ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ NỤ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên nghành : Khoa học môi trƣờng
Lớp
: K43 - KHMT - N02
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011-2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ NỤ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên nghành
: Khoa học môi trƣờng
Lớp
: K43 - KHMT - N02
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011-2015
Giản viên hƣớng dẫn : Th.S Dƣơng Thị Minh Hòa
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô trong khoa Môi trường- Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận
tình dạy bảo, truyền đat kiến thức và nhiều kinh nghiệm quy báu cho em trong
suốt 4 năm ngồi trên giảng đường đại học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Dương Thị Minh
Hòa, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, động viên em trong suốt thời gian
thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các cô, các chú, các anh,
các chị đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Quảng
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em tìm hiểu và
nghiên cứu tài liệu trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những
người đã luôn theo sát và động viên em trong suốt quá trình theo học vào tạo
mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa từ quý thầy
cô và bạn đọc để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy cô trong khoa môi trường, cô giáo
Dương Thị Minh Hòa lời chúc sức khỏe, luôn luôn thành công trong công
việc và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Nụ
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974) ....................... 9
Bảng 2.2: Sự phân bố nước trên trái đất .......................................................... 10
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Hà Quảng năm 2013 .................. 23
Bảng 4.2: Tổng điều kiện kinh tế của huyện Hà Quảng năm 2014. ................ 26
Bảng 4.3. Cơ cấu ngành và nhóm ngành khu vực kinh tế nông, lâm, ngư
nghiệp huyện Hà Quảng giai đoạn 2010-2014 (%) ....................... 28
Bảng 4.4. Diện tích trồng rừng và tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2010-2014 ... 29
Bảng 4.5. Quy mô của bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng .......................... 33
Bảng 4.6. Lượng rác thải rắn của Bệnh viện Đa Khoa huyện Hà Quảng
năm 2014 ........................................................................................ 36
Bảng 4.7. Phân loại chất thải rắn bệnh viện theo mức độ độc hại ................... 36
Bảng 4.8. Các nguồn phát sinh nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng . 39
Bảng 4.9. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, hóa học của nước thải của
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng tháng 1/2015 ...................... 42
Bảng 4.10. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, hóa học của nước thải của
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng tháng 2/2015 ...................... 43
Bảng 4.11. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, hóa học của nước thải của
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng tháng 3/2015 ...................... 44
Bảng 4.12. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, hóa học của nước thải của
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng tháng 4/2015 ...................... 45
Bảng 4.13. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, hóa học của nước thải của
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng tháng 4/2015 ...................... 46
Bảng 4.14. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, hóa học của nước thải của
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng............................................. 47
Bảng 4.15. Đánh giá chung về hiện trạng nước thải bệnh viện đa khoa
huyện Hà Quảng ............................................................................ 48
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Mặt bằng tổng thể bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng.................. 32
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức của Bệnh Viện Đa khoa huyện Hà Quảng . 34
Hình 4.3. Sơ đồ khối của hệ thống xử lý nước thải ......................................... 41
Hình 4.4. Biể u đồ dánh giá hiện trạng nước thải bệnh viện đa khoa huyện
Hà Quảng ......................................................................................... 49
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD5
: Nhu cầu oxi sinh học
BTNMT
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BYT
: Bộ y tế
COD
: Nhu cầu oxi hóa học
HDND.TP
: Hội đồng nhân dân thành phố
QCCP
: Quy chuẩn cho phép
QCVN
: Qui chuẩn Việt Nam
TC
: Tiêu chuẩn
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TPHCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
v
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................2
1.4. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................2
1.5. Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................2
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học ...............................2
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...........................................................................4
2.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................4
2.1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................5
2.2. Tổng quan về tài nguyên nước trên Thế Giới và Việt Nam ........................8
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới ...................................................................8
2.2.2. Tài nguyên nước tại Việt Nam ................................................................10
2.2.3. Tài nguyên nước trên địa bàn huyện Hà Quảng .....................................12
2.3. Đặc điểm của nước thải bệnh viện .............................................................13
2.3.1. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện .........................................13
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải bệnh viện ..............................................14
2.3.3. Độc tính của một số chất có trong nước thải bệnh viện tới môi trường
và con người ......................................................................................................14
