Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

TOM TAT trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.1 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: : 9380103

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS Phùng Trung Tập
2. TS. Lê Mai Anh

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh
Phản biện 2: PGS. TS Vũ Thị Hải Yến
Phản biện 3: TS. Trần Văn Trung


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án Tiến Sĩ
Cấp trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thời gian: vào hồi …… giờ ……ngày……. tháng …… năm 201…

Có thể tìm đọc Luận án tại:
- Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hàng loạt các công trình đã được
xây dựng để giải quyết nhu cầu về chỗ ở, học tập, vui chơi giải trí…
cho người dân. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng trong khi những
yếu tố về chất lượng không được bảo đảm là một trong những
nguyên nhân dẫn đến số lượng các vụ tai nạn do nhà cửa, các công
trình xây dựng khác gây ra không ngừng gia tăng, gây thiệt hại lớn về
người và tài sản.
Nghiên cứu quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
gây ra trong pháp luật dân sự hiện hành, NCS nhận thấy, mặc dù so
với BLDS 1995 và 2005, quy định trong BLDS 2015 đã có nhiều sự
sửa đổi bổ sung theo hướng tích cực, tuy nhiên, quy định về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vẫn còn tồn tại nhiều điểm
bất cập, cụ thể: (1) quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
chưa thực sự rõ ràng; (2) so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã mở rộng
phạm vi chủ thể chịu TNBTTH từ ba chủ thể (CSH, người được chủ
sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác ) lên năm chủ thể
(CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
CTXD khác và người thi công) nhưng BLDS 2015 không quy định

thứ tự chịu TNBTTH của các chủ thể này; (3) các quy định về xác
định thiệt hại được bồi thường trong nhiều trường hợp chưa thực sự
đầy đủ, minh bạch; (4) quy định về các trường hợp loại trừ thiệt hại
còn nhiều bất cập…Đây là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả
của việc áp dụng quy định này trên thực tế.
Thực trạng đó đặt ra nhu cầu cần nghiên cứu một cách đầy
đủ và toàn diện để hoàn thiện TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây
ra. Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài“Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo

1


quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài
luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận, thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng
pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở
đó, luận án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Để thực hiện các mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể như sau: Thứ nhất, phân tích các học thuyết xác định TNBTTH
do nhà cửa, CTXD khác gây ra; xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm
của nhà cửa, CTXD khác; làm rõ bản chất của TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra, xây dựng khái niệm và chỉ ra được những đặc điểm
của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ hai, phân tích, đánh
giá nhằ m tìm ra điể m hợp lý và điể m chưa hợp lý trong quy định pháp
luật dân sự hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra Thứ
ba, Phân tích những điểm tích cực, hạn chế khi áp dụng các quy định

pháp luật vào giải quyết các vụ việc về TNBTTH do nhà cửa, CTXD
khác gây ra trên thực tế. Thứ tư, Đề xuất kiến nghị cụ thể để hoàn thiện
các quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luâ ̣n án nghiên cứu các vấ n đề lý luâ ̣n, các quy đinh
̣ của
pháp luâ ̣t Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng quy định pháp
luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu và
làm rõ cơ sở lý luận về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra;
phân tích thực trạng quy định của BLDS 2015 và các văn bản pháp
luật có liên quan về trách nhiệm này. Luận án cũng tập trung nghiên
cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác

2


gây ra; trên cơ sở đó, luận án đưa ra những ý kiến đánh giá và đề xuất
những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm
này.
- Về mặt thời gian: Trọng tâm của luận án là phân tích các
quy định trong BLDS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan
(Luật Nhà ở, Luật Xây dựng năm 2014..) về TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra..
- Về mặt không gian: Luận án tập trung phân tích các quy
định pháp luật Việt Nam, các bản án, quyết định của Toà án có thẩm
quyền trên lãnh thổ Việt Nam về trách nhiệm này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận án sẽ dưa trên cơ

sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lênin.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận án,
NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau::
Phương pháp phân tích và bình luận; Phương pháp tổng hợp;
Phương pháp lịch sử; Phương pháp hê ̣ thố ng hoá; Phương pháp phân
tích tình huống.
6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam hiện hành” mang lại những điểm mới sau:
Thứ nhất, luận án đã xác định và phân tích được các học
thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Thứ hai, luận án phân tích bản chất của TNBTTH do nhà
cửa, CTXD khác gây ra.
Thứ ba, luận án đã xây dựng khái niệm nhà cửa, CTXD khác;
khái niệm TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.

