, y tế, sinh hoạt đô thị...đang ngày càng tăng nhanh về chủng
loại số lượng và tính độc hại. Ước tính tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
trên cả nước trung bình là 21 nghìn tấn/ngày. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt

khoảng từ 0,6 kg đến 0.8 kg/người/ngày,chất thải rắn trong bệnh viện là khoảng từ
50 tấn đến 70 tấn/ ngày. Biện pháp chủ yếu mà các đô thị thu gom chất thải rắn là
chôn lấp, trong đó 85% số đô thị từ thị xã trở lên sử dụng biện pháp chôn lấp không
hợp vệ sinh, đã gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng việc phát sinh metan, một loại
khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu, đồng thời tổng diện tích đất không tận dụng
được các chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng và không phù hợp với điều
kiện tự nhiên của một số vùng, miền nước ta. Song song đó thì các khu công
nghiệp, bệnh viện cũng đã thải ra một lượng chất thải rắn như rác khá lớn ra môi
13


trường mà không qua xử lý. Dù có thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải nhưng
cũng chưa đảm bảo an toàn, do thiếu cơ sở xử lý nên loại chất thải này đang tiềm ẩn
những hiểm họa lớn, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và sức khỏe cộng
đồng.
Chất thải khí
Không khí là vô cùng quan trọng đối với sự sống con người và các loài sinh
vật đang tồn tại và phát triển trong môi trường, thông qua quá trình hô hấp. Nhưng
hiện nay bầu không khí trên trái đất đang bị ô nhiễm trầm trọng và đang là vấn đề
quan tâm chung của nhân loại. Việt Nam cũng không ngoại lệ, theo Bộ Tài nguyên
và môi trường tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đặc biệt tại các đô thị như
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp đang ở mức báo động.
Tình trạng ô nhiễm được đánh giá là nghiêm trọng ở các đô thị lớn và khu công
nghiệp vì mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.Phần lớn, các nhà
máy xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không khí, hoặc có nhưng hoạt động
không hiệu quả và nhiều khi mang tính chất đối phó. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm
không khí ở Việt Nam thì nhiều nhưng tụ chung lại do tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp của quá trình phát triển kinh tế và các hoạt động trong sinh hoạt của đời sống
dân cư. Với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lạc hậu đã thải
vào môi trường sống một khối lượng lớn bụi, hơi khí độc... gây ảnh hưởng không

chỉ cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả dân cư ở khu vực lân cận.Đến
thời điểm 15/9/2015, tổng số phương tiện cơ giới đường bộ đã đăng ký trong cả
nước là 46.065.091 xe (trong đó: ô tô là 2.579.675 xe; mô tô là 43.485.416 xe), theo
báo cáo của Chính phủ. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô
thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Trong các nguồn thải gây ô nhiễm
không khí trên phạm vi toàn quốc, thì hoạt động giao thông chiếm tới gần 85%
lượng khí cacbon monoxit có khả năng gây nhiễm độc cấp và nhiều chất độc hại
khác. Bên cạnh đó, theo báo cáo chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng đầu Châu Á về mức độ ô nhiễm bụi, hầu
hết các đô thị đều bị ô nhiễm nặng về bụi TSP và bụi BM10, nồng độ bụi trung bình
gấp từ 1,5 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Ở các khu phố đang diễn ra hoạt động sửa
chữa thì nồng độ bụi gấp 5 đến 10 lần tiêu chuẩn cho phép.Chất khí thải đã ảnh
hưởng lớn đến dân cư về sức khỏe và sinh hoạt.