2.4. Hiện trạng nước thải bệnh viện tại Việt nam .............................................16
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...19
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...........................................19
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu ..................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................19
vi
3.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................19
3.4.1. Nghiên cứu các văn bản luật, các văn bản dưới luật và các quy định
có liên quan đến tài nguyên nước......................................................................19
3.4.2. Phương pháp kế thừa...............................................................................19
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .....................................................19
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu ..............................................................................20
3.4.5. Phương pháp phân tích ............................................................................20
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hà Quảng .................................21
4.1.1. Điều kiện tự nhên ....................................................................................21
4.1.2. Đặc điểm về xã hội..................................................................................24
4.1.3. Đặc điểm về kinh tế.................................................................................26
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hà Quảng .......30
4.2. Tổng quan về bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng ...................................32
4.2.1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng .................................32
4.2.2. Công tác quản lý môi trường của Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng .......35
4.2.3. Nước thải và biện pháp xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa huyện
Hà Quảng...........................................................................................................37
4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng ..42
4.3.1. Đánh giá hiện trạng nước thải tháng 1/2015 ...........................................42
4.3.2. Đánh giá hiện trạng nước thải tháng 2/2015 ...........................................43
4.3.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tháng 3/2015 ...........................................44
4.3.4. Đánh giá hiện trạng nước thải tháng 4/2015 ...........................................45
4.3.5. Đánh giá hiện trạng nước thải tháng 5/2015 ...........................................47
4.3.6. Đánh giá chung về hiện trạng nước thải bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng ...48
4.4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viên ..........50
4.4.1.Biện pháp quản lý.....................................................................................50
vii
4.4.2. Biện pháp sinh học ..................................................................................51
4.5. Một số biện pháp xử lý nước thải bệnh viện..............................................51
4.5.1. Công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện theo nguyên lý hợp khối ............53
4.5.2. Công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện theo mô hình DEWATS ............53
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................55
5.1. Kết luận ......................................................................................................55
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................57
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển và sự
gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong
nhiều vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và
làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn trong
đó vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải bệnh viện thải ra đang là mối
quan tâm lo ngại của các cấp, các ngành quản lí và là nỗi lo sợ của người dân
vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời
sống con người.
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng thuộc thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng là bệnh viện hạng III.
Điều quan tâm hàng đầu đối với nước thải của bệnh viện là vấn đề vi
trùng gây bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây bệnh có
thể tồn tại trong một thời gian nhất định ngoài môi trường khi có cơ hội nó sẽ
phát triển trên một vật chủ khác và đó chính là hiện tượng lây lan các bệnh
truyền nhiễm. Đây chính là điểm khác biệt của nước thải bệnh viện so với các
loại nước thải khác. Ngoài ra các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện
cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự
phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi trường
nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật nói chung .
Dân số ngày càng tăng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày
càng nhiều để đáp ứng nhu cầu đó thì số bệnh viện cũng tăng. Một trong
những vấn đề đang cần được quan tâm là việc quản lý, xử lý nước thải y tế,
hầu hết các bệnh viện ở nước ta vẫn chưa trang bị các phương pháp xử lý đạt
tiêu chuẩn, vẫn còn tình trạng xả thải ra ngoài môi trường mà chưa qua quá
trình hay hệ thống xử lý nào.
2
Xuất phát từ tình hình trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện
Hà Quảng.
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bệnh viện.
- Kiến nghị một số biện pháp giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường nước
của bệnh viện trên địa bàn huyện Hà Quảng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu sơ lược về bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường nước thải bệnh viện.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Kết quả phân tích phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Những kiến nghị đưa ra phải khả thi phù hợp với tình hình thực tế
ở địa phương.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
- Giúp vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện kỹ năng điều tra tổng
hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn để phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc
có khoa học, giúp bố trí được thời gian và công việc một cách hợp lý.