3


Thứ tư, luận án đã phân tích các đặc điểm và các điều kiện
phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Thứ năm, luận án đã tổng hợp, phân tích quy định pháp luật
dân sự mà nền tảng là Bộ luật dân sự hiện hành vể TNBTTH do nhà
cửa, CTXD khác gây ra để làm rõ thực trạng pháp luật về trách
nhiệm này. Từ đó, luận án đánh giá những kết quả đạt được, những
han chế đối với quy định pháp luật hiện hành và bước đầu đặt ra vấn
đề yêu cầu hoàn thiện pháp luật.

Thứ sáu, luận án đã phân tích các quy định về TNBTTH do
nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật một số nước trong khu
vực và trên thế giới; trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu với pháp luật
Việt Nam, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật
Việt Nam với pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới
về trách nhiệm này.
Thứ bảy, thông qua phân tích các bản án có hiệu lực trong
giải quyết tranh chấp về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra,
luận án đã làm sáng tỏ những tranh chấp điển hình; từ đó luận án đã
đánh giá những kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong việc áp
dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp về trách nhiệm này
Thứ tám, luận án đã đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nói riêng, TNBTTH do
tài sản gây ra nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Lời mở đầu, Phần A về
Tổ ng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyế t của đề tài, Kết
luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Phần B Nội dung
luận án chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

4


Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra.

PHẦN A
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học ở
những mức độ khác nghiên cứu về TNBTTH do nhà cửa, CTXD
khác gây ra. Ở những mức độ khác nhau các công trình nghiên cứu
này đã giải quyết được một số những vấn đề liên quan đến TNBTTH
do nhà cửa, CTXD khác gây ra, tuy nhiên, các công trình này vẫn
chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
- Các công trình chưa chỉ ra được học thuyết xác định
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra;
- Một số công trình khoa học xây dựng được khái niệm về
“nhà cửa” và “CTXD khác” song khái niệm này chưa thực sự đầy đủ
và toàn diện; chưa phân tích làm nổi bật được một số đặc trưng của
“nhà cửa, CTXD khác” để giúp phân biệt giữa TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra với các TNBTTH khác.
- Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra bản chất của
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một dạng của TNBTTH
do tài sản gây ra song vẫn chưa phân tích điều này.
- Một số công trình nghiên cứu chỉ ra một vài đặc điểm của
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra song vẫn chưa chỉ ra được
đặc điểm cơ bản của trách nhiệm này.
- Một số công trình đã nêu được điều kiện làm phát sinh
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nhưng chưa phân tích

5


thấu đáo những điều kiện này; riêng đối với yếu tố lỗi, hầu hết các

công trình mới khẳng định mà chưa có luận giải về lý do tại sao lỗi
không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD
khác gây ra.
- Hầu hết các công trình hiện nay chủ yếu phân tích thực
trạng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo quy
định tại Điều 627 BLDS 2005 mà không phải là Điều 605 BLDS
2015.
- Các công trình cũng chưa phân tích đầy đủ, có hệ thống
những điểm mới, những ưu điểm và hạn chế của BLDS 2015 (so với
BLDS 2005) cũng như chưa có so sánh đối chiếu pháp luật dân sự
Việt Nam với pháp luật dân sự của một số quốc gia trong khu vực và
trên thế giới.
- Các công trình hiện nay ở những mức độ khác nhau đã nêu
thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
gây ra, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự đầy đủ và có hệ thống trên mọi
phương diện.
- Trong các công trình nghiên cứu hiện nay, ở những mức độ
khác nhau, các tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật. Tuy nhiên, những kiến nghị này đa số mới chỉ tập trung
vào một vài nội dung của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra
mà chưa có kiến nghị toàn diện.
2. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích được đặt ra trong mục 3.1 của Lời nói
đầu luận án, NCS đặt ra ba nhóm câu hỏi làm nền tảng, định hướng
cho quá trình nghiên cứu của mình.
2.2. Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết về TNBTTH: Các lý thuyết về sự ra đời, bản chất của
trách nhiệm, các điều kiện làm phát sinh TNBTTH, cơ sở để buộc