14


Sự suy giảm cạn kiệt tài nguyên
Ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta không chỉ
biểu hiện qua nước thải, chất thải rắn, khí thải mà còn biểu hiện ở sự suy giảm cạn
kiệt của tài nguyên. Thiên nhiên đáp ứng hầu hết các yêu cầu cơ bản của con người
và nhiều người coi thiên nhiên như kho chứa vô tận muốn khai thác bao nhiêu tùy ý,
chính vì vậy đã dẫn đến hiện tượng suy giảm, cạn kiệt tài nguyên. Cũng như nhiều
nước đang phát triển khác nằm trong khu vực nhiệt đới, tình trạng tài nguyên và
môi trường Việt Nam cũng có những vấn đề chung đó là sự suy giảm diện tích
rừng, suy thoái đất đai, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, nguy cơ tuyệt chủng động
vật quý hiếm... Sự suy giảm diện tích rừng dẫn đến suy thoái đất đai, không điều
hòa được dòng chảy và hậu quả làm mất cân bằng sinh thái hay sự khủng hoảng
sinh thái. Rừng là dạng đặc trưng và tiêu biểu nhất trong hệ sinh thái, đồng thời
cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người. Rừng không

những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ
quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy
và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của
đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc
liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô
nhiễm không khí và nước. Dân số ngày càng tăng và quá trình đô thị đô thị hóa
công nghiệp hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng đã làm cho diện tích rừng ngày
càng giảm đi nhanh hơn.Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ,
nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề.Trong thời kỳ Pháp
thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su,
chè và một số cây công nghiệp khác.Vào khoảng giữa thế kỷ XX, độ che phủ của
rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên.Ba mươi năm chiến tranh đã tiêu hủy hơn 2
triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng
9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong thời kỳ đổi mới, để đáp ứng nhu
cầu của số dân ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền
kinh tế còn yếu của mình, Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ
diện tích rừng còn lại. Trong mấy năm qua, nhờ có những biện pháp tích cực về bảo
vệ rừng, vốn đầu tư về trồng rừng của chương trình PAM, chương trình 327, diện
tích rừng có tăng lên, năm 1993 tỷ lệ che phủ chiếm 27,7% lãnh thổ, 28,2% vào
năm 1995 và cuối năm 1999 thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2%. Đến
năm 2014 tỷ lệ che phủ rừng là 41,5%, dù tỷ lệ có tăng nhưng sự suy thoái rừng vẫn
còn nghiêm trọng.
15


2.1.2. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi

trường
2.1.2.1.


Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

BLDS 2005 không đưa ra định nghĩa nào về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường mà chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi
gây ra ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong lĩnh vực môi trường em xin đưa ra khái niệmvề bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường như sau:“bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
là một loại nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng, theo đó, chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại đến lợi ích của cá
nhân, tổ chức khác thì phải bỏ ra chi phí khắc phục hiện trạng môi trường bị ô
nhiễm và bù đắp những tổn thất cho cá nhân tổ chức mà mình gây ra thiệt hại”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định là
một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (hay còn gọi là nghĩa
vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại), là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc
bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại là sự suy
giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của
con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp,
đền bù tổn thất về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm
pháp luật của mình gây ra.
2.1.2.2.

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường một loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, ngoài những đặc điểm chung
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả
bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước...

thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm
khác với trách nhiệm phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
Quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủ thể
mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay quan
16


hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi
trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm
phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự
thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay cam kết không làm
ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo
luật định. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là
các quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật môi trường
của chủ thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Trách
nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ
không có hình thức phạt vi phạm. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì
họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản
được điều chỉnh ở Điều 307 và chương XXII BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn
thi hành BLDS.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện nhất
định là có thiệt hại xảy ra, nhưng trong lĩnh vực môi trường thì thiệt hại này thường
rất khó xác định vì thời gian biểu hiện sự thay đổi của môi trường thường dài; có
hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, ở đây là vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng; có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra.; yếu tố lỗi của
người gây thiệt hại tuy nhiên không phải là điều kiện bắt buộc. Đây là những điều
kiện chung để xác định trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản
cho người gây thiệt hại, vì khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất
này phải tính toán được bằng tiền hoặc được pháp luật quy định là một đại lượng
vật chất nhất định, nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Bên
cạnh đó, thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra còn là thiệt
hại về tinh thần. Trong những trường hợp thiệt hại về tinh thần dù không thể tính
toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại
tổn thất cho người bị thiệt hại. Từ đó có thể thấy thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô làm nhiễm môi trường thì chủ thể áp
dụng có thể là cá nhân, pháp nhân nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
17