3
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện
Hà Quảng.
- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và
xử lý theo quy định.
Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý
nước thải y tế một các phù hợp và khoa học với điều kiện của Bệnh viện
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nâng cao kiến thức, kĩ năng tổng hợp phân tích số liệu và rút ra những
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật số 17/2012/QH13 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam về luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 149/2004/NĐ- CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của
Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên
nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ- CP ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 179/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2005/TT- BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Nghị đinh 149/2004/NĐ CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý
chất thải y tế (Số 43/2007/QĐ - BYT) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).
- Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30/06/2006 của thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam
giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
5
- Quyết định số 81/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- QCVN 28: 2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
* Khái niệm về môi trường
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với
thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,
vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ
tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng
vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật
pháp, nghị định, thông tư, quy định.
- Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [14].
- Theo điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2014
“ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [15].
6
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
- Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm Tiêu chuẩn môi trường” [14].
- Theo điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Viêt Nam năm 2014
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh vật” [15].
- Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ sự xuất hiện của một chất lạ
trong môi trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành phần, tỷ lệ về hàm lượng
của các yếu tố có sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và con người nếu như
hàm lượng của các chất đó vượt khỏi giới hạn thích nghi tiềm tàng của cơ thể.
- Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như
hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,… hoặc các hoạt động do con người thực
hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến tranh và công nghệ quốc phòng, trong
sinh hoạt, trong đó công nghiệp được xem là nguyên nhân lớn nhất.
- Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại,
tuy vậy chúng được phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và
chất thải khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hóa chất, các kim
loại nặng, đến chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay
gián tiếp gây nên sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là
bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên
đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
7
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước
ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm
nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm
thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu [9].
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm tới con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã’’ [6].
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
+ Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.
b, Khái niệm về nước thải và phân loại nước thải
Khái niệm về nước thải
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980 - 1995 và ISO 6170/1 - 1980. Nước
thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với qúa trình đó.
8
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử
dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
- Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua vùng
đất ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành mà nước thải được chia thành:
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải tự nhiên và nước thải đô thị.
+ Nước thải sinh hoạt là: nước thải ra từ khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, công sở, trường học hay các cơ sở khác. Chúng chứa khoảng 58%
chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản cuả nước thải sinh hoạt là hàm
lượng cao các chất hữu cơ không bền sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ),
chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi.
+ Nước thải công nghiệp (hay nước thải sản xuất) là: nước thải từ các
nhà máy đang hoạt động sản xuất.
+ Nước thải tự nhiên là: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên. ở
những thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom bằng hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị là: chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát cuả một
thành phố. Đó là các hỗn hợp các chất thải kể trên [20].
2.2. Tổng quan về tài nguyên nƣớc trên Thế Giới và Việt Nam
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lượng nước trên Trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng
xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng
nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).
9
Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc
dưới 100mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (Ấn Độ) có thể đạt
5000mm/ năm. Do vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa
lụt thường xuyên. Nhiều nước Trung Ðông phải xây dựng nhà máy để cất
nước ngọt hoặc mua nước ngọt từ quốc gia khác. Các biến đổi khí hậu do con
người gây ra đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên
nước trên trái đất.
Bảng 2.1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)
Loại nước
Trữ lượng (km3)
Biển và đại dương
1.370.322.000
Nước ngầm
60.000.000
Băng và băng hà
26.660.000
Hồ nước ngọt
125.000
Hồ nước mặn
105.000
Khí ẩm trong đất
75.000
Hơi nước trong khí ẩm
14.000
Nước sông
1.000
Tuyết trên lục địa
250
Lượng nước trong thủy quyển theo UNESCO công bố là 1386.106km3.
Trong đó nước ngọt là 35,106km3 chiếm 2,5%, nước mặt là 1351.106km3
chiếm 97,5% tổng lượng nước trong thủy quyển.