6


chủ thể phải chịu TNBTTH, thiệt hại được bồi thường, chủ thể được
bồi thường và các trường hợp không phải chịu TNBTTH.
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, các lý
thuyết nghiên cứu mà tác giả đề ra, tác giả đặt ra bốn giả thuyết nghiên
cứu cũng như kết quả nghiên cứu dự định đạt được trong luận án.
2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Thứ nhất, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một
dạng của TNBTTH ngoài hợp đồng mà cụ thể là TNBTTH do tài sản
gây ra, do đó nó sẽ mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm này
cũng như có những đặc điểm riêng do đối tượng (nhà cửa, CTXD
khác) gây thiệt hại chi phối.
Thứ hai, quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra
vừa chịu sự điều chỉnh của BLDS đồng thời cũng chịu sự điều chỉnh
của các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Xây dựng, Luật
Nhà ở…Do đó, việc nghiên cứu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
gây ra vừa phải dựa trên các quy định gốc trong BLDS vừa phải chú
ý đến các đặc điểm riêng (về đối tượng gây thiệt hại, chủ thể chịu
TNBTTH) được quy định trong pháp luật chuyên ngành.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY
RA
1.1. Các học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
1.1.1. Học thuyết về sự cẩu thả (negligence)
Học thuyết này được áp dụng tại Anh - Mỹ (các nước theo

truyền thống pháp luật án lệ - Common Law) và một số nước Bắc Âu
(Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển..). Theo học thuyết này, TNBTTH

7


do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ phát sinh khi thoả mãn 4 điều kiện:
(1) Có nghĩa vụ phải quan tâm đến người bị thiệt hại (“common duty
of care”) của người chiếm hữu (“occupier”) nhà cửa, CTXD khác;
(2) Có sự vi phạm nghĩa vụ đó của người chiếm hữu nhà cửa, CTXD
khác; (3) Có thiệt hại; (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm
nghĩa vụ với thiệt hại. Về bản chất, học thuyết về sự cẩu thả được xây
dựng dựa trên yếu tố lỗi – lỗi do cẩu thả.
1.1.2. Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability)
Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như: Đức
(Điều 836 - 838) Hungary (Điều 5:650), Ba Lan (Điều 434)… Theo
học thuyết này, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ được
thiết lập khi thoả mãn các điều kiện: (1) Người bị thiệt hại chứng
minh được 3 yếu tố: có thiệt hại, có sự tự thân tác động của nhà cửa,
CTXD khác và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự
tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự
tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác); (2) CSH, người chiếm
hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác không thể chứng
minh được là mình không có lỗi trong việc để nhà cửa, CTXD khác
tự gây thiệt hại. Khi đó, Toà án suy đoán rằng: CSH hoặc người
chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác đã có lỗi
và buộc những người này phải chịu TNBTTH. Xét về bản chất,
trách nhiệm về lỗi suy đoán vẫn là trách nhiệm pháp lý dựa trên yếu
tố lỗi - tuy nhiên, lỗi ở đây là lỗi do suy đoán. CSH, người chiếm
hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác bị suy

đoán là có lỗi. Để bác bỏ suy đoán đó, đồng thời cũng là để loại trừ
trách nhiệm cho mình thì CSH, người chiếm hữu, người được giao
quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải chứng minh được điều
ngược lại - là mình không có lỗi - mình đã thực hiện đầy đủ các biện
pháp cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại nhưng cuối cùng thiệt hại vẫn
xảy ra.

8


1.1.3. Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability)
Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như Pháp, Tây
Ban Nha, Quebec ( Canada)…. Theo học thuyết này, TNBTTH do nhà
cửa, CTXD khác gây ra sẽ phát sinh khi người bị thiệt hại chứng minh
được 3 yếu tố: (1) có thiệt hại; (2) có sự tự thân tác động của nhà cửa,
CTXD khác; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự tự
thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự sụp
đổ của nhà cửa, CTXD khác). Nguyên đơn không cần chứng minh yếu
tố lỗi của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, công trình xây bị đơn trong việc để nhà cửa, CTXD khác sụp đổ,
gây thiệt hại; ngược lại, bị đơn cũng không thể được miễn trách nhiệm
chỉ vì chứng minh được rằng mình không có lỗi. Học thuyết này đã tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho nạn nhân trong việc yêu cầu BTTH.
1.1.4. Sự kết hợp giữa học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết
về trách nhiệm nghiêm ngặt
Sự kết hợp về học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về
trách nhiệm nghiêm ngặt được thể hiện trong BLDS của một số quốc
gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan … BLDS của các quốc gia
này quy định: trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại do
khuyết tật trong xây dựng hoặc thiếu bảo dưỡng thì người chiếm hữu

nhà cửa, công trình xây dựng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
người chiếm hữu sẽ được loại trừ trách nhiệm nếu chứng minh được
là mình không có lỗi (học thuyết về lỗi do suy đoán); khi người
chiếm hữu đã loại trừ được trách nhiệm cho mình bằng việc chứng
minh minh không có lỗi thì CSH sẽ chịu trách nhiệm bồi thường;
CSH phải chịu TNBTTH ngay cả khi chứng minh được là mình
không có lỗi (học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt).