định của pháp luật. Riêng trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô
nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách
nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng
trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường
có mối quan hệ mật thiết nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường
bị ô nhiễm. Thông thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi
thường thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình
gây ra và được giải phóng khỏi quan hệ với người bị hại.Nhưng trong lĩnh vực môi
trường, người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng
thời cả hai biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bồi thường
thiệt hại về môi trường. Gây hại đối với môi trường chính là gây hại đến các giá trị
khoa học, kinh tế và môi sinh… Nếu xem xét một cách chặt chẽ tác hại gây ra đối
với môi trường tự nhiên không khác gì tác hại gây ra đối với con người hay với tài
sản của con người thì chất lượng môi trường bị suy giảm, bị xâm hại cũng cần phải
được bồi thường một cách thỏa đáng. Người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi

thường những tổn thất gây ra đối với môi trường. Trách nhiệm này trước hết được
hiểu là trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội của người gây hại cho môi trường
vì họ đã xâm hại tới các điều kiện sống chung của con người. Tiếp đến mới là trách
nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể là nạn nhân của sự xâm hại đó, thể hiện
qua việc bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị hại.
Hai khía cạnh trên của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được xác
định bởi yếu tố khách thể của quan hệ pháp luật môi trường.Trong các quan hệ pháp
luật môi trường, lợi ích mà các bên tham gia quan hệ hướng tới vừa có tính chất
công (lợi ích công) vừa có tính chất tư (lợi ích tư).Trong mọi trường hợp lợi ích
công cộng, lợi ích cộng đồng phải được ưu tiên bảo vệ.Điều này cũng có nghĩa là
cần phải có sự phân định giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường
tự nhiên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản
con người.Sự phân định này nên được thể hiện qua các quy định về mức bồi
thường, hình thức và phương thức bồi thường. Chẳng hạn như đối với những thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt
hại có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi
thường. Còn thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, người gây thiệt hại chỉ được lựa

18


chọn các mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường theo
quy định của pháp luật
2.1.2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Ở Việt Nam, luật môi trường xuất hiện chậm, có thể nói trong hệ thống pháp
luật hiện hành của Việt Nam thì luật môi trường là lĩnh vực mới nhất.Sự chậm trễ
này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố lịch sử. Trong giai đoạn
trước 1986 hệ thống pháp luật Việt Nam chưa là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, con

người ít quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, khi nhà nước xóa bỏ cơ chế tập trung
bao cấp và chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường thì chỉ tập trung vào việc phát
triển kinh tế cho nên môi trường dần dần bị ô nhiễm và ngày càng trầm trọng. Xuất
phát từ điều kiện thực tế đó Luật BVMT ra đời 1993 và được sửa đổi bổ sung năm
2005. Trong những năm gần đây lĩnh vực môi trường được coi là quan trọng trong
hệ thống pháp luật Việt Nam, Quốc Hội đã ban hành Luật BVMT 2014 và hàng loạt
nghị quyết, nghị định để hướng dẫn thực hiện Luật BVMT, trên cơ sở đưa ra những
nguyên tắc ghi nhận quyền của con người được sống trong một môi trường và nghĩa
vụ bảo vệ môi trường. Đồng thời hướng dẫn việc giải quyết các tranh chấp trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường giữa các tổ chức, cá nhân với nhau, nghĩa vụ phải bồi
thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền lợi con người được sống
trong môi trường trong lành.
Ở bình diện quốc tế, quyền được sống trong môi trường trong lành đã được
ghi nhận trong nhiều văn kiện, công ước quốc tế như Tuyên bố thế giới về nhân
quyền năm 1948, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1962 về phát
triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên; Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự;
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966… Với việc ký
nhiều cam kết quốc tế, Việt Nam đã thừa nhận quyền được sống trong môi trường
trong lành của mọi người ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, mà trực tiếp nhất là
hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể, tạiLuật BVMT 2014 quy
định 08 nguyên tắc về BVMT (Luật BVMT 2005 có 05 nguyên tắc) đã bổ sung
nguyên tắc bảo đảm mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành.
Các chương, điều của Luật đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc này. Điều 43
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều có quyền được sống trong môi
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.Việc ghi nhận quyền này
19



×