Trong thành phần nước ngọt thì dạng rắn chiếm 24,3.106km3 (69,4%),
dạng lỏng là 10,7.106km3(30,6%). Trong thành phần nước lỏng 10,7.106km3
(100%) thì nước ngầm chiếm đại bộ phận 10,5.106km3 (98,3%), khí quyển
0,020.106km3 (0,19%) và sinh quyển 0,011.106km3 (0,10%).
Sự phân bố lượng nước trên trái đất không đều tại các đại dương, biển
và lục địa:
10
Bảng 2.2: Sự phân bố nước trên trái đất
Đại tây
dương
Vùng phân bố (Lục
Dòng
địa hay vùng)
F.103
chảy
(km3)
(mm)
Châu Âu (cả
1970 297
Ailen)
Châu Á (cả Nhật
Bản, Philippin)
Châu úc (cả
Tasmania,
13250 355
Newzeland)
Thái bình Lưu vực nội Tổng diện tích
dương
địa
của đất
Dòng
Dòng
Dòng
F.103
F.103
F.103
chảy
chảy
chảy
(km3)
(km3)
(km3)
(mm)
(mm)
(mm)
1710
109
9680
262
16700
300 13630
17
42300
170
5470
218 11130
14
29850
203
Nam Mỹ
15600 475
1340
444
988
66
17928
450
Bắc Mỹ
14400 274
4960
485
835
11
20195
314
Băng đảo Canada
và các quần đảo ở
biển
Malaiyan và các
quần đảo
Bình quân
3880
180
-
-
3880
180
-
-
2620
160
2620
160
31423
250
64070 314 35320
393 32033
21
(Nguồn: Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam 2012- Nguyễn Thanh Sơn)
Dựa vào bảng trên ta thấy nước trên trái đất đổ vào 2 đại dương chủ
yếu là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, phần còn lại đi vào các vùng
không tiếp giáp với Đại Dương và với biển. Nguồn nước ở Bắc Mỹ lớn nhất
trên trái đất này [13].
2.2.2. Tài nguyên nước tại Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam đa dạng và phong phú, gồm nguồn nước
mặt, nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông suối, hồ tự
nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, ao, đầm phá và các túi các nước ngầm. Theo
chiến lược quốc gia và tài nguyên nước đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên và
11
Môi trường. Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ
10km trở lên, trong đó có 109 con sông chính. Trong tổng số này, có 9 con
sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang- kỳ Cùng, sông Mã, sông
Cả, sông Vu Gia- Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông cửu long) và 4
nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Sre Pok) đã tạo nên một
vùng lưu vực trên 10.000km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng
lưới sông ở Việt Nam [13].
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá,
vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được
biết đến như hồ Lăk (rộng khoảng 10 km2, ở Đăk Lăk), Biển Hồ (rộng 22 km2
ở Gia Lai) hồ Ba Bể (rộng 5 km2 ở Bắc Kạn) và hồ Tây (rộng 4,5 km2 ở Hà
Nội). Các đầm phá thường ở các cửa sông vùng duyên hải miền Trung như
Tam Giang, Cầu Hai, Thị Nại.
Việt Nam còn có hàng ngàn các hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên
đến 26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên một tỷ m3 đang được sử
dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng,
Thác Mơ, Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới
tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương
(Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam).
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và
khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm
soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất
ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng
sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Điển hình là các vùng như hồ Ba
Bể (Bắc Kạn), đất ngập nước Xuân Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình),
Bàu Sấu (Đồng Nai), Cần Giờ (TP.HCM) và Tràm Chim (Đồng Tháp).
12
2.2.3. Tài nguyên nước trên địa bàn huyện Hà Quảng
2.2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên địa bàn huyện hà quảng
Do đặc thù, huyện Hà Quảng là một huyện vùng cao, địa hình phức tạp
và bị phân cắt mạnh. Trên địa bàn huyện có 3con suối chính là suối Bằng
Giang, suối Lê Nin và suối Phù Ngọc cùng với rất nhiều nhánh tạo thành
mạng lưới thủy văn và cảnh quan thiên nhiên rất đẹp.