9


1.1.5. Học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong pháp luật dân sự Việt
Nam
BLDS 2015 đã lựa chọn học thuyết về trách nhiệm nghiêm
ngặt để xây dựng quy định về TNBTTH do tài sản gây ra nói chung
(khoản 2 Điều 584), TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nói
riêng (đoạn 1 Điều 605). Chính vì vậy, trong phạm vi luận án này,
NCS sẽ dựa vào học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt khi đi phân tích
các nội dung cơ bản của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
1.2. Khái niệm, đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác
1.2.1. Khái niệm “nhà cửa, công trình xây dựng khác”
Nhà cửa, CTXD khác là sản phẩm được tạo thành bởi sức
lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công
trình, được gắn liền với đất.
1.2.2. Đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác
Thứ nhất, nhà cửa, CTXD khác là “sản phẩm” do con người tạo ra.
Thứ hai, nhà cửa, CTXD khác là sự liên kết giữa các vật liệu xây
dựng và các thiết bị lắp đặt vào công trình.
Thứ ba, nhà cửa, CTXD khác phải được gắn liền với đất.

1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là trách nhiệm của
CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
CTXD khác phải bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần
phát sinh khi tự thân nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại.
1.4. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra
Về bản chất, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một
dạng của TNBT do tài sản gây thiệt hại. Trách nhiệm này phát sinh
không cần điều kiện lỗi khi thiệt hại là do sự tự thân tác động của nhà

10


cửa, CTXD khác gây ra. Nhà cửa, CTXD khác tự gây thiệt hại (sụp
đổ, hư hỏng, sụt lở…) do khiếm khuyết bên trong của nó. Những
khiếm khuyết này có thể bắt nguồn từ những sai sót trong xây dựng
hoặc trong quá trình bảo trì bảo dưỡng nhà cửa, CTXD khác ... Có
thể thấy, nguyên nhân sâu xa khiến nhà cửa, CTXD khác gây thiệt
hại vẫn có thể có lỗi của con người. Có điều đó là “lỗi gián tiếp” chứ
không phải là “lỗi trực tiếp”[63, tr.21]; lỗi trong quản lý (không quan
tâm chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng, kịp thời sửa chữa những hư hỏng
khiến nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại) chứ không phải lỗi trong
việc sử dụng nhà cửa, CTXD khác để gây thiệt hại. Do việc chứng
minh lỗi này vô cùng khó khăn, thậm chí trong nhiều trường hợp
không thể thực hiện được, vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị thiệt hại, pháp luật không buộc người bị thiệt hại
phải chứng minh lỗi này.
1.5. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,

công trình xây dựng khác gây ra
Ngoài những đặc điểm chung của TNBTTH ngoài hợp đồng,
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra cũng có những đặc điểm
riêng biệt sau:
Thứ nhất, về nguyên nhân gây ra thiệt hại: là do sự tự thân
tác động của nhà cửa, CTXD khác.
Thứ hai, về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm.
Trong TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, để được bồi
thường, người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh ba điều kiện: có thiệt
hại; có sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác và có mối quan
hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD
khác mà không cần chứng minh lỗi của CSH, người chiếm hữu,
người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Nói cách
khác, lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra.

11


Thứ ba, về thiệt hại được bồi thường.
Thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra không bao gồm
thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này xuất phát từ
phương thức gây thiệt hại của nhà cửa, CTXD khác và từ bản chất
của danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Thứ tư, chủ thể chịu TNBTTH và cơ sở xác định chủ thể chịu
TNBTTH
Chủ thể chịu TNBTTH là CSH, người chiếm hữu, người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Mặc dù, thiệt hại là do nhà
cửa, CTXD khác gây ra, CSH, người được CSH giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, CTXD khác có thể không có lỗi nhưng họ vẫn phải

chịu TNBTTH do tại thời điểm nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại,
CSH, người được CSH giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác là
người đang được hưởng lợi ích từ việc khai thác công dụng nhà cửa,
CTXD khác. Vì vậy, khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại thì đương
nhiên với tư cách là người được “hưởng lợi” từ nhà cửa, CTXD khác,
những chủ thể này phải gánh chịu rủi ro. Điều này là phù hợp với lẽ
công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại vốn không có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG KHÁC GÂY RA
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra
2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây
dựng khác
2.1.1.1. Có thiệt hại
2.1.1.2. Có sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác

12


2.1.1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa sự tự thân tác động của nhà cửa,
công trình xây dựng khác với thiệt hại
2.1.1.4. Điều kiện lỗi của chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới của người thi công
với chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công
trình xây dựng khác

(1) Có thiệt hại
(2) Có hành vi trái pháp luật cùng gây thiệt hại của người thi
công, CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật cùng
gây thiệt hại của người thi công, CSH, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, CTXD khác với thiệt hại
(4) Có lỗi của CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, CTXD khác và của người thi công.
2.2. Xác định thiệt hại
2.2.1. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 589 BLDS 2015 quy định khi tài sản bị xâm phạm
thiệt hại được bồi thường chỉ bao gồm thiệt hại về vật chất mà không
bao gồm thiệt hại về tinh thần.
Quy định của pháp luật hiện hành về xác định thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm còn một số bất cập như sau::
Thứ nhất, không có văn bản hướng dẫn về cách xác định
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Thứ hai, Điều 589 quy định khi tài sản bị xâm phạm, thiệt
hại được bồi thường chỉ là thiệt hại vật chất mà không bao gồm thiệt
hại tinh thần. Trong khi đó, trên thực tế có rất nhiều tài sản nếu bị
mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng có thể gây những tổn thất tinh thần
rất lớn cho CSH, thậm chí cho cả gia đình, dòng họ.

13


Thứ ba, Điều 589 quy định khi tài sản bị xâm phạm, thiệt hại
vật chất được bồi thường chỉ bao gồm: tài sản bị mất, bị huỷ hoại,…. mà
không quy định thiệt hại do tài sản bị giảm giá trị (“loss in value”).
2.2.2. Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

BLDS 2015 (Điều 590) quy định: khi sức khoẻ bị xâm phạm
thì thiệt hại được bồi thường bao gồm hai loại: thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về tinh thần.
So với BLDS 2005 (Điều 609), quy định về thiệt hại do sức
khoẻ bị xâm phạm tại Điều 590 BLDS 2015 có một số điểm mới sau:
Thứ nhất, bổ sung thêm “Thiệt hại khác do luật quy định” tại
điểm d khoản 1 Điều 590.
Thứ hai: sử dụng khái niệm “Người chịu trách nhiệm bồi
thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm”thay
cho khái niệm “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác”(Điều
609 BLDS 2005).
Thứ ba, quy định mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong
trường hợp các bên không thoả thuận được.
2.2.3. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
BLDS 2015 (Điều 591) quy định: khi tính mạng bị xâm
phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm hai loại: thiệt hại về vật
chất và thiệt hại về tinh thần. So với quy định tại BLDS 2005, Điều
591 BLDS 2015 có một số sửa đổi theo hướng tích cực:
Thứ nhất, bổ sung quy định khi tính mạng bị xâm phạm thiệt
hại được bồi thường bao gồm: “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này”.
Thứ hai, sửa khái niệm: “Người xâm phạm tính mạng của
người khác” (khoản 2 Điều 610 BLDS 2005) thành “Người chịu
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác
bị xâm phạm”cho phù hợp với những tình huống thực tiễn khi thiệt
hại xảy ra do tài sản hoặc do người chưa thành niên…

14



Thứ ba, đã nâng mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường
hợp các bên không thoả thuận được từ “không quá sáu mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định” (khoản 2 Điều 610 BLDS 2005)
lên “không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
(khoản 2 Điều 591 BLDS 2015. Đặc biệt, so với BLDS 2005, BLDS
2015 cũng quy định rõ: mức bù đắp tổn thất về tinh thần này là áp dụng
cho “một” người có tính mạng bị xâm phạm.
Thứ tư, BLDS 2015 đã bổ sung quy định mang tính “mở”
là:“Thiệt hại khác do luật quy định”.
2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình
xây dựng khác
Phạm vi chủ thể chịu TNBTTH.
Chủ sở hữu: CSH được xác định là người đứng tên trên Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sở hữu các CTXD khác.
Người chiếm hữu: để phân biệt với “chủ sở hữu” và “ người
được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác”, “người chiếm
hữu” được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm: (1) những người đang thực
tế “trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ, chi phối” nhà cửa, CTXD khác
nhưng lại không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền
sở hữu các CTXD; (2) những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng
nhà cửa, CTXD khác nhưng quyền này không được “giao” một cách
hợp pháp. VD: người thuê nhà- mặc dù hai bên đã chấm dứt hợp
đồng thuê mà vẫn ở không chịu trả nhà…
Người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác:
khác với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, “người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác” được hiểu là những
người mà quyền quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác có được do
“được giao” thông qua một giao dịch dân sự hợp pháp (cho thuê, cho


15


ở nhờ, uỷ quyền quản lý… nhà cửa, CTXD khác) hoặc quyết định
hành chính hợp pháp.
Thứ tự chủ thể chịu TNBTTH.
Một trong những hạn chế lớn nhất của Điều 605 BLDS 2015
(cũng như Điều 631 BLDS 1995 và Điều 627 BLDS 2005 trước đây)
là quy định rất nhiều chủ thể chịu TNBTTH trong trường hợp nhà
cửa, CTXD khác gây thiệt hại nhưng lại không quy định căn cứ cũng
như thứ tự các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định tại
Điều 605 BLDS 2015 chỉ đơn thuần mang tính liệt kê. Nói cách khác,
nếu dựa vào quy định trong BLDS hiện nay thì không thể xác định
được thứ tự chủ thể phải chịu TNBTTH; chính vì vậy, trong phần
này, NCS không đưa ra quan điểm của mình về việc xác định thứ tự
chủ thể chịu TNBTTH. Để có thể xác định chính xác thứ tự chịu
TNBTTH trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại theo
NCS bắt buộc BLDS phải được sửa đổi bổ sung, hướng dẫn. Phương
hướng sửa đổi cụ thể sẽ được NCS trình bày tại mục 3.2.3.
Chủ thể chịu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra
trong một số trường hợp đặc biệt
(1) Nếu nhà cửa, CTXD khác bị trưng dụng: thì chủ thể chịu
TNBTTH là “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản
trưng dụng” chứ không phải “chủ sở hữu”.
(2) Nếu nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung theo phần:
thì mỗi CSH chung theo phần có TNBTTH tương ứng với phần quyền
sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
(3) Nếu nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung hợp nhất:
thì các CSH chịu trách nhiệm liên đới trong việc BTTH

(4) Nhà chung cư. Khi phần thuộc sở hữu riêng của nhà
chung cư gây thiệt hại thì CSH của phần sở hữu riêng chịu TNBTTH.
Khi phần thuộc sở hữu chung của nhà chung cư gây thiệt hại, các
đồng CSH chịu trách nhiệm liên đới BTTH.

16


2.3.2. Trách nhiệm bồi thường liên đới bồi thường thiệt hại của
người thi công
“Người thi công” được hiểu là người tiến hành hoạt động
xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với CTXD mới, sửa chữa, cải tạo, di
dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì CTXD theo
thiết kế.
TNBTTH của người thi công được xác định như sau:
Thứ nhất, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do hành vi trái pháp
luật, có lỗi của người thi công, người thi công chịu TNBTTH toàn bộ
theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015.
Thứ hai, nếu thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật, có lỗi
của người thi công và của CSH, người được giao quản lý, sử dụng
nhà cửa, CTXD khác thì khi đó người thi công và CSH, người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải liên đới chịu
TNBTTH theo đoạn 2 Điều 605 BLDS 2015.
2.4. Chủ thể được bồi thường thiệt hại
Tuỳ thuộc vào đối tượng bị thiệt hại là tài sản, tính mạng hay sức
khoẻ mà chủ thể được bồi thường sẽ khác nhau.
2.4.1. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Theo Điều 170 và Điều 185 BLDS 2015 thì khi quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản, việc chiếm hữu bị người khác xâm
phạm thì CSH, chủ thể có quyền khác đối với tài sản và người

chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải
BTTH. Quy định này tương đồng với pháp luật một số quốc gia như:
Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Hy Lạp, Hà Lan, Italia…
2.4.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
Chủ thể được BTTH về vật chất: Người bị thiệt hại về sức
khoẻ và người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Chủ thể được BTTH về tinh thần: chỉ có người bị thiệt hại về sức
khoẻ mà không bao gồm những người thân thích của người bị thiệt