Hệ thống hồ thưa thớt, có 2 hồ chính là hồ Bản Nưa, hồ Kẻ Hiệt cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Các xã phân bố ở vùng cao tuy đã được
quan tâm làm bể chứa nước nhưng hiện nay việc cấp nước sinh hoạt vẫn còn
thiếu nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như sản xuất của
nhân dân [8].
2.2.3.2. Thực trạng nguồn nước trên địa bàn huyện Hà Quảng
Chế độ thủy văn ở các suối huyện hà Quảng phụ thuộc chủ yếu vào chế
độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Chế độ thủy văn theo các sông thay
đổi theo hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trên các suối ở Hà Quảng
tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10.
Lượng nước trên các sông suối thường chiếm 65 - 80% lượng nước cả năm.
Mùa cạn trên các sông bắt đầu từ tháng 10, có năm vào tháng 11 và kết thúc
vào tháng 4, có năm kết thúc vào tháng 6, 7 năm sau [8].
Trên địa bàn huyện hà Quảng hiện nay có 1 bãi chôn lấp rác thải tuy
nhiên vận hành không đúng quy trình chôn lấp, chưa có hệ thống xử lý nước
rỉ rác. Nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn qua bãi rác ngấm qua môi trường
xung quanh gây ô nhiễm.
Nước thải bệnh viện khoảng 50- 60m3/ngày, từ 20/05/2011 đã có hệ
thống xử lý nước thải tuy nhiên cho đến nay hệ thống xử lý nước thải sau khi
xử lý vẫn chưa đạt cam kết quy chuẩn nước thải bệnh viện [2].
13
2.3. Đặc điểm của nƣớc thải bệnh viện
2.3.1. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện gồm có:
- Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt
- Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút được thải ra từ bệnh nhân có thể dẫn
đến lây lan.
- Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả chất phóng xạ (dùng
trong chẩn đoán và điều trị.
Các hóa chất và kim loại thải ra trong các hoạt động của bệnh viện (hóa
chất xét nghiệm và sản phẩm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế)
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa
chảy trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn… chứa nhiều các hợp chất vô cơ
hay hữu cơ dễ bị phân hủy hay thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh,
truyền bệnh rất nguy hiểm cho người và động vật. Nếu loại nước thải này thải
ra môi trường một cách bữa bãi thì đây là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi
trường, nảy sinh và lan truyền các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng tới điều
kiện vệ sinh, sức khỏe của nhân dân. Nước thải từ bệnh viện thường mang
chất nguy hại do trong nước thải thường lẫn các hóa chất độc hại như chì,
thủy ngân, Cadimi, Arsen, Cianua… và dung dịch máu từ quá trình tẩy rửa
vết thương của bệnh nhân.
Nước thải bệnh viện là nguồn ô nhiễm độc phát triển dây truyền, gồm
rất nhiều thành phần sống, các chất, hợp chất hữu cơ, chất vô cơ, các thành
phần các chất đó liên tục tương tác với nhau nảy sinh thêm các thành phần
mới, chất mới với những nguy cơ mới.
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, vi rút và các mầm bệnh
sinh học khác nhau trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại
hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị các chất dùng trong quá trình
14
khử trùng, các đồng vị phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải
nguy hại. Những nghiên cứu mới đây cho thấy sự có mặt của một vài chất
trong số đó dẫn đến giảm hiệu quả xử lý nước thải.
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước thải này ô
nhiễm nặng nề về mặt hữu cơ và vi sinh hàm lượng vi sinh, cao gấp 100 1000 tiêu chuẩn cho phép, với nhiều vi khuẩn như salmonella, tụ cầu, liên
cầu, vi rút, các kí sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn cao gấp 2 - 3 lần
tiêu chuẩn cho phép. Sau khi hòa tan vào hệ thống thoát nước thải sinh hoạt,
những mầm bệnh này chu du khắp nơi, sâm nhập vào các loại thủy sản, vật
nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc
gần nguồn ô nhiễm còn làm tăng ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho
người dân [21].
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải bệnh viện
Các chỉ tiêu vật lý: Màu sắc, độ mùi, độ màu, nhiệt độ, độ đục.
Các chỉ tiêu hóa học: pH, DO, COD, BOD5, tổng N, tổng P, TSS.
Các chỉ tiêu sinh học: Coliform, vi sinh vật.
2.3.3. Độc tính của một số chất có trong nước thải bệnh viện tới môi trường
và con người
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ
bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20%
là những chất thải nguy hại bao gồm: Chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh viện
nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chuẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh
từ trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm,
khử khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh
lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh
ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng… không được xử lý đúng
mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những
người tiếp xúc với chúng.
15
* Tác động của BOD tới môi trường và con người
Nhu cầu oxy sinh học BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục
được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxy trong nước nhanh
hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng
nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD không là
một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng, mặc dù nó có thể coi như là
một chỉ thị về chất lượng của nguồn nước. BOD xác định khối lượng của các
chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước. Nếu hàm lượng BOD quá cao sẽ
làm suy giảm chất lượng nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và
sinh vật [13].
* Tác động của COD tới môi trường và con người
Trong hóa học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu oxy hóa
học COD (Chemiacl oxygen demand) được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp
khối lượng các chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD
xác định khối lượng của các chất hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ
trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất
lượng nước.
COD được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/l), chỉ ra
khối lượng oxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch. Các nguồn tài liệu cũ còn
biểu diễn nó dưới dạng các đơn vị đo khác như phần triệu (ppm). Khi nhu cầu
oxy hóa học cao thì lượng oxy hóa cần thiết để oxy hóa các chất lớn, nhu cầu
này vượt quá chỉ tiêu cho phép thì khả năng tự làm sạch của nước không đáp
ứng được. Trong thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng nước.
* Tác động của Coliform tới môi trường và con người
Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men
Lactose để sinh ra ở nhiệt độ 35- 0,50oC, Coliform có khả năng sống ngoài
đường ruột của động vật (thiên nhiên), đặc điểm trong môi trường khí hậu
16
nóng. Nhóm vi khuẩn Coliform chủ yếu bao giống như Citrobacter, Enterobacter,
Escherichia, Klebsiella và cả Fecal Coliform (trong đó E Coliform là loài
bình thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Chỉ tiêu
tổng Coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn
nguồn nước bởi phân. Tuy nhiên, việc xác định số lượng Fecal Coliform có
thể sai lệch do đó có một số sinh vật không có nguồn gốc từ phân có thể phát
triển ở nhiệt độ 44oC. Do đó số lượng E. coli được coi là một chỉ tiêu thích
hợp nhất cho việc quản lí nguồn nước.
* Tác động của chất rắn lơ lửng tới môi trường và con người
Nước thải bệnh viện có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao làm nước
biến màu và làm mất oxy, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp
nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực của nguồn nước tiếp nhận.
* Tác động của hợp chất hữu cơ tới môi trường và con người
Nước thải bệnh viện chứa các hợp chất hữu cơ, một số kim loại nặng
với hàm lượng nhỏ… mà độc tính của nó không thể nhận biết ra ngay. Các
chất này tích tụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái với có thể gây ra nhiễm
độc ở người (với nồng độ lớn) khi con người là sinh vật cuối cùng trong chuỗi
thức ăn đó.
2.4. Hiện trạng nƣớc thải bệnh viện tại Việt nam
Tính đến năm 2013, Việt Nam có 1186 bệnh viện với 187.843 giường.
Nguồn chất thải rắn từ bệnh viện này lên tới 350 - 400 tấn/ngày, trong đó 400
tấn chất thải nguy hại.
Với nước thải, mỗi ngày các bệnh viện xả ra khoảng 150.000m3. Nếu
không được xử lí tốt, những phần nguy hại trong chất thải y tế như vi sinh vật
gây bệnh, chất gây độc, gây ung thư có thể ra nguy cơ đáng kể đối với sức
khỏe cộng đồng và môi trường.