17


hại. Quy định này không tương đồng với pháp luật một số quốc gia
như: Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Hy Lạp,.. Nghị quyết số 75 (7) của
Uỷ hội châu Âu (Council of Europe); Điều VI.–2:202 Bộ tham khảo
chung về BTTH ngoài hợp đồng (DCFR), Điều 10:301 Bộ nguyên
tắc về luật BTTH ngoài hợp đồng châu Âu ( PETL)
2.4.3. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Chủ thể được bồi thường hiệt hại về vật chất: người bị thiệt
hại (nếu tại thời điểm bồi thường người đó còn sống), những người
đã thực tế thanh toán hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại; còn
riêng với khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt
hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết sẽ trả cho những đối tượng
được cấp dưỡng (cha mẹ, vợ chồng, con..)
Chủ thể được BTTH về tinh thần: “người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại” hoặc “người mà người
bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng
người bị thiệt hại”. Quy định này tương đồng với pháp luật của một
số quốc gia như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc,
Nhật Bản…

2.5. Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
(1)Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng “là sự kiện xảy ra một cách khách
quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc
dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Khoản
1 Điều 156 BLDS 2015)
(2) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại:
Điều 584 BLDS 2015 quy định: trong trường hợp thiệt hại
xảy ra “do sự kiện bất khả kháng” và “hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại” thì TNBTTH sẽ được loại trừ.

18


CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA,
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các trường hợp
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra
Trường hợp thứ nhất: Toà án áp dụng quy định về TNBTTH
do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong khi thiệt hại không phải do nhà
cửa, CTXD khác gây ra.
Trường hợp thứ hai: thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra
nhưng Toà án lại không viện dẫn Điều luật về TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra để giải quyết.

3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Do trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) đều không có hướng dẫn về xác định
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, trong khi đó, khi nhà cửa, CTXD
khác gây thiệt hại, thì thiệt hại đầu tiên và chủ yếu lại là thiệt hại về
tài sản (nhà cửa, CTXD lân cận bị nghiêng, lún, …) nên trong nhiều
trường hợp khi tài sản bị xâm phạm Toà án còn lúng túng trong việc
xác định thiệt hại được bồi thường.
3.1.2.1. Xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị
hư hỏng
Thứ nhất, một số trường hợp, Toà án chấp nhận yêu cầu đòi
BTTH của nguyên đơn buộc bị đơn phải bồi thường ngay cả khi chưa

19


có kết luận của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân dẫn đến thiệt
hại xảy ra.
Thứ hai, trong một số trường hợp, mặc dù đã có kết luận của
cơ quan môn về nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nhưng quan điểm của
Toà án trong việc xác định tỷ lệ bồi thường lại không thống nhất.
3.1.2.2. Thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài
sản bị mất, bị giảm sút
Qua nghiên cứu một số vụ án, NCS nhận thấy có những
trường hợp mặc dù người bị thiệt hại không xuất trình được các
“chứng từ hợp lệ” nhưng Toà án vẫn chấp nhận yêu cầu đòi bồi
thường của nguyên đơn.
3.1.2.3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
Để được bồi thường “chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế

và khắc phục thiệt hại”, theo quy định tại điểm a, mục 5, phần I của
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, người bị thiệt hại “phải nêu rõ
từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và
phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí
hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”. Tuy nhiên, trên thực tế,
qua nghiên cứu một số vụ án, NCS nhận thấy trong thực tiễn xét xử
trong một số trường hợp, mặc dù nguyên đơn không có đủ “chứng từ
hoặc giấy biên nhận hợp lệ” nhưng Toà án không xác minh thực tế
mà đã chấp nhận/không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường “chi phí
hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” của nguyên
đơn.
3.1.2.4. Xác định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp tài sản bị
xâm phạm
BLDS 2005, BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQHĐTP đều quy định khi tài sản bị xâm phạm thì người bị thiệt hại chỉ
được BTTH về vật chất mà không được BTTH về tinh thần. Tuy
nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua cho thấy, trong

20


nhiều trường hợp Toà án vẫn chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường tổn
thất về tinh thần của người bị thiệt hại trong trường hợp nhà cửa,
CTXD khác gây thiệt hại về tài sản.
3.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra
3.1.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình
xây dựng
Thứ nhất, thực tiễn về xác định thứ tự chủ thể chịu TNBTTH.

Cả BLDS 2005, BLDS 2015 đều chỉ quy định “phạm vi” các
chủ thể phải chịu TNBTTH mà không quy định thứ tự cũng như tiêu
chí xác định chủ thể phải chịu TNBTTH; thêm vào đó, cả BLDS
2005 và 2015 đều đưa “chủ sở hữu” lên vị trí đầu tiên trong “danh
sách” những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, điều này dẫn
đến cách hiểu rằng: trong mọi trường hợp, chủ thể đầu tiên phải chịu
TNBTTH là “chủ sở hữu”, chỉ khi nào không có CSH thì các chủ thể
khác (người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
CTXD…) mới phải chịu TNBTTH.
Thứ hai, trách nhiệm liên đới BTTH giữa các CSH, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác.
BLDS 2005 (Điều 616) và BLDS 2015 (Điều 587) chỉ quy
định trách nhiệm liên đới trong trường hợp thiệt hại là do hành vi của
nhiều người cùng gây ra mà chưa quy định trách nhiệm liên đới trong
trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra nói chung, nhà cửa, CTXD khác
gây ra nói riêng. Trong thực tiễn xét xử, Toà án áp dụng trách nhiệm
liên đới khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại trong hai trường hợp:
(1) Áp dụng trách nhiệm liên đới BTTH trong trường hợp
nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung của nhiều người.

21


(2) Áp dụng trách nhiệm liên đới BTTH trong trường hợp
nhiều nhà cửa, CTXD khác cùng gây thiệt hại.
3.1.3.2. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công
TNBTTH của người thi công là quy định hoàn toàn mới của
BLDS 2015. Trước đó, trong BLDS 1995 và 2005 đều không có quy
định về TNBTTH của người thi công. Vì vậy, trong giai đoạn này, do
thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết TNBTTH của người thi công nên

mặc dù về cơ bản đều thừa nhận TNBTTH của người thi công, nhưng
đường lối xét xử của Toà án trong các vụ án là không thống nhất, có
thể chia thành hai trường hợp:
Trường hợp 1: Toà án công nhận TNBTTH của người thi
công nhưng đó là trách nhiệm với CSH, không phải với người bị thiệt
hại.
Trường hợp 2: Toà án công nhận trách nhiệm liên đới BTTH
giữa người thi công và CSH cho người bị thiệt hại.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Từ những phân tích về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, NCS
đưa ra một số kiến nghị sau để hoàn thiện quy định của pháp luật
hiện hành:
3.2.1. Kiến nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra nói chung.
Cụ thể, Điều 587 BLDS 2015 được sửa đổi, bổ sung như sau:
(1) Bổ sung thêm khoản 2 vào Điều 587:
2. Trách nhiệm liên đới cũng áp dụng trong trường hợp tài
sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người gây thiệt hại hoặc
nhiều tài sản của nhiều CSH cùng gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường của các CSH được xác định tương ứng với mức độ gây

22


thiệt hại của tài sản; nếu không xác định được mức độ gây thiệt
hại của từng tài sản thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau”.
(2) Sửa đổi lại tên gọi của điều luật: “Bồi thường thiệt hại do
nhiều người cùng gây ra” thành “Trách nhiệm liên đới bồi thường

thiệt hại” để bao quát cả trường hợp trách nhiệm liên đới khi tài sản
gây thiệt hại.
3.2.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Thứ nhất, thay khái niệm “nhà cửa, CTXD khác” bằng
khái niệm “công trình xây dựng” bởi xét về bản chất “nhà cửa” hay
“CTXD khác” đều là “công trình xây dựng”.
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công
NCS kiến nghị tách TNBTTH của người thi công thành một
điều luật riêng biệt, độc lập với TNBTTH của CSH, người chiếm
hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Hướng
quy định TNBTTH của người thi công sẽ được NCS trình bày trong
kiến nghị tiếp theo.
Thứ ba, về trách nhiệm của kỹ sư, kiến trúc sư, người giám
sát và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong
việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại.
Điều 605 BLDS 2015 mới chỉ buộc “người thi công” khi có
lỗi phải chịu TNBTTH mà chưa quy định TNBTTH đối với các chủ
thể khác như kiến trúc sư, kỹ sư, người giám sát… khi những chủ thể
này có lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại. NCS kiến nghị bổ sung thêm
quy định về trách nhiệm của: kiến trúc sư, kỹ sư, người giám sát,
người khảo sát trong cùng điều luật về trách nhiệm của người thi
công. Theo đó:
“Khi người thi công, người khảo sát, giám sát, kiến trúc sư
và kỹ có lỗi trong việc để CTXD gây thiệt hại thì phải chịu TNBTTH.
Khi CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng CTXD

23